Filtrar por género

Truyện ngắn chọn lọc

Truyện ngắn chọn lọc

VNPodcast

Những câu chuyện đầy tính nhân văn hay phản ánh đời sống xã hội. Hơi thở cuộc sống quanh ta được truyền tải qua những giọng đọc truyền cảm, sâu lắng. Xin mời các bạn lắng nghe. https://www.stitcher.com/show/1085656 https://www.pandora.com/podcast/truyn-em-khuya/PC:1001085656 https://www.podbean.com/ew/dir-hpnqc-1e207151

95 - Nước mắt chảy xuôi trong "Đường chợ gánh gồng"
0:00 / 0:00
1x
  • 95 - Nước mắt chảy xuôi trong "Đường chợ gánh gồng"

     “Đường chợ gánh gồng” là một truyện ngắn nhắc nhớ nhiều hoài niệm. Bước vào không gian của tác phẩm, dường như người đọc được trở về với thuở ấu thơ, với những năm tháng còn được có bà. Truyện ngắn vì thế mà khiến người ta bùi ngùi trước cả khi lật giở từng trang, lắng nghe từng dòng của “Đường chờ gánh gồng”. “Bà” trong kí ức của nhân vật “tôi” vừa có nét riêng vừa phảng phất những đặc điểm thường thấy của nhiều người phụ nữ đã quen với vất vả hi sinh, quen với thiệt thòi tủi phận. Bà của nhân vật “tôi” không thơm thơm mùi trầu mà ngày ngày quanh quẩn bán gà bán vịt. Bà không kể chuyện cổ tích nhưng vẫn gắn với chuyện ngày xửa ngày xưa, chuyện nhuộm răng gội đầu. Bà có những nỗi khổ tâm riêng mà kể cả khi nhắm mắt xuôi tay vẫn chưa được con cháu thấu hiểu cảm thông. “Đường chợ gánh gồng” không phải là một truyện mạnh về kĩ thuật viết. Bản thân tác giả dường như thường chọn cách kể mộc mạc, giản dị khi nói về những phận đời hay bị bỏ quên. Tuy nhiên, cũng chính nhờ sự mộc mạc giản dị ấy, cùng với sự chăm chút về chi tiết, nhà văn lại ghi điểm với độc giả ở những điều tưởng chừng chẳng có gì lạ. Có lẽ, sau những ồn ào của cuộc sống, người ta lại cần những phút lặng lẽ trầm tư để nhớ về những kí ức còn có bà, có mẹ trong đời… (Lời bình của BTV Nguyễn Hà)

    Từ khóa tìm kiếm : Đường chợ gánh gồng, Phan Mai Hương, thân phận phụ nữ, bà, mẹ, ký ức, hoài niệm


    Mon, 27 May 2024 - 26min
  • 94 - “Hoa Huê tình còn thơm…” – Giấc mơ có thật của người nghệ sỹ

     Nhà văn Nguyễn Đức Hạnh tâm sự rằng ông có một giấc mơ kỳ lạ “ở Hội Lim rất đông các nghệ sĩ tụ hội. Mỗi nghệ sĩ đều ôm một cây hoa đẹp lạ kỳ. Đó là hoa Huê tình – cây hoa bản mệnh của những người nghệ sĩ đích thực. Có một kẻ vừa hát oang oang trên sân khấu, chỉ thấy giọng khỏe mà không thấy cảm xúc gì. Hát xong ngụp lặn dưới hồ mà gào thét trả cây huê tình cho ta….”. Giấc mơ đó đã gợi cho ông cảm hứng viết truyện ngắn “Hoa Huê tình còn thơm”. Có thể thấy nhân vật Hắn trong truyện ngắn này từ đầu tới cuối luôn khao khát tìm kiếm, và bằng mọi cách để có được bông hoa Huê tình của mình - bông hoa như một biểu tượng cho tài năng, vinh quang, và danh vọng. Quá tình kiếm tìm trái tim hắn ta nặng trĩu tham sân si, lòng hắn ta luôn thèm khát những bông hoa Huê tình của nhiều nghệ sĩ danh tiếng, hắn không từ mọi thủ đoạn để đạt cho được chữ Danh. (từ tham ô một số tiền lớn của đoàn quan họ, dùng pháp thuật Ấn Độ để thu các hoa Huê tình của nghệ sĩ khác về mình, đến việc cưới một cô gái mù hát hay con gái của một nghệ sĩ ….để người con gái đó nhường lại hoa Huê tình của cô cho hắn….vv…). Nhà văn Nguyễn Đức Hạnh viết truyện ngắn này để gửi gắm thông điệp: Một nghệ sĩ đích thực cần hội tụ đủ hai yếu tố tài năng và nhân cách. Dù tài năng đến đâu nếu nhân cách xấu xa anh ta cũng sẽ không thể đi xa bay cao được. Phẩm chất quan trọng nhất trong nhân cách của con người nói chung, người nghệ sĩ nói riêng là lòng nhân ái và tính trung thực. Người nghệ sĩ chân chính cần cống hiến hết mình cho công chúng trước khi nghĩ đến quyền lợi của bản thân. Bút pháp kỳ ảo cũng như hình ảnh mang tính biểu tượng về một loài hoa mang tên Huê tình được tác giả sử dụng để chuyển tải thông điệp đó. Không khí truyện bảng lảng và đậm chất thơ. Tuy nhiên mạch văn đôi khi vẫn hơi rối. Điều đó cũng khiến truyện phần nào giảm sức hấp dẫn

    Từ khóa tìm kiếm : Hoa Huê tình còn thơm, Nguyễn Đức Hạnh, Núi khát, Vết thời gian, Khoảng lặng, Thầm, nghệ sĩ, tài năng, nhân cách

    Mon, 20 May 2024 - 26min
  • 93 - "Giỗ mình”: Câu chuyện xúc động về tình người trong chiến tranh

    Trong đời sống tâm linh của người dân Việt Nam thì ngày giỗ là lễ kỉ niệm ngày mất của tổ tiên, ông bà, bố mẹ hoặc người thân. Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ cứu nước, hàng vạn người lính đã hi sinh để mang lại độc lập, hòa bình cho đất nước. Với những người lính còn sống thì ngày đồng đội hi sinh mãi mãi khắc ghi trong trái tim. Những dịp giỗ các anh là dịp người cựu chiến binh tưởng nhớ người đã khuất, gặp gỡ bạn bè đồng đội năm xưa. Truyện ngắn được kể lại qua lời của nhân vật tôi khi dự đám giỗ của một người đồng đội. Và bất ngờ khi chính người tưởng rằng đã mất làm giỗ cho mình. Điều tưởng rằng khó tin nhưng thực ra lại không hề hiếm ở nước ta thời kỳ hậu chiến. Trong cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ ác liệt, rất nhiều người lính mất tích rồi hoàn cảnh thông tin liên lạc còn hạn chế nên tổ chức, gia đình tưởng rằng đã hi sinh. Thế mới có cảnh giở khóc giở cười khi ngày gia đình làm đám giỗ thì người hi sinh bỗng trở về. Nhân vật anh lính tên Hùng trong câu chuyện chính là một trường hợp như vậy. Đầu năm 1975, Hùng bị thương nặng và thông tin anh hy sinh được thông báo về quê nhà. May mắn Hùng được giúp đỡ, chữa trị, sau khi lành vết thương anh trở về trong niềm hạnh phúc của gia đình. Điều đặc biệt nhất là Hùng được giúp đỡ, chữa trị bởi lực lượng phía bên kia chiến tuyến. Tấm lòng của ông Mến, người bác sĩ quân y Việt Nam Cộng Hòa hay sự cứu giúp của người lính vô danh khiến Hùng vô cùng cảm động. Truyện ngắn mang lại nhiều bất ngờ cho người đọc, người nghe và thể hiện góc nhìn khách quan về chiến tranh. Dù là ta hay địch thì đều có những con người mang phẩm chất tốt đẹp. May mắn Hùng đã gặp những người tốt như vậy để trở lại với gia đình. Sau gần nửa thế kỉ đất nước hòa bình, cần có nhiều sáng tác viết về chiến tranh với góc nhìn đa dạng, khách quan để công chúng hiểu hơn về quãng thời gian hào hùng của dân tộc.

    Từ khóa tìm kiếm : Giỗ mình, Đỗ Văn Luyến, chiến tranh, hậu chiến, hy sinh, con người, phẩm chất, tình cảm

     

    Mon, 13 May 2024 - 26min
  • 92 - Tiếng đàn ngân rung vẻ đẹp tâm hồn con người trong hai truyện ngắn "Sợi dây đàn thất lạc" và "Người chơi đàn lặng lẽ"

    Nhà văn Đỗ Phấn, một người bạn thân tình của tác giả đã dành một lời bình như sau cho truyện ngắn Sợi dây đàn thất lạc: “Dù cho tác giả tâm sự rằng đây là một câu chuyện có thật thì ta vẫn dễ dàng nhận thấy một phẩm tính văn chương hồn hậu trong trẻo. Thứ đã thiếu vắng rất lâu trong văn học Việt hôm nay. Thứ đã từng làm nên gương mặt điển hình của văn chương phi hư cấu Việt Nam giai đoạn hiện thực xã hội chủ nghĩa. Câu chuyện với một cấu trúc đơn giản, tuyến tính được kể với giọng chậm rãi, ngậm ngùi như những nốt nhạc thong thả gieo vào tâm trí bất cứ ai đã từng sống qua những tháng năm chiến tranh vệ quốc. Đó là một hoàn cảnh hết sức bình thường của những nhân vật bình thường trong chiến tranh. Chẳng có gì là điển hình cho ai hay cái gì. Nó như muôn ngàn câu chuyện thời chiến được nhìn với ánh mắt trẻ thơ trong trẻo và rung động sâu sắc. Nó chính là những góc khuất thường nhật của cả một thời gian dài trong chiến tranh. Cuộc chiến tranh mang lại rất nhiều đau thương mất mát, nhưng ở một góc nhìn văn nghệ mà cụ thể là âm nhạc ta mới thấy những mất mát lớn đến không ngờ. Mất mát ước mơ của cả người còn sống và người đã mất. May mắn thay, ước mơ vẫn còn nằm trọn vẹn trong kí ức của một lớp người đã trải qua như một tài sản vĩnh cửu để lại cho cháu con”. Với truyện ngắn của Trần Thị Tú Ngọc, đây là một cây bút sinh ra và lớn lên khi đất nước đã bước vào hòa bình. Tiếng đàn trong truyện ngắn Người chơi đàn lặng lẽ từ chỗ tìm được sự đồng cảm và sẻ chia của một con người, đã làm được những điều lớn lao hơn, có ý nghĩa xã hội rộng lớn hơn khi nghệ sĩ chơi đàn tổ chức một buổi biểu diễn để gây quỹ ủng hộ những em bé có hoàn cảnh khó khăn trong thành phố. Người nghệ sĩ ấy không mưu cầu sự nổi tiếng hay tạo vinh quang cho bản thân, khi anh đến và khi anh rời đi đều lặng lẽ. Nhưng rồi, một cái kết mở ở cuối truyện cho người đọc nhiều hy vọng về sự gắn bó đồng điệu giữa hai tâm hồn giàu lòng nhân ái. Cả hai truyện ngắn chúng ta vừa nghe đều mang đến những xúc cảm thật đẹp của tiếng đàn. Những tiếng đàn mang theo nó vẻ đẹp tâm hồn của người chơi đàn và từ đó lan tỏa những năng lượng tích cực đến mọi người xung quanh. Khi mỗi chúng ta được xúc động trước âm nhạc, điều đó cũng đồng nghĩa với việc cái chân, thiện, mỹ thêm một lần đến gần hơn với mỗi con người.

    Từ khóa tìm kiếm : Sợi dây đàn thất lạc, Nguyễn Thị Minh Thám, Người chơi đàn lặng lẽ, Trần Thị Tú Ngọc, con người, ân tình, khát vọng, kỷ niệm

    Mon, 06 May 2024 - 26min
  • 91 - Những nỗi niềm lay thức từ "Khói hương ở lại"

    Bằng giọng kể bình tĩnh, khúc chiết, liền mạch, tác giả Quyên Gavoye đã dẫn dắt người đọc, người nghe đi vào ngóc ngách câu chuyện gia đình với những niềm đau ngậm ngùi, khuất khúc. Ở đó ta thấy được cả tình thương và sự sự lạnh băng của nhân tâm, những số phận con người không vẹn tròn hạnh phúc. Vòng tròn bất hạnh, khổ đau, cô độc quẩn quanh tiếp diễn ấy chính là hiện thực cuộc sống. Đằng sau bề mặt bình yên là những con sóng dữ chực chờ nhấn chìm con người ngộp thở trong biển đời tàn nhẫn, khắc nghiệt. Thiên truyện nhức nhối cái nhìn về đồng tiền, về sự nông cạn, ích kỷ, lối sống trên tiền, thực dụng đã mặc nhiên được xã hội chấp nhận và coi như lẽ thường tình. Tình thương, lòng tốt vô điều kiện không những đã trở thành cổ tích mà còn bị xem như lạc thời, không tưởng, ngớ ngẩn trong nhịp sống nơi người người đổ xô, giành giật, tích cóp lấy lợi lộc cho riêng mình. Nhân tâm trở nên yếu thế, bị đè bẹp, xúc xiểm và có lúc đã bị axit sự đời bào mòn đến mỏi mòn, suy kiệt. Trên nền câu chuyện xảy ra trong một gia đình, truyện ngắn của Quyên Gavoye đã phác ra được những nét kỳ dị và sống động về cuộc sống, con người hôm nay – Và từ câu chuyện, những câu văn lý trí, tưởng như trần thế, tỉnh khô ấy, lặng lẽ rút ruột những nỗi niềm lay thức. (Lời bình của BTV Võ Hà)

    Từ khóa tìm kiếm : Khói hương ở lại, Quyên Gavoye, gia đình, cuộc sống, hạnh phúc, số phận con người


    Mon, 29 Apr 2024 - 26min
Mostrar más episodios