Podcasts by Category

VĂN NGHỆ CUỐI TUẦN

VĂN NGHỆ CUỐI TUẦN

CRI

Thưởng thức tản văn mượt mà, vui nghe ca khúc hấp dẫn

247 - Sơn ca như dòng nước mùa Xuân
0:00 / 0:00
1x
  • 247 - Sơn ca như dòng nước mùa Xuân

    Ngọc Ánh: Thành Trung ơi, ở Việt Nam có sơn ca không? Thành Trung: Sơn ca à? Em có thể hiểu như là dân ca không chị? Ánh: Đúng rồi, thực ra, sơn ca chính là một trong những thể loại dân ca của Trung Quốc, vì thể loại dân ca này rất phổ biến và lưu truyền tại các khu vực cao nguyên, miền núi, miền đồi, phong phú và đa dạng. Hình thức thể hiện phần lớn là đơn ca hoặc hát đối, thông thường tức cảnh sinh tình, thấy gì hát nấy, ca từ hình thành theo cảm hứng tức thời của người hát, nội dung thể hiện chủ yếu là về lao động và tình yêu. Thành Trung: Thì ra là vậy, Việt Nam thường quen gọi là Dân ca chị ạ. Dân ca Việt Nam chia làm 3 miền, đó là dân ca Bắc bộ, dân ca Trung bộ và dân Nam bộ. Ánh: Trong chương trình Văn nghệ cuối tuần hôm nay, xin mời các bạn thưởng thức một số sơn ca thuộc các vùng miền khác nhau của Trung Quốc. Thành Trung sống ở Trung Quốc đã khá lâu rồi, có ấn tượng đối với sơn ca của Trung Quốc không? Thành Trung: Nói đến sơn ca của Trung Quốc, Thành Trung tương đối có ấn tượng với bài "Sơn ca như dòng nước mùa Xuân" , bởi giai điệu rất mượt mà, rất hay của nó. Ánh: Ồ, đây là bài sơn ca rất nổi tiếng trong bộ phim truyện kinh điển "Chị Lưu Ba" sản xuất vào năm 1960 của Khu tự trị Choang Quảng Tây, Trung Quốc. Bộ phim này kể về cuộc đấu tranh giữa chị Lưu Ba, được mệnh danh là Tiên Ca của bà con dân tộc Choang đấu tranh với địa chủ bằng hình thức hát đối. Thành Trung: Bài sơn ca này quá nổi tiếng chị ạ, giai điệu du dương trữ tình, vừa qua Thành Trung xem trên truyền hình Trung Quốc có giới thiệu bài sơn ca này do giọng ca nổi tiếng dân tộc Mông Cổ trẻ tuổi Si qin ge le hát lại với chất giọng trong sáng, rất phù hợp với cảm hứng thưởng thức thời nay của mọi người. Ánh: Lời ca có đoạn: Ôi hãy cất giọng hát sơn ca Bên này ca rồi bên kia hòa Sơn ca tưạ như dòng nước xuân Không sợ ghềnh sông rẽ hiểm trở Ánh: Do Trung Quốc đất rộng người đông, sơn ca Trung Quốc cũng được chia ra làm nhiều loại. Ví dụ như tại khu vực Thiểm Bắc gọi sơn ca là "Tín Thiên Du", khu vực Thanh Hải thì gọi là "Hoa Nhi", tỉnh An Huy gọi sơn ca là "Cản Mạn Ngưu", tại khu vực Quảng Tây có sơn ca Liễu Châu, tỉnh Giang Tây có sơn ca Hưng Quốc, tỉnh Vân Nam có sơn ca Di Độ. Vừa rồi các bạn thưởng thức bài "Sơn ca như dòng nước mùa xuân" là sơn ca Liễu Châu. Thành Trung: Thành Trung có đọc tư liệu được biết, sơn ca Liễu Châu được bắt nguồn từ trên núi Ngư Phong, thành phố Liễu Châu, trương truyền chị Lưu Ba, tiên ca dân tộc Choang đã cưỡi cá bay lên trời thành tiên từ núi Ngư Phong. Ngay từ đời nhà Đường đến nay, sơn ca Liễu Châu đã trải qua nhiều cuộc bể dâu vậy mà không hề bị mai một. Cho đến nay, mỗi độ ngày tết ngày lễ hằng năm, trên núi Ngư Phong, bên đầm nước Tiểu Long, trên quảng trường Nhân dân, đều có các giọng ca tự phát rủ nhau ra hát đối sơn ca, người xem vây quanh rất đông, quang cảnh vui đến náo nhiệt. Đến nay Thành phố Liễu Châu hiện đại vẫn giữ nét văn hóa cổ xưa truyền hát sơn ca cho nhau, hiện tượng này rất hiếm thấy tại các thành phố khác trong cả nước Trung Quốc. Ánh: Tiếp theo, mời các bạn thưởng thức ca khúc "Trên đời đâu thấy cây cuốn thừng", đây cũng là bài sơn ca trong bộ phim truyện "Chị Lưu Ba", do giọng ca gạo cội Trung Quốc Viễn Trinh thể hiện: Trên núi chỉ thấy thừng cuốn cây Trên đời đâu thấy cây cuốn thừng Thừng xanh không cuốn lấy thân cây Ôi uổng xuân này đến xuân khác Đã rằng cuốn liền với nhau rồi Đôi ta phải đính hôn trăm năm Ánh: Sơn ca chính là thể loại nghệ thuật hát truyền miệng kể các câu truyện dân gian được kết hợp giữa văn học và âm nhạc. Ngoài các khu vực của đồng bào dân tộc Hán cư trú ra, Sơn ca tại các vùng dân tộc thiểu số cũng hết sức phong phú. Ví dụ như "Sơn ca Vọng Ngưu" của dân tộc Thổ Gia, bài "Ga Bát Nguyệt " của dân tộc Động, "Em gái người Choang" của dân tộc Choang, v.v.. Thành Trung: Tiếp theo, xin mời các bạn thưởng thức "Sơn ca Vọng Ngưu" của dân tộc Thổ Gia tỉnh Quý Châu. Ôi, chăn bò đi thôi Sáng thức dậy đi đôi giầy rơm Phong cảnh đẹp trên đỉnh núi cao Gió thổi cỏ lay đầy cừu bò Cừu bò ăn cỏ bụng no nê Tiểu Ca thấy vậy vười hả hê. Ánh: Sơn ca Hưng Quốc rất nổi tiếng tại Trung Quốc. Huyện Hưng Quốc nằm ở phía nam tỉnh Giang Tây, trong vùng có nhiều đồi núi, cây rừng xum xuê, thời xưa, người dân nơi đây thường là tiều phu hay tiều phu bán nông. Tương truyền, sơn ca Hưng Quốc bắt đầu có từ đời nhà Đường, và thịnh hành trong đời nhà Tống, ít nhất đã có hơn 1000 năm lịch sử. Thành Trung: Do hoàn cảnh địa lý và bối cảnh ngụ cư đặc thù, nhiều thế hệ người Khách Gia sống rất hạnh phúc tại nơi núi cao rừng sâu này, trong thời gian nhàn rỗi, họ thường bày tỏ tình cảm trong nỗi lòng mình bằng sơn ca. Sơn ca Hưng Quốc sử dụng phong cách dân gian độc đáo, hình thức linh hoạt, thủ pháp đa dạng, ngôn ngữ sinh động, giai điệu âm nhạc tươi đẹp, ảnh hưởng sâu xa. Năm 1996 được Bộ Văn hóa Trung Quốc chính thức gọi là "Quê hương của sơn ca". Ánh: Hưng Quốc cũng là chiếc nôi cách mạng của Trung Quốc. Tháng 1/1929, Mao Trạch Đông và Tướng Chu Đức dẫn quân đoàn Hồng quân tiến vào Cán Nam, Mân Tây, hai năm sau lại thành lập căn cứ địa cách mạng Trung ương. Qua thời gian, sơn ca Hưng Quốc đã trở thành vũ khí tuyên truyền mạnh mẽ trên chiến trường. Đã viết lên bản hùng ca huy hoàng "sơn ca tam soái". Thành Trung: Sau đây xin mời các bạn nghe ca khúc "Hoa đỗ quyên" của sơn ca Hưng Quốc. Đây là ca khúc trong bộ phim "Sao đỏ lấp lánh" năm 1974. Lời ca có đoạn: Nửa đêm mong đợi trời sáng, gió lạnh Tháng Chạp mong đợi gió Xuân, như mong được Hồng quân đến, trên núi nở ra hoa đỗ quyên. Ánh: Từ hàng nghìn năm nay, sơn ca chủ yếu dựa vào truyền miệng, lưu truyền từ đời này đến đời khác cho đến ngày nay. Nó ngắn gọn xúc tích, sắc thái địa phương cực kỳ nổi bật, hình thức nghệ thuật này được người dân tiếp nhận, phần lớn các ca sĩ hát sơn ca đều nổi lên từ địa phương, đều có đầu óc linh hoạt, xuất khẩu thành văn, hát đối hát đáp, hát nối hết sức náo nhiệt. Thật như ca từ bài sơn ca Hưng Quốc có đoạn: "khi hát sơn ca trong lòng vui như nở hoa, sơn ca có thể giải hàng vạn thuyền sầu, sơn ca có thể giải tỏa nỗi lòng...". Sơn ca như dòng nước mùa Xuân Thành Trung: Tiếp sau đây xin mời các bạn nghe sơn ca Hưng Quốc: "Hát một bài sơn ca qua đèo ngang", đèo ngang là chỉ con đường ngoằn nghèo giữa hai ngọn núi. Lời ca có đoạn: hát một bài sơn ca qua đèo ngang, đường trên đèo ngang đang đợi ta đến, ôi đã đi qua nhiều con đường đá, em gái yêu có hiểu được anh đã rách bao đôi giày cỏ. Ánh: Vùng Di Độ ở tỉnh Vân Nam là sứ xở sơn ca nổi tiếng của Trung Quốc. Vào đời nhà Đường cách đây hơn ngàn năm, Di Độ thuộc vương quốc Nam Thiệu, hơn trăm ngàn các tướng sĩ, thương nhân và dân chăn nuôi ở vùng Trung nguyên di cư đến đây, không những đã mang lại kỹ thuật nông nghiệp và thương nghiệp cho vùng đất màu mỡ này, mà cũng truyền bá nền văn hóa sông Hoàng Hà cho mảnh đất đa tình này. Thành Trung: Đến đời nhà Minh, nhiều người ở vùng lưu vực sông Trường Giang không ngừng đến đây khai hoang lấy đất, thế là lại mang đến cho mảnh đất này nền văn hóa của lưu vực sông Trương Giang. Nền văn hóa của dân tộc Hán, dân tộc Di, dân tộc Hồi , dân tộc Bạch cùng đan xen thấm nhuần cho nhau, khiến mảnh đất này hình thành nền văn hóa dân tộc sáng ngời muôn hình vạn trạng. Ánh: Sơn ca Di Độ nổi tiếng có các bài "Dòng sông nhỏ", "Chị cả Mười", "Thêu Hà Bao", "Gió thổi mạnh làm cong ngọn cây", v.v .. Thành Trung: Tiếp theo xin mời các bạn thưởng thức bài sơn ca "Dòng sông nhỏ", do nghệ sĩ nổi tiếng Bành Lệ Viên trình bày: Ánh: Vầng trăng lên cao trăng sáng ngời Nhớ người anh tôi ở phương xa Anh như vầng trăng dạo trên trời Dòng sông nhỏ nước chảy êm du. Thành Trung: Chị Ngọc Ánh ơi, ở Việt Nam cũng có nguồn dân ca Bắc - Trung - Nam rất phong phú. Vào phần cuối của chương trình, Thành Trung xin tặng chị và quý vị thính giả đang theo dõi chương trình một bài dân ca Việt Nam, chị nhé. Ánh: Ôi, Ngọc Ánh cũng đang định có yêu cầu như vậy đó. Nhân dân hai nước Trung - Việt đều yêu mến văn hóa truyền thống của nước mình. Người Trung Quốc cũng rất tâm đắc với ca khúc Việt Nam, nhất là dân ca Việt Nam. Do vậy mà nhiều thí sinh Trung Quốc của cuộc thi Tiếng hát Hữu nghị Trung - Việt diễn ra hằng năm rất thích chọn dân ca Việt Nam làm bài dự thi ca khúc ngoại ngữ của mình. Thành Trung: Vậy thì sau đây xin mời chị và các bạn thưởng thức bài dân ca "Trống cơm" rất nổi tiếng và đi cùng năm tháng ở Việt Nam do nghệ sĩ nổi tiếng Kiều Hưng trình bày.

    Wed, 29 May 2024 - 25min
  • 246 - Nên cất bước đi xa khi còn trẻ

    Trong sinh hoạt hàng ngày, thỉnh thoảng chúng ta có nghe lời cảm khái rằng: "Tuổi trẻ tốt thật". Đúng vậy, tuổi trẻ, tuổi thanh xuân quả là tốt thật. Các bạn trẻ không những có lớp da căng bóng, có tư tưởng năng động, có thể lực dồi dào, ngoài ra còn có nhiều ước mơ và lý tưởng.

    Tue, 21 May 2024 - 25min
  • 245 - Tưởng nhớ Nhà thơ Uông Quốc Chân và ba bài thơ của ông

    La Thành ơi, trong tuần này có hai ngày lễ lớn đó là kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng miền Nam Việt Nam 30 tháng 4 và kỷ niệm Ngày Quốc tế Lao động mồng 1 tháng 5. Vào giờ này tuần trước chương trình Văn nghệ cuối tuần đã giới thiệu một số ca khúc Việt Nam trong thời kỳ Kháng chiến chống Mỹ cứu đi cùng năm tháng. Mồng 1 tháng 5 này là ngày nghỉ chung của tất cả các cộng đồng lao động và học sinh Trung-Việt. Từ Bắc Kinh xa xôi, Ngọc Ánh và La Thành chúc các bạn những ngày nghỉ vui vẻ. La Thành: Trong chương trình Văn nghệ Cuối tuần đêm nay của CRI, chúng tôi xin giới thiệu với các bạn về nhà thơ Uông Quốc Chân rất nổi tiếng của Trung Quốc trong thập niên 80 và thập niên 90 thế kỷ 20, đồng thời mời các bạn thưởng thức một số ca khúc rất thịnh hành và được thế hệ cùng thời đại với nhà thơ Uông Quốc Chân rất yêu thích cho đến ngày nay. Trước hết mời các bạn thưởng thức ca khúc "Yêu" do Nhóm nhạc Đội Tiểu Hổ trình bày. Xiên trái tim em, xiên trái tim anh Xiên một ngọn cỏ may mắn Xiên thành hình tròn đồng tâm Chớ để tuổi trẻ càng lớn càng cô đơn Hãy ngẩng đầu lên bầu trời cất tiếng: Anh yêu em Hãy nói với áng mây đang trôi: Em nhớ anh Hãy để bầu trời nghe thấy Hãy để áng mây trông thấy Không ai có thể xóa nhòa lời lời hứa của đôi ta La Thành: Các bạn đang nghe ca khúc "Yêu" do Ban nhạc Đội Tiểu Hổ Đài Loan Trung Quốc trình bày, Ban nhạc này nổi tiếng nhất tại Trung Quốc vào thập niên 90 thế kỷ 20. Ánh: Ban nhạc Đội Tiểu Hổ gồm ba gương mặt trẻ điển trai là " Hổ Phích Lịch " Ngô Kỳ Long, " Hổ điển trai" Trần Chí Bằng và " Hổ ngoan ngoãn" Tô Hữu Bằng, Ban nhạc này vừa ra mắt công chúng vào năm 1988, không bao lâu liền nổi tiếng ngay ở nhiều nước châu Á, đã lập kỷ lục biểu diễn liên tục hơn 20 buổi, buổi nào cũng chật kín khán giả, chỉ riêng hai album mang tên "Tiêu Dao Du" và "Yêu" đã phát hành gần 15 triệu bản. Thế nhưng vì nguyên nhân phải tiếp tục đi học hoặc nhập ngũ, cho nên ba anh chàng điển trai của Ban nhạc "Đội Tiểu Hổ" đành phải tuyên bố giải tán vào năm 1991. Sau đó, Tô Hữu Bằng và Ngô Kỳ Long đã dấn thân lên con đường làm diễn viên phim truyền hình và điện ảnh, cả hai đều đạt thành tích nổi bật trong làng giải trí văn hóa nghệ thuật. La Thành: Mời các bạn tiếp tục theo dõi chương trình Văn nghệ cuối tuần trên sóng CRI. Ánh: Vào chủ nhật tuần trước, Uông Quốc Chân - nhà thơ nổi tiếng Trung Quốc đã qua đời do lâm bệnh, hưởng thọ 59 tuổi. Các bài thơ do nhà thơ Uông Quốc Chân sáng tác đều rất được độc giả hoan nghênh và có số lượng bài thơ được hoan nghênh sau ngày nước Trung Hoa mới ra đời, tiêu thụ những hơn 10 triệu bản, đây là số lượng nhiều nhất trong những năm 80 và 90 thế kỷ 20, khắp Trung Quốc dấy lên cơn sốt "Thơ Uông Quốc Chân", những câu thơ của ông trở thành câu nói cửa miệng lưu hành của mọi người yêu thơ lúc bấy giờ, nhiều bạn trẻ còn ghi chép thơ ông để đọc thuộc lòng. Do vậy mà khi được tin ông không may qua đời, các thế hệ 7 X, 8X đã tổ chức hoạt động tưởng nhớ nhà thơ với nhiều hình thức khác nhau. Nhà thơ Uông Quốc Chân Thành: Hình thức tốt nhất để tưởng nhớ và kỷ niệm đối với nhà thơ Uông Quốc Chân, đó là thu hút càng đông người đọc thơ ông và yêu thơ ông. Sau đây xin mời Ngọc Ánh đọc bài thơ "Yêu mến sự sống" của nhà thơ Uông Quốc Chân, đây là bài thơ tiêu biểu và được lưu truyền rộng nhất trong các tập thơ của ông. Cả bài thơ đầy ắp nhiệt tình, lại có cảm ngộ triết lý của sự sống, cho nên rất được các bạn trẻ Trung Quốc yêu thích: Yêu mến sự sống Tôi không muốn nghĩ Phải chăng có thể thành công Đã đành lựa chọn phương xa Thì chỉ việc lên đường trong mưa gió Tôi không muốn nghĩ Phải chăng có được tình yêu Đã đành phải lòng với bông hồng Thì nên can đảm thổ lộ chân thành Tôi không muốn nghĩ Đằng sau phải chăng có gió rét mưa lạnh ập tới Đã đành mục tiêu ở phía chân trời Chỉ có thể để lại tấm lưng cho thế giới Tôi không muốn nghĩ Tương lai bằng phẳng hay là bùn lầy Chỉ cần mến yêu sự sống Hết thảy, đều nằm trong dự đoán Thành: Nhà thơ Uông Quốc Chân tốt nghiệp chuyên ngành Trung Văn trường Đại học Kế Nam tỉnh Quảng Đông vào năm 1982, ông bắt tay sáng tác thơ vào giờ nghiệp dư từ năm 1985. Kể từ năm 1990, nhà thơ Uông Quốc Chân là người viết bài chuyên mục của các tạp chí "Tuổi trẻ Liêu Ninh", "Thanh niên Trung Quốc", "Bạn Gái", từng dấy lên cơn sốt Uông Quốc Chân. Thơ của ông từng thịnh hành trong mấy thế hệ cộng đồng yêu thơ Trung Quốc. Tại hội nghị cấp cao APEC diễn ra vào tháng 11 năm 2014, Chủ tịch Tập Cận Bình buột miệng: "Không núi non nào cao hơn con người, không nẻo đường nào dài hơn bàn chân" Đây là hai câu thơ trong tập thơ "Núi cao đường xa" của nhà thơ Uông Quốc Chân. Sau đây mời các bạn nghe bài thơ "Núi cao đường xa" của nhà thơ Uông Quốc Chân: Núi cao đường xa Gào thét chính là bộc phát của trầm lặng Trầm lặng là vô âm của kêu gọi Bất kể xúc động Hay là yên lặng Tôi cầu mong Chỉ cần không nhạt nhẽo Nếu như phương xa vẫy gọi Thì tôi sẽ đến với phương xa Nếu như núi cao vẫy gọi Thì tôi sẽ đến với núi cao Đôi chân bị sướt rấm máu Thôi thì để hoàng hôn vẽ một con đường nhỏ Đôi bàn tay đã bới đến sướt lở Thì cứ việc để gai góc biến thành hoa đỗ quyên Không nẻo đường nào dài hơn bàn chân Không ngọn núi nào cao hơn con người Thành: Mời các bạn theo dõi tiếp chương trình Văn nghệ Cuối tuần trên sóng CRI. Các bạn đang nghe ca khúc "Nói nhỏ với anh" do ca sĩ nổi tiếng Trung Quốc Dương Ngọc Doanh trình bày, đây là bài hát rất được hoan nghênh và từng có số lượng tiêu thụ nhiều nhất trong những năm 90 thế kỷ 20 ở Trung Quốc. Ca sĩ Dương Ngọc Doanh sinh năm 1971, xinh đẹp duyên dáng, cô có chất giọng ngọt ngào dễ thương, nổi tiếng và hot trên khắp cả nước Trung Quốc năm 1990. Cô từng cho xuất bản 12 album, là giọng ca có số lượng album tiêu thụ nhiều nhất ở Đại lục Trung Quốc lúc bấy giờ, cô có vị trí quan trọng trong lịch sử phát triển nhạc pop Trung Quốc. Ánh: Những tập thơ của nhà thơ Uông Quốc Chân từng dấy lên cơn sốt trong thập niên 90 thế kỷ 20, một nguyên nhân quan trọng là vì trong thời kỳ này, mô hình phát triển của Trung Quốc thay đổi mạnh mẽ khiến tâm lý mọi người cảm thấy có chút hụt hẫng hoặc hoang mang vì chưa thích nghi ngay, mà những vần thơ của nhà thơ Uông Quốc Chân mang nội dung ấm áp, cổ vũ lòng người, như chất xúc tác tinh thần đáp ứng kịp thời nhu cầu về tình cảm của mọi người trong xã hội lúc bấy giờ. Thành: Các bài thơ của Uông Quốc Chân mang nội dung về tình người thân, tình bạn và tình yêu, rạng rỡ màu nắng, tràn ngập tình cảm tình bạn ấm áp. Rất nhiều cư dân mạng Trung Quốc cho rằng: Những bài thơ hay, thường có sức mạnh ngấm vào lòng người, xuyên qua thời gian và không gian. Một nhà thơ thật sự, cho dù đã xa lìa cõi đời, nhưng những bài thơ của họ vẫn được mọi người yêu thích và ngâm nga, Uông Quốc Chân chính là một nhà thơ như vậy. Chúng ta nên cảm ơn các nhà thơ như Uông Quốc Chân, và cả những bài thơ hay mà họ đã sáng tác để lại cho chúng ta. Chính vì có các nhà thơ như Uông Quốc Chân, tuổi thanh xuân của chúng ta đã bớt đi nhiều tâm tưởng hoang mang. Sau đây, mời quý vị và các bạn nghe bài thơ "Cảm ơn" của nhà thơ Uông Quốc Chân: Cảm ơn Để anh cảm ơn em thế nào đây Khi anh đến bên em Anh chỉ mong nhận được một áng xuân Thì em lại tặng anh cả một mùa xuân Để anh cảm ơn em thế nào đây Khi anh đến bên em Anh chỉ muốn nâng một vốc nước biển Thì em lại tặng anh luôn một biển cả Để anh cảm ơn em thế nào đây Khi anh đến bên em Anh chỉ muốn ngắt một chiếc lá đỏ Thì em lại tặng anh một rừng cây Phong Để anh cảm ơn em thế nào đây Khi anh đến bên em Anh chỉ muốn hôn lên một bông hoa tuyết Thì em lại tặng anh cả một thế giới tuyết trắng Thành: Rất nhiều người cho rằng, những năm 80 và 90 thế kỷ 20, là thời kỳ văn hóa nghệ thuật của Trung Quốc lãng mạn nhất, đơn thuần nhất và rạo rực nhất, quả là như vậy, bất kể Đại lục Trung Quốc vừa cải cách mở cửa không bao lâu, hay là vùng lãnh thổ như Hồng Công, Đài Loan và Ma Cao Trung Quốc có nền kinh tế tương đối phát triển, nhịp độ sinh hoạt của mọi người còn chưa sống vội như ngày nay, mà bầu không khí thương mại cũng chưa ồn ào như ngày nay. Ánh: Lúc bấy giờ đã xuất hiện rất nhiều giọng ca hay có thực lực và là thời kỳ "hoàng kim" của làng ca nhạc Trung Quốc. Tin rằng nhiều bạn không xa lạ với tên tuổi của các giọng ca nổi tiếng trong làng ca nhạc Hoa ngữ Trung Quốc như Đặng Lệ Quân, Trương Vũ Sinh, Mai Diễm Phương, Trương Học Hữu, Tề Tần, La Học Hữu, Vương Phi, Trương Quốc Vinh, Chu Hoa Kiện, Thái Cầm, Đồng An Cách, Trương Tín Triết, Mãnh Đình Vi, Na Anh, Khương Dục Hằng, Nhiệm Hiền Tề, Đàm Vịnh Lân, Trần Bách Cường, Lưu Đức Hoa, Diệp Sảnh Văn, Lưu Hoan, Thôi Kiện, Hứa Như Vân, Phí Tường, Điền Chấn, vv., ôi nhiều vô kể không thể liệt kê ra hết được. Thành: Có cư dân mạng cho cho rằng: Tên tuổi của các nghệ sĩ trên đây trong những năm 80 và 90 thế kỷ 20 luôn luôn khiến lòng mình phải sôi động, từ lâu những bài ca tiếng hát đã để lại dấu ấn sâu sắc trên dòng đời của mỗi người đam mê ca nhạc Trung Quốc, do vậy mà nên phải cảm ơn họ, chính tuổi xuân của các nghệ sĩ trên đây trong mức độ nào đó đã làm phong phú cả tuổi xuân của mình. Ngày nay, mỗi khi có dịp nghe lại những giọng hát bài ca từng làm mình đam mê trước đây, trong lòng bất giác cảm thấy háo hức, cảm khái tràn trề. Ánh: Cuối cùng mời quý vị và các bạn thưởng thức bài hát "Một đời cầu thứ gì?" do ca sĩ Hồng công Trung Quốc Trần Bách Cường trình bày. Nghệ sĩ Trần Bách Cường sinh năm 1958 tại Hồng Công Trung Quốc, không may lâm bệnh qua đời vào năm 1993, hưởng thọ 35 tuổi. Ca khúc "Nước mắt chảy vì em" do anh trình bày vào năm 1979 đã đoạt giải Ca khúc vàng tiếng Trung top 10 Hồng Kông; với ca khúc "Một đời cầu thứ gì?" năm 1989, Trần Bách Cường đã đoạt liền hai giải lớn đó là giải Ca khúc vàng top 10 và giải vàng top 10 nhạc pop Hồng Kông. Thành: Ca khúc "Một đời cầu thứ gì?" do ca sĩ Hồng Công Trung Quốc Trần Bách Cường trình bày đã khép lại chương trình Văn nghệ cuối tuần đêm nay.

    Wed, 15 May 2024 - 25min
  • 244 - Tưởng nhớ giọng ca Đặng Lệ Quân

    Lời dẫn: Hôm nay (8/5)là ngày mất của giọng ca Vàng Đặng Lệ Quân tròn 20 năm, xin mời bạn theo dõi trực tuyến bài viết đã phát trên sóng và trang web CRI vào Tết thanh minh năm 2011. Trong ngày giỗ hôm nay, xin mượn bài viết này để tưởng nhớ chị: Ca nhạc thịnh hành Trung Quốc đã có gần trăm năm lịch sử, trong vô số ngôi sao trong làng ca nhạc, thì Đặng Lệ Quân là ngôi sao sáng ngời nhất. Mấy chục năm đã trôi qua, biết bao sự đời đã đổi thay, nhưng Đặng Lệ Quân và những bài hát do cô trình bày vẫn luôn luôn chiếm vị trí quan trọng thậm chí là một bộ phận không thể thiếu được trong đời sống tinh thần của mọi người, cuộc đời của chị tuy ngắn ngủi, nhưng rất tuyệt vời và đầy huyền thoại.Chính giọng hát ngọt ngào nụ cười duyên dáng, tính tình dịu dàng và giàu lòng từ thiện nhân ái của chị là những nhân tố dệt nên cuộc đời ngắn ngủi và huyền thoại của chị. Ngày 5 tháng 4 năm nay là Tết Thanh Minh, đây là ngày tảo mộ tưởng nhớ người thân và bạn bè đã quá cố. Trong những đất trời sang ngày xuân, cỏ non mới nhú, rất nhiều người yêu ca nhạc Trung Quốc không khỏi nhớ tới Đặng Lệ Quân, người có giọng hát ngọt ngào và nụ cười tươi xinh đã về nơi vĩnh hằng.Trong chương trình Văn nghệ cuối tuần giáp Tết Thanh Minh hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp của ca sĩ Đặng Lệ Quân và thưởng thức một số bài hát do chị trình bày để tưởng nhớ chị.Tin rằng nhiều bạn thính giả rất quen thuộc với giai điệu bài hát cũng như giọng hát ngọt ngào sau đây: Bài hát "Ngọt ngào" Ngọt sao tiếng cười, nhìn em lòng anh đắm say Như bông hoa thắm tươi trong vườn mùa xuân Nhẹ rung trong gió xuân Từ nơi chốn nào, dường như là trong giấc mơ Anh trông thấy em sao thật đẹp xinh Cớ sao anh không nhận ra, A~~… thực hay là mơ Mộng lành đã khiến anh gặp em Thấy em duyên dáng khi gặp anh Chính em, chính em, chính em đúng trong giấc mơ Từ nơi chốn nào, dường như là trong giấc mơ Anh trông thấy em luôn cười vui Cớ sao anh không nhận ra, A~~… thực hay là mơ… Ca sĩ Đặng Lệ Quân chính thức dấn thân vào làng ca nhạc năm 1967, năm đó chị mới 14 tuổi, đến nay đã gần nửa thế kỷ, thế nhưng nếu bạn đi trên đường phố ngõ hẻm hay các làng mạc thôn trang Trung Quốc, rất có thể bạn sẽ bất chợt nghe thấy tiếng hát của Đặng Lệ Quân không biết từ đâu vọng tới bên tai bạn. Chị Đặng Lệ Quân sinh ngày 9 tháng 1 năm 1953 trong một gia đình quân nhân không mấy dư dật với ba mặt con trai tại một làng chuyên dành cho gia đình quân nhân đến từ Đại Lục ở tỉnh Đài Loan Trung Quốc, những ngôi nhà trong làng rất đơn sơ. Cô bé Lệ Quân sống trong sự thương yêu nuông chiều của cha mẹ và các anh, và rất có năng khiếu ca hát. Bài hát "Búp bê bằng đất" Nó là búp bê bằng đất Cũng có đôi mắt có lông mày Nhưng nó không biết chớp mắt Nó là búp bê bằng đất Cũng có mũi xinh có miệng xinh Nhưng nó không biết nói chuyện Búp bê đất không cha không mẹ Để bé làm cha làm mẹ nó Để bé mãi mãi yêu nó Búp bằng bê đất Ngay từ nhỏ Đặng Lệ Quân đã có năng khiếu ca hát nhảy múa, bé Lệ Quân rất thích bắt chước giọng ca Chu Huyền rất nổi tiếng lúc bấy giờ và yêu thích dân ca của các địa phương Trung Quốc. Đặc biệt là, chỉ cần bài hát nào nghe qua có một hai lần thôi là bé Lệ Quân liền nhớ ngay giai điệu và biết hát ngay. Thực ra, lúc nhỏ, cha mẹ Lệ Quân từng đưa bé đi tập múa ba lê, nhưng khi thấy bé thích nghe ca nhạc qua radio và thuộc rất nhanh, thế là cha mẹ cứ để bé nghe bé hát. Năm 1959, sau khi đã xuất ngũ, cha đưa cả nhà đến ngoại ô thành phố Lư Châu rồi mở một quán mỳ vằn thắn, còn Lệ Quân nhập học tại trường tiểu học Lư châu Đài Bắc, không bao lâu liền nổi tiếng trong trường bởi hát hay múa giỏi lại thêm tính bình cởi mở hoạt bát và nhiệt tình, rất đáng yêu, cho nên các thầy cô giáo và bạn học, và già trẻ gái trai hàng xóm láng giềng đều rất yêu quý Lệ Quân. Do đời sống gia đình chật vật, cho nên ngay từ nhỏ Đặng Lệ Quân đã có đức tính chịu khó không chịu thua, ngày nào cũng luyện giọng, thường xuyên lên sân khấu biểu diễn, rất sành bắt chước các điệu dân ca khác nhau. Năm 1963, mới 10 tuổi, cô bé Lệ Quân hay hát hay cười đã đoạt giải nhất giọng hát Vàng Kim Mã Đài Đoan. Bài hát "Hễ gặp anh là cười" Thấy anh là em cười Trông anh rất phong độ Em được ở bên anh Không bao giờ phiền não Bởi em đã yêu anh Em làm anh bất ngờ Năm 1965, Lệ Quân 14 tuổi, nhập học trường Trung học Nữ sinh Kim Lăng Đài Bắc nổi tiếng, từ đó Lệ Quân đã được đào tạo thanh nhạc một cách chính quy, sau khi tan học, Lệ Quân theo mẹ đưa đi biểu diễn tại một số hộp đêm, từ đó Đặng Lệ Quân dần dần được mọi người biết đến, và trở nên nổi tiếng. Không bao lâu, Đặng Lệ Quân, cô bé sinh ra trên đời là để ca hát lựa chọn thôi học, rồi ký hợp đồng với một số Công ty Băng đĩa Đài Loan. Năm 1967, Đặng Lệ Quân cho ra mắt an-bum đầu tiên của mình, từ đó chị chính thức dấn thân lên con đường ca hát. Không bao lâu, lại liên tiếp cho xuất bản nhiều an-bum mới, gây nên cơn sốt Đặng Lệ Quân. Chị đã trở thành thần tượng của muôn vàn fans, và được mọi người cuồng nhiệt hoan nghênh. Năm 1969, Đặng Lệ Quân lần đầu tiên được mời đi biểu diễn từ thiện tại Hồng Công, sự ảnh hưởng của chị đã từ Hồng Công lan sang nhiều nước Đông Nam Á, rồi chị lần lượt đi lưu diễn tại các nước Việt Nam, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po vv... và trở thành ngôi sao sáng rực tại các nước Đông Nam Á. Bài hát "Ánh trăng tỏ lòng em" Anh hỏi em yêu anh bao sâu Em yêu anh bao phần Tấm lòng của em là thật Tình yêu của em cũng là thật Ánh trăng tỏ lòng em Anh hỏi em yêu anh bao sâu Năm 1973, Đặng Lệ Quân nhận lời mời sang Nhật Bản biểu diễn, để chinh phục khán giả Nhật Bản, chị đã khắc phục rất nhiều khó khăn từ ngôn ngữ cho đến tập quán sinh hoạt, một tuần biểu diễn những 6 buổi. Không bao lâu an-bum mang tên "Không cảng" trình bày bằng tiếng Nhật của chị được xuất bản, liền gây tiếng vang mạnh trong giới băng đĩa âm nhạc Nhật Bản, tiếng hát của chị ngọt ngào uyển chuyển, làm thay đổi hẳn phong cách thể hiện trước kia của danh ca Nhật Bản, đi sâu ngay vào lòng của mỗi khán giả. Sau đó, chị cho xuất bản mười mấy an-bum bài hát tiếng Nhật, và an-bum nào cũng được xếp hạng thứ ba trở lên về số lượng phát hành. Sau đây mời các bạn nghe bài hát "Không cảng" do Đặng Lệ Quân trình bày bằng tiếng Nhật Bản: Bài hát "Không cảng" Tuy hát rất nhiều bài tình ca bằng tiếng Trung, tiếng Nhật và tiếng Anh vv... nhưng bên cạnh Đặng Lệ Quân lại không có bóng hình người đàn ông nào, đến năm 1979, khi chị sang Mỹ du học tình cờ quen biết diễn viên Hồng Công Thành Long, tuy hai người phải lòng nhau trên đất khách quê người, nhưng do tính tình không hợp, Đặng Lệ Quân dịu dàng ngọt ngào, còn Thành Long thì lại mạnh mẽ thậm chí hơi thô bởi anh dấn thân trong làng võ nghệ sắm các vai diễn trong những bô phim chưởng, cuối cùng hai người đành phải chia tay nhau, nhưng họ vẫn giữ tình bạn trong trắng và thân thiện trong suốt nhiều năm. Đường tình duyên của chị gặp rất nhiều trắc trở, sau Thành Long, năm 1980 cô từng phải lòng con trai một nhà tỷ phú Ma-lai-xi-a lớn hơn cô 7 tuổi tên là Quách Khổng Thừa, sau khi hai người đã đính hôn bàn việc kết hôn thì mẹ anh ta chê Đặng Lệ Quân làm ca sĩ, và yêu cầu chị phải bỏ nghề, chị cảm thấy bị xúc phạm lòng tự trọng, cho nên hai người đành phải chia tay. Từ năm 1987 số lần biểu diễn của chị ít hẳn đi, rồi chị định cư tại Pa-ri Pháp, chị muốn sống trong môi trường không quen biết ai để tận hưởng cuộc sống yên tĩnh thanh thản hơn, và để tâm vào việc sáng tác. Một thời gian sau chị yêu một chàng trai Pháp tên là Paolo ít hơn chị mười mấy tuổi, chỉ vì anh ấy không biết tiếng tăm trên làng ca nhạc của chị và hợp với tính cách của chị. Năm 1995, Paolo cùng Đặng Lệ Quân về quê Đài Loan ăn tết, trước khi trở về Pháp, chị một mình đi Chiềng Mai Thái Lan, không ngờ chiều ngày 8 tháng 5 năm 1995, chị đã bị mất đột ngột vì căn bệnh hen xuyễn tái phát. Vô số fans say mê chị đã đau đớn trước tin sét đánh ngang tai này. 16 năm đã trôi qua, cho đến nay mọi người vẫn tưởng nhớ chị, nơi nào có người Hoa cư trú thì nơi đó vẫn vang lên tiếng hát của chị. Bài hát "Em chỉ phải lòng anh" Nếu không gặp anh, em sẽ ở đâu Cuộc sống ra sao có phẳng lặng không Chính tiếng anh khiến bầu trời trong xanh Thế giới càng sáng sủa Mặc cho thời giờ thấm thoắt Em chỉ để tâm anh Cam lòng nuốt hơi thở của anh Cuộc đời đâu dễ có được tri kỷ Cho dù mất sức cuộc đời cũng không sao Em cầu mong không bao giờ xa anh Ngoài anh ra em không có mối tình khác Trong Tết Thanh Minh, chúng ta cùng tưởng nhớ Đặng Lệ Quân bằng cách nhắm mắt lại, mở đĩa hát của chị, để cõi lòng trầm lắng trong tiếng hát ngọt ngào và du dương của chị, một ngôi sao mãi mãi chói ngời không ai có thể thay thế được.

    Thu, 09 May 2024 - 23min
  • 243 - Dân tộc Mông Cổ là một dân tộc âm nhạc và thơ ca

    Có lẽ nhiều người Việt Nam nhất là những người đứng tương đối quen thuộc giai điệu bài dân ca Mông Cổ Trung Quốc "Mặt trời không bao giờ lặn trên thảo nguyên". Bài dân ca Mông Cổ này là tác phẩm tốt nghiệp Học viện Âm nhạc Trung ương Trung Quốc vào năm 1953 của nhà soạn nhạc nổi tiếng dân tộc Mông Cổ Mây-li-chi-gơ, chính tác phẩm tốt nghiệp này đã giúp ông nổi tiếng. La Thành: Đại ý lời ca Mây trắng bồng bềnh trên trời xanh Đàn ngựa cất vó dưới mây trắng Tiếng roi vụt mạnh vang bốn phương Đàn chim tung cánh bay lên cao Nếu có ai đến hỏi tôi rằng Bạn ơi đây là thuộc nơi nao? Tôi kiêu hãnh trả lời họ rằng Đây chính là quê hương tôi đó Ngọc Ánh: Nhân dân ở đây yêu hòa bình Bà con nơi đây yêu quê hương Ca ngợi cuộc sống mới tươi đẹp Ca ngợi Đảng Cộng sản Mao Chủ Tịch và Đảng Cộng sản Dìu dắt chúng con trưởng thành Mặt trời không bao giờ lặn trên thảo nguyên La Thành: Bài dân ca Mông Cổ du dương đã dẫn chúng ta đến với thảo nguyên bao la, đến với khung cảnh từng đàn cừu đàn bò đang nhởn nhơ gặm cỏ trên đồng cỏ mênh mông. Trong chương trình Văn nghệ cuối tuần đêm nay, chúng tôi xin giới thiệu với các bạn về dân tộc Mông Cổ được mệnh danh là "dân tộc âm nhạc", "dân tộc thơ ca", và tất nhiên còn mời các bạn thưởng một số bài dân ca Mông Cổ do các giọng ca nổi tiếng của dân tộc này trình bày. Ngọc Ánh: Dân tộc Mông Cổ bắt nguồn ở dọc dòng sông Wangjian cổ đại, nay gọi là sông Ngơ-ơ-cu-na. Đầu thế kỷ thứ 13, Thủ lĩnh Thành Cát Tư Hãn dẫn đầu đã thống nhất các bộ tộc tại khu vực Mông Cổ, rồi dần dần hình thành một khối cộng đồng dân tộc mới. La Thành: Bà con dân tộc Mông Cổ sinh sống trên thảo nguyên đồng cỏ hết đời này đến đời khác, cuộc sống du mục của họ "di chuyển theo dòng nước chảy cỏ mọc", mặc dù lối sống như vậy đã suy giảm dần trong xã hội hiện đại ngày nay, song phương thức sinh hoạt này của họ vẫn được coi là tiêu chí của bà con dân tộc Mông Cổ. Dân tộc Mông Cổ phân bố tại khu vực Đông Á, dân tộc Ơ-un-khơ và dân tộc Thổ Gia đôi khi được coi là hai nhánh của dân tộc Mông Cổ. Dân số dân tộc Mông Cổ trên thế giới vào khoảng 10 triệu người, ngôn ngữ của dân tộc này là tiếng Mông Cổ. Trong đó, trên 50% sinh sống trong địa phận Trung Quốc. Ngọc Ánh: Dân tộc Mông Cổ là một dân tộc đam mê ca nhạc, hát hay múa giỏi, cho nên từ trước đến nay được mệnh danh là "dân tộc âm nhạc", "dân tộc thơ ca". Phong cách giai điệu dân ca Mông Cổ độc đáo, bất kể âm vực của bài ca cao và vang hoặc là thấp và trầm, cũng đều thể hiện đầy đủ đức tính chất phác, sảng khoái, nhiệt tình, hào phóng vốn có của dân tộc này. La Thành: Sau đây, mời các bạn thưởng thức bài dân ca Mông Cổ "Thảo nguyên tươi đẹp là quê hương ta đó" do nghệ sĩ nổi tiếng dân tộc Mông Cổ Tơ-tơ-ma trình bày. Nghệ sĩ Tơ-tơ-ma sinh năm 1947, được mọi người mệnh danh là "Chim Sơn ca trên thảo nguyên ". Chị đã bỏ ra nhiều công sức nghiên cứu tìm tòi, kết hợp phong cách hát ngân dài của dân tộc Mông Cổ với phong cách Opera, hoà hai phong cách làm một, khiến giọng hát của chị vừa rạo rực nhiệt tình lại có sức hút nghệ thuật mãnh liệt. Ngọc Ánh: Dân tộc Mông Cô từ già, trẻ, gái, trai đều đam mê ca hát, họ rất tôn sùng và kính nể những ai giỏi hát và hát hay. Dân tộc Mông Cổ Trung Quốc chủ yếu tập trung sinh sống trên cao nguyên Nội Mông, cuộc sống chăn nuôi gia súc trên đồng cỏ đã tạo nên cho bà con dân tộc Mông Cổ có đức tính dũng cảm, nhiệt tình, hào phóng, ngay thẳng như đã nói trên đây, còn tạo nên rất nhiều giọng ca dân tộc Mông Cổ xuất sắc. Dân tộc Mông Cổ là một dân tộc âm nhạc và thơ ca Giọng ca nổi tiếng dân tộc Mông Cổ Tâng-cơ-ơ La Thành: Tiếp theo, mời các bạn thưởng thức bài "Thiên đường" do giọng ca nổi tiếng dân tộc Mông Cổ Tâng-cơ-ơ trình bày. Tâng-cơ-ơ sinh năm 1960, anh từng học chuyên ngành Lý luận Sáng tác âm nhạc tại Học viện Âm nhạc Thiên Tân từ năm 1980—1985; Anh trở nên nổi tiếng bởi sáng tác và trình bày bài dân ca mang tên "Người Mông Cổ" vào năm 1986. Chất giọng của nghệ sĩ Tâng-cơ-ơ cao và vang, có sức mạnh, anh thiên về thể hiện những ca khúc mang giai điệu tình cảm đậm đà sâu lắng, bi thương nhưng lại hào phóng, đặc biệt là những ca khúc mang giai điệu khí chất độc đáo của thảo nguyên mênh mông. Ngọc Ánh: Đại ý ca khúc "Thiên đường": Bầu trời xanh lam Nước hồ trong vắt Đồng cỏ xanh rờn Quê hương tôi đó Tuấn mã phi nhanh Đàn cừu trắng muốt Và cả người đẹp Quê hương tôi đó Tôi yêu quê hương Thiên đường của tôi... La Thành: Giai điệu dân ca Mông Cổ nổi tiếng bởi khúc điệu âm thanh ngân cao và du dương. Nội dung dân ca rất phong phú, có những bài dân ca hát về tình yêu lứa đôi, đón dâu gả chồng, có những bài ca ngợi tuấn mã, đồng cỏ, núi non, sông hồ, cũng có những bài ca ngợi các nhân vật anh hùng, những bài dân ca như vậy đã phản ánh phong tục tập quán, nhân tình thế thái của xã hội Mông Cổ. Ngọc Ánh: Khác với các thế hệ nghệ sĩ dân ca trước đây, các giọng ca dân tộc Mông Cổ trẻ hiện nay không những có thể trình bày rất hay những bài dân ca của dân tộc mình, đồng thời có thể không ngừng nghiên cứu và hát thử những ca khúc lưu hành. Nghệ sĩ Sư-jin-gơ-rư-lơ - giọng ca nổi tiếng dân tộc Mông Cổ sinh năm1968 là một trong số đó, chị đã giành được thành tựu nổi bật trong làng ca nhạc. Trong tiếng Mông Cổ, Sư-jin-gơ-rư-lơ có nghĩa là "ánh sáng trí tuệ" . Sau đây mời các bạn thưởng thức bài hát "Sơn ca như dòng nước mùa xuân" do nghệ sĩ Sư-jin-gơ-rư-lơ trình bày. Dân tộc Mông Cổ là một dân tộc âm nhạc và thơ ca Nghệ sĩ Sư-jin-gơ-rư-lơ La Thành: Nghệ sĩ Sư-jin-gơ-rư-lơ từng là tay chơi đàn guitar bass của một nhóm nhạc, năm 2000 chị bắt đầu phát hành tập Album đầu tiên của mình mang tên "Thiên niên kỷ mới", chính tập album này đã giành hết tất cả các giải thưởng về Nhân vật mới xuất sắc của năm đó, chất giọng của chị cao và vang, chị có tài năng sáng tác âm nhạc, do vậy mà trở nên hết sức nổi tiếng, từ năm 1999 --2005 chị đã liên tiếp 6 lần tham gia đêm Liên hoan văn nghệ chào xuân của Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc. Ngọc Ánh: Cá tính của nghệ sĩ Sư-jin-gơ-rư-lơ ngay thẳng, đã nói là làm, yêu ghét rõ ràng, tương đối mạnh mẽ, chị có chất giọng tình cảm đậm đà. Ngoài vừa gảy đàn vừa ca hát ra, chị còn sáng tác nhạc và ca từ. "Sơn ca như dòng nước mùa xuân" vốn là dân ca của dân tộc Choang Quảng Tây ở phía Tây Nam Trung Quốc, đây là bài hát chủ đề trong bộ phim âm nhạc "Chị Ba Lưu" mà trước đây Ngọc Ánh từng giới thiệu, nhưng bài hát này do chị Sư-jin-gơ-rư-lơ đã làm cho bài dân ca này trở nên du dương, hào phóng và có sức hút mạnh mẽ. Dân tộc Mông Cổ là một dân tộc âm nhạc và thơ ca La Thành: Hiện nay trong làng ca nhạc Trung Quốc xuất hiện khá nhiều giọng ca dân tộc Mông cổ, ví dụ như Bu-nhân-ba-nha-ơ , U-lan-tu-ya, Hu-si-lâng , Tề Phong, v.v., Nhóm nhạc "Phượng Hoàng truyền kỳ" gồm đôi giọng nam nữ nổi tiếng nhất Trung Quốc hiện nay, Dương Nguỵ Linh chính là giọng nữ đến từ thảo nguyên Nội Mông Cổ. Những bài hát do nhóm nhạc này trình bày rất được công chúng yêu thích, trước đây Ngọc Ánh cũng từng giới thiệu với các bạn nhóm nhạc "Phượng Hoàng truyền kỳ" và những bài hát do nhóm nhạc này thể hiện qua Chương trình Văn Nghệ cuối tuần của CRI. La Thành: Đúng là như vậy, chính vì nhiều bài hát do họ trình bày rất được mọi người yêu thích cho nên cũng trở thành những ca khúc "múa quảng trường" của các bà mẹ các chị Trung Quốc. Ví dụ như ca khúc "Trăng sáng đầm sen" do họ trình bày năm 2010 có đến hàng triệu người cài đặt làm nhạc chuông điện thoại của mình. Ngọc Ánh: Sau đây, mời các bạn nghe bài hát "Bên trên vầng trăng" do nhóm nhạc "Phượng Hoàng truyền kỳ" trình bày, giai điệu của đàn Đầu Ngựa đã xuyên qua từ đầu chí cuối bài hát này. Dân tộc Mông Cổ là một dân tộc âm nhạc và thơ ca Nhóm nhạc Phượng Hoàng truyền kỳ La Thành: Nhạc dân tộc Mông Cổ vừa mang phong cách chung của cả dân tộc, nhưng lại hòa vào phong cách làn điệu độc đáo riêng của mỗi khu vực dân tộc, do vậy rất phong phú đa dạng, muôn màu muôn vẻ. Nhiều nghệ sĩ đã đến thảo nguyên tựa như biển ca để khảo sát thực tế, tiến hành chỉnh lý, bảo hộ và truyền bá dân ca Mông Cổ. Ngọc Ánh: Cuối cùng mời các bạn thưởng thức bài dân ca Mông Cổ "Nhạn Hồng" do giọng ca trẻ dân tộc Mông cổ Hu-si-lâng trình bày. Hu-si-lâng sinh năm 1982 trong một gia đình chăn nuôi trên thảo nguyên Nội Mông, đồng cỏ mêng mông trên quê hương đã phú cho anh có chất giọng hay, bài "Nhạn Hồng" do anh trình bày đã làm rung động biết bao trái tim của cộng đồng những người phải xa rời quê hương đi mưu sinh ở phương trời xa xôi.

    Wed, 24 Apr 2024 - 25min
Show More Episodes