Filtrer par genre
- 64 - Tam Tự Kinh - Tập 22 - Từ Tỉnh Dân - Giảng Giải (Phần Cuối)Wed, 04 Jan 2023 - 48min
- 63 - Tam Tự Kinh - Tập 21 - Từ Tỉnh Dân - Giảng GiảiWed, 04 Jan 2023 - 48min
- 62 - Tam Tự Kinh - Tập 20 - Từ Tỉnh Dân - Giảng GiảiWed, 04 Jan 2023 - 42min
- 61 - Tam Tự Kinh - Tập 19 - Từ Tỉnh Dân - Giảng GiảiWed, 04 Jan 2023 - 51min
- 60 - Tam Tự Kinh - Tập 18 - Từ Tỉnh Dân - Giảng GiảiWed, 04 Jan 2023 - 52min
- 59 - Tam Tự Kinh - Tập 17 - Từ Tỉnh Dân - Giảng GiảiWed, 04 Jan 2023 - 50min
- 58 - Tam Tự Kinh - Tập 16 - Từ Tỉnh Dân - Giảng GiảiWed, 04 Jan 2023 - 56min
- 57 - Tam Tự Kinh - Tập 15 - Từ Tỉnh Dân - Giảng GiảiWed, 04 Jan 2023 - 51min
- 56 - Tam Tự Kinh - Tập 14 - Từ Tỉnh Dân - Giảng GiảiWed, 04 Jan 2023 - 52min
- 55 - Tam Tự Kinh - Tập 13 - Từ Tỉnh Dân - Giảng GiảiWed, 04 Jan 2023 - 51min
- 54 - Tam Tự Kinh - Tập 12 - Từ Tỉnh Dân - Giảng GiảiWed, 04 Jan 2023 - 52min
- 53 - Tam Tự Kinh - Tập 11 - Từ Tỉnh Dân - Giảng GiảiWed, 04 Jan 2023 - 53min
- 52 - Tam Tự Kinh - Tập 10 - Từ Tỉnh Dân - Giảng GiảiWed, 04 Jan 2023 - 52min
- 51 - Tam Tự Kinh - Tập 9 - Từ Tỉnh Dân - Giảng GiảiWed, 04 Jan 2023 - 53min
- 50 - Tam Tự Kinh - Tập 8 - Từ Tỉnh Dân - Giảng GiảiWed, 04 Jan 2023 - 51min
- 49 - Tam Tự Kinh - Tập 7 - Từ Tỉnh Dân - Giảng GiảiWed, 04 Jan 2023 - 53min
- 48 - Tam Tự Kinh - Tập 6 - Từ Tỉnh Dân - Giảng GiảiWed, 04 Jan 2023 - 45min
- 47 - Tam Tự Kinh - Tập 5 - Từ Tỉnh Dân - Giảng GiảiWed, 04 Jan 2023 - 53min
- 46 - Tam Tự Kinh - Tập 4 - Từ Tỉnh Dân - Giảng GiảiWed, 04 Jan 2023 - 52min
- 45 - Tam Tự Kinh - Tập 3- Từ Tỉnh Dân - Giảng GiảiWed, 04 Jan 2023 - 52min
- 44 - Tam Tự Kinh - Tập 2- Từ Tỉnh Dân - Giảng GiảiWed, 04 Jan 2023 - 52min
- 43 - Tam Tự Kinh - Tập 1 - Từ Tỉnh Dân - Giảng GiảiWed, 04 Jan 2023 - 56min
- 42 - Tam Bộ Nhất BáiSun, 18 Dec 2022 - 10h 32min
- 41 - THỦY KÍNH HỒI THIÊN LỤC - PHẨM ĐẾ VƯƠNG
THỦY KÍNH HỒI THIÊN LỤC - PHẨM ĐẾ VƯƠNG
Phần Tựa
Giải thích lý do viết “Thủy Kính Hồi Thiên Lục” bằng văn Bạch Thoại
LỜI TỰ SỰ
CẢM NHẬN CỦA ĐỘC GIẢ
Thiên Đế Vương:
Hoàng Đế - Tổ Tiên Đầu Tiên Của Trung Hoa - 2698 ~2598 trước Tây lịch
Nhường Ngôi Người Hiền – VUA NGHIÊU
Lòng Hiếu Cảm Động Trời --- Vua Thuấn của triều nhà đại nhà Ngu (Ngu Thuấn) - Năm 2255 ~ 2208 trước Tây Lịch
A DỤC VƯƠNG - VỊ ĐẠI HỘ PHÁP CỦA PHẬT GIÁO (268-226 trước CN)
HẠ KIỆT VƯƠNG - HÔN QUÂN CUỐI ĐỜI NHÀ HẠ
ĐƯỜNG THÁI TÔNG - Thời thịnh trị của niên đại Trinh Quán
ĐƯỜNG TUYÊN TÔNG - ĐÁNH HÉT KHÔNG NGỘ
CHÂU U VƯƠNG - NỔI LỬA “ĐÀI TIN” TRÊU GẠT CHƯ HẦU
TẦN THUỶ HOÀNG - HOÀNG ĐẾ TÀN BẠO ĐỘC TÀI CHUYÊN CHẾ
HÁN MINH ĐẾ - PHẬT PHÁP TRUYỀN VÀO PHƯƠNG ĐÔNG
TÙY DẠNG ĐẾ - SÁT PHỤ BẠI QUỐC
Phần Tựa
Thủ bút Phần tựa Thủy Kính Hồi Thiên của Hòa Thượng Tuyên Hóa
Chúng ta hãy lắng lòng nhìn kỹ mà xem, khắp tam thiên đại thiên thế giới ngày nay, ác nghiệp dẫy đầy, các quốc gia tàn sát nhau dẫn đến chiến tranh thế giới; nhà nhà giết hại lẫn nhau dẫn đến chiến tranh làng xóm, người người giết hại lẫn nhau tạo nên chiến tranh giữa mình và người; tự mình giết hại bản thân mình tạo thành chiến tranh trong tâm tánh; cho đến hư không cùng hư không giết hại nhau, nước cùng nước giết hại nhau, tạo thành các loại chiến tranh hữu hình và vô hình… Ôi! Thật là khổ đau và buồn thương vô hạn!
Vô lượng tai ương nạn ách đều do nghiệp sát tạo thành. Chúng ta nếu không kịp thời tỉnh thức ngăn chặn nguyên nhân sát sanh, duyên do sát sanh, phương pháp sát sanh, cùng nghiệp sát sanh, thì khó mà chuyển đổi được tai ách để được an lạc.
Tai ương ách nạn là do sát nghiệp sanh ra, sát nghiệp là do tâm sanh ra; nếu tâm không sanh lòng giết hại, lòng trộm cướp, lòng tà dâm, lòng nói dối, lòng uống rượu mà lại nghiêm trì năm giới, siêng tu tam vô lậu học (giới, định, huệ), thì tất cả ác nghiệp liền được tiêu trừ. Khi đó thì “bổn lai diện mục” không khó nhận thức, “bổn hữu trí huệ” tất tự nhiên hiện tiền. Cảnh vật ở nơi này kỳ diệu biết bao không nơi nào có được. “Bổn địa phong quang” có lý thú kỳ diệu riêng mà ý vị thật vô cùng tận! Chúng ta nếu muốn được thưởng thức cái ý vị đó thì phải phát khởi lòng hướng thiện, gạn lọc tâm tính, phát tâm đại tinh tấn dõng mãnh, lập chí tiến tu nguyện thành đạo quả, để cứu độ nhân sinh cùng tới được bờ bên kia, cùng các bậc thiện nhân cao thượng vui vầy một chỗ, mãi mãi được bầu bạn cùng các bậc Bồ Tát bất thối. Cho nên, tôi viết quyển “Thủy Kính Hồi Thiên Lục” là vì mục đích này!
Tuy nhiên, nói thì dễ nhưng làm lại rất khó, nguyên nhân là do đâu ? Là bởi, chúng sinh trên bước đường tu tập điều thiện, dù được ân cần chỉ dạy năm lần bảy luợt, họ vẫn không thực hành theo; nếu gặp ác duyên, thì niệm niệm tăng trưởng, không ai dạy cho cũng tự biết làm! Kẻ lầm đường lạc lối mà biết quay lại thật ít lắm thay! Thế thì, có khác nào “ánh trăng đáy nước, bóng hoa trong gương,” tuy có ảnh mà không hình. Đây chính gọi là sự hy vọng vào việc không thể hy vọng, sự thành tựu việc không thể thành tựu, cho nên nói rằng: “Thủy Kính Hồi Thiên” là thế đấy !
Ngày 17 tháng 11, năm Nhâm Thìn (1952), ngày Di Đà Đản Sanh
An Từ cẩn chí
#ThuyKinhHoiThienLuc
#HoaThuongTuyenHoa
#TuyenHoaThuongNhan
#BoDeTam
#VanPhatThanhThanh
==
Đội Ngũ Bồ Đề Tâm
Sun, 18 Dec 2022 - 8h 03min - 40 - Những Thai Nhi Vô Tội - Hòa Thượng Tuyên Hóa
NHỮNG THAI NHI VÔ TỘI - Hòa Thượng Tuyên Hóa
Mục Lục:
1. Lời Giới Thiệu - Suy Tư
2. Lời Ban Biên Tập:: Tôn Trọng Sự Sống, Trân Quý Chính Bạn
Bi Tâm Của Hòa Thượng Tuyên Hóa
3. Gieo Nhân Nào, Gặt Quả Nấy
4. Hỏi Đáp Về Phá Thai và Vong Linh Thai Nhi
5. Nợ Hồ Ðồ
6. Mười Hai Nhân Duyên
7. Giáo Dục Bắt Đầu Từ Trong Bụng Mẹ
8. Tự Do Cần Hợp Lý
9. Gần Mực thì Đen, Gần Đèn Thì Sáng
10. Một Khi Mất Thân Người, Vạn Kiếp Không Được Lại
11. Thành Tâm Niệm Danh Hiệu Bồ Tát Địa Tạng Vương Có Thế Siêu Độ Nghiệp Chướng
Phản Ảnh Của Đệ Tử
12. Về Việc Phá Thai
13. Xin Lỗi Các Con Nhé!
14. Nỗi Niềm Đau Xót Suốt Một Đời
15. Đừng Để Lỗi Lầm Xảy Ra Lần Nữa!
16. Đó là một sanh mạng!
17. Phải Có Trách Nhiệm Với Cuộc Đời Mình!
18. Tình Mẫu Tử Thiêng Liêng
19. Nhận Thức Của Một Bác Sĩ Tâm Lý
Hồi Hướng
#NhungThaiNhiVoToi
#HoaThuongTuyenHoa
#TuyenHoaThuongNhan
#BoDeTam
#VanPhatThanhThanh
==
Đội Ngũ Bồ Đề Tâm
Sun, 18 Dec 2022 - 2h 52min - 39 - Pháp Nhũ Thâm Ân - Hòa Thượng Tuyên Hóa - Phap Nhu Tham AnSun, 18 Dec 2022 - 4h 15min
- 38 - Gay Kim Cang Het 2
Gậy Kim Cang Hét
Hòa Thượng Tuyên Hóa Vấn Đáp Ký Lục 1 - Gậy Kim Cang Hét
===
Gậy Kim Cang Hét là quyển sách góp nhặt từ những buổi giảng thuyết trong các chuyến hoằng pháp của Hòa Thượng Tuyên Hóa.
Lời Tựa
Thông thường người ta vào học Phật ít nhiều cũng do có động lực gì thúc đẩy hoặc bởi thân quyến qua đời, hoặc làm ăn thất bại, hoặc hôn nhân dở dang v.v… nhưng cũng không ít người nhân nghe giảng pháp hay gặp một quyển sách khế hợp căn cơ liền phát tâm tu hành hay tìm hiểu học Phật pháp.
Phần lớn đệ tử xuất gia hoặc tại gia của Hòa Thượng cũng vì cảm mộ pháp giải của Ngài mà quy y Phật. Quyển vấn đáp này góp nhặt từ những buổi giảng thuyết trong các chuyến hoằng pháp của Hòa Thượng, hy vọng cũng không ngoài mục đích trên, là dẫn dắt người có duyên vào đạo hầu tự sửa đổi lỗi lầm mà giảm trừ tội nghiệp.
Chúng ta sẽ tìm thấy các câu trả lời tuy đơn giản thẳng thắn, không khách sáo nhưng rất vi diệu, và không vì thế mà thiếu sự vui nhộn pha chút khôi hài chứa đầy hương vị Phật pháp. Chúng ta cũng không khỏi cười thầm khi đọc các lời giải đáp có tính cách sáng tạo pha trò với vần điệu hẳn hoi, như: Kỳ tích của tôi thì nhiều lắm nhưng tôi cũng không biết, đó có phải là Thiên Long Bát Bộ, hay là Địa Long Cửu Bộ, hoặc là Nhân Long Thập Bộ gì không nữa!
Nhiều câu giải đáp cần phải có sự phản tỉnh suy ngẫm vì xúc tích ý đạo sâu xa. Như hỏi: Trong chú Lăng Nghiêm, câu chú nào là chú khai trí huệ? Ngài đáp: Tôi chỉ biết câu chú Ngu Si là: Lười biếng, lười biếng Ta Bà Ha!
Có lúc chúng ta cũng cảm thấy không khí nghiêm trang khi Hòa Thượng trịnh trọng tuyên bố những lời cứng rắn như gậy Kim Cang nhát bổ xuống khiến cho mọi người tỉnh thức.
Khi hỏi: Tứ đại giai không, chư pháp vô thường, vậy cái gì là bổn lai diện mục?
Ngài đáp: Quỷ!
Chúng ta thấy qua các câu giải đáp, có lúc cũng như giải nghi luôn cho những thắc mắc của chính mình, và làm sáng tỏ đường lối tu hành như xem bản đồ trước mắt. Hầu hết các lời dạy đều cũng không ngoài Lục Đại Tông Chỉ, và được coi như là thước đo trong việc tầm cầu thiện tri thức. Điều cần thiết là chúng ta phải tự mạnh dạn nhìn thấu vấn đề và dám buông xả, đồng thời cũng tự kiểm soát tâm tánh, dẹp bỏ lòng nóng giận như lửa vô minh mới được ích lợi.
Chỉ có vậy mới giúp thêm phần chánh khí trong trời đất khiến cho thế giới hòa bình. Đây cũng là điểm mà Hòa Thượng đã nhiều lần nhắc nhở “nên tụng ba bộ kinh: Kinh Không Nổi Nóng, Kinh Không Phát Cáu và Kinh Không La Mắng Người” khi giải đáp các câu hỏi hầu khuyến tấn mọi người cố gắng thực hành để tìm thấy có niềm an lạc chân thật.
Ban Việt Ngữ!
==
Tìm kiếm có liên quan
Gậy Kim Cang Hét MP3
Gậy Kim Cang Hét Video
Gậy Kim Cang Hét Audio
Gậy Kim Cang Hét PDF
Vấn Đáp Ký Lục
Kinh Kim Cang Hòa Thượng Tuyên Hóa PDF
Lời khai thị vàng ngọc của Hòa Thượng Tuyên Hóa
Gậy Kim Cang Hét 3
Lời khai thị quý báu của Hòa Thượng Tuyên Hóa
#GayKimCangHet
#VanDapKyLuc
#HoaThuongTuyenHoa
#TuyenHoaThuongNhan
#BoDeTam
#VanPhatThanhThanh
==
Đội Ngũ Bồ Đề Tâm
Sun, 18 Dec 2022 - 5h 46min - 37 - Phap Ngu Luc - Hoa Thuong Tuyen Hoa
Pháp Ngữ Lục - Hòa Thượng Tuyên Hóa
NGỮ LỤC
- Tu Hành Trì Giới, Nhẫn Nhục Tham Thiền, Niệm Phật Hạnh Của Người Xuất Gia Nhân Quả, Sám Hối & Chuyển Hóa Giáo Dục Đạo Phật & Phật Pháp Trí Huệ
#PhapNguLuc
#HoaThuongTuyenHoa
#TuyenHoaThuongNhan
#BoDeTam
#VanPhatThanhThanh
==
Từ Khóa Liên Quan
ngữ lục là gì
ngữ lục hòa thượng tuyên hóa
ngữ lục thiền tông
ngữ lục hòa thượng tuyên hóa mp3
ngữ lục bồ đề đạt ma
ngữ lục
ngữ lục vấn đáp môn hạ
ngữ lục của hòa thượng tuyên hóa pdf
ngữ lục của hòa thượng tuyên hóa mp3
ngữ lục lâm tế
Ngữ Lục Hòa Thượng Tuyên Hóa mp3
Pháp ngữ Hòa Thượng Tuyên Hóa
Pháp ngữ của Hòa Thượng Tuyên Hóa PDF
Ngữ Lục Hòa Thượng Tuyên Hóa Video
==
Đội Ngũ Bồ Đề Tâm
Sun, 18 Dec 2022 - 5h 25min - 36 - Hoa Sen Ngay Xuan - Hoa Thuong Tuyen Hoa
Hoa Sen Ngày Xuân
Hòa Thượng Tuyên Hóa
Chúng Sanh Ðều Là Phật
Ðức Phật từng dạy: "Mọi chúng sanh đều có Phật tánh, đều có thể thành Phật." Người nào cũng có tư cách làm Phật dù họ tin hay không tin Phật. Ðiều này chứng tỏ rằng Ðạo Phật là một tôn giáo dân chủ, chứ không phải là thứ tôn giáo độc tài.
Tôi đem mọi tôn giáo hợp lại về một nhà, nên tôi gọi Phật-giáo là Chúng Sanh Giáo. Bởi không ai thoát ra ngoài cõi hư không, Pháp Giới, ai ai cũng là chúng sanh; do đó, Phật-giáo là (tôn) Giáo sở học của chúng sanh.
Tôi lại gọi Phật Giáo là Nhân Giáo, bởi tất cả mọi người đều có tư cách làm Phật. Chỉ cần chuyên nhất tu hành thì cuối cùng ai ai cũng sẽ thành Phật.
Tôi lại đổi tên Phật Giáo thành Tâm Giáo, bởi ai ai cũng có tâm, mà tu hành là "trừ khử vọng tâm, lưu tồn chân-tâm." Còn vọng-tâm là phàm phu. Có chân-tâm tức là Phật.
Chư Bồ-tát lấy việc lợi ích chúng sanh làm điểm khởi đầu, các Ngài không để việc tự lợi lên trên lợi tha. Ðó là tinh thần của Bồ-tát.
Từ lúc có lịch sử Phật Giáo đến nay, đạo Phật chưa hề dấy khởi chiến tranh, bởi giới luật đầu tiên của Ðạo Phật là Không sát sanhớ chẳng những không giết người mà cả động vật cũng không giết, lại còn phóng sanh, bảo vệ cho động vật được an toàn. Vì vậy, Phật Giáo chẳng hề gây ra chiến tranh!
Tất cả mọi nỗi khổ của chúng sanh, tôi đều xem như là của tôi và tự mình gánh chịu hết. Tất cả những phước lạc của tôi, tôi đều hồi hướng đến tất cả chúng sanh.
Phàm lệ, các chứng nan-y như bệnh sốt rét, bệnh ung thư... đều là do quỷ ngấm ngầm chi phối trong bóng tối, khiến ngũ-tạng trong thân thể con người bị đảo lộn, tứ-đại bị thất thường. Các chứng bệnh ấy đều do Quỷ Nghiệp Chướng tác quái mà ra. Ðó là vì đời trước người ta có tạo nghiệp chướng, nên khi thời gian chín mùi thì quỷ đến đòi nợ. Rồi cũng bởi những người ấy không đủ khí dươngớâm thịnh dương suy cho nên quỷ mới có thể thừa cơ hội mà tác oai tác quái.
Nếu bạn lúc nào cũng có thể không khởi phiền não, trí huệ luôn hiện tiền, thì quỷ không thể nào tìm ra kẽ hở để chui vào hại bạn được. Một khi bạn sanh dục niệm, khởi vô minh, thì quỷ rất dễ dàng xoáy dùi đục vô phá bạn.
Từ đây suy rộng ra, thì tám vạn bốn ngàn chứng tật bệnh đều có "tiền nhân hậu quả" cả. Thậm chí con muỗi cắn bạn một miếng, con ong chích bạn một phát, cũng như tất cả mọi cảnh ngộ khác mà bạn gặp phải, hết thảy đều nằm trong mạng lưới chằng chịt của nhân quả. Con người nếu hiểu rõ đạo lý này thì hẳn nhiên chẳng dám làm chuyện gì sai lầm (dù là việc nhỏ như mảy lông), bởi vì hễ làm việc sai lầm thì phải chịu quả báo. Nhất là các bạn tu Lục Ðộ Vạn Hạnh thì càng phải chân thật tu hành hơn nữa ớdù là việc nhỏ như mảy lông, các bạn cũng chẳng thể hư ngụy, giả dối, bởi:
Nhân địa không chân thật,
Quả gặt sẽ cong vạy!
Ở đời, bất cứ chuyện tốt hay xấu đều là để dạy mình giác ngộ. Chuyện tốt, là dạy mình giác ngộ điều tốt lành. Chuyện xấu, là dạy mình giác ngộ điều xấu xa.
Chúng ta phải như ngọn đèn chiếu soi căn phòng của lòng mình, phải có sức quán chiếu thì mới khai sinh đặng công năng của Liễu Nhân Phật Tánh.10
Các bạn hãy mở to mắt ra mà nhìn và thay đổi quan niệm của mình: Những kẻ phạm pháp trên đời đều do lòng ích kỷ thúc đẩy mà ra.
Thứ oán cừu lớn nhất ở trần gian chẳng có gì khác hơn là sát sanh. Có câu rằng:
Giết người thì thường mạng,
Thiếu nợ thì trả tiền.
#HoaSenNgayXuan
#HoaThuongTuyenHoa
#TuyenHoaThuongNhan
#BoDeTam
#VanPhatThanhThanh
==
Đội Ngũ Bồ Đề Tâm
Sun, 18 Dec 2022 - 1h 56min - 35 - Gay Kim Cang Het 1
Gậy Kim Cang Hét 1 - Hòa Thượng Tuyên Hóa
Lời Tựa
Thông thường người ta vào học Phật ít nhiều cũng do có động lực gì thúc đẩy hoặc bởi thân quyến qua đời, hoặc làm ăn thất bại, hoặc hôn nhân dở dang v.v... nhưng cũng không ít người nhân nghe giảng pháp hay gặp một quyển sách khế hợp căn cơ liền phát tâm tu hành hay tìm hiểu học Phật pháp.
Phần lớn đệ tử xuất gia hoặc tại gia của Hòa Thượng cũng vì cảm mộ pháp giải của Ngài mà quy y Phật. Quyển vấn đáp này góp nhặt từ những buổi giảng thuyết trong các chuyến hoằng pháp của Hòa Thượng, hy vọng cũng không ngoài mục đích trên, là dẫn dắt người có duyên vào đạo hầu tự sửa đổi lỗi lầm mà giảm trừ tội nghiệp.
Chúng ta sẽ tìm thấy các câu trả lời tuy đơn giản thẳng thắn, không khách sáo nhưng rất vi diệu, và không vì thế mà thiếu sự vui nhộn pha chút khôi hài chứa đầy hương vị Phật pháp. Chúng ta cũng không khỏi cười thầm khi đọc các lời giải đáp có tính cách sáng tạo pha trò với vần điệu hẳn hoi, như: Kỳ tích của tôi thì nhiều lắm nhưng tôi cũng không biết, đó có phải là Thiên Long Bát Bộ, hay là Địa Long Cửu Bộ, hoặc là Nhân Long Thập Bộ gì không nữa!
Nhiều câu giải đáp cần phải có sự phản tỉnh suy ngẫm vì xúc tích ý đạo sâu xa. Như hỏi: Trong chú Lăng Nghiêm, câu chú nào là chú khai trí huệ? Ngài đáp: Tôi chỉ biết câu chú Ngu Si là: Lười biếng, lười biếng Ta Bà Ha!
Có lúc chúng ta cũng cảm thấy không khí nghiêm trang khi Hòa Thượng trịnh trọng tuyên bố những lời cứng rắn như gậy Kim Cang nhát bổ xuống khiến cho mọi người tỉnh thức.
Khi hỏi: Tứ đại giai không, chư pháp vô thường, vậy cái gì là bổn lai diện mục?
Ngài đáp: Quỷ!
Chúng ta thấy qua các câu giải đáp, có lúc cũng như giải nghi luôn cho những thắc mắc của chính mình, và làm sáng tỏ đường lối tu hành như xem bản đồ trước mắt. Hầu hết các lời dạy đều cũng không ngoài Lục Đại Tông Chỉ, và được coi như là thước đo trong việc tầm cầu thiện tri thức. Điều cần thiết là chúng ta phải tự mạnh dạn nhìn thấu vấn đề và dám buông xả, đồng thời cũng tự kiểm soát tâm tánh, dẹp bỏ lòng nóng giận như lửa vô minh mới được ích lợi. Chỉ có vậy mới giúp thêm phần chánh khí trong trời đất khiến cho thế giới hòa bình. Đây cũng là điểm mà Hòa Thượng đã nhiều lần nhắc nhở “nên tụng ba bộ kinh: Kinh Không Nổi Nóng, Kinh Không Phát Cáu và Kinh Không La Mắng Người” khi giải đáp các câu hỏi hầu khuyến tấn mọi người cố gắng thực hành để tìm thấy có niềm an lạc chân thật.
Ban Việt Ngữ
1. Hỏi: Trong Thánh Kinh, Mã Thái Phúc Âm của Đạo Tin Lành có viết: Đến năm 2000 Tây lịch thì sẽ là ngày tận thế, lúc đó mọi người đều bị thẩm phán. Không biết Sư Phụ thấy thế nào về chuyện này?
Đáp: Bất cứ lúc nào cũng đều là ngày thẩm phán và tận thế cả.
2. Hỏi: Đa số người Hồng Kông hiện đang hoang mang về tiền đồ tương lai của họ. Hòa Thượng có thể nào làm cho họ yên tâm không?
Đáp: Vì tương lai tiền đồ thì chẳng bằng vì hậu đồ. Họ nên lo nghĩ về những chuyện mình đã làm trong quá khứ hơn là lo nghĩ về chuyện tương lai. Bởi phía sau có gì thì phía trước có nấy, phía trước có gì thì phía sau cũng sẽ có nấy. Thiên hạ vốn là vô sự, nhưng kẻ tầm thường thì tự chuốt lấy lo âu cho mình. Có đức sẽ gặp lành còn không có đức sẽ bị tai họa.
===
Tìm kiếm có liên quan
Gậy Kim Cang Hét PDF
Kinh Kim Cang Hòa Thượng Tuyên Hóa PDF
Lời khai thị vàng ngọc của Hòa Thượng Tuyên Hóa
Gậy Kim Cang Hét 3
Lời khai thị quý báu của Hòa Thượng Tuyên Hóa
#GayKimCangHet
#HoaThuongTuyenHoa
#TuyenHoaThuongNhan
#BoDeTam
#VanPhatThanhThanh
==
Đội Ngũ Bồ Đề Tâm
Sun, 18 Dec 2022 - 3h 31min - 34 - Phap Ngu - Hoa Thuong Tuyen Hoa
Pháp Ngữ - Hòa Thượng Tuyên Hóa
MỤC LỤC
1. Tu hành
2. Trì Giới và Nhẫn Nhục
3. Tham Thiền và Niệm Phật
4. Hạnh của Người Xuất Gia
5. Nhân Quả, Sám Hối, và Chuyển Hóa
6. Quy Y Tam Bảo
7. Giáo Dục
8. Đạo Phật và Phật Pháp
9. Trí Huệ
10. Gia Phong của chùa Vạn Phật Thành
11/ Không Nói Láo
12. Ba Đại Tông Chỉ
13. Pháp Môn Tu Đạo
Pháp Ngữ của Hòa Thượng Tuyên Hóa
Tại sao chúng sanh lại điên đảo? Vì nhận lầm vô minh là ông chủ nhà, tống khứ trí huệ đi mất. Vô minh đưa ra mệnh lệnh: “Cho việc đúng là sai, cho việc sai là đúng”. Từ trong Thiền Định, gạn lọc tâm tư, trừ bớt tham dục, khiến trí huệ nảy sinh. Người thường thích khởi tâm nóng giận đa số là người ngu si, vô minh nặng nề, không một chút công phu hàm dưỡng.
1. Tu hành
Tu đạo là cần phải Quay Trở Lại. Nghĩa là gì ? Tức là phải nhường cho người việc tốt lành, còn mình thì nhận phần hư xấu. Xả Tiểu Ngã để thành tựu Đại Ngã.
Đối với ma đừng khởi tâm thù nghịch. Hãy xem chúng như các bậc Thiện Tri Thức trợ Đạo cho mình.
Từ vô lượng kiếp đến nay, hết đời này sang đời khác, mỗi người tạo bao nghiệp khác nhau, nên vọng tưởng cũng không đồng. Nghiệp nặng thì vọng tưởng nhiều, còn nghiệp nhẹ thì vọng tưởng ít.
Người tu hành phải vì cắt đứt dòng sanh tử luân hồi, vì hóa độ chúng sanh, chứ không vì cầu cảm ứng mà tu Đạo.
Người tu Đạo phải luôn luôn hồi quang phản chiếu, chứ không nên hướng ngoại truy cầu. Không thể chạy tìm cầu chân tâm ở bên ngoài được, mà phải quay về tự tánh thì tự nhiên đầy đủ cả.
Đối với người mới phát tâm tu hành, điều chướng ngại trọng yếu nhất khi dụng công là tâm tham luyến sắc dục giữa nam và nữ. Đây là vấn đề căn bản nhất.
Người tu Đạo nên chú ý ! Chớ gieo duyên nhiễm ô với người khác. Sợi dây trói buộc bất tịnh này sẽ làm chúng ta đọa lạc.
Hiện tại, chúng ta may mắn có được thân người. Nếu không biết dùng thân người để tu hành thì đợi đến khi nào mới chịu tu ? Chỉ e đến lúc mất thân này rồi, dẫu có muốn tu hành thì đã quá muộn màng !
Khi tu học Phật pháp, điều thiết yếu là phải chân thật. Nơi mỗi hành động, lời nói, cử chỉ đều phải chân thật.
Sống trong tự viện, chúng ta phải biết tiết kiệm mọi vật dụng. Có câu: Giữ gìn vật của chùa như bảo vệ tròng con mắt.
Không thương cùng không ghét chính là nghĩa Trung Đạo.
Tu đạo là gì ? Tức là tu theo Trung Đạo. Khi đối xử với mọi người, phải lấy lòng bình đẳng và lòng từ bi làm căn bản. Khi hành sự, phải cẩn thận, chớ đi lạc vào lưới rọ tình ái.
Chưa bao giờ có việc Ngày nay tu Đạo thì ngày mai thành Phật. Mới cuốc một nhát đâu có thể đào giếng nước ngay được. Tu hành là đem khối sắt mài thành cây kim. Khi công phu đầy đủ thì tự nhiên sẽ thành tựu.
Việc đầu tiên khi tu học Mật chú là phải chánh tâm thành ý. Nếu tâm không chân chánh thì khi tu học, Mật chú nào cũng thành tà. Tâm nếu chân chánh thì việc tu học Mật chú mới được cảm ứng.
Vô minh có hai đồng bạn. Hai đồng bạn đó chính là tham ăn và tham sắc dục. Cả hai việc này trợ giúp vô minh tạo ra vô số nghiệp xấu.
Có câu:
Khi muốn làm người tốt thì nghiệp báo hiện,
Khi muốn thành Phật thì ma đến thử thách.
Nếu không muốn trở thành người lành thì nghiệp báo không tìm đến. Càng quyết chí làm người lành bao nhiêu thì nghiệp báo càng tìm đến tới tấp bấy nhiêu để đòi chúng ta thanh toán nợ nần cho rõ ràng.
Phật và ma chỉ khác nhau nơi một tâm niệm: Phật thì có tâm từ bi, còn ma thì có tâm tranh hơn thua.
Người thực sự biết cách tu hành thì nhất cử nhất động đều là tu cả...
...
==
Đội Ngũ Bồ Đề Tâm
Sun, 18 Dec 2022 - 39min - 33 - Cuoc Doi va Dao Nghiep cua HT Tuyen Hoa – Giai doan o Trung HoaSun, 18 Dec 2022 - 12h 33min
- 32 - Cong An - Hoa Thuong Tuyen Hoa Giang Giai
Công Án - Hòa Thượng Tuyên Hóa
Mục Lục
001 _ An Banh Bao
002 _ Con Trung Lanh Loi
003 _ Khau Dau Thien
004 _ Quy Buc Thien Su
005 _ Lam Sao Tham Thien
006 _ Meo Rinh Chuot
007 _ Mui Khoan Chu Ai
008 _ Nhac Phi
009 _ Rong Ap U Hat Chau
01 _ hoa sen ngay xuan
010 _ Tan Thuy Hoang
011 _To Su Ba Doan Xe
012 _ Tu The Kiet Gia
013 _ Vua Sung Trinh
==
Đội Ngũ Bồ Đề Tâm
Sun, 18 Dec 2022 - 1h 02min - 31 - Cam Nang Tu Dao – HT Quang Kham
Cẩm Nang Tu Đạo – HT Quảng Khâm
Hòa Thượng Tuyên Hóa Lược Giảng
Mục Lục
Dẫn Nhập
Tiểu Sử Hòa Thượng Quảng Khâm
Chương I: Tu Hành
1. Tu Hành: Tìm Lại "Bản Lai Diện Mục"
2. Cục Ðá Cột Chân Người Tu
A. Tham, Sân, Si
B. Ngã Mạn
C. Thiện Ít, Ác Nhiều
3. Nẻo Chánh Ðể Tu Hành
4. Bản Sắc Của Việc Tu
Chương II: Khổ Hạnh
1. Vững Lòng Tin, Tu Khổ Hạnh
2. Làm Sao Tu Khổ Hạnh
3. Buông Xã Túi Da Thối Này!
Chương III: Rõ Nghĩa
1. Hiểu Biết, Lập Hạnh
2. Công Phu Khuya và Tối
3. Gõ Chuông
Chương IV: Pháp Môn Tịnh Ðộ
1. Tây Phương Có Phật Hiệu A-Di-Ðà
2. Niệm Phật
3. Niệm Phật Có Thể Thấy Phật Không?
4. Thầy Quảng-Hóa Tới Tham Phỏng
Chương V: Việc Làm Ba-La-Mật
1. Thẳng Thắn
2. Nhẫn Nại
3. Khéo Léo
Chương VI: Hạnh Xuất Gia
1. Xuất Gia Ðể Làm Gì?
2. Con Ðường Siêu Thoát Của Người Tu
3. Tự Ðộ
4. Ðộ Người
A. Biết điều tốt của thí chủ
B. Tiếp đãi tín đồ
C. Sự nghiệp của Bồ-tát
5. Ðiểm Tốt Của Việc Tu
6. Ðạo Cao Một Tấc, Ma Cao Một Thước
7. Ni Chúng
Chương VII: Xuất Gia Và Tại Gia
1. Tại Gia
2. Xuất Gia: Báo Ðền Bốn Ân Lớn
3. Ở Ðời và Ði Tu
Chương VIII: Cảnh Giới Của Chúng Sanh
1. Tâm Chúng Sanh
2. Thói Quen, Tập Khí
3. Danh Lợi và Chậm Chạp
Chương IX: Nhân Quả Và Sám Hối
1. Nhân Quả
2. Sám Hối
Chương X: Lời Cuối
1. Thời Ðại Ðã Thay Ðổi Rồi!
2. Khai Thị - Ngộ Nhập
3. Pháp Ngữ
4. Lời Của Thầy Truyền-Văn
Tám Quy Luật của Viện Phiên Dịch Kinh Ðiển
Cẩm Nang Tu Ðạo
Hòa Thượng Quảng Khâm
Dẫn Nhập
Tập Cẩm-Nang này đúc kết tinh hoa những lời dạy của vị Thánh-tăng cận đại - Hòa-Thượng Quảng-Khâm (1892-1986). Là người đã giác ngộ, mỗi lời dạy của Ngài trực tiếp phá vỡ vô minh, khiến ta giác ngộ như Ngài.
Kinh Hoa-Nghiêm dạy rằng: "Chúng sanh như người bệnh, Thiện-tri-thức như bác-sĩ, lời dạy của Thiện-tri-thức như thuốc hay. Thuốc hay thì đắng, song trị lành được bệnh."
Bởi vậy, trong tập Cẩm-Nang này, bạn sẽ thấy mỗi lời dạy của Ngài đều vô cùng sâu sắc, trực tiếp song đơn giản; ngắn gọn, dễ hiểu mà hàm súc. Ðây là điểm then chốt dị biệt giữa lời nói của người đã ngộ Ðạo và kẻ chưa tỉnh giác.
Kẻ còn mê muội thì cần lời giảng cao xa, sâu sắc, dùng trò chơ trí thức chữ nghĩa, song thiếu thực dụng nội tại. Những lời dạy của Hòa-Thượng Quảng-Khâm là những lời mà không ai có thể bắt chước đặng, bởi vì những lời ấy được lưu xuất từ một nội tâm thâm chứng và một cuộc đời chân thật thực nghiệm, "sống" trong sự thâm chứng ấy mỗi ngày. Ngài chỉ ăn một bửa ngọ và chỉ ăn trái cây; ngủ thì ngủ ngồi; áo mặc thì chỉ một vài bộ. Ngài rất ít lời, không nói chuyện dông dài, bàn luận thế sự tạp nhạp. Cả đời, vật sở hữu của Ngài hoàn toàn không! Chẳng có xe hơi, chẳng có trương mục ngân hàng hay thẻ tín dụng, nhà riêng, Tivi, tủ lạnh, radio.... tất cả Ngài đều không có. Chính bởi vì, và chỉ có, cuộc sống rỗng không như vậy nên Ngài mới thực sự an trụ trong cảnh giới Chân Không của tự tâm. Ðây thật là điều quý báu để chúng ta, kẻ hậu học, nhất là người xuất gia, phản tỉnh và thức tỉnh.
...
==
Đội Ngũ Bồ Đề Tâm
Sun, 18 Dec 2022 - 3h 14min - 30 - Van Khuyen Phat Bo De Tam - Hoa Thuong Tuyen Hoa Luoc Giang
Văn Khuyến Phát Bồ Đề Tâm - Hòa Thượng Tuyên Hóa Lược Giảng
Thật Hiền tôi là kẻ phàm phu Tăng bất tiếu ngu hèn, khóc ra lệ máu cúi đầu kính lạy, đau buồn khẩn thiết thưa với chư đại chúng hiện tiền, cùng với chư thiện nam tín nữ có đức tin trong sạch trong hiện đời. Cúi mong quý vị thương xót, lưu ý một chút mà nghe và xét cho.
Từng nghe, cửa chính yếu để vào đạo thì sự phát tâm làm đầu, việc khẩn cấp tu hành thì sự lập nguyện đứng trước. Nguyện lập thì có thể độ chúng sanh, tâm phát thì Phật đạo có thể thành. Nếu không phát tâm rộng lớn, không lập cái nguyện vững bền kiên cố, thì dù trải qua nhiều kiếp như số vi trần, cũng vẫn y nhiên ở trong vòng luân hồi. Dù có tu hành cũng chỉ là uổng công lao nhọc, khổ sở một cách vô ích. Nên kinh Hoa nghiêm nói: "Nếu quên mất tâm Bồ đề mà tu các pháp lành, gọi đó là nghiệp ma". Quên mất mà còn như thế, huống chi chưa phát ư? Cho nên muốn học Như lai thừa thì trước phải phát Bồ tát nguyện, không thể chậm trễ vậy.
Nhưng tâm nguyện vốn có nhiều tướng trạng khác nhau, nếu không chỉ ra thì làm sao biết mà xu hướng đến. Nay xin vì đại chúng mà trình bày sơ lược . Sự phát tâm lập nguyện gồm tám tướng là tà chánh, chân ngụy, đại tiểu, thiên viên. Như thế nào là tà chánh, chân ngụy, đại tiểu, thiên viên? Ðời có kẻ tu hành mà từ trước đến nay chỉ một bề hành theo sự tướng, không biết tham cứu tự tâm, chỉ lo những việc ở ngoài, hoặc mong cầu lợi dưỡng, hoặc ưa thích hư danh, hoặc ham dục lạc hiện đời, hoặc mong cầu phước báo mai sau, phát tâm như vậy gọi là tà. Ðã không mong cầu hư danh lợi dưỡng, lại không ham quả báu dục lạc đời sau, chỉ vì mong liễu thoát sinh tử, vì chứng đắc Bồ đề, phát tâm như vậy gọi là chánh.
Niệm niệm trên cầu Phật đạo, tâm tâm dưới độ chúng sanh, nghe con đường thành Phật lâu xa cũng không sanh tâm thối chí khiếp sợ, thấy chúng sanh khó độ mà không chán nản mệt mỏi, như leo núi cao vạn trượng cũng quyết trèo lên tận đỉnh, như lên tháp lớn chín tầng cũng cố lên đến tột nóc, phát tâm như vậy gọi là chân. Có tội không sám hối, có lỗi không trừ bỏ, trong trược ngoài thanh, trước siêng năng sau biếng lười, dù có tâm tốt phần lớn cũng bị danh lợi xen lẫn, dù tu thiện pháp phần nhiều cũng bị nghiệp tội làm ô nhiễm, phát tâm như vậy gọi là ngụy. Chúng sanh độ hết nguyện ta mới hết, đạo Bồ đề thành nguyện ta mới thành, phát tâm như vậy gọi là đại. Xét xem ba cõi như lao ngục, nhìn sanh tử như oan gia, chỉ mong tự độ, không muốn độ người, phát tâm như vậy gọi là tiểu.
Nếu ngoài tâm thấy có chúng sanh mình nguyện độ, có Phật đạo nguyện thành, công phu không xả, thấy biết không tiêu mất, phát tâm như vậy gọi là thiên. Nếu biết tự tánh là chúng sanh nên nguyện độ thoát, tự tánh là Phật đạo nên nguyện viên thành, không thấy một pháp nào lìa tâm mà riêng có, lấy cái tâm hư không phát cái nguyện như hư không, làm cái hạnh như hư không, chứng cái quả hư không, cũng không có cái tướng hư không có thể đắc được, phát tâm như vậy gọi là viên.
Biết tám tướng trạng khác nhau trên đây là biết quán xét kỹ càng, biết quán xét kỹ càng thì biết lấy bỏ, biết lấy bỏ thì có thể phát tâm. Quán xét như thế nào? Là xem sự phát tâm của ta, trong tám tướng trạng trên đây, là tà hay chánh, chân hay ngụy, đại hay tiểu, thiên hay viên. Lấy bỏ như thế nào? Là bỏ tà, bỏ ngụy, bỏ tiểu, bỏ thiên, lấy chánh, lấy chân, lấy đại, lấy viên. Phát tâm như vậy mới được gọi là chân chánh phát Tâm Bồ đề.
Tâm Bồ đề này là vua trong các pháp lành, phải có nhân duyên mới phát khởi được. Nhân duyên ấy, nay nói tóm lược thì có mười thứ là : 1 là nhớ ơn sâu nặng của Ðức Phật, 2 nhớ ơn cha mẹ, 3 nhớ ơn sư trưởng, 4 nhớ ơn thí chủ, 5 nhớ ơn chúng sanh, 6 nhớ khổ sanh tử, 7 vì tôn trọng linh tánh của mình, 8 sám hối nghiệp chướng, 9 cầu sanh Tịnh độ, 10 vì mong muốn làm cho Phật pháp tồn tại lâu dài.
Đội Ngũ Bồ Đề Tâm
Sun, 18 Dec 2022 - 5h 09min - 29 - Kinh Dieu Phap Lien Hoa - Quan The Am Bo Tat Pho Mon Pham Luoc Giang
Kinh Dieu Phap Lien Hoa - Quan The Am Bo Tat Pho Mon Pham Luoc Giang
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa - Quán Thế Âm Bồ Tát Phổ Môn Phẩm Lược Giảng
Hòa Thượng Tuyên Hóa
Hán dịch: Dao Tần, Tam-tạng Pháp sư Cưu-ma-la-thập.
Giảng thuật: Hòa Thượng Tuyên Hóa,
Vạn Phật Thánh Thành, Hoa Kỳ.
KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA gồm có bảy quyển, chia thành hai mươi tám phẩm. Phẩm Phổ Môn là phẩm thứ hai mươi lăm, nhưng trong bản kinh văn xưa thì là thứ hai mươi bốn, vì trong đó thiếu một phẩm Ðề-Bà-Ðạt-Ða (phẩm thứ mười hai). Phẩm Phổ Môn diễn bày công đức thần thông diệu dụng và cảnh giới không thể nghĩ bàn của Bồ Tát Quán Thế Âm.
Có mười nhân duyên nói phẩm Phổ Môn này; đó là 1) Nhân Pháp, 2) Từ Bi, 3) Phước Huệ, 4) Chơn Ứng, 5) Dược Châu, 6) Hiển Mật, 7) Quyền Thật, 8) Bản Tích, 9) Duyên Liễu, và 10) Trí Ðoạn.
1. Nhân Pháp: "Nhân" có nghĩa là người, và ở đây chính là Bồ Tát Quán Thế Âm; còn "Pháp" chính là pháp môn Phổ Môn Thị hiện.
Bồ Tát Quán Thế Âm có thể cứu chúng sanh thoát khỏi bảy thứ tai nạn, giải trừ ba thứ độc, và đáp ứng hai điều mong cầu của chúng sanh; cho nên Ngài là một nhân vật không thể nghĩ bàn. Ngài lại nói pháp Phổ Môn Thị Hiện, có cầu tất ứng, vô cảm bất thông. "Pháp" này là một pháp môn không thể nghĩ bàn; vì không thể nghĩ bàn nên gọi là Diệu-pháp. Vì Nhân (người) ở đây cũng không thể nghĩ bàn, cho nên cũng có thể gọi là Diệu nhân. Là Diệu nhân, Diệu-pháp mới đáng gọi là Phổ Môn, mới có thể xưng là Thật-tướng-phù. Vậy, do nhân duyên của Nhân và Pháp, nên nói Phẩm Phổ Môn.
2. Từ Bi: do nhân duyên của Từ và Bi nên Bồ Tát Quán Thế Âm nói Phẩm Phổ Môn này. Sao gọi là "Từ?" Từ hay ban vui. Sao gọi là "Bi?" Bi hay cứu khổ.
Bồ Tát Quán Thế Âm cứu bảy thứ nạn, giải trừ ba thứ độc và đáp ứng hai thứ mong cầu của chúng sanh.
Bảy thứ nạn này trong kinh văn nói rất tỉ mỉ; đó là nạn lửa, nạn nước, nạn quỷ La-sát (gió bão), nạn đao gậy, nạn ác quỷ, nạn gông cùm (lao tù), và nạn oán tặc.
Ba thứ độc là gồm những thứ nào? Ðó là ba độc tham, sân, si.
Hai điều cầu mong tức là cầu mong sanh con trai và cầu mong sanh con gái.
Trong mọi chúng sanh đều có ba thứ độc tham, sân, si. Tuy nhiên, nếu người nhiều tham, thường cung kính niệm Quán Thế Âm Bồ Tát thì được lìa tham. Nếu người nhiều sân, thường cung kính niệm Quán Thế Âm Bồ Tát thì được lìa sân. Nếu người nhiều si, thường cung kính niệm Quán Thế Âm Bồ Tát thì được lìa si.
...
==
Đội Ngũ Bồ Đề Tâm
Sun, 18 Dec 2022 - 5h 13min - 28 - Luc To Dan Kinh - Hoa Thuong Tuyen Hoa Luoc Giang
Lục Tổ Đàn Kinh - Hòa Thượng Tuyên Hóa Lược Giảng
KINH PHÁP BẢO ÐÀN Lược Giảng
Phần Lược Tự
Phẩm Hành Do (phẩm 1)
Phẩm Bát Nhã (phẩm 2)
Phẩm Nghi Vấn (Phẩm 3)
Phẩm Ðịnh Huệ (Phẩm 4)
Phẩm Tọa Thiền (Phẩm 5)
Phẩm Sám Hối (Phẩm 6)
Phẩm Cơ Duyên (Phẩm 7)
Phẩm Ðốn Tiệm (Phẩm 8)
Phẩm Tuyên Chiếu (Phẩm 9)
Phẩm Phó Chúc (Phẩm 10)
Lược Giảng :
KINH PHÁP BẢO ÐÀN
Tên của bộ Kinh này là Kinh Lục Tổ Pháp Bảo Ðàn, tên riêng là "Lục Tổ Pháp Bảo Ðàn." "Kinh" là tên chung của các bộ Kinh. Kinh Phật lập đề thường dùng bảy loại để phân biệt: tức Ðơn Nhân, Ðơn Pháp, Ðơn Dụ, Nhân Pháp, Nhân Dụ, Pháp Dụ, Nhân Pháp Dụ. Như Kinh Phật Thuyết A Di Ðà là Ðơn Nhân lập đề, vì Ðức Phật và Phật A Di Ðaø đều là người, là người tu hành thành Phật. Người chính là Phật, Phật chính là người, vì thế người Trung Hoa viết chữ Phật có bộ nhân bên cạnh. Ðơn Pháp lập đề như Kinh Bát Nhã, Kinh Niết Bàn. Niết Bàn là pháp, Niết Bàn nghĩa là bất sanh bất diệt. Ðơn Dụ lập đề như Kinh Phật Thuyết Phạm Võng, nếu nghiêm trì giới luật thì có thể sanh ra quang minh, như châu báu của cõi Ðại Phạm Thiên. Nếu phạm giới phá giới, biết pháp phạm pháp thì có chỗ hữu lậu, hữu lậu tất đi đến tam ác đạo: địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, nơi đó tuyệt không có một chút nhân tình. Pháp Dụ lập đề như Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, Diệu Pháp là pháp, Liên Hoa là dụ. Nhân Dụ lập đề giống như Kinh Như Lai Sư Tử Hống, Như Lai là người, Sư Tử là dụ, Phật thuyết pháp như sư tử hống. Nhân Pháp lập đề như Kinh Văn Thù Vấn Bát Nhã. Ðầy đủ Nhân Pháp Dụ lập đề như Kinh Ðại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm, Ðại Phương Quảng là pháp, Phật là người, Hoa Nghiêm là dụ.
Nhưng quyển Kinh Lục Tổ Pháp Bảo Ðàn là Kinh Trung Quốc, không phải Kinh Ấn Ðộ, cho nên ngoài bảy loại lập đề ra, còn có thêm một loại là Xứ lập đề. Lục Tổ là người, Pháp Bảo là pháp, Ðàn là xứ sở, vì thế quyển Kinh này là Nhân Pháp Xứ lập đề, không thể giảng theo bảy loại lập đề kể trên.
Ngôi vị Lục Tổ không phải dễ thừa kế, đảm trách. Vì sao vậy? Vì có rất nhiều người muốn giết Ngài. Ngay cả đệ tử của Ngài là Chí Triệt cũng tìm cách giết hại Ngài. Vì thế Ðại sư sau khi đắc pháp đã tỵ nạn mười sáu năm trong nhóm thợ săn. Thậm chí sau khi kiến lập Pháp đàn tại Nam Hoa Tự, vẫn còn có ngoại đạo công khai muốn giết Ngài. Cho nên Ðại sư chạy lên núi ẩn trong núi đá tọa thiền, hòn đá mà Ðại sư tỵ nạn, đến nay vẫn còn thấy ở Nam Hoa Tự.
Lục Tổ Ðại sư từ đâu mà có danh hàm Lục Tổ? Ðiều này bắt đầu từ Ngài Bồ Ðề Ðạt Ma. Bồ Ðề có nghĩa là Giác, Ðạt Ma có nghĩa là Pháp. Ngài Bồ Ðề Ðạt Ma là Tổ thứ hai mươi tám tại Ấn Ðộ, nhưng tại sao Ngài không ở Ấn Ðộ làm Tổ mà đi đến Trung Hoa làm gì? Vì xưa kia Phật đã thọ ký: Ðến đời Tổ thứ hai mươi tám, Ðại thừa Phật pháp sẽ truyền đến Trung Quốc. Do nhân duyên như thế, Ngài Bồ Ðề Ðạt Ma ngồi thuyền đến Trung Hoa truyền đạo. Nhưng lúc đó Phật Pháp tại Trung Quốc, dường như có dường như không, bởi vì chỉ làm công tác bên ngoài như tụng kinh, nghiên cứu kinh điển, giảng kinh v.v.., ngay cả việc bái sám cũng không có. Ðương thời các học giả đều cho Phật giáo như là một loại học vấn để nghiên cứu thảo luận.
Các đạo lý mà Phật giáo nói đều phải y theo mà tu hành. Nhưng thời đại Nam Bắc triều của Trung Hoa lúc đó không có người nào chân chánh tu hành tọa thiền, vì sợ khổ cực. Hiện nay ở Mỹ đây cũng giống như vậy. Ngồi một chút chân đau bèn duỗi chân, nghiêng nghiêng lắc lắc, xoa bóp một hồi. Người dù sao cũng là người! Cũng đều sợ khổ, sợ cực !
==
Đội Ngũ Bồ Đề Tâm
Sun, 18 Dec 2022 - 13h 02min - 27 - Kinh Kim Cang - Hoa Thuong Tuyen Hoa Luoc Giang
Kinh Kim Cang - Hòa Thượng Tuyên Hóa Lược Giảng
Hôm nay bắt đầu giảng Kinh Kim Cang. Kinh này nằm trong bộ Bát-Nhã. Nói theo Ngũ thời Bát Giáo, thì Phật thuyết Kinh Kim Cang vào thời-kỳ thứ tư, tức thời Bát Nhã. Kinh thì thuộc loại biệt giáo, và là một quyển trong số sáu trăm quyển của bộ Bát Nhã. Phật nói toàn bộ kinh Bát Nhã , tính tổng cộng trong 22 năm. Phật cũng nói trước là tương lai sau đó, kinh này rất thịnh hành tại Chấn-Ðán (tức Trung Hoa), rồi từ đó truyền sang các nước khác trên thế giới.
Ngài Huyền Trang đời Ðường, phụng chiếu vua Ðường Cao-Tông phiên dịch sáu trăm quyển của bộ Bát Nhã. Trong bản tiếng Phạn có tất cả 200.000 câu tụng, và với một thái độ hết sức nghiêm cẩn, Ngài phiên dịch đầy đủ, không dám có chỗ nào tự ý lược bỏ. Công trình phiên dịch tại chùa Ðại Hưng-Thiện bắt đầu từ năm Hiển-Khánh thứ 5 ( năm 660 sau TC) cho đến năm Long-Sóc thứ 3 (năm 663), tức là chỉ sau 4 năm là hoàn thành. Lúc đó, các cao-tăng đại-đức trong toàn quốc, các vị có tiếng tăm, đều góp công phụ giúp trong việc phiên dịch và nhuận sắc, đánh dấu một thời kỳ sán lạn nhất trong lịch sử phiên dịch kinh Phật giáo của nước Trung-Hoa.
Một năm nào đó trong thời gian phiên dịch, người ta thấy hoa đào nở bông, sáu lần trong một năm, đủ chứng tỏ công đức phiên dịch là trọng yếu dường nào, khiến cho các loại thần hoa, thảo mộc, đều hết lòng ủng hộ tán thán.
Pháp bất cô khởi,
Trượng cảnh phương sanh,
Ðạo bất hư hành,
Ngộ duyên tắc ứng.
Dịch nghĩa :
Pháp chẳng tự sanh
Do cảnh mà có
Ðạo chẳng ngẫu nhiên
Vì duyên mà ứng.
Hồi mới tới nước Mỹ, tôi lấy hiệu là 'Mộ trung tăng', tức là 'kẻ tu hành ở trong nấm mồ', ý nói không muốn cùng người tranh đua. Cho đến mùa hè năm nay, bỗng có mấy chục người, vừa học giả, vừa sinh viên, từ đại học Seattle, Washington, cùng tới để cầu pháp. Cảm động trước sự thành khẩn của các vị này, đã không quản ngại ngàn dặm xa xôi, tới xin học đạo, tôi cho tổ chức một thời tịnh tu suốt 96 ngày trong dịp nghỉ hè, giảng bộ kinh Lăng-Nghiêm. Rồi có người xin thỉnh giảng kinh Kim-Cang. Chẳng kể giảng được hay không giảng được, tôi bèn thuận miệng đáp ứng. Nay tôi sẽ giản lược giảng kinh Kim-Cang, do đó tôi sẽ không đề cập tới các ý niệm như 'bảy loại lập đề', cũng như không nói tới 'ngũ trùng huyền nghĩa'. Tôi sẽ chia thành ba phần, một để giải thích về các danh xưng, hai là nói về dịch giả và ba là giảng giải văn nghĩa.
==
Đội Ngũ Bồ Đề Tâm
Sun, 18 Dec 2022 - 5h 57min - 26 - Kinh Dia Tang Bo Tat Bon Nguyen - Hoa Thuong Tuyen Hoa Giang Giai
Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện - Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng Giải
Mục Lục:
Duyên Khởi Của Pháp Hội Giảng Kinh
- Nhân Duyên Nảy Sanh Giáo Pháp (Giáo Khởi Nhân Duyên)
- Phân Loại Theo Tạng Thừa (Tạng Thừa Sở Nhiếp)
- Nêu Rõ Tông Chỉ Kinh (Biện Ðịnh Tông Chỉ)
- Giải Thích Đề Mục Kinh (Tiêu Thích Danh Ðề)
- Dịch Giả Truyền Dịch (Truyền Dịch Sử Giả) (người lưu truyền, phiên dịch bộ Kinh)
- Giảng Giải Kinh Văn (Biệt Giải Văn Nghĩa) giải thích ý nghĩa của kinh văn
Phần Duyên Khởi
Phẩm Thứ Nhất - Thần Thông Trên Cung Trời Ðao Lợi: 1 2 3
Phẩm Thứ Hai - Phân Thân Tập Hội
Phẩm Thứ Ba - Quán Chúng Sanh Nghiệp Duyên
Phẩm Thứ Tư: Nghiệp Cảm Của Chúng Sanh Ở Cõi Diêm Phù
Phẩm Thứ Năm: Danh Hiệu Của Ðịa Ngục
Phẩm Thứ Sáu: Như Lai Tán Thán
Phẩm Thứ Bảy: Lợi Ích Cho Cả Kẻ Còn Người Mất
Phẩm Thứ Tám: Các Vua Diêm La và Quyến Thuộc Khen Ngợi
Phẩm Thứ Chín: Xưng Danh Hiệu Chư Phật
Phẩm Thứ Mười: Nhân Duyên và So sánh Công Đức Bố Thí
Phẩm Thứ Mười Một: Địa Thần Hộ Pháp
Phẩm Thứ Mười Hai: Thấy, Nghe Đều Được Lợi Ích
Phẩm Thứ Mười Ba: Giao Phó Cho Trời Người
Phần Phụ Lục
==
Duyên Khởi Của Pháp Hội Giảng Kinh
Tất cả mọi nơi đều là đạo tràng, Pháp Hội, cho nên bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu, chúng ta cũng đều có thể giảng Kinh thuyết Pháp, tu tập, hành trì được cả. Mọi lúc đều có thể tu hành, mọi chốn đều là nơi để dụng công. Tu hành thì không nên phân biệt nơi chốn, chẳng nên phân biệt xa gần; đến nơi nào cũng thấy như nhaụ Ngoài ra, cũng không nên phân biệt về sự tốt xấu của Pháp Hộị Nếu ở bất cứ nơi nào chúng ta cũng có thể giảng Kinh thuyết Pháp, nghiên cứu giáo lý Phật Ðà, thì chúng ta sẽ có thể "kết thành một đoàn, luyện thành một khối." Cho nên, tập được thói quen đến đâu cũng nghiên cứu Phật Pháp là điều quan trọng nhất vậy.
Chủ yếu của việc nghiên cứu Phật Pháp là gì? Ðó là cắt đứt vọng tưởng, thâu nhiếp thân tâm. Nếu chúng ta không mơ tưởng về quá khứ, hiện tại hoặc vị lai, mà chỉ một lòng một dạ nghiên cứu Phật Pháp, thì chúng ta sẽ không còn phiền não, khổ đau. Tại sao chúng ta có phiền não ? Bởi vì chúng ta không có được cái nhìn thấu suốt, không nỡ buông bỏ, cứ cho rằng việc này quan trọng, việc kia cần thiết, do vậy mà sanh lòng chấp trước. Một khi đã có tâm chấp trước thì phiền não sẽ theo đó mà nảy sinh. Cho nên, chúng ta nghiên cứu Phật Pháp thì cần phải dẹp bỏ tâm chấp trước.
Hôm nay là ngày đầu tiên chúng tôi giảng Kinh ở đây. Sau này, khi quý vị vào chỗ ngồi thì người hàng sau nên ngồi xen kẽ đối với người hàng trước, để người trước người sau đều có thể thấy rõ, khỏi cản trở tầm nhìn của nhau. Ðó là cách ngồi; còn đứng thì như thế nào ? Cứ hai người đứng một hàng, hàng này cách hàng kia một khoảng vừa đủ để có thể cúi lạy được.
Vừa rồi chúng ta có niệm Lục Tự Ðại Minh Chú (Án Ma Ni Bát Di Hồng). Bồ Tát Ðịa Tạng rất thích mọi người niệm chú Lục Tự Ðại Minh này. Nếu quý vị trì niệm Lục Tự Ðại Minh Chú thì quý vị cầu xin bất cứ điều gì, Bồ Tát Ðịa Tạng cũng sẽ giúp cho qúy vị được toại nguyện. Sự cảm ứng linh thiêng của Ngài Ðịa Tạng không thể nào nói hết được, điều này trong Kinh cũng có đề cập đến. Vì thế, trong các buổi giảng Kinh, chúng ta đều nên luôn luôn niệm Lục Tự Ðại Minh Chú. Ðây là một Thần Chú tối nhiệm mầu; công năng của Thần Chú này thật không thể nghĩ bàn!
...
==
Đội Ngũ Bồ Đề Tâm
Sun, 18 Dec 2022 - 21h 22min - 25 - Bat Nha Ba La Mat Da Tam Kinh Phi Dai Tung Giai
Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh Phi Đài Tụng Giải
Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh - Hòa thượng Tuyên Hóa Lược Giảng
==
Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh
Lời Tựa:
“Phi Đài Tụng” trong “Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh Phi Đài Tụng Giải” do Lão Hòa Thượng trước tác trong năm đầu của thập niên 60, gồm mười lăm bài tụng, mỗi bài tám câu, mỗi câu gồm bảy chữ để giải thích Tâm Kinh. Ngài giảng Tâm Kinh và Phi Đài Tụng tại Phật Giáo Giảng Đường ở San Francisco từ ngày 20 tháng 4 đến ngày 27 tháng 7 năm 1969. “Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh Phi Đài Tụng Giải” bao gồm ba phần: phần Kinh văn hay Chánh văn (của Tâm Kinh), phần kệ tụng giải thích phần Kinh văn, và phần giảng giải của Hòa Thượng cho cả phần Kinh văn và phần kệ tụng chung với nhau. Nam Mô Bát Nhã Hội Thượng Phật Bồ Tát!
Ban Phiên Dịch Việt Ngữ - Vạn Phật Thánh Thành
Trích “Bát Nhã Tâm Kinh (kinh văn & dịch nghĩa)”:
Quán Tự Tại Bồ-tát hành thâm Bát-nhã Ba-la-mật-đa thời chiếu kiến ngũ uẩn giai không độ nhất thiết khổ ách. Xá Lợi Tử, sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc, thọ tưởng hành thức, diệc phục như thị. Xá Lợi Tử, thị chư pháp không tướng, bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm. Thị cố không trung vô sắc, vô thọ tưởng hành thức, vô nhãn nhĩ tỵ thiệt thân ý, vô sắc thanh hương vị xúc pháp, vô nhãn giới, nãi chí vô ý thức giới, vô vô minh, diệc vô vô minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận, vô khổ tập diệt đạo, vô trí diệc vô đắc.
Dĩ vô sở đắc cố, Bồ-đề-tát-đỏa, y Bát-nhã Ba-la-mật-đa cố, tâm vô quái ngại. Vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng. Cứu cánh Niết-bàn. Tam thế chư Phật, y Bát-nhã Ba-la-mật-đa cố, đắc A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề. Cố tri Bát-nhã Ba-la-mật-đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhất thiết khổ, chân thiệt bất hư. Cố thuyết Bát-nhã Ba-la-mật-đa chú, tức thuyết chú viết: Yết đế yết đế ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha.
(Đường Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang – Phụng Chiếu Dịch)
Dịch Nghĩa:
Khi Bồ-tát Quán Tự Tại thực hành thâm sâu Bát-nhã Ba-la-mật-đa, soi thấy năm uẩn đều không, Ngài vượt thoát mọi khổ ách. Này Xá-lợi-tử, sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc, sắc chính là không, không chính là sắc, thọ tưởng hành thức đều cũng như vậy. Này Xá-lợi-tử, tướng của mọi pháp là không, không sanh không diệt, không nhơ không sạch, không tăng không giảm. Do đó trong cái không, không có sắc, thọ, tưởng, hành, thức; không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; không có sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; không có nhãn giới cho đến không có ý thức giới; không có vô minh, cũng không có hết vô minh, cho đến không có già chết, cũng không có hết già chết; không có khổ tập diệt đạo, không có trí, cũng không có chứng đắc.
Bởi không có chứng đắc, nên khi Bồ-đề-tát-đỏa nương theo Bát-nhã Ba-la-mật-đa, tâm không bị chướng ngại. Bởi không bị chướng ngại, nên không sợ hãi, xa lìa mọi điên đảo mộng tưởng, đạt tới cứu cánh Niết-bàn. Ba đời chư Phật, nương theo Bát-nhã Ba-la-mật-đa, chứng A-nậu-đa-la Tam-miệu tam bồ-đề. Vậy phải nên biết rằng, Bát-nhã Ba-la-mật-đa là linh chú đại thần, là linh chú đại minh, là linh chú vô thượng, là linh chú tuyệt đỉnh, có khả năng tiêu trừ, mọi thứ khổ ách, chân thật chẳng hư dối. Do đó nói chú Bát-nhã Ba-la-mật-đa, tức nói chú rằng: Yết đế yết đế ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha.
==
Đội Ngũ Bồ Đề Tâm
Sun, 18 Dec 2022 - 5h 40min - 24 - Kinh Lang Nghiem - Chuong Dai The Chi Bo Tat Niem Phat Vien Thong
Kinh Lăng Nghiêm - Chương Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông | Hòa Thượng Tuyên Hóa Lược Giảng
===
KINH ĐẠI PHẬT ĐẢNH THỦ LĂNG NGHIÊM
CHƯƠNG ĐẠI THẾ CHÍ BỒ TÁT NIỆM PHẬT VIÊN THÔNG
HÒA THƯỢNG TUYÊN HÓA giảng thuật
CHƯƠNG ÐẠI THẾ CHÍ NIỆM PHẬT VIÊN THÔNG
Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát
Nam mô Kim Cang Tạng Bồ Tát
Nam mô Ðại Thế Chí Bồ Tát
Ðại Phật Ðảnh Thủ Lăng Nghiêm Kinh, bảy chữ này là tựa đề của kinh. Ðại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông Chương là tựa đề của một chương trong bộ kinh ấy. Hôm nay vì thời gian có hạn cho nên tôi không giải thích tựa Kinh Lăng Nghiêm. Chỉ đơn thuần giải thích tựa kinh cũng đòi hỏi rất nhiều thời giờ, vì vậy tôi chỉ giảng sơ lược mà thôi.
Bộ Kinh Lăng Nghiêm này gồm có Chú Lăng Nghiêm. Hai chữ "Lăng Nghiêm" có nghĩa là "Cứu cánh kiên cố." Tại Trung Quốc bộ kinh này có tầm quan trọng đặc biệt, nên có câu:
Thành Phật có Pháp Hoa
Khai tuệ có Lăng Nghiêm
Tôi rất hoan hỷ giảng Kinh Lăng Nghiêm và Kinh Pháp Hoa, vì hai bộ kinh này giúp khai mở trí tuệ và giúp thành Phật. Chẳng những tôi hoan hỷ mà còn mong muốn mỗi Phật tử đều nghiên cứu để am tường đạo lý trong Kinh, đặc biệt là Kinh Lăng Nghiêm.
Nói đến Kinh Lăng Nghiêm, tôi nhớ tại Trung Qưốc có một vị Trí Giả Ðại Sư bình sanh chỉ nghe tên bộ Kinh này là liền ao ước được trì tụng. Hằng ngày, Ngài hướng về Ấn Ðộ rập đầu lễ bái, hy vọng có thể thấy tận mắt bộ kinh này. Ngài lễ bái suốt mười tám năm mà vẫn chưa thấy được bộ kinh. Trí tuệ của Trí Giả Ðại Sư rất vượt bực, và biện tài của Ngài rất là vô ngại, nhưng Ngài vẫn hết sức thành kính lễ bái bộ Kinh Thủ Lăng Nghiêm. Như vậy đủ chứng tỏ tầm quan trọng của bộ Kinh này.
Kinh Lăng Nghiêm còn lưu hành trên thế gian, thì thiên ma ngoại đạo đều không dám xuất hiện. Bất hạnh thay, vào thời Mạt-pháp Kinh Lăng Nghiêm sẽ là bộ kinh bị mất trước tiên. Một khi bộ Kinh Lăng Nghiêm này không còn trên thế gian nữa, thiên ma ngoại đạo sẽ mặc sức lộng hành.
Thậm chí hiện nay có một số người tự xưng là chuyên gia về Phật học mạo nhận là học giả từng nghiên cứu Phật-pháp, hoặc là giáo sư khoa học Phật học của một trường đại học nào đó, và công nhiên đề xướng rằng Kinh Lăng Nghiêm là giả, do người Trung Quốc ngụy tạo. Quý vị hãy nghĩ xem tuy rằng có rất nhiều thánh nhơn xuất hiện ở Trung Quốc nhưng tôi tin chắc rằng sẽ chẳng bao giờ tìm thấy được vị thánh nhân đã tạo ra Kinh Lăng Nghiêm đó.
Cho nên tôi tuyệt đối tin rằng bộ Kinh Lăng Nghiêm này là thật, là chính xác, và là một bộ kinh khả dĩ hàng phục thiên ma, chế ngự ngoại đạo. Vì trong Chú Lăng Nghiêm toàn là những câu thần chú dùng để hàng phục thiên ma, chế ngự ngoại đạo. Từ câu chú đầu tiên đến câu chú cuối cùng, mỗi câu đều có một sự diệu dụng và uy lực bất khả tư nghì của nó. Cho nên, Phật vì Chú Lăng Nghiêm mà thuyết Kinh Lăng Nghiêm.
Trước kia, tại Hương Cảng, có người đã phiên dịch Kinh Lăng Nghiêm ra Anh văn, nhưng lại xén bỏ đoạn Kinh văn về nghi quy thiết lập "Lăng Nghiêm Ðàn," ngay cả Chú Lăng Nghiêm cũng bị loại bỏ. Vị dịch giả ấy nói rằng người
...
=
Tìm kiếm có liên quan
Đại the Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông Chương
Kinh Đại the Chí Bồ Tát
Niệm Đại the Chí Bồ Tát
Niệm Phật Viên Thông
Đại thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông Chương pdf
Phổ Hiền Bồ Tát
Đại the Chí Bồ Tát la ai
Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát
==
Đội Ngũ Bồ Đề Tâm
Sun, 18 Dec 2022 - 5h 18min - 23 - Phat Thuyet Tu Thap Nhi Chuong Kinh - Hoa Thuong Tuyen Hoa luoc giang
Kinh Phật Nói Bốn Mươi Hai Chương Lược Giảng
Phật thuyết tứ thập nhị chương kinh - Hòa Thượng Tuyên Hóa lược giảng
(Giảng năm 1974 Tại Kim Sơn Tự, San Francisco, California, Hoa Kỳ)
Kinh tựa
Chương 1: Xuất Gia Chứng Quả
Chương 2: Trừ Dục Vọng, Dứt Mong Cầu
Chương 3: Cắt Ðứt Ái Dục, Xả Bỏ Lòng Tham
Chương 4: Thiện, Ác Phân Minh
Chương 5: Chuyển Nặng Thành Nhẹ
Chương 6: Nhịn Kẻ Ác Và Không Oán Hận
Chương 7: Ở Ác Gặp Ác
Chương 8: Gieo Gió Gặp Bão
Chương 9: Về Nguồn Gặp Ðạo
Chương 10: Hoan Hỷ Bố Thí Tất Ðược Phước
Chương 11: Sự Gia Tăng Của Công Ðức Trong Việc Bố Thí Thức Ăn
Chương 12: Nêu Ra Sự Khó Ðể Khuyên Tu
Chương 13: Hỏi Về Ðạo và Túc Mạng
Chương 14: Hỏi Về Tánh Thiện Và Ðại
Chương 15: Hỏi Về Sức Mạnh và Sáng
Chương 16: Bỏ Ái Dục Tất Ðắc Ðạo
Chương 17: Ánh Sáng Ðến, Bóng Tối Tan
Chương 18: Ý Niệm Và Mọi Thứ Vốn Là Không
Chương 19: Quán Xét Cả Thật Lẫn Giả
Chương 20: Suy Ra Cái "Ta" Vốn Là Không
Chương 21: Danh Vọng Hại Người
Chương 22: Tiền Của Và Sắc Dục Mang Lại Ðau Khổ
Chương 23: Gia Ðình Còn Tệ Hơn Lao Ngục
Chương 24: Sắc Dục Chướng Ngại Ðường Ðạo
Chương 25: Lửa Dục Ðốt Người
Chương 26: Thiên Ma Quấy Nhiễu Phật
Chương 27: Không Chấp Trước Tất Ðắc Ðạo
Chương 28: Ðừng Theo "Con Ngựa" Ý Niệm
Chương 29: Quán Tưởng Chân Chánh Thắng Ðược Sắc Dục
Chương 30: Lánh Xa Lửa Dục
Chương 31: Tâm Vắng Lặng, Dục Vọng Dứt
Chương 32: Không Còn Cái "Ngã" Thì Hết Sợ Hãi
Chương 33: Trí Huệ Và Sự Sáng Suốt Phá Tan Chúng Ma
Chương 34: Giữ Trung Dung Tất Ðắc Ðạo
Chương 35: Tẩy Sạch Cấu Bẩn, Chỉ Còn Vẻ Sáng
Chương 36: Sự Chuyển Ðổi Thù Thắng
Chương 37: Nhớ Nghĩ Ðến Giới Là Gần Với Ðạo
Chương 38: Có Sanh Tất Có Diệt
Chương 39: Sự Dạy Bảo Vốn Không Phân Biệt
Chương 40: Tâm Phải Thực Hành Theo Ðạo
Chương 41: Ngay Thẳng Dứt Trừ Dục Vọng
Chương 42: Hiểu Ðược Cõi Ðời Là Hư Huyễn
===
Đội Ngũ Bồ Đề Tâm
===
Từ Khóa Liên Quan:
Kinh 42 Chuong Luoc Giang
PHẬT THUYẾT TỨ THẬP NHỊ CHƯƠNG KINH
Kinh Tứ Thập Nhị Chương giảng giải
Tứ Thập Nhị Chương chữ Hán
Tứ Thập Nhị Chương Kinh
Kinh Tứ Thập Nhị Chương giảng giải pdf
Kinh Tứ Thập Nhị Chương PDF
Kinh Tứ Thập Nhị Chương Chương 42
Kinh Tứ Thập Nhị Chương Thích Viên Giác
20 điều khó trong Kinh Tứ Thập Nhị Chương
Sun, 18 Dec 2022 - 3h 03min - 22 - Hoa Thuong Tuyen Hoa Khai Thi - Quyen 6
Hòa Thượng Tuyên Hóa Khai Thị - Quyển 6
Mục Lục
1. Phật Quang Phổ Chiếu
2. Chìa Khóa Khai Ngộ
3. Ai Niệm Phật?
4. Không Chấp Tất Cả
5. Khoa Học: Phước Hay Họa – Vật Có Ân Hay Chén Trà Độc
6. Tiền
7. Bát Nhã – Phật Tánh
8. Diệu Đạo
9. Phản Bổn Hoàn Nguyên
10. Chân Kinh Vô Tự
11. Pháp Môn Nhẫn Nhục
12. Xin Quý Vị Bố Thí Cho Tôi
13. Quý Vị Muốn Biết Quỷ Là Gì Không?
14. Tiền Có Khả Năng Thần Thông – Chớ Sai Lầm Nhân Quả
15. Phước Huệ Song Tu
16. Nghiêm Trì Giới Luật – Học Nhẫn Nhục
17. Không Nên Tùy Tiện Hiện Thần Thông
18. Nắm Chắc Thời Gian – Đừng Bỏ Lỡ
19. Tham Thiền – Dễ Hay Khó?
20. Quý Tiếc Nguồn Năng Lượng Của Thân Thể
21. Ái Hộ Linh Tánh Của Chính Mình
22. Ăn Chay Hay Không Ăn Chay
23. Trước Phá Ngã Chấp -Sau Phá Pháp Chấp
24. Lục Căn Hỗ Dụng -Diệu Bất Khả Ngôn
25. Trong Cái Không May Có Cái May Lớn
26. Sao Gọi Là Lòng Nhân?
27. Phật Giáo Hưng Vong – Người Người Có Trách Nhiệm
28. Tất Cả Do Tâm Tạo
29. Quả Báo Sát Sanh
30. Sao Gọi Là Lục Đại Tông Chỉ?
31. Con Cháu Của Ma Vương
32. Chẳng Phải Là Ra Vẻ Khác Lạ Đâu
33. Phương Châm Giáo Dục -Vạn Phật Thành
34. Từ Bi Hỷ Xả Là Cơ Bản Tu Đạo
35. Nhẫn Là Bảo Vật Vô Giá
36. Có Lòng Tham Sẽ Không Thành Tựu Được Gì
37. Vô Minh Là Căn Bản Của Sanh Tử
38. Người Nước Kỷ Lo Trời Sập – Tự Tìm Khổ Não
39. Bồi Dưỡng Nhân Cách Cao Thượng
40. Hoan Nghênh Hành Giả Đến Thánh Thành
41. Giới Luật Căn Bản
42. Cải Biến Tập Khí Cũ -Tuyển Chọn Tông Chỉ Mới
43. Thượng Đường Thuyết Pháp Tại Chùa Kim Luân,Los Angeles
44. Cơ Sở Học Phật
45. Bồ Tát Quán Âm Đến Thánh Thành
46. Đều Là Người Một Nhà
47. Xuất Gia Hoàn Tục Sẽ Đọa Lạc
48. Tiêu Diệt Ngoại Tam Ác Và Nội Tam Độc
49. Câu Châm Ngôn Của Phật Tử
50. Khai Thác BảoTàng Trong Tự Tánh
51. Âm Nhạc Trong Tự Tánh
52. Học Phật Pháp Nên Giữ Bổn Phận
53. Học Tập Theo Tinh Thần Của Bồ Tát Di Lặc
54. Nhân gì Phát Sanh Tam Tai?
55. Tật Bệnh Cùng Nghiệp Chướng
56. Không Thể So Sánh Giữa Ma Với Phật
57. Vì Sao Đức Phật Lại Phóng Hào Quang Khi Thuyết Pháp?
58. Động Tĩnh Nhất Như
59. Vì Sao Thế Giới Suy Đồi?
60. Cư Sĩ Thuần Đà Cúng Dường
...
==
Đội Ngũ Bồ Đề Tâm
Sun, 18 Dec 2022 - 9h 49min - 21 - Hoa Thuong Tuyen Hoa Khai Thi - Quyen 5
Hòa Thượng Tuyên Hóa Khai Thị - Quyển 5
Mục lục:
1. Thông Suốt Mọi Pháp-Niệm Quán Âm
2. Quán Thế Âm Bồ-tát Là Huynh Ðệ Của Chúng Ta
3. Khai Thị Thất A Di Ðà
4. Qui Củ Thiền Thất
5. Tham Thoại Ðầu-Dùng Vọng Tưởng Ðể Chế Phục Vọng Tưởng
6. Chân Thật Tu Hành, Chớ Buông Lung
7. Dùng Phương Pháp Ðiện Liệu Ðể Thanh Lọc Không Khí
8. Ma Tới Ðể Giúp Quý Vị Tu Ðạo
9. Tổ Sư Bồ Ðề Ðạt Ma Tới Trung Hoa
10. Bí Quyết Khống Chế Vọng Tưởng
11. Tham Thoại Ðầu
12. Cảnh Giới Thiền
13. Ngồi Thiền Có Thể Chấm Dứt Sinh Tử
14. Tu Hành Cần Phải Nhẫn Nại
15. Tham Thiền là Phương Pháp Khai Ngộ
16. Không Trừ Vọng Tưởng thì Chẳng Thể Khai Ngộ
17. Khai Ngộ Phải Ðược Ấn Chứng Mới Ðúng Pháp
18. Thiện, Ác Không Rời Một Niệm Ở Tâm Ta
19. Sự Tích Ngài Huyền Trang Ði Thiên Trúc Thỉnh Kinh
20. Tham Thiền Phải Hồi Quang Phản Chiếu
21. Thiền Ðường Là Ðạo Tràng Tuyển Phật
22. Thế nào là "Vô Tâm Ðạo Nhân"?
23. Tham Thiền Là Thực Tập Lục Ðộ Ba-La-Mật
24. Phải Thực Tập Công Ðức Vô Tướng
25. Sự Tích Xuất Gia Của Hòa Thượng Hư Vân
26. Sự Tích Xuất Gia Của Hòa Thượng Tuyên Hóa
27. Nhân Duyên Xuất Gia Của Hành Giả Quả Tá
28. Nhân Duyên Xuất Gia Của Hành Giả Quả Thuấn
29. Sáu Ðại Tông Chỉ Của Người Tu Ðạo
30. Tham Miết Sẽ Tự Nhiên Khai Ngộ
31. Tu Ðạo Không Nên Tranh Hơn
32. Mục Ðích Của Người Tu Hành Là Thành Phật
33. Hãy Chấm Dứt Vọng Tưởng!
34. Nhập Ðịnh Không Phải Là Ngủ
35. Kinh Lăng Nghiêm Là Kinh Ngụy Tạo Chăng?
36. Phải Thực Tập Bát Nhã Ba La Mật Ða
37. Người Tu Hành Không Ðược Nói Dối
38. Người Tu Hành Phải Chịu Khổ
39. Trừ Vọng Tâm, Giữ Chân Tâm
40. Khi Mê Thầy Ðộ, Khi Ngộ Tự Ðộ
41. Tham Thiền Phải Khắc Phục "Cửa Ðau"
42. Thế Nào Là Ðủ Tư Cách Tham Thiền
43. Thân Mang Bệnh Khổ Bởi Duyên Nào?
44. Tham Ðắm Cảnh Giới Thì Chiêu Cảm Ma Chướng
45. Cảnh Giới Tứ Thiền Thiên
46. Bí Quyết Của Tham Thiền
47. Kiếm Báu Của Kim Cương Vương Chặt Ðứt Vọng Tưởng
Sơ Lược Tiểu Sử Hòa Thượng Tuyên Hóa
Mười Tám Ðại Nguyện Của Hòa Thượng Tuyên Hóa
Tám Quy Luật của Viện Phiên Dịch Kinh Ðiển
==
Đội Ngũ Bồ Đề Tâm
Sun, 18 Dec 2022 - 6h 32min - 20 - Hoa Thuong Tuyen Hoa Khai Thi - Quyen 4
Hòa Thượng Tuyên Hóa Khai Thị - Quyển 4
Mục Lục
1. Thần Chú Ðại-bi, Nhiệm Mầu Không Thể Nghĩ Bàn
2. Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát
3. Niệm Quán Âm Trong Tự Tánh
4. Tu Hành Phải Biết Hồi Quang Phản Chiếu
5. Tại Sao Chúng Ta Phải Vào Thất Quan Âm?
6. Niệm Quán Âm Cứu Kẻ Lâm Nạn
7. Chuyện Người Ðá Cầu Pháp
8. Di Cư Ðến Thế Giới Cực Lạc
9. Vạn Phật Thánh Thành Tẩy Rửa Thân Tâm
10. Càng Niệm Quán Âm Càng Bớt Vọng Tưởng
11. Niệm Quán Thế Âm Bồ-Tát Với Ðủ Sáu Căn
12. Tự Xét Sai Lầm Của Mình
13. Niệm Quán Âm Khi Khẩn Cấp
14. Ðạt Tới Cảnh Giới Bất Ðộng Tâm
15. Phải Cứu Vãn Nguy Cơ của Thế Giới
16. Truy Ðiệu Ông Sadat
17. Tham Sân Si Làm Chướng Ngại Ðường Tu
18. Linh Cảm Quán Thế Âm
19. Truyền Thọ Chú Khai Trí Huệ
20. Sáu Nẻo Luân Hồi
21. Pháp Sư Hằng Tại
22. Pháp Sư Hằng Ðoan
23. Bảy Bồ Ðề Giác Tri
24. Tại Nước Mỹ, Phật-pháp Mới ở Bước Ðầu
25. Cảm Ứng Của Phật Pháp
26. Bốn điều Ngài A-Nan Hỏi Phật
27. Hằng Lai Pháp Sư
28. Mỗ Pháp Sư
29. Bạch Vũ Trụ
30. Mất Thân Người, Vạn Kiếp Chẳng Ðược Lại
31. Bổn Phận Của Một Tín Ðồ Phật Giáo
32. Hưng Khởi Vạn Phật Thánh Thành
33. Kiền Thành Niệm Cát Tường Thần Chú
34. Ngũ Giới Thập Thiện Tiêu Tai Nạn
35. Ðầy Rẫy Sát Khí Trên Thế Giới
36. Ngày Nguyên đán Nói Giáo Lý Phật
37. Bắt Chước Tinh Thần Bồ-tát Ðịa Tạng
38. Không Nên Làm ô Nhiễm Hư Không
39. Ðạo, Quý ở Hành
40. Giữ Miệng Phòng Tâm
41. Giòi Bọ Trên Thân Mình
42. Thái Thượng Lão Quân Thanh Tịnh Kinh
43. Ðạo Tràng Của Chánh Pháp Trụ Thế
44. Cảnh Giới Của Thời Ðại Chánh Pháp
45. Giải Thích Cấu Tạo Chữ "Ðạo"
46. Thất Tình Làm Chướng Ngại Tâm Tu Ðạo
47. Chín Pháp Giới Chúng Sanh Ðều Ðiên Ðảo
48. Học Thần Thông Ðể Báo Thù ?
49. Bốn Kiếp Thành, Trụ, Hoại, Không Của Thế Giới
50. Xuất Gia - Bố Thí Một Cách Triệt Ðể
51. Lòng Bồ Tát Như Mẹ Thương Con
52. Zero : Ðại Quang Minh Tạng của Tự Tánh
53. Bạn Ðồng "Tham" Phải Ðộng Viên Nhau Tu
54. Tu đạo Phải Học Pháp Cơ Bản
55. Thế Giới Tôn Giáo Ðại Ðồng, Không Nên Phân Tranh
56. Nơi Chánh Pháp Trụ Thế
57. Niệm Khởi Tức Giác, Giác Rồi Tức Không
58. Tội Ngập Trời, Sám Hối Thì Tiêu
59. Nơi Quy Y Của Các Tín Ðồ Tôn Giáo Thế Giới
60. Nhất Niệm Vô Minh Tức Ðọa Luân Hồi
61. Cuộc Ðời Như Mộng, Như Ảnh
62. Rốt Cuộc Ðạo Là Thế Nào ?
63. Thượng Ðức Bất Ðức, Hạ Ðức Chấp Ðức
64. Bởi Ðâu Không Tương Ưng Với Ðạo ?
65. Thần Thông Của Người Tại Sao Không Hiển Hiện ?
66. Kinh Lăng Nghiêm : Biểu Tượng Của Chánh Pháp
67. Tu Ðạo Phải Ðoạn Dục Khử Ái
68. Thiền Thất Khai Thị
69. Hãy Trở Về Quê Hương Của Chúng Ta
70. Một Trăm Ngày Thiền Thất
71. Giữ Ðúng Quy Cũ Thiền Ðường
72. Bỏ Hết Lòng Ðố Kỵ Và Kiêu Mạn
73. Các Vị Ðều Là Thiện Tri Thức
74. Nhận Ra Bổn Lai Diện Mục
75. Tham Thiền Chính Là Trì Giới
76. Luyện Thành Thân Kim Cương Bất Hoại
77. Thiền đường Là Nơi Tạo Thánh Nhân
78. Cày Ðược Phần Nào, Thâu Hoạch Ðược Phần Ðó
79. Chịu Khổ Là Nền Tảng Tu Phật
80. Thế Nào Gọi Là Kim Cương Bồ Ðề Hải
81. Một Niệm Chẳng Sanh Toàn Thể Hiện
82. Tu Ðạo Không Thể Sanh Tâm Sân
Sơ Lược về Hòa Thượng Tuyên Hóa
Mười Tám Ðại Nguyện của Hòa Thượng Tuyên Hóa
Tám Quy Luật của Viện Phiên Dịch Kinh Ðiển
==
Đội Ngũ Bồ Đề Tâm
Sun, 18 Dec 2022 - 6h 59min - 19 - Hoa Thuong Tuyen Hoa Khai Thi - Quyen 3
Hòa Thượng Tuyên Hóa Khai Thị - Quyển 3
Mục lục:
1. Nhân Nào Quả Nấy
2. "Lấy Giả Làm Thật"
3. Thấm Nhuần Nghĩa Lý Kinh Ðiển
4. Sự Lập Nguyện Phải Ðược Phát Xuất Từ Lòng Chân Thành
5. Vạn Phật Thánh Thành - Cảnh Tiên Giữa Chốn Nhân Gian
6. Vạn Sự, Nhẫn Là Quý
7. Sống Ở Ðạo Tràng Phải "Tùy Chúng"
8. Phiền Não Là Bồ Ðề
9. Làm Thế Nào Ðể Dứt Trừ Phiền Não
10. Khai Thị Nhân Ngày Lễ Tắm Phật
11. Nhân Quả Vay Trả, Mảy May Chẳng Sai
12. Thức Ăn Cho Tinh Thần
13. Mưu Sanh và Mưu Tử
14. Bí Quyết Học Thuộc Lòng Kinh Ðiển
15. Pháp Vị Chân Thật
16. Kẻ Cướp Trong Nhà Khó Ðề Phòng!
17. Không Nên Có Thái Ðộ Cống Cao Ngã Mạn Ðối Với Tam Bảo!
18. Bớt Dùng Lời Khách Sáo
19. Cảm Kích Ân Ðức Của Chư Phật và Bồ Tát
20. Làm Thế Nào Ðể Có Ðược Trí Huệ Hơn Người
21. Học Pháp Quý Ở Thực Hành
22. Sửa Ðổi Lỗi Lầm, Nghiệp Tội Sẽ Tiêu Tan
23. Tánh Ðịnh, Ma Phục
24. Lòng Hiếu Thảo Chí Thành Cảm Ðộng Ðến Trời Ðất
25. Quả Thuấn Ðốt Thân Cúng Phật
26. Nhân Duyên Khiến Quả Năng Xuất Gia
27. Không Thể Phung Phí Của Trời!
28. Cần Phải Kiểm Tra Những Sách Xuất Bản
29. Tu Ðạo Cần Phải Quý Phước Cầu Huệ
30. Tính Nóng Nảy Là Nhân Duyên Chướng Ngại Việc Tu Ðạo
31. Cảnh Giới của Bậc A La Hán Chứng Ðạo
32. Vì Sao Cần Phải Niệm Phật
33. Con Người Có Cần Trọn Ðạo Hiếu Hay Chăng?
34. Thế Nào Là Thiện-Tri-Thức
35. Như Người Uống Nước, Nóng Lạnh Tự Biết
36. Bớt Nói Chuyện, Dụng Công Cho Nhiều
37. Tham Thiền Cần Lúc Nào Cũng Nhớ Như Vậy
38. Vì Sao Không Tương Ưng Với Ðạo
39. Phải Cẩn Thận Khi Giảng Kinh Thuyết Pháp
40. Học Gương Người Hiền Mới Là Bậc Dũng Sĩ
41. Sáu Ðại Tông Chỉ của Vạn Phật Thánh Thành
42. Người Tu Hành Không Ðược Phan Duyên
43. Khai Ngũ Nhãn Mới Thấy Ðược Rồng Thật
44. Ðời Người Như Giấc Mộng, Hãy Thức Tỉnh
45. Thế Nào Là "Ngũ Suy Tướng Hiện"
46. Trong Ðạo Tràng Phải Cẩn Thận Nơi Lời Nói và Việc Làm
47. Người Tu Ðạo Không Nên Ích Kỷ
48. Noi Gương Ðịa Tạng Vương Bồ Tát
49. Hãy Chấp Nhận Sự Chỉ Trích Vô Lý
50. Khuyên Con Dâu Nên Hiếu Thảo Với Cha Mẹ Chồng
51. Ðạo Tặc Trở Thành Hiếu Tử
52. Bốn Giai Ðoạn Tất Yếu Của Ðời Người
53. Một Cuốn Kinh Rất Khó Tụng
54. Rèn Luyện Nhân Cách Cao Thượng
55. Lầu Cao Vạn Trượng Ðều Từ Dưới Ðất Xây Lên
56. Hãy Học Cho Giỏi Mới Trọn Vẹn Ðạo Hiếu
57. Nghĩa Vụ Giáo Dục của Vạn Phật Thánh Thành
58. Trẻ Em Là Rường Cột Của Nước Nhà
59. Thế Nào Là Ðôn Phẩm, Thế Nào Là Lập Ðức
60. Ðồng Tính Luyến Ái - Chính Là Tự Ðào Mồ Chôn Mình
61. Tiền Bạc Có Thể Hại Ðến Thân Mạng
62. Kiến Tạo Một Nền Tảng Kiên Cố
63. Khổng Tử - Nhà Ðại Giáo Dục
64. Cái Ðạo Của Bậc "Ðại Học"
Chú Thích
Sơ Lược Tiểu Sử Hòa Thượng Tuyên Hóa
Mười Tám Ðại Nguyện Của Hòa Thượng Tuyên Hóa
Tám Quy Luật của Viện Phiên Dịch Kinh Ðiển
==
Đội Ngũ Bồ Đề Tâm
Sun, 18 Dec 2022 - 3h 45min - 18 - Hoa Thuong Tuyen Hoa Khai Thi - Quyen 2
Hòa Thượng Tuyên Hóa Khai Thị - Quyển 2
Mục Lục
Vài Nét Về Vạn Phật Thánh Thành
Sơ Lược Về Hòa Thượng Tuyên Hóa
Mười Tám Ðại Nguyện của Hòa Thượng Tuyên Hóa
Tám Quy Luật Của Ban Phiên Dịch Kinh Ðiển
1. Gieo Nhân Gặp Quả
2. Phản Bổn Hoàn Nguyên
3. Dùng Tâm Bình Thường Ðể Học Phật
4. Học Phật Thì Ðừng Tham Danh Lợi
5. Ghi Chú Về Sự Linh Nghiệm Khi Cầu Mưa Ở Công Viên Golden Gate San Francisco
6. Tuyển Hiền Cử Năng Ðể Làm Bậc Trụ Trì
7. Kinh Lăng Nghiêm Tuyệt Ðối Là Bộ Chơn Kinh
8. Chúng sinh Biệt Nghiệp Vọng Kiến, Và Ðồng Phân Vọng Kiến
9. Trì Chú Trước Tiên Phải Chánh Tâm Thành Ý
10. Quy Mạng Chú Lăng Nghiêm Quang Minh Trên Ðảnh Phật
11. Khai Thị Nhân Ngày Lễ Phật Ðản
12. Bách Khổ Giao Tiên
13. Bát Khổ
14. Tu Ðạo Không Cần Quá Thông Minh
15. Những Côn Trùng Tác Quái Trên Thân Của Mình
16. Bí Quyết Tu Ðạo: Tiết Thực, Quả Dục
17. Ăn Thịt Tức Là Ăn Người
18. Tu Ðạo Cần Phải Bỏ Ác Làm Lành
19. Ðạo Cả Suy Thì Có Người Nhân Nghĩa
20. Tu Ðạo Cần Có Tâm Kiên Trì Không Ðổi
21. Chim Ðại Bàng Kim Sí Ðiểu
22. Thọ, Yểu, Phú, Cùng Ðều Không Ra Khỏi Luân Hồi
23. Vạn Ma Không Lùi Bồ Ðề Tâm
24. Tất Cả Chúng Sinh Ðều Có Phật Tánh
25. Rắn Lại Nghe Pháp
26. Tự Tại Phi Tha Tại
27. Yêu Quái Xuất Thế
28. Pháp Giới Duy Tâm Tạo
29. Cái Học Tạo Mệnh
30. Ăn Thịt Thì Cũng Giống Như Là Ăn Chất Ðộc Vậy!
31. Tu Ðạo Không Ðược Cẩu Thả
32. Xã Hội Hỗn Loạn
33. Hiệu Lịnh Nhân Ngày Quốc Khánh Nước Mỹ
34. Ma Vương Cũng Phải Giữ Quy Củ
35. Thiên Hạ Bổn Vô Sự, Dung Nhân Tự Nhiễu Chi
36. Vì Nền Giáo Dục Mà Làm Chuyện Giáo Dục
37. Nhân Ác Lớn Nhất Là Sát Sanh, Ăn Thịt
38. Ðôn Phẩm Lập Ðức
39. Ðạo
40. Chân, Thành, Hằng
41. Lời Khuyến Khích Ðầu Năm
42. Có Nên Ðể Cho Trẻ Em Tự Do Phát Triển Chăng?
43. Nguy Cơ Của Sự Tiến Bộ Khoa Học, Kỹ Thuật
44. Nâng Cao Tiêu Chuẩn Hàng Tăng Sĩ, Tích Cực Xiển Dương Kinh Lăng Nghiêm
45. Ðạo Tràng Mới Lập
46. Bốn Ðiều Răn Dạy Về Tánh Thanh Tịnh Chân Thật, Bất Hư
47. Năm Mươi Thứ Ấm Ma Trong Kinh Lăng Nghiêm
48. Lăng Nghiêm Ðại Ðịnh
49. Ðừng Ham Thần Thông Dị Ðoan
50. Muốn Ðộ Chúng Sinh Thì Trước Hết Mình Ðừng Ăn Thịt
51. Ít Phiền Não, Ít Tư Dục
52. Nhân Ðịa Bất Chân, Quả Thọ Khổ
53. Nếu Phật Giáo Ðồ Không Trì Giới Tức Là Mạt Pháp
54. Làm Người Cần Phải Hiếu Thảo Với Cha Mẹ
55. Tự Do Quá Mức Sẽ Ðem Lại Ðau Khổ
56. "Hippy" Từ Ðâu Ðến?
57. Học Ðường Là Thánh Ðịa
58. Khi Phát Nguyện Cần Phải Thành Tâm
59. Hoc Phật Pháp Cần Dũng Mãnh Sửa Ðổi Lỗi Lầm
60. Nói Chuyện Với Học Sinh Trường Dục Lương Và Trường Bồi Ðức
61. Quân Tử Biết Cách Tạo Vận Mạng
62. Sự Bất Ðồng Giữa Phật Với Ma
63. Tám Ðức Tính Căn Bản Làm Người
64. Lấy Việc Giúp Ðời Làm Trách Nhiệm
65. Có Chí Thì Nên
66. Bài Trừ Sắc Thái Mê Tín
67. Lòng Tham Không Ðáy Của Con Người
68. Ba Thứ Ðộc Tác Hại Con Người Nặng Nề Nhất
69. Ở Vườn Lan Mà Chẳng Biết Lan Thơm
70. Thế Nào Là Tam Tạng Kinh Mười Hai Bộ
71. Ðức Lục Tổ Ở Ẩn Nơi Nhóm Thợ Săn
72. Phá Bỏ Tri Kiến Nhân Ngã, Chia Rẽ Phật Giáo
73. Người Tu Ðạo Cần Vượt Qua Khảo Nghiệm
74. Người Tu Ðạo Cần Giữ Gìn Thân Tâm
75. Không Ðủ Giới, Ðịnh Thì Chẳng Sinh Trí Huệ
76. Cha Mẹ Là Tấm Gương Cho Con Cái
77. Nền Văn Hóa Cố Hữu Của Trung Quốc
78. Chúng Sinh Ðáng Thương Xót, Không Biết Tự Cứu
79. Xuất Gia Là Xuất Cái Gì?
80. Ăn Thịt Là Nguồn Gốc Của Tai Kiếp
Sơ Lược về Hòa Thượng Tuyên Hóa
Mười Tám Ðại Nguyện của Hòa Thượng Tuyên Hóa
Tám Quy Luật của Viện Phiên Dịch Kinh Ðiển
Sun, 18 Dec 2022 - 5h 36min - 17 - Hoa Thuong Tuyen Hoa Khai Thi - Quyen 1
Hòa Thượng Tuyên Hóa Khai Thị - Quyển 1
Khai Thị: Quyển 1 - Hòa Thượng Tuyên Hóa
Mục Lục:
1. Phật Pháp là Thực Hành,Không Phải Chỉ Nói Suông
2. Chú Ðại Bi Tiêu Trừ Tai Nạn
3. Cực Lạc Thế Giới Ở Ngay Trước Mắt
4. Sám Hối tức là Cải Quá Tự Tân
5. Xúi Người Khác Làm Ác,Tội Mình Tăng Gấp Ba
6. Tu Hành Có Bốn Giai Ðoạn
7. Thức Khuya Dậy Sớm, Vì Ai Mà Bận Rộn?
8. Niệm Phật Giống Như Gọi Ðiện Thoại
9. Ðừng Chờ Ðến Lúc Khát Mới Ðào Giếng
10. Niệm Danh Hiệu Bồ-Tát có thể Minh Tâm Kiến Tánh
11. Chúng Sinh Vô Biên Thệ Nguyện Ðộ
12. Học Phật Cần Phải Tu Giới, Ðịnh, Huệ
13. Nước Chảy Trào Trước Cửa Chùa
14. Gia Phong của Kim Sơn Thánh Tự
15. Học Phật Cần Có Chân Tâm
16. Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm
17. Trí Huệ Quang Minh Từ Vô Lậu
18. Tu Ðức - Tạo Nghiệp
19. Vạn Vật Ðều Nói Pháp Cho Mình
20. Ðừng Chờ Tới Lúc Già Mới Học Ðạo
21. Tình Ái và Dục Vọng là Tảng Ðá Buộc Chân Người Tu Ðạo
22. Hãy Nỗ Lực vì Hòa Bình Thế Giới
23. Ðả Thiền Thất Phải Khắc Kỳ Thủ Chứng
24. Làm Vừa Ðủ là Trung-Ðạo
25. Phật Pháp rất Bình Ðẳng
26. Ðại Thiện Ðại Ác Vượt Ra Ngoài Số Mạng
27. Xin Bồ-tát Làm Tiêu Ðộc Cho Toàn Cầu
28. Phật Pháp Là Gì?
29. Vô Qui Củ Bất Thành Phương Viên
30. Khi Ðắm Trước Hương Vị Thiền Thì Mọi Chuyện Ðều Sai Lầm
31. Ðạo Tràng Tốt Khó Tìm
32. Si Ái Triền Miên
33. Nỗi Bất Hạnh của Cửa Phật
34. Kiếp Sau Muốn Làm "Liên-Thể-Anh"
35. Tham Thiền: Trước Nhất Cần Xây Nền Tảng
36. Quang Âm Thiên và Khoa Học
37. Tánh, Thức, Ý, Tâm
38. Thật Ðau Lòng Cho Nền Giáo Dục Hiện Tại
39. Tham Thiền Cần Có Con Mắt Biết Chọn Pháp
40. Ðắc Nhất Vạn Sự Tất
41. Lục Ðại Tông Chỉ tức là Ngũ Giới
42. Biểu Hiện của Ðức Hạnh
43. Thiền Thất Hối Ngữ
44. Viên Mãn Mười Tuần Thiền
45. Mười Pháp Giới Không Ngoài Một Niệm Của Tâm
46. Tham Hưởng Thọ Thì Cần Gì Xuất Gia
47. Người Xuất Gia Phải Tụng Ba Bộ Kinh
48. Bốn Ðạo Tràng ở Tây-Phương: Mỹ và Gia-Nã-Ðại
49. Xuất Gia là Chuyện của Bậc Ðại Trượng Phu
50. Phật Tánh Là Bổn Nguyện Của Tất Cả Chúng Sinh
51. Số Không Là Bí Quyết Ðể Phản Tỉnh Hoàn Nguyên
Sơ Lược về Hòa Thượng Tuyên Hóa
Mười Tám Ðại Nguyện của Hòa Thượng Tuyên Hóa
Tám Quy Luật của Viện Phiên Dịch Kinh Ðiển
==
Đội Ngũ Bồ Đề Tâm
Sun, 18 Dec 2022 - 4h 48min - 16 - Nam Mo A Di Da Phat - Tieng Hoa - 南無阿彌陀佛
Nam Mô A Di Đà Phật - Tiếng Hoa 南無阿彌陀佛
Niệm a di đà phật, mỗi ngày
Nhạc niệm phật rất hay - nam mô a di đà phật mp3
Niệm phật a di đà (2011) mp3
Niệm nam mô a di đà phật (giọng nữ mp3)
Nhạc Niệm Phật 6 chữ
nam mô a di đà phật
nam mô a di đà phật - 1h mp3
Nghe nhạc Phật là phương pháp giúp tịnh tâm, giảm phiền muộn và vui sống
Người thợ dùng gổ hay xi măng làm tượng Phật.
Họa sĩ dùng giấy, màu tạo ra hình Phật.
Chúng ta dùng ngôn ngữ để lưu xuất ra danh hiệu Phật.
Tất cả đồng có công đức vô lượng.
Về ý nghĩa danh hiệu Phật rất thâm sâu.
Bồ Đề Tâm trích từ Kinh Niệm Phật Ba La Mật bạn ráng đọc nhe.
Nam Mô A Di Đà Phật nghĩa là gì?
- Nam là Thủy Giác, A Di Đà là Tương Tục Giác, Phật là Bản Giác.
- Nam Mô là Năng Niệm, A Di Đà là tương Tục Niệm, Phật là Sở Niệm.
- Nam Mô là Giới Luật, A Di Đà là Thiền Định, Phật là Trí Tuệ.
- Nam Mô là Thế Gian Giới, A Di Đà là Pháp Giới, Phật là Vô Sai Biệt Giới, Vô Sở Hữu Cảnh Giới, Vô Trụ Xứ Cảnh Giới.
- Nam Mô là Thường, A Di Đà là Tịch, Phật là Quang.
- Nam Mô là Diệu Quán Sát Trí, A Di Đà là Bình Đẳng Tánh Trí, Phật là Đại Viên Cảnh Trí.
- Nam Mô là Phi Hữu, A Di Đà là Phi Vô, Phật là Không Tánh, Phi Hữu Phi Vô Định Tánh.
- Nam Mô là Như Thực Hữu, A Di Đà là Như Thực Không, Phật là Như Thực Bất Không.
- Nam Mô là Sai Biệt Trí, A Di Đà là Vô Sai Biệt Trí, Phật là Pháp Hải Tuệ Công Đức Vô Tận Tạng Viên Mãn Trí.
- Nam Mô là Phương Tiện Lực, A Di Đà là Cứu Cánh Lực, Phật là Dung Thông Phương Tiện Siêu Việt Cứu Cánh Lực.
- Nam Mô là Ly Trần, A Di Đà là Ly Căn, Phật là Ly Thức.
- Nam Mô là Chuyển Y Tạng, A Di Đà là Vô Tận Thiện Căn Tạng, Phật là Quyết Định Chính Giác Tạng
- Nam Mô là Ly Cẩn Tạng, A Di Đà là Niết Bàn Tạng, Phật là Như Huyễn Giải Thoát Tạng.
- Nam Mô là Trang Nghiêm Phật Quốc Độ, A Di Đà là Thành Tựu Vô Biên Phật Quốc Độ, Phật là Như Huyễn Thập Phương Hoa Tạng Thế Giới Hải.
- Nam Mô là Gia Trì Lực, A Di Đà là Tiếp Dẫn Lực, Phật là Tự Tánh Tương Ưng Nhiếp Thọ Lực.
- Nam Mô là Khai Thị Vô Lượng Trí, A Di Đà là Thâm Nhập Chánh Giác Trí, Phật là Quang Minh Phổ Chiếu Trí.
- Nam Mô là Thế Gian Giải, A Di Đà là Giác Ngộ Giải, Phật là Nhất Thiết Trí Chiếu Thập Phương Viên Mãn Giải.
Này Phật tử, danh hiệu Nam Mô A Di Đà Phật có vô lượng vô biên bất khả thuyết ý nghĩa thâm mật vi diệu như thế, dẫu ba đời mười phương chư Phật diễn nói cũng không cùng tận.
Bồ Đề Tâm: Chúc quý vị nghe nhạc phật có những khoảng thời gian an lành, sống lâu, sắc đẹp, an vui sức mạnh
Nam mô a di đà phật, nam mô bổn sư thích ca mau ni phật,
Bồ Đề Tâm: Kính gửi đến toàn thể quý Phật tử, huynh đệ thật nhiều yêu thương và xin cầu nguyện mười phương Chư Phật gia hộ cho tất cả luôn được sức khỏe dồi dào, đạo tâm kiên cố và tiếp tục cống hiến được thật nhiều khả năng sức lực vào việc hoằng dương Chánh Pháp.
===
Đội Ngũ Bồ Đề Tâm
Sun, 18 Dec 2022 - 2h 00min - 15 - Niem Phat 6 Chu Nam Mo A Di Da Phat (南無阿彌陀佛)
Niem Phat 6 Chu Nam Mo A Di Da Phat (南無阿彌陀佛)
Niệm Phật 6 Chữ Nam Mô A Di Đà Phật (Cực hay)
niệm phật 6 chữ - nam mô a di đà phật mp3
niệm a di đà phật, mỗi ngày
nhạc niệm phật rất hay - nam mô a di đà phật mp3
niệm phật a di đà (2011) mp3
niệm nam mô a di đà phật (giọng nữ mp3)
Nhạc Niệm Phật 6 chữ
nam mô a di đà phật
nam mô a di đà phật - 1h mp3
Nghe nhạc Phật là phương pháp giúp tịnh tâm, giảm phiền muộn và vui sống
Người thợ dùng gổ hay xi măng làm tượng Phật.
Họa sĩ dùng giấy, màu tạo ra hình Phật.
Chúng ta dùng ngôn ngữ để lưu xuất ra danh hiệu Phật.
Tất cả đồng có công đức vô lượng.
Về ý nghĩa danh hiệu Phật rất thâm sâu.
Bồ Đề Tâm trích từ Kinh Niệm Phật Ba La Mật bạn ráng đọc nhe.
Nam Mô A Di Đà Phật nghĩa là gì?
- Nam là Thủy Giác, A Di Đà là Tương Tục Giác, Phật là Bản Giác.
- Nam Mô là Năng Niệm, A Di Đà là tương Tục Niệm, Phật là Sở Niệm.
- Nam Mô là Giới Luật, A Di Đà là Thiền Định, Phật là Trí Tuệ.
- Nam Mô là Thế Gian Giới, A Di Đà là Pháp Giới, Phật là Vô Sai Biệt Giới, Vô Sở Hữu Cảnh Giới, Vô Trụ Xứ Cảnh Giới.
- Nam Mô là Thường, A Di Đà là Tịch, Phật là Quang.
- Nam Mô là Diệu Quán Sát Trí, A Di Đà là Bình Đẳng Tánh Trí, Phật là Đại Viên Cảnh Trí.
- Nam Mô là Phi Hữu, A Di Đà là Phi Vô, Phật là Không Tánh, Phi Hữu Phi Vô Định Tánh.
- Nam Mô là Như Thực Hữu, A Di Đà là Như Thực Không, Phật là Như Thực Bất Không.
- Nam Mô là Sai Biệt Trí, A Di Đà là Vô Sai Biệt Trí, Phật là Pháp Hải Tuệ Công Đức Vô Tận Tạng Viên Mãn Trí.
- Nam Mô là Phương Tiện Lực, A Di Đà là Cứu Cánh Lực, Phật là Dung Thông Phương Tiện Siêu Việt Cứu Cánh Lực.
- Nam Mô là Ly Trần, A Di Đà là Ly Căn, Phật là Ly Thức.
- Nam Mô là Chuyển Y Tạng, A Di Đà là Vô Tận Thiện Căn Tạng, Phật là Quyết Định Chính Giác Tạng
- Nam Mô là Ly Cẩn Tạng, A Di Đà là Niết Bàn Tạng, Phật là Như Huyễn Giải Thoát Tạng.
- Nam Mô là Trang Nghiêm Phật Quốc Độ, A Di Đà là Thành Tựu Vô Biên Phật Quốc Độ, Phật là Như Huyễn Thập Phương Hoa Tạng Thế Giới Hải.
- Nam Mô là Gia Trì Lực, A Di Đà là Tiếp Dẫn Lực, Phật là Tự Tánh Tương Ưng Nhiếp Thọ Lực.
- Nam Mô là Khai Thị Vô Lượng Trí, A Di Đà là Thâm Nhập Chánh Giác Trí, Phật là Quang Minh Phổ Chiếu Trí.
- Nam Mô là Thế Gian Giải, A Di Đà là Giác Ngộ Giải, Phật là Nhất Thiết Trí Chiếu Thập Phương Viên Mãn Giải.
Này Phật tử, danh hiệu Nam Mô A Di Đà Phật có vô lượng vô biên bất khả thuyết ý nghĩa thâm mật vi diệu như thế, dẫu ba đời mười phương chư Phật diễn nói cũng không cùng tận.
Bồ Đề Tâm: Chúc quý vị nghe nhạc phật có những khoảng thời gian an lành, sống lâu, sắc đẹp, an vui sức mạnh
Nam mô a di đà phật, nam mô bổn sư thích ca mau ni phật,
Kính gửi đến toàn thể quý Phật tử, huynh đệ thật nhiều yêu thương và xin cầu nguyện mười phương Chư Phật gia hộ cho tất cả luôn được sức khỏe dồi dào, đạo tâm kiên cố và tiếp tục cống hiến được thật nhiều khả năng sức lực vào việc hoằng dương Chánh Pháp.
===
Đội Ngũ Bồ Đề Tâm
Sun, 18 Dec 2022 - 1h 59min - 14 - Chu Duoc Su | Chú Dược Sư Tiếng Phạn | Medicine Mantra
Chú Dược Sư nhẹ nhàng thanh thoát 1 giờ | Medicine buddha mantra | Medicine mantra |藥師佛心咒| 藥師佛咒| 药师佛 | Chú Dược Sư Tiếng Phạn #chuduocsu #thanchuduocsu #medicinemantra #chuduocsu #kinhduocsu #thanchuduocsu #medicinemantra #chuduocsutiengphan #mantrabuddha #duocsuphat #tamchuduocsu #duocsutamchu #phatduocsu #mantra #buddha * Dược Sư Tâm Chú (Tiếng Phạn) Tayatha Om... Bekandze Bekandze Maha Bekandze Randze Samu Gate Soha * Phiên âm: TỀ-DÀ-TÀ ÔM BẾKANCHÊ BẾKANCHỀ MÀHÀBẾKANCHÊ RADCHA SUMUD-GÁTÊ SHOHA TỀ-DÀ-TÀ ÔM BẾKANCHÊ BẾKANCHỀ MÀHÀBẾKANCHÊ RADCHA SUMUD-GÁTÊ SHOHA TỀ-DÀ-TÀ ÔM BẾKANCHÊ BẾKANCHỀ MÀHÀBẾKANCHÊ RADCHA SUMUD-GÁTÊ SHOHA * Chú Dược Sư Nguyện trừ bỏ nỗi đau đớn của nhiều bệnh tật trên thân thể, cùng vượt qua được biết bao sự đau khổ bởi vì dính mắc, hận thù, ghen ghét, ham muốn, tham lam và sự thiếu hiểu biết trong tâm hồn. 🙏🙏🙏Ai có duyên nghe được chú trì tụng được phước vô lượng, thân tâm lại an lạc, tăng trưởng thọ mạng ! 🙏🙏🙏 Trong thời đại bệnh dịch này rất nên trì tụng chú này để hóa giải nghiệp chướng tránh được dịch bệnh, nếu thân phải dính bệnh dịch này thì nên thành tâm sám hối nghiệp chướng chí lòng trì tụng chú này bệnh cũng chống qua (trì chú vào ly nước sạch hoặc thuốc 108 biến rồi xưng niệm Nam Mô Dược Sư Phật cầu xin được hết bệnh nói rõ họ tên và tuổi của mình ) 🙏🙏🙏 Thần chú cũng trị bệnh mất ngủ rất hay ai mất ngủ bật nghe vào đêm thân tâm dễ chìm vào giấc ngủ và giảm đi ác mộng Nếu muốn rõ về chú Dược Sư này nên xem giảng kinh Dược Sư của Hòa Thượng Thích Tuyên Hóa ! Nguyện Cầu cho thế giới mau chóng bình an bệnh dịch tiêu trừ chúng sanh an lạc 🙏🙏🙏 Mọi người xin hãy cùng nhau cầu nguyện ! Xin hồi hướng công đức này cho hết thảy mọi người được thân tâm an lạc, bình an. A Di Đà Phật ! #chuduocsu #kinhduocsu #duocsu #thanchuduocsu #medicinemantra #chuduocsutiengphan #mantrabuddha #duocsuphat #tamchuduocsu #duocsutamchu #phatduocsu #phatphapnhiemmau #buddha #thuoctricovid #nhacphat #covid #daibi #nhacthien #mantra #buddha #mattong #taytang #lovesong #song #songbuddha #buddhasong chú dược sư lưu ly, chu duoc su luu ly,chú dược sư, chu duoc su, chu duoc su tieng phan, chú được sư tiếng phạn, tâm chú được sư, dược sư tâm chú, thần chú dược sư, than chu duoc su, phat duoc su, phật dược sư, dược sư phật, duoc su phat, kinh duoc su, duoc su, dược sư, budda, Buddhism, Medicine Buddha, 药师佛, 藥師佛, 药师佛咒, 藥師佛咒, chu duoc su luu ly, chú dược sư luu ly, dược sư lưu ly quang như lai, nhật quang biến chiếu bồ tát, nguyệt quang biến chiếu bồ tát, duoc su quan danh chan ngon, phat duoc su tri benh, tâm chú dược sư, medicine buddha mantra 藥師佛心咒 | 藥師琉璃光如來 藥師琉璃光佛 | Chú dược sư | Phật dược sư | Medicine Buddha Mantra 药剂师的智慧咒语,治疗咒语,药剂师,药剂师,药剂师s,药剂师,佛药剂师,药佛药剂师,佛经,佛经,药师,药佛佛佛,佛法,佛法,佛法, 药师佛咒, 楚药师吕丽, 药师吕丽, 药师璐璐光如来, 日光化菩萨, 月光化菩萨菩萨, 多汁真言禅美味, 解苦心, 心药
Fri, 19 Nov 2021 - 59min - 13 - Thần chú Tara Xanh Lục Độ Phật Mẫu (Green Tara Mantra) 綠度母 (多羅菩薩) 心咒 | Om Tare Tuttare Ture Soha
➤➤ Nhạc thần chú Tara Xanh Lục Độ Phật Mẫu (Green Tara Mantra) 綠度母 (多羅菩薩) 心咒
Tụng thần chú của Tara Xanh Lục Độ Phật Mẫu sẽ giúp chúng ta vượt qua nỗi sợ hãi và giận dữ, bảo vệ chúng ta khỏi những chướng ngại, cũng như tăng trưởng những ước nguyện một cách nhanh chóng.
🙏 Âm thanh của thần chú Green Tara khi nhất tâm trì niệm sẽ giúp chúng ta giải thoát khỏi 8 nỗi sợ hãi của vô minh: Tham - Sân - Si - Mạn - Nghi - Ác - Trược - Tà kiến 🙏
▪️Tara Xanh Lục Độ Phật Mẫu (Green Tara Mantra): Om Tare Tuttare Ture Svaha
Thần Chú này do Kim Cang Đa-la Bồ-tát, tức là một hoá thân của Đức Quán thế âm Bồ-tát tuyên nói: "Đây là Vua của hết thảy mọi Chơn Ngôn khác và được ban cho rất nhiều oai lực thần thông vĩ đại.
Người nào hay trì tụng Chơn Ngôn này thì được mười Phương Chư Như Lai tán thán, cúng dường và tôn trọng cùng thương yêu kẻ đó như là con đẻ của mình (KINH SADHANAMALA).
Người tu Chơn Ngôn trì tụng lâu ngày Thần Chú này sẽ được thể nhập làm một với Đức Phật Mẫu Tara, tượng trưng bằng Thánh tự 'TÂM' màu vàng chói lọi. Kẻ đó sẽ chứng được tám loại thần thông siêu việt thế gian và các quyền năng thông thường khác sẽ đến với kẻ đó như là một điều xác thực hiển nhiên.
Việc trì tụng thần chú mười âm của Đức Lục Độ Phật Mẫu Tara (OM TARE TUTTARE TURE SVAHA) giúp cho mọi sợ hãi của bạn được lắng diệu và mong cầu của bạn được thoả mãn.
Câu tâm chú dịch nghĩa:
"Om": Đại diện cho sự giác ngộ về thân, ngữ (khẩu) và ý.
"Tare": Giải thoát khỏi luân hồi.
"Tutare": Giải thoát bạn khỏi tám nỗi sợ hãi xuất phát từ sự thiếu hiểu biết, tham, sân, kiêu ngạo, ghen gét, tham lam, nghi ngờ và tà kiến.
"Ture": Giải phóng khỏi khổ đau, giải thoát chúng ta khỏi các nguyên nhân sự thực làm rối loạn suy nghĩ, làm ta đau khổ thực sự.
"Soha": Thiết lạp cội gốc của con đường trong trái tim của con đường tròn trái tim của bạn.
------------------------
In Tibet "Om Tare Tuttare Ture Soha"
In Sanskrit "Oṃ Tāre Tuttāre Ture Svāhā"
Tibetan culture, and some others, green is
considered to include all the other colors.
The practice of Green Tara helps to overcome fear and anxiety, but devotees also believe that she can grant wishes, eliminate suffering of all kinds and bring happiness.
When called upon, she instantaneously saves us from eight specific calamities. (Another lineage describes 16.) The First Dalai Lama lists the 8, and interprets them as representative of corresponding defects, flaws, or obscurations: 1) lions and pride 2) wild elephants and delusions 3) forest fires and hatred 4) snakes and envy 5) robbers and fanatical views 6) prisons and avarice 7) floods and lust 8) demons and doubt.
OM TARE TUTTARE TURE SOHA
OM represents Tara's sacred body, speech and mind.
TARE means liberating from all discontent.
TUTTARE means liberating from the eight fears, the external dangers, but mainly from the internal dangers, the delusions.
TURE means liberating from duality; it shows the true cessation of confusion.
SOHA means "may the meaning of the mantra take root in my mind."
According to Tibetan Buddhism's beliefs, this mantra can not only eliminate diseases, troubles, disasters and karma, but will also bring believers blessings, longer life and even the wisdom to transcend one's circle of reincarnation.
Mọi vấn đề liên quan đến liên quan đến bản quyền xin vui lòng liên hệ email: bodetam.com.vn@gmail.com, . Xin chân thành cảm ơn!
Website: https://www.bodetam.com.vn/Sat, 28 Aug 2021 - 1h 04min - 12 - Chú Đại Bi (Tiếng Phạn) - by Ani Choying Drolma - Great Compassion Mantra
Chú Đại Bi (tiếng Phạn) - by Ani Choying Drolma - Great Compassion Mantra
Chú Đại Bi nằm trong Kinh Đại bi tâm đà la ni. Phật nói Chú đại bi là thần chú quảng đại viên mãn, thần chú vô ngại đại bi, thần chú cứu khổ. Trì chú đại bi thì diệt vô lượng tội, được vô lượng phước và chết thì sinh Cực Lạc. Thần chú này do Quan Thế Âm bồ tát nói. Muốn trì chú này thì phải phát Bồ đề tâm, kính giữ trai giới, tâm luôn bình đẳng với mọi loài và phải trì tụng liên tục.
Chú Đại Bi tiếng Phạn (Maha Karuna Dharani) và phiên âm:
Chú Đại Bi nằm trong “Kinh Đại bi tâm đà la ni”. Phật nói chú này là thần chú quảng đại viên mãn, thần chú vô ngại đại bi, thần chú cứu khổ. Trí chú này thì diệt vô lượng tội, được vô lượng phước và chết thì sinh Cực Lạc. Thần chú này do Quan Thế Âm bồ tát nói. Muốn trì chú này thì phải phát Bồ đề tâm, kính giữ trai giới, tâm luôn bình đẳng với mọi loài và phải trì tụng liên tục.
Namo ratnatràyàya.
Namo Aryàvalokites’varàya Bodhisattvaya Mahasattvaya Mahàkarunikàya.
Om sarva rabhaye sunadhàsya.
Namo skirtva imam aryàvalotites’vara ramdhava.
Namo narakindhi hrih mahàvadhasvàme.
Sarvàrthato subham ajeyam sarvasata. Namo varga mahàdhàtu.
Tadyathà: om avaloki lokate karate.
Ehrih mahà bodhisattva sarva sarva mala mala.
Mahi hrdayam kuru kuru karman.
Dhuru dhuru vijàyate mahàvijayati.
Dhara dhara dhirini svaràya.
Cala cala mama vimala muktir.
Ehi ehi s’ina s’ina àrsam prasari.
Basha basham prasàya hulu hulu mara.
Hulu hulu hrih sara sara siri siri suru suru.
Bodhiya bodhiya bodhaya bodhaya.
Maitreya narakindi dhrish nina.
Bhayamana svaha siddhaya svàhà.
Maha siddhàya svaha.
Siddha yoge s’varaya svaha. Nirakindi svàhà.
Mara nara svaha s’ira Simha mukhàya svaha.
Sarva maha asiddhaya svaha. Cakràsiddhaya svaha.
Padma kastàya svaha.
Nirakindi vagalàya svaha.
Mavari śankaraya svāhā.
Namo ratnatràyàya. Namo aryàvalokites’varaya svaha.
Om siddhyantu mantra pàdàya svàhà.
Chú Đại Bi Tiếng Phạn phiên âm Việt:
MA HA KA RU NA ĐA RA NI
Na mô rát na tra da da. Na ma a ria va lô ki tê soa ra da, bô đi sát toa da, ma ha sát toa da, ma ha ka ru ni ka da. Ôm, sa va, ra ba da, su đa na đa siê. Na más, kri toa, i mam, a ria va lô ki tê soa ram, đa va. Na mô na ra kin đi, ha ra dê, ma ha va đa sa mê. Sa va, a tha đu, su bam, a jê dam, sa va sát toa, na ma va sát toa. Na mô va ga, ma va đu đu.
Ta đia tha: Ôm, a va lô kê, lô ka tê, ka ra tê, ê hi rê, ma ha bô đi sát toa, sa va sa va, ma la ma la, ma hê, ma hi rê đa dam, ku ru ku ru, ka mum, đu ru đu ru, vi ja da tê, ma ha vi ja da tê, đa ra đa ra, đi ri ni, soa ra da, cha la cha la, ma ma, va ma ra, múc tê lê, ê hê ê hê, chin đa chin đa, a ra sam, pra cha li, va sa va sam, pra sa da, hu ru hu ru, ma ra, hu ru hu ru hi ri, sa ra sa ra, si ri si ri, su ru su ru, bô đi da, bô đi da, bô đa da, bô đa da, mai tri da, na ra kin đi. Đa si ni na, pa da ma na, soa ha. Sít đa da, soa ha. Ma ha sít đa da, soa ha. Sít đa dô gê, soa ra da, soa ha. Na ra kin đi, soa ha. Ma ra na ra, soa ha. Si ra sam, a mu kha da, soa ha. Sa va, ma ha a sít đa da, soa ha. Chác ra, a sít đa da, soa ha. Pát ma kás ta da, soa ha. Na ra kin đi, va ga ra da, soa ha. Ma va ri, san kha ra da, soa ha.
Na mô rát na tra da da. Na ma a ria va lô ki tê soa ra da, soa ha. Ôm, sít dan tu, man tra, pa đa da, soa ha.
Quang Đăng phiên âm
🙏Xin chúc cả đạo tràng một ngày an lạc tươi vui và nhiều năng lượng
🙏Sở Cầu Như Ý – Sở Nguyện Tòng Tâm – Tâm Thành Ý Nguyện!
🌐Website: https://bodetam.com.vn/
#chúđạibi #tiếngphạn
Sat, 28 Aug 2021 - 1h 50min - 11 - Om Mani Padme Hum - Án ma ni bát mê hồng
Om Mani Padme Hum
Om Mani Padme Hūm[1] (chữ Devanāgarī: ॐ मणि पद्मे हूँ, tiếng Tây Tạng: ཨོཾ་མ་ཎི་པདྨེ་ཧཱུྃ) là một câu Chân ngôn tiếng Phạn, được xem là chân ngôn cầu Quán Thế Âm Bồ Tát và là chân ngôn quan trọng và lâu đời nhất của Phật giáo Tây Tạng. Nó còn được mệnh danh là "Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn" tức là "Chân ngôn sáng rõ bao gồm sáu chữ".
Có thể dịch câu này là Om, ngọc quý trong hoa sen, Hūm. Theo âm Hán-Việt, câu này được đọc là Úm ma ni bát ni hồng (zh. 唵嘛呢叭𡁠吽, chữ 𡁠 cũng được viết dị dạng là 咪), hoặc Án ma ni bát mê hồng.
Thông thường người ta không giảng nghĩa Chân ngôn, nhưng ở đây cần nói thêm là: "ngọc quý" biểu hiện cho Bồ-đề tâm (bodhicitta), "hoa sen" chỉ tâm thức con người, ý nghĩa là tâm Bồ-đề nở trong lòng người. Tuy nhiên Chân ngôn có những âm thanh riêng biệt và những tác dụng bí ẩn theo cách trình bày của Kim cương thừa. Đối với Phật giáo Tây tạng thì Oṃ Maṇi Padme Hūṃ ཨོཾ་མ་ནི་པ་དྨེ་ཧཱུྃ་ chính là lòng từ bi rộng lớn, muốn đạt Niết-bàn vì lợi ích của chúng sinh. Vì vậy sáu âm tiết của thần chú này cũng được xem là tương ưng với sáu cõi tái sinh của dục giới (Hữu luân, Tam giới).
Sat, 28 Aug 2021 - 1h 00min - 10 - Chú Đại Bi Giảng Giải - Hòa Thượng Tuyên Hóa - Bản Full - 3 Tiếng
Chú Đại Bi Giảng Giải - Hòa Thượng Tuyên Hóa - Bản Full - 3 Tiếng
THẦN CHÚ ĐẠI BI, NHIỆM MẦU KHÔNG THỂ NGHĨ BÀNMật chú gồm có bốn ý nghĩa sau:
Trong bài chú có tên vua các loài quỷ thần, nên phàm tiểu quỷ nghe đến tên này thì không dám làm bậy và phải tôn trọng phép tắc.
Chú được coi như khẩu lệnh trong quân đội, nếu vi phạm ắt sẽ bị trừng trị,
Chú có thể âm thầm tiêu trừ nghiệp tội mà chính mình không hay biết,
Chú là ngôn ngữ bí mật của chư Phật, chỉ có chư Phật mới hiểu được mà thôi.
Ý nghĩa của Đại Bi: Căn cứ câu: “Bi năng bạt khổ,” bất cứ ai gặp phải mọi cảnh khổ nạn, nếu thành tâm tụng Chú Đại Bi đều có thể được bình an, chuyển hung thành cát. Ngài Quán Thế Âm bạch Phật rằng: “Nếu như chúng sanh trì tụng Chú Đại Bi mà không được mãn nguyện, thì xin thề không thành chánh giác, trừ phi nguyện ước của họ bất thiện hay không thành tâm trì tụng.”
Trì tụng Chú Đại Bi không những được tự tại, mà các điều cầu mong còn được thành tựu; có thể tránh được khổ ách tai nạn và được vui sướng an lạc; vượt qua mọi hiểm nghèo, tới chỗ bình an vô sự. Làm sao có thể xa lìa khổ ách? Phải tụng Chú Đại Bi. Làm sao thoát khỏi hiểm nghèo? Phải trì tụng Chú Đại Bi. Chớ có coi Chú Đại Bi là tầm thường hay đơn giản. Tôi xin nói với quý vị rằng nếu quả trong đời quá khứ và hiện tại quý vị không có căn duyên tốt lành thì ngay đến cả cái tên của Chú Đại Bi cũng chưa được nghe, đừng nói tới việc trì tụng. Nay không những quý vị được nghe biết tên của Chú lại còn được trì tụng Chú với một lòng chí thành như vậy, thật là một cơ hội trăm ngàn vạn kiếp mới có một lần, rồi lại được Thiện tri thức chỉ dẫn, cách thức đọc tụng, thọ trì, tu trì nữa. Thật đáng cho quý vị coi trọng! Tóm lại, Chú Đại Bi có những lợi ích không thể nghĩ hết được.
Những lợi ích của công phu trì tụng Chú Đại Bi, nói ra không thể hết được. Phàm ai đã trì tụng Chú Đại Bi thì tuyệt đối chẳng bị đọa vào ba đường ác. Nếu bị đọa vào các đường ác đó thì Ngài Quán Thế Âm nguyện chẳng bao giờ thành Phật. Phàm ai ngu si mà trì tụng Chú Đại Bi, nếu chẳng biến thành kẻ trí huệ, Ngài Quán Thế Âm cũng nguyện chẳng thành Phật. Thần Chú Đại Bi lại có thể trị tám vạn bốn ngàn loại tật bệnh của thế gian. Ai bị bệnh nan y, cho đến các y sĩ, Tây y hay Đông y phải bó tay, nhưng nếu thành tâm trì tụng Chú Đại Bi cũng nhất định chẳng uống thuốc mà được khỏi bệnh. Thần hiệu của Chú Đại Bi thật không thể nghĩ bàn!
Chúng ta nên thành tâm thành ý, rất mực cung cung kính kính trì tụng Chú Đại Bi, tụng cho tới độ tâm không vọng tưởng.
Ở đây trong vòng bảy ngày, nên dũng mãnh tinh tấn, xa lìa vọng tưởng. Nếu lại vừa học tập, vừa nghĩ ngợi lung tung, công phu không thể chuyên nhất được. Tâm không chuyên nhất thì khó lòng sanh cảm ứng. Đó là một điều, quý vị phải đặc biệt chú ý!
Chữa trị chứng ung thư chẳng phải là chuyện dễ dàng, vậy mà trì tụng Chú Đại Bi khiến cho bệnh tiêu tan. Thần lực của Chú Đại Bi thật mầu nhiệm không thể nghĩ bàn. Chỉ cần xem công phu của quý vị trong bảy ngày ra sao, ai thành tâm, người đó sẽ thấy ứng nghiệm, được lợi ích. Ai có bệnh, bệnh sẽ lui. Ai không bệnh, thì trí huệ được khai mở. Cầu chuyện gì được chuyện đó, cho nên Chú Đại Bi gọi là bất khả tư nghì quảng đại linh cảm, vô ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni.
Hòa Thượng Tuyên Hóa
BODETAM.COM.VNSat, 21 Aug 2021 - 2h 58min - 9 - Chú Đại Bi - Tiếng Phạn
Chú Đại Bi (Tiếng Phạn)
Namo ratnatràyàya.
Namo Aryàvalokites’varàya Bodhisattvaya Mahasattvaya Mahàkarunikàya.
Om sarva rabhaye sunadhàsya.
Namo skirtva imam aryàvalotites’vara ramdhava.
Namo narakindhi hrih mahàvadhasvàme.
Sarvàrthato subham ajeyam sarvasata. Namo varga mahàdhàtu.
Tadyathà: om avaloki lokate karate.
Ehrih mahà bodhisattva sarva sarva mala mala.
Mahi hrdayam kuru kuru karman.
Dhuru dhuru vijàyate mahàvijayati.
Dhara dhara dhirini svaràya.
Cala cala mama vimala muktir.
Ehi ehi s’ina s’ina àrsam prasari.
Basha basham prasàya hulu hulu mara.
Hulu hulu hrih sara sara siri siri suru suru.
Bodhiya bodhiya bodhaya bodhaya.
Maitreya narakindi dhrish nina.
Bhayamana svaha siddhaya svàhà.
Maha siddhàya svaha.
Siddha yoge s’varaya svaha. Nirakindi svàhà.
Mara nara svaha s’ira Simha mukhàya svaha.
Sarva maha asiddhaya svaha. Cakràsiddhaya svaha.
Padma kastàya svaha.
Nirakindi vagalàya svaha.
Mavari śankaraya svāhā.
Namo ratnatràyàya. Namo aryàvalokites’varaya svaha.
Om siddhyantu mantra pàdàya svàhà.
BODETAM.COM.VN
Sat, 21 Aug 2021 - 58min - 8 - Chú Đại Bi Giảng Giải - Phần 6/6
Chú Đại Bi Giảng Giải - Phần 6/6
Chú Đại Bi Giảng Giải - Phần 6/6 Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng
Thủ Nhãn thông thiên đại tổng trì
Chấn động tam thiên thế giới thời
Hữu duyên vô duyên hàm nhiếp hóa
Từ bi phổ độ diêm phù đề .
Chú Ðại Bi giảng giải
Hòa Thượng Tuyên Hóa giảng vào năm 1969 tại Phật Giáo Giảng Ðường tại Tam Phan Thị (San Francisco)
Chú Ðại Bi, vốn chẳng có cách gì giảng được, vì Chú là mật ngữ bí mật. Nếu muốn biết ý nghĩa của Chú Ðại Bi thì trước hết tôi nói một bài kệ. Bài kệ này nói về Chú Ðại Bi :
"Ðại bi đại Chú thông thiên địa
Nhất bách nhất thiên thập vương hoan
Ðại bi đại từ năng khử bệnh
Nghiệt kính nhất chiếu biển cao huyền".
"Ðại bi đại Chú thông thiên địa": Bạn đọc Chú Ðại Bi thì trên trời cũng chấn động, dưới đất cũng chấn động, thông thiên triệt địa.
"Nhất bách nhất thiên thập vương hoan" : Mỗi ngày bạn tụng 108 biến, tụng một ngàn ngày ; một năm có 365 ngày, một ngàn ngày tức khoảng ba năm. Bạn tụng ba năm mà mỗi ngày tụng chẳng gián đoạn. Mỗi ngày lúc nào bạn tụng Chú Ðại Bi thì nhất định tụng vào lúc đó, dù bận thế nào bạn cũng tụng 108 biến. "Thập vương" là mười ông vua ở dưới địa ngục, còn gọi là Thập Ðiện Diêm Vương, các vị ấy đều vui mừng, đó gọi là "Nhất bách nhất thiên thập vương hoan".
"Ðại từ đại bi năng khử bệnh" : Vì sao Chú Ðại Bi gọi là Chú Ðại Bi ? Vì "bi hay cứu khổ", hay cứu tất cả khổ nạn của chúng sinh ; đó là "cứu khổ ban vui", cho nên gọi là Chú Ðại Bi. Cứu khổ ban vui, chủ yếu là có thể trị bệnh ; bất cứ có bệnh gì, bạn tụng Chú Ðại Bi thì bệnh đều khỏi hẳn. Có người nói :"Tôi tụng Chú Ðại Bi sao bệnh không khỏi hẳn ?" Vì bạn chẳng thành tâm ; nếu bạn thành tâm, thì nhất định sẽ có cảm ứng của Chú Ðại Bi.
"Nghiệt kính nhất chiếu biển cao huyền" : Mỗi ngày bạn tụng 108 biến mà tụng một ngàn ngày, tức cũng khoảng thời gian ba năm, thì mười ông vua Diêm Vương đều vui mừng, bệnh gì cũng đều có thể trị được. Lúc đó bạn lập được rất nhiều công ; vì trong thời gian ba năm, hằng ngày bạn đều tụng Chú, chẳng tạo nghiệp. Dưới địa ngục có một tấm gương gọi là "nghiệt kính đài", bất cứ bạn tạo tội nghiệp gì thì đều hiển hiện ra ở trong tấm gương đó, giống như màn ảnh truyền hình. Một đời bạn làm gì, như bạn giết người thì trong tấm gương đó sẽ hiện ra tình hình bạn giết người ; bạn trộm cắp vật của người thì trong tấm gương đó sẽ hiện ra cảnh tượng bạn trộm cắp ; nếu bạn đi đốt nhà phóng lửa thì trong tấm gương đó sẽ hiện ra nghiệp bạn đã làm. Nếu bạn chẳng có nghiệp gì thì sao ? Thì trong tấm gương đó chẳng có cảnh giới gì để hiện ra. Cho nên trong ba năm bạn tụng Chú Ðại Bi, nếu chẳng uống rượu, chẳng ăn thịt, chẳng ăn ngũ tân (hành, hành tây, hẹ, tỏi, nén) thì khi tấm gương "nghiệt kính đài" chiếu lên thì bạn chẳng có nghiệp chướng gì ; ở dưới địa ngục cho bạn mang tấm bảng nói rằng : "Người đó tụng trì Chú Ðại Bi, đã tiêu trừ nghiệp của họ, tất cả quỷ thần dưới địa ngục thấy người đó đều cúi đầu đảnh lễ cung kính như chư Phật ba đời và đều bảo hộ người đó như bảo hộ tất cả chư Phật, và cũng đi khắp nơi nói với các quỷ thần khác rằng thấy người đó đừng có nhiễu loạn họ". Cho nên Chú Ðại Bi có oai lực như thế, thật là không thể nghĩ bàn. Bây giờ giảng về Chú Ðại Bi.
Chú Đại Bi Giảng Giải - Phần 6/6 Mời quý vị lắng nghe
BODETAM.COM.VN
Sat, 21 Aug 2021 - 46min - 7 - Chú Đại Bi Giảng Giải - Phần 5/6
Chú Đại Bi Giảng Giải - Phần 5/6
Chú Đại Bi Giảng Giải - Phần 5/6 Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng
Thủ Nhãn thông thiên đại tổng trì
Chấn động tam thiên thế giới thời
Hữu duyên vô duyên hàm nhiếp hóa
Từ bi phổ độ diêm phù đề .
Chú Ðại Bi giảng giải
Hòa Thượng Tuyên Hóa giảng vào năm 1969 tại Phật Giáo Giảng Ðường tại Tam Phan Thị (San Francisco)
Chú Ðại Bi, vốn chẳng có cách gì giảng được, vì Chú là mật ngữ bí mật. Nếu muốn biết ý nghĩa của Chú Ðại Bi thì trước hết tôi nói một bài kệ. Bài kệ này nói về Chú Ðại Bi :
"Ðại bi đại Chú thông thiên địa
Nhất bách nhất thiên thập vương hoan
Ðại bi đại từ năng khử bệnh
Nghiệt kính nhất chiếu biển cao huyền".
"Ðại bi đại Chú thông thiên địa" : Bạn đọc Chú Ðại Bi thì trên trời cũng chấn động, dưới đất cũng chấn động, thông thiên triệt địa.
"Nhất bách nhất thiên thập vương hoan" : Mỗi ngày bạn tụng 108 biến, tụng một ngàn ngày ; một năm có 365 ngày, một ngàn ngày tức khoảng ba năm. Bạn tụng ba năm mà mỗi ngày tụng chẳng gián đoạn. Mỗi ngày lúc nào bạn tụng Chú Ðại Bi thì nhất định tụng vào lúc đó, dù bận thế nào bạn cũng tụng 108 biến. "Thập vương" là mười ông vua ở dưới địa ngục, còn gọi là Thập Ðiện Diêm Vương, các vị ấy đều vui mừng, đó gọi là "Nhất bách nhất thiên thập vương hoan".
"Ðại từ đại bi năng khử bệnh" : Vì sao Chú Ðại Bi gọi là Chú Ðại Bi ? Vì "bi hay cứu khổ", hay cứu tất cả khổ nạn của chúng sinh ; đó là "cứu khổ ban vui", cho nên gọi là Chú Ðại Bi. Cứu khổ ban vui, chủ yếu là có thể trị bệnh ; bất cứ có bệnh gì, bạn tụng Chú Ðại Bi thì bệnh đều khỏi hẳn. Có người nói :"Tôi tụng Chú Ðại Bi sao bệnh không khỏi hẳn ?" Vì bạn chẳng thành tâm ; nếu bạn thành tâm, thì nhất định sẽ có cảm ứng của Chú Ðại Bi.
"Nghiệt kính nhất chiếu biển cao huyền" : Mỗi ngày bạn tụng 108 biến mà tụng một ngàn ngày, tức cũng khoảng thời gian ba năm, thì mười ông vua Diêm Vương đều vui mừng, bệnh gì cũng đều có thể trị được. Lúc đó bạn lập được rất nhiều công ; vì trong thời gian ba năm, hằng ngày bạn đều tụng Chú, chẳng tạo nghiệp. Dưới địa ngục có một tấm gương gọi là "nghiệt kính đài", bất cứ bạn tạo tội nghiệp gì thì đều hiển hiện ra ở trong tấm gương đó, giống như màn ảnh truyền hình. Một đời bạn làm gì, như bạn giết người thì trong tấm gương đó sẽ hiện ra tình hình bạn giết người ; bạn trộm cắp vật của người thì trong tấm gương đó sẽ hiện ra cảnh tượng bạn trộm cắp ; nếu bạn đi đốt nhà phóng lửa thì trong tấm gương đó sẽ hiện ra nghiệp bạn đã làm. Nếu bạn chẳng có nghiệp gì thì sao ? Thì trong tấm gương đó chẳng có cảnh giới gì để hiện ra. Cho nên trong ba năm bạn tụng Chú Ðại Bi, nếu chẳng uống rượu, chẳng ăn thịt, chẳng ăn ngũ tân (hành, hành tây, hẹ, tỏi, nén) thì khi tấm gương "nghiệt kính đài" chiếu lên thì bạn chẳng có nghiệp chướng gì ; ở dưới địa ngục cho bạn mang tấm bảng nói rằng : "Người đó tụng trì Chú Ðại Bi, đã tiêu trừ nghiệp của họ, tất cả quỷ thần dưới địa ngục thấy người đó đều cúi đầu đảnh lễ cung kính như chư Phật ba đời và đều bảo hộ người đó như bảo hộ tất cả chư Phật, và cũng đi khắp nơi nói với các quỷ thần khác rằng thấy người đó đừng có nhiễu loạn họ". Cho nên Chú Ðại Bi có oai lực như thế, thật là không thể nghĩ bàn. Bây giờ giảng về Chú Ðại Bi.
Chú Đại Bi Giảng Giải - Phần 5/6 Mời quý vị lắng nghe
BODETAM.COM.VN
Sat, 21 Aug 2021 - 47min - 6 - Chú Đại Bi Giảng Giải - Phần 4/6
Chú Đại Bi Giảng Giải - Phần 4/6
Chú Đại Bi Giảng Giải - Phần 4/6 Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng
Thủ Nhãn thông thiên đại tổng trì
Chấn động tam thiên thế giới thời
Hữu duyên vô duyên hàm nhiếp hóa
Từ bi phổ độ diêm phù đề .
Chú Ðại Bi giảng giải
Hòa Thượng Tuyên Hóa giảng vào năm 1969 tại Phật Giáo Giảng Ðường tại Tam Phan Thị (San Francisco)
Chú Ðại Bi, vốn chẳng có cách gì giảng được, vì Chú là mật ngữ bí mật. Nếu muốn biết ý nghĩa của Chú Ðại Bi thì trước hết tôi nói một bài kệ. Bài kệ này nói về Chú Ðại Bi :
"Ðại bi đại Chú thông thiên địa
Nhất bách nhất thiên thập vương hoan
Ðại bi đại từ năng khử bệnh
Nghiệt kính nhất chiếu biển cao huyền".
"Ðại bi đại Chú thông thiên địa" : Bạn đọc Chú Ðại Bi thì trên trời cũng chấn động, dưới đất cũng chấn động, thông thiên triệt địa.
"Nhất bách nhất thiên thập vương hoan" : Mỗi ngày bạn tụng 108 biến, tụng một ngàn ngày ; một năm có 365 ngày, một ngàn ngày tức khoảng ba năm. Bạn tụng ba năm mà mỗi ngày tụng chẳng gián đoạn. Mỗi ngày lúc nào bạn tụng Chú Ðại Bi thì nhất định tụng vào lúc đó, dù bận thế nào bạn cũng tụng 108 biến. "Thập vương" là mười ông vua ở dưới địa ngục, còn gọi là Thập Ðiện Diêm Vương, các vị ấy đều vui mừng, đó gọi là "Nhất bách nhất thiên thập vương hoan".
"Ðại từ đại bi năng khử bệnh" : Vì sao Chú Ðại Bi gọi là Chú Ðại Bi ? Vì "bi hay cứu khổ", hay cứu tất cả khổ nạn của chúng sinh ; đó là "cứu khổ ban vui", cho nên gọi là Chú Ðại Bi. Cứu khổ ban vui, chủ yếu là có thể trị bệnh ; bất cứ có bệnh gì, bạn tụng Chú Ðại Bi thì bệnh đều khỏi hẳn. Có người nói :"Tôi tụng Chú Ðại Bi sao bệnh không khỏi hẳn ?" Vì bạn chẳng thành tâm ; nếu bạn thành tâm, thì nhất định sẽ có cảm ứng của Chú Ðại Bi.
"Nghiệt kính nhất chiếu biển cao huyền" : Mỗi ngày bạn tụng 108 biến mà tụng một ngàn ngày, tức cũng khoảng thời gian ba năm, thì mười ông vua Diêm Vương đều vui mừng, bệnh gì cũng đều có thể trị được. Lúc đó bạn lập được rất nhiều công ; vì trong thời gian ba năm, hằng ngày bạn đều tụng Chú, chẳng tạo nghiệp. Dưới địa ngục có một tấm gương gọi là "nghiệt kính đài", bất cứ bạn tạo tội nghiệp gì thì đều hiển hiện ra ở trong tấm gương đó, giống như màn ảnh truyền hình. Một đời bạn làm gì, như bạn giết người thì trong tấm gương đó sẽ hiện ra tình hình bạn giết người ; bạn trộm cắp vật của người thì trong tấm gương đó sẽ hiện ra cảnh tượng bạn trộm cắp ; nếu bạn đi đốt nhà phóng lửa thì trong tấm gương đó sẽ hiện ra nghiệp bạn đã làm. Nếu bạn chẳng có nghiệp gì thì sao ? Thì trong tấm gương đó chẳng có cảnh giới gì để hiện ra. Cho nên trong ba năm bạn tụng Chú Ðại Bi, nếu chẳng uống rượu, chẳng ăn thịt, chẳng ăn ngũ tân (hành, hành tây, hẹ, tỏi, nén) thì khi tấm gương "nghiệt kính đài" chiếu lên thì bạn chẳng có nghiệp chướng gì ; ở dưới địa ngục cho bạn mang tấm bảng nói rằng : "Người đó tụng trì Chú Ðại Bi, đã tiêu trừ nghiệp của họ, tất cả quỷ thần dưới địa ngục thấy người đó đều cúi đầu đảnh lễ cung kính như chư Phật ba đời và đều bảo hộ người đó như bảo hộ tất cả chư Phật, và cũng đi khắp nơi nói với các quỷ thần khác rằng thấy người đó đừng có nhiễu loạn họ". Cho nên Chú Ðại Bi có oai lực như thế, thật là không thể nghĩ bàn. Bây giờ giảng về Chú Ðại Bi.
Chú Đại Bi Giảng Giải - Phần 4/6 Mời quý vị lắng nghe
BODETAM.COM.VN
Sat, 21 Aug 2021 - 47min - 5 - Chú Đại Bi Giảng Giải - Phần 3/6
Chú Đại Bi Giảng Giải - Phần 3/6
Chú Đại Bi Giảng Giải - Phần 3/6 Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng
Thủ Nhãn thông thiên đại tổng trì
Chấn động tam thiên thế giới thời
Hữu duyên vô duyên hàm nhiếp hóa
Từ bi phổ độ diêm phù đề.
Chú Ðại Bi giảng giải
Hòa Thượng Tuyên Hóa giảng vào năm 1969 tại Phật Giáo Giảng Ðường tại Tam Phan Thị (San Francisco)
Chú Ðại Bi, vốn chẳng có cách gì giảng được, vì Chú là mật ngữ bí mật. Nếu muốn biết ý nghĩa của Chú Ðại Bi thì trước hết tôi nói một bài kệ. Bài kệ này nói về Chú Ðại Bi :
"Ðại bi đại Chú thông thiên địa
Nhất bách nhất thiên thập vương hoan
Ðại bi đại từ năng khử bệnh
Nghiệt kính nhất chiếu biển cao huyền".
"Ðại bi đại Chú thông thiên địa" : Bạn đọc Chú Ðại Bi thì trên trời cũng chấn động, dưới đất cũng chấn động, thông thiên triệt địa.
"Nhất bách nhất thiên thập vương hoan" : Mỗi ngày bạn tụng 108 biến, tụng một ngàn ngày ; một năm có 365 ngày, một ngàn ngày tức khoảng ba năm. Bạn tụng ba năm mà mỗi ngày tụng chẳng gián đoạn. Mỗi ngày lúc nào bạn tụng Chú Ðại Bi thì nhất định tụng vào lúc đó, dù bận thế nào bạn cũng tụng 108 biến. "Thập vương" là mười ông vua ở dưới địa ngục, còn gọi là Thập Ðiện Diêm Vương, các vị ấy đều vui mừng, đó gọi là "Nhất bách nhất thiên thập vương hoan".
"Ðại từ đại bi năng khử bệnh" : Vì sao Chú Ðại Bi gọi là Chú Ðại Bi ? Vì "bi hay cứu khổ", hay cứu tất cả khổ nạn của chúng sinh ; đó là "cứu khổ ban vui", cho nên gọi là Chú Ðại Bi. Cứu khổ ban vui, chủ yếu là có thể trị bệnh ; bất cứ có bệnh gì, bạn tụng Chú Ðại Bi thì bệnh đều khỏi hẳn. Có người nói :"Tôi tụng Chú Ðại Bi sao bệnh không khỏi hẳn ?" Vì bạn chẳng thành tâm ; nếu bạn thành tâm, thì nhất định sẽ có cảm ứng của Chú Ðại Bi.
"Nghiệt kính nhất chiếu biển cao huyền" : Mỗi ngày bạn tụng 108 biến mà tụng một ngàn ngày, tức cũng khoảng thời gian ba năm, thì mười ông vua Diêm Vương đều vui mừng, bệnh gì cũng đều có thể trị được. Lúc đó bạn lập được rất nhiều công ; vì trong thời gian ba năm, hằng ngày bạn đều tụng Chú, chẳng tạo nghiệp. Dưới địa ngục có một tấm gương gọi là "nghiệt kính đài", bất cứ bạn tạo tội nghiệp gì thì đều hiển hiện ra ở trong tấm gương đó, giống như màn ảnh truyền hình. Một đời bạn làm gì, như bạn giết người thì trong tấm gương đó sẽ hiện ra tình hình bạn giết người ; bạn trộm cắp vật của người thì trong tấm gương đó sẽ hiện ra cảnh tượng bạn trộm cắp ; nếu bạn đi đốt nhà phóng lửa thì trong tấm gương đó sẽ hiện ra nghiệp bạn đã làm. Nếu bạn chẳng có nghiệp gì thì sao ? Thì trong tấm gương đó chẳng có cảnh giới gì để hiện ra. Cho nên trong ba năm bạn tụng Chú Ðại Bi, nếu chẳng uống rượu, chẳng ăn thịt, chẳng ăn ngũ tân (hành, hành tây, hẹ, tỏi, nén) thì khi tấm gương "nghiệt kính đài" chiếu lên thì bạn chẳng có nghiệp chướng gì ; ở dưới địa ngục cho bạn mang tấm bảng nói rằng : "Người đó tụng trì Chú Ðại Bi, đã tiêu trừ nghiệp của họ, tất cả quỷ thần dưới địa ngục thấy người đó đều cúi đầu đảnh lễ cung kính như chư Phật ba đời và đều bảo hộ người đó như bảo hộ tất cả chư Phật, và cũng đi khắp nơi nói với các quỷ thần khác rằng thấy người đó đừng có nhiễu loạn họ". Cho nên Chú Ðại Bi có oai lực như thế, thật là không thể nghĩ bàn. Bây giờ giảng về Chú Ðại Bi.
Chú Đại Bi Giảng Giải - Phần 3/6 Mời quý vị lắng nghe
BODETAM.COM.VNSat, 21 Aug 2021 - 47min - 4 - Chú Đại Bi Giảng Giải - Phần 2/6
Chú Đại Bi Giảng Giải - Phần 2/6 Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng
Thủ Nhãn thông thiên đại tổng trìChấn động tam thiên thế giới thời
Hữu duyên vô duyên hàm nhiếp hóa
Từ bi phổ độ diêm phù đề .
Chú Ðại Bi giảng giải
Hòa Thượng Tuyên Hóa giảng vào năm 1969 tại Phật Giáo Giảng Ðường tại Tam Phan Thị (San Francisco)
Chú Ðại Bi, vốn chẳng có cách gì giảng được, vì Chú là mật ngữ bí mật. Nếu muốn biết ý nghĩa của Chú Ðại Bi thì trước hết tôi nói một bài kệ. Bài kệ này nói về Chú Ðại Bi :
"Ðại bi đại Chú thông thiên địa
Nhất bách nhất thiên thập vương hoan
Ðại bi đại từ năng khử bệnh
Nghiệt kính nhất chiếu biển cao huyền".
"Ðại bi đại Chú thông thiên địa" : Bạn đọc Chú Ðại Bi thì trên trời cũng chấn động, dưới đất cũng chấn động, thông thiên triệt địa.
"Nhất bách nhất thiên thập vương hoan" : Mỗi ngày bạn tụng 108 biến, tụng một ngàn ngày ; một năm có 365 ngày, một ngàn ngày tức khoảng ba năm. Bạn tụng ba năm mà mỗi ngày tụng chẳng gián đoạn. Mỗi ngày lúc nào bạn tụng Chú Ðại Bi thì nhất định tụng vào lúc đó, dù bận thế nào bạn cũng tụng 108 biến. "Thập vương" là mười ông vua ở dưới địa ngục, còn gọi là Thập Ðiện Diêm Vương, các vị ấy đều vui mừng, đó gọi là "Nhất bách nhất thiên thập vương hoan".
"Ðại từ đại bi năng khử bệnh" : Vì sao Chú Ðại Bi gọi là Chú Ðại Bi ? Vì "bi hay cứu khổ", hay cứu tất cả khổ nạn của chúng sinh ; đó là "cứu khổ ban vui", cho nên gọi là Chú Ðại Bi. Cứu khổ ban vui, chủ yếu là có thể trị bệnh ; bất cứ có bệnh gì, bạn tụng Chú Ðại Bi thì bệnh đều khỏi hẳn. Có người nói :"Tôi tụng Chú Ðại Bi sao bệnh không khỏi hẳn ?" Vì bạn chẳng thành tâm ; nếu bạn thành tâm, thì nhất định sẽ có cảm ứng của Chú Ðại Bi.
"Nghiệt kính nhất chiếu biển cao huyền" : Mỗi ngày bạn tụng 108 biến mà tụng một ngàn ngày, tức cũng khoảng thời gian ba năm, thì mười ông vua Diêm Vương đều vui mừng, bệnh gì cũng đều có thể trị được. Lúc đó bạn lập được rất nhiều công ; vì trong thời gian ba năm, hằng ngày bạn đều tụng Chú, chẳng tạo nghiệp. Dưới địa ngục có một tấm gương gọi là "nghiệt kính đài", bất cứ bạn tạo tội nghiệp gì thì đều hiển hiện ra ở trong tấm gương đó, giống như màn ảnh truyền hình. Một đời bạn làm gì, như bạn giết người thì trong tấm gương đó sẽ hiện ra tình hình bạn giết người ; bạn trộm cắp vật của người thì trong tấm gương đó sẽ hiện ra cảnh tượng bạn trộm cắp ; nếu bạn đi đốt nhà phóng lửa thì trong tấm gương đó sẽ hiện ra nghiệp bạn đã làm. Nếu bạn chẳng có nghiệp gì thì sao ? Thì trong tấm gương đó chẳng có cảnh giới gì để hiện ra. Cho nên trong ba năm bạn tụng Chú Ðại Bi, nếu chẳng uống rượu, chẳng ăn thịt, chẳng ăn ngũ tân (hành, hành tây, hẹ, tỏi, nén) thì khi tấm gương "nghiệt kính đài" chiếu lên thì bạn chẳng có nghiệp chướng gì ; ở dưới địa ngục cho bạn mang tấm bảng nói rằng : "Người đó tụng trì Chú Ðại Bi, đã tiêu trừ nghiệp của họ, tất cả quỷ thần dưới địa ngục thấy người đó đều cúi đầu đảnh lễ cung kính như chư Phật ba đời và đều bảo hộ người đó như bảo hộ tất cả chư Phật, và cũng đi khắp nơi nói với các quỷ thần khác rằng thấy người đó đừng có nhiễu loạn họ". Cho nên Chú Ðại Bi có oai lực như thế, thật là không thể nghĩ bàn. Bây giờ giảng về Chú Ðại Bi.
Mời quý vị nghe giảng giải Chú đại bi phần 2
BODETAM.COM.VNSat, 21 Aug 2021 - 46min - 3 - Chú Đại Bi Giảng Giải - Phần 1/6
Chú đại bi giảng giải - Phần 1/6 Hòa Thượng Tuyên Hóa
Thủ Nhãn thông thiên đại tổng trìChấn động tam thiên thế giới thời
Hữu duyên vô duyên hàm nhiếp hóa
Từ bi phổ độ diêm phù đề .
Chú Ðại Bi giảng giải
Hòa Thượng Tuyên Hóa giảng vào năm 1969 tại Phật Giáo Giảng Ðường tại Tam Phan Thị (San Francisco)
Chú Ðại Bi, vốn chẳng có cách gì giảng được, vì Chú là mật ngữ bí mật. Nếu muốn biết ý nghĩa của Chú Ðại Bi thì trước hết tôi nói một bài kệ. Bài kệ này nói về Chú Ðại Bi :
"Ðại bi đại Chú thông thiên địa
Nhất bách nhất thiên thập vương hoan
Ðại bi đại từ năng khử bệnh
Nghiệt kính nhất chiếu biển cao huyền".
"Ðại bi đại Chú thông thiên địa" : Bạn đọc Chú Ðại Bi thì trên trời cũng chấn động, dưới đất cũng chấn động, thông thiên triệt địa.
"Nhất bách nhất thiên thập vương hoan" : Mỗi ngày bạn tụng 108 biến, tụng một ngàn ngày ; một năm có 365 ngày, một ngàn ngày tức khoảng ba năm. Bạn tụng ba năm mà mỗi ngày tụng chẳng gián đoạn. Mỗi ngày lúc nào bạn tụng Chú Ðại Bi thì nhất định tụng vào lúc đó, dù bận thế nào bạn cũng tụng 108 biến. "Thập vương" là mười ông vua ở dưới địa ngục, còn gọi là Thập Ðiện Diêm Vương, các vị ấy đều vui mừng, đó gọi là "Nhất bách nhất thiên thập vương hoan".
"Ðại từ đại bi năng khử bệnh" : Vì sao Chú Ðại Bi gọi là Chú Ðại Bi ? Vì "bi hay cứu khổ", hay cứu tất cả khổ nạn của chúng sinh ; đó là "cứu khổ ban vui", cho nên gọi là Chú Ðại Bi. Cứu khổ ban vui, chủ yếu là có thể trị bệnh ; bất cứ có bệnh gì, bạn tụng Chú Ðại Bi thì bệnh đều khỏi hẳn. Có người nói :"Tôi tụng Chú Ðại Bi sao bệnh không khỏi hẳn ?" Vì bạn chẳng thành tâm ; nếu bạn thành tâm, thì nhất định sẽ có cảm ứng của Chú Ðại Bi.
"Nghiệt kính nhất chiếu biển cao huyền" : Mỗi ngày bạn tụng 108 biến mà tụng một ngàn ngày, tức cũng khoảng thời gian ba năm, thì mười ông vua Diêm Vương đều vui mừng, bệnh gì cũng đều có thể trị được. Lúc đó bạn lập được rất nhiều công ; vì trong thời gian ba năm, hằng ngày bạn đều tụng Chú, chẳng tạo nghiệp. Dưới địa ngục có một tấm gương gọi là "nghiệt kính đài", bất cứ bạn tạo tội nghiệp gì thì đều hiển hiện ra ở trong tấm gương đó, giống như màn ảnh truyền hình. Một đời bạn làm gì, như bạn giết người thì trong tấm gương đó sẽ hiện ra tình hình bạn giết người ; bạn trộm cắp vật của người thì trong tấm gương đó sẽ hiện ra cảnh tượng bạn trộm cắp ; nếu bạn đi đốt nhà phóng lửa thì trong tấm gương đó sẽ hiện ra nghiệp bạn đã làm. Nếu bạn chẳng có nghiệp gì thì sao ? Thì trong tấm gương đó chẳng có cảnh giới gì để hiện ra. Cho nên trong ba năm bạn tụng Chú Ðại Bi, nếu chẳng uống rượu, chẳng ăn thịt, chẳng ăn ngũ tân (hành, hành tây, hẹ, tỏi, nén) thì khi tấm gương "nghiệt kính đài" chiếu lên thì bạn chẳng có nghiệp chướng gì ; ở dưới địa ngục cho bạn mang tấm bảng nói rằng : "Người đó tụng trì Chú Ðại Bi, đã tiêu trừ nghiệp của họ, tất cả quỷ thần dưới địa ngục thấy người đó đều cúi đầu đảnh lễ cung kính như chư Phật ba đời và đều bảo hộ người đó như bảo hộ tất cả chư Phật, và cũng đi khắp nơi nói với các quỷ thần khác rằng thấy người đó đừng có nhiễu loạn họ". Cho nên Chú Ðại Bi có oai lực như thế, thật là không thể nghĩ bàn. Bây giờ giảng về Chú Ðại Bi.
Mời quý vị nghe phần Một
BODETAM.COM.VNSat, 21 Aug 2021 - 47min - 2 - Chú Đại Bi - Giai Điệu Tụng Theo Vạn Phật Thánh Thành
CHÚ ĐẠI BI
- Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da Nam mô a rị da Bà lô yết đế thước bác ra da Bồ đề tát đỏa bà da Ma ha tát đỏa bà da Ma ha ca lô ni ca da Án Tát bàn ra phạt duệ Số đát na đát tỏa Nam mô tất kiết lật đỏa y mông a rị da Bà lô kiết đế thất Phật ra lăng đà bà Nam mô na ra cẩn trì Hê rị ma ha bàn đa sa mế Tát bà a tha đậu thâu bằng A thệ dựng Tát bà tát đa na ma bà tát đa Na ma bà già Ma phạt đạt đậu Đát điệt tha Án A bà lô hê Lô ca đế Ca ra đế Di hê rị Ma ha bồ đề tát đỏa Tát bà tát bà Ma ra ma ra Ma hê ma hê rị đà dựng Cu lô cu lô yết mông Độ lô độ lô phạt xà da đế Ma ha phạt xà da đế Đà ra đà ra Địa rị ni Thất phật ra da Dá ra dá ra Mạ mạ phạt ma ra Mục đế lệ Y hê y hê Thất na thất na A ra sâm Phật ra xá lợi Phạt sa phạt sâm Phật ra xá da Hô lô hô lô ma ra Hô lô hô lô hê rị Ta ra ta ra Tất rị tất rị Tô rô tô rô Bồ đề dạ bồ đề dạ Bồ đà dạ bồ đà dạ Di đế rị dạ Na ra cẩn trì Địa rị sắc ni na Ba dạ ma na Ta bà ha Tất đà dạ Ta bà ha Ma ha tất đà dạ Ta bà ha Tất đà du nghệ Thất bàn ra dạ Ta bà ha Na ra cẩn trì Ta bà ha Ma ra na ra Ta bà ha Tất ra tăng a mục khê ra Ta bà ha Ta bà ma ha a tất đà dạ Ta bà ha Giả kiết ra a tất đà dạ Ta bà ha Ba đà ma yết tất đà dạ Ta bà ha Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ Ta bà ha Ma bà lợi thắng yết ra dạ Ta bà ha Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da Nam mô a rị da Bà lô kiết đế Thước bàn ra dạ Ta bà ha Án Tất điện đô Mạn đa ra Bạt đà dạ Ta bà ha
Sat, 21 Aug 2021 - 07min - 1 - Kinh Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bổn Nguyện Công Đức
Kinh Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bổn Nguyện Công Đức
Tôi nghe như vầy:
Một thuở nọ, Đức Phật chu du các nước để giáo hóa chúng sanh. Ngài đến thành Quảng Nghiêm và dừng nghỉ dưới một gốc cây ở trong vườn Nhạc Âm ①. Cùng hội họp với Đức Phật, gồm có 8.000 vị đại Bhikṣu [bíc su] và 36.000 chư đại Bồ-tát. Ngoài ra còn có quốc vương, đại thần, Phạm Chí, cư sĩ, thiên long bát bộ, người và phi nhân; vô lượng đại chúng cung kính vây quanh và Ngài thuyết Pháp cho họ.
❖
Lúc bấy giờ Diệu Cát Tường Pháp Vương Tử nương uy thần của Phật, từ chỗ ngồi đứng dậy, vén áo lộ hở vai, gối phải quỳ sát đất, hướng về Thế Tôn, cúi mình chắp tay và thưa rằng:
"Thưa Thế Tôn! Kính mong Như Lai hãy diễn nói về các danh hiệu của chư Phật, cùng những bổn nguyện rộng lớn và công đức thù thắng; các Pháp như vậy để khiến người nghe nghiệp chướng tiêu trừ, và cũng là vì muốn cho các hữu tình trong thời Tượng Pháp được lợi ích an vui."
Lúc bấy giờ Thế Tôn ngợi khen Đồng tử Diệu Cát Tường:
"Lành thay, lành thay, Diệu Cát Tường! Ông vì lòng đại bi mà thỉnh cầu Ta nói về danh hiệu cùng những bổn nguyện công đức của chư Phật, là bởi ông muốn dứt trừ nghiệp chướng ràng buộc của chúng sanh và làm lợi ích an vui cho các hữu tình trong thời Tượng Pháp. Ông nay hãy lắng nghe và khéo tư duy. Ta sẽ thuyết giảng cho ông."
Ngài Diệu Cát Tường thưa rằng:
"Kính mong Thế Tôn thuyết giảng. Chúng con vui thích muốn nghe."
❖
Phật bảo ngài Diệu Cát Tường:
"Từ đây về hướng đông, vượt qua mười Hằng Hà sa cõi Phật, có một thế giới tên là Tịnh Lưu Ly. Trong cõi nước ấy có Đức Phật, hiệu là Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hành Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.
Này Diệu Cát Tường! Khi Thế Tôn Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai kia tu hành Đạo Bồ-tát vào thuở quá khứ, Ngài đã phát 12 đại nguyện để khiến cho điều cầu mong của các hữu tình đều được như ý.
Đại nguyện thứ nhất:
'Nguyện con khi đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác ở vào đời vị lai, thân tự nhiên có ánh sáng rực rỡ, chiếu soi đến vô lượng vô biên vô số thế giới; thân sẽ trang nghiêm với 32 tướng hảo, 80 vẻ đẹp của bậc đại trượng phu, và cũng khiến cho hết thảy hữu tình đều đồng như con không khác.'
Đại nguyện thứ nhì:
'Nguyện con khi đắc Đạo ở vào đời vị lai, thân sẽ như ngọc lưu ly, trong ngoài lung linh xuyên suốt, thanh tịnh không cấu dơ, ánh quang minh rộng lớn, công đức cao sâu, thân tự tại an trụ, có lưới giăng chói rực trang nghiêm và sáng hơn mặt trời mặt trăng; còn chúng sanh ở chốn tối tăm thì được hào quang tỏa soi, tâm trí liền khai mở và tùy ý vui làm các việc hằng mong.'
Đại nguyện thứ ba:
'Nguyện con khi đắc Đạo ở vào đời vị lai, con sẽ dùng vô lượng vô biên trí tuệ và phương tiện để khiến cho các hữu tình đều có được các đồ vật, dùng không bao giờ hết và quyết chẳng để chúng sanh bị thiếu thốn.'
Đại nguyện thứ tư:
'Nguyện con khi đắc Đạo ở vào đời vị lai, nếu có chúng sanh nào tu theo tà đạo, thì con đều làm cho họ an trụ trong Phật Đạo; nếu có ai tu hạnh Thanh Văn hay Độc Giác Thừa, con đều sẽ dùng Pháp Đại Thừa mà an lập cho họ.'
Đại nguyện thứ năm:
'Nguyện con khi đắc Đạo ở vào đời vị lai, nếu có vô lượng vô biên chúng sanh nào ở trong giáo Pháp của con mà tu tịnh hạnh, con sẽ khiến cho hết thảy đều giữ được giới thể chẳng bị khiếm khuyết và trọn đủ giới Tam Tụ; giả như bị hủy phạm, thì khi nghe danh hiệu con, liền được thanh tịnh trở lại và sẽ không đọa đường ác.'
Còn tiếp....Mời quý vị lắng nghe
Sat, 21 Aug 2021 - 38min
Podcasts similaires à BỒ ĐỀ TÂM
- Global News Podcast BBC World Service
- Kriminálka Český rozhlas
- El Partidazo de COPE COPE
- Herrera en COPE COPE
- The Dan Bongino Show Cumulus Podcast Network | Dan Bongino
- Es la Mañana de Federico esRadio
- La Noche de Dieter esRadio
- Hondelatte Raconte - Christophe Hondelatte Europe 1
- Affaires sensibles France Inter
- La rosa de los vientos OndaCero
- Más de uno OndaCero
- La Zanzara Radio 24
- Espacio en blanco Radio Nacional
- Les Grosses Têtes RTL
- L'Heure Du Crime RTL
- El Larguero SER Podcast
- Nadie Sabe Nada SER Podcast
- SER Historia SER Podcast
- Todo Concostrina SER Podcast
- 安住紳一郎の日曜天国 TBS RADIO
- The Tucker Carlson Show Tucker Carlson Network
- 辛坊治郎 ズーム そこまで言うか! ニッポン放送
- 飯田浩司のOK! Cozy up! Podcast ニッポン放送
- 武田鉄矢・今朝の三枚おろし 文化放送PodcastQR
Autres podcasts de Religion et Spiritualité
- Vatican News Tiếng Việt Vatican News Tiếng Việt
- Lời vào đời TGPSG
- Xóm Truyện Ma (Podcast) Xóm Truyện Ma
- Giáo lý Dự tòng Công giáo Hoan
- Kinh Tụng & Nhạc Thích Pháp Hòa Quảng Thông Tuệ
- Phật Pháp Vi Diệu Phật Pháp Vi Diệu
- Truyện Phật Giáo Truyện Phật Giáo
- Pháp Âm Phật Giáo Pháp Âm Phật Giáo
- Telling The Story Fr. David Smith, and Ancient Faith Ministries
- Joel Osteen Podcast Joel Osteen, SiriusXM
- BBC Network Apst Alfred
- 靜心冥想療癒純音樂 Annie99
- CON ĐƯỜNG HẠNH PHÚC (Sách nói) Viên Minh
- Kinh Phật Văn Cao Trí
- Ask the Elders Anything- AEA Fellowship Bible Church
- Navaid Aziz Imam Navaid Aziz
- 深度睡眠|解压|冥想|疗愈养生|艺术疗愈|白噪音|助眠音乐|轻音乐|苏阳阳频道 yangyangSu
- Puheita Kansanlähetys Uusimaa
- AWR Vietnamese / tiếng Việt / Việt ngữ Adventist World Radio
- Tu actitud determina tu altitud Esneider R Tabares