Filtrer par genre

Cà phê công nghệ

Cà phê công nghệ

Nhanquach

Cà phê công nghệ - nơi chúng ta nói chuyện về công nghệ như những người bạn bên ly cà phê.

11 - Xây dựng một bộ não thứ 2 (Building a second brain)
0:00 / 0:00
1x
  • 11 - Xây dựng một bộ não thứ 2 (Building a second brain)

    Bộ óc thứ hai, còn được gọi là "Second Brain" trong tiếng Anh, là một hệ thống cá nhân để tổ chức, lưu trữ và tìm kiếm thông tin quan trọng. Nó giúp chúng ta không chỉ ghi nhớ thông tin một cách hiệu quả mà còn tăng cường khả năng sáng tạo và quản lý công việc.

    Trong tập podcast ngày hôm nay hãy cũng mình tìm hiểu những điều cơ bản về "Second brain" nhé!


    #BASB #buildingasecondbrain

    Wed, 16 Aug 2023 - 23min
  • 10 - VPN - Những điều cần biết

    VPN hay Virtual Private Network có khả năng mã hoá dữ liệu, ẩn đi một số thông tin nhạy cảm đi vào hoặc ra từ các thiết bị kết nối khiến cho việc truy cập và sử dụng internet của người dùng được an toàn, bảo mật hơn.

    Nếu có thể hãy sử dụng VPN vì sự an toàn của bạn trên môi trường internet, nhất là mấy chỗ wifi công cộng như quán cafe, công viên, bệnh viện, đừng có dại mà giao dịch ngân hàng thông qua mấy cái mạng đấy, dễ bị tấn công, mất dữ liệu như chơi. Hãy dùng VPN cho nó bảo mật, nhưng tốt nhất, động đến tiền và internet thì nên dùng mạng nào tin tưởng nhất nhé.

    Vậy VPN là gì và cách nó hoạt động ra sao? Hãy cùng mình tìm hiểu nhé!



    Wed, 12 Jul 2023 - 16min
  • 9 - Quick Charge - Sạc nhanh có gì hay?

    Xin lỗi các bạn vì chất lượng âm thanh khá tệ, do chúng mình chưa tìm được môi trường phù hợp để ghi âm, hiện tại chúng mình đang phải ghi âm chung với ếch nhái 😭😭😭 chúng mình sẽ cố gắng cải thiện trong những tập tiếp theo.


    Chúng ta hãy cũng nhau điểm qua một công thức Vật lý trước khi đi lặn ngụp tìm cách Sạc nhanh hoạt động nhé. Công suất bằng Hiệu điện thế nhân cho Cường độ dòng điện, hay P = U * I, công suất sẽ tăng khi Hiệu điện thế hoặc Cường độ dòng điện tăng. Nếu trên cục sạc của các có đề 3A/5V thì có nghĩa là cục sạc có công suất sạc 15W. Các bạn nắm được rồi đúng không? Chúng ta đi tiếp nhé.

    Một lần sạc nhanh sẽ trải qua 3 giai đoạn:

      Giai đoạn thứ nhất Hằng Cường độ dòng điện: Ở giai đoạn này, Cường độ dòng điện sẽ được giữ nguyên ở mức cao nhất, cố gắng trở thành hằng số, trong khi đó Hiệu điện thế sẽ được tăng dần. Ở bước đầu tiên này, công suất sẽ tăng rất cao, nhiệt tỏa ra sẽ rất nhiều, đây cũng là giai đoạn pin được sạc nhiều nhất. Giai đoạn hai diễn ra khi Hiệu điện thế bắt đầu tiến gần đến ngưỡng giữa, Cường độ dòng điện sẽ giảm xuống, điều này giúp điều chỉnh hợp lý nguồn năng lượng đi vào pin không quá cao dẫn đến tình trạng quá nóng hoặc gây tổn hại đến pin. Giai đoạn này thường sẽ diễn ra khi pin bắt đầu ở mức 70-80%. Đây cũng là lý do khi quảng cáo sạc nhanh, các nhà sản xuất thường đưa ra những con số như sạc từ 0% đến 80% trong 30 phút, vì đến ngưỡng này tốc độ sạc sẽ được giảm xuống để đảm bảo an toàn cũng như không gây ảnh hưởng đến tuổi thọ của pin. Giai đoạn thứ ba diễn ra để kéo dài tuổi thọ của pin, năng lượng được truyền vào bình chứa, hay pin sẽ giảm xuống, ở giai đoạn này, nhiệt độ cũng sẽ được giảm xuống giúp pin không quá nóng và quay về nhiệt độ để hoạt động bình thường.

    Việc sạc nhanh phụ thuộc rất nhiều vào cục sạc và dây sạc, chúng ta không thể sạc nhanh nếu đầu tiếp nhận năng lượng chỉ hút lấy một ít năng lượng được. Hầu hết những cốc sạc nhanh đều to hơn những cục sạc bình thường do đây là nơi điều chỉnh dòng điện đi qua dây sạc để vào pin, một cốc sạc tốt sẽ giúp điều phối điện năng tốt, giúp sạc nhanh hơn, an toàn hơn và đảm bảo chất lượng hơn. Dây sạc tốt cũng vậy, nó sẽ giúp truyền tải năng lượng an toàn hơn, đảm bảo hơn.

    Sun, 09 Jan 2022 - 07min
  • 8 - Web app vs Native app

    Native hay Web-based app là loại ứng dụng phổ biến, trong tập podcast ngày hôm nay, chúng ta hãy cùng nhau so sánh, phân tích một chút những điểm tốt, những hạn chế còn có xung quanh hai loại này nhé.

    Native app, dịch ra sát tiếng Việt là Ứng dụng gốc là một chương trình phần mềm được phát triển để sử dụng trên một nền tảng hoặc thiết bị cụ thể. Vì dịch ra như vậy nó hơi ngược miệng mình nên mình sẽ chỉ gọi ứng dụng này là Native app nhé mọi người.

    Ứng dụng nền tảng Web, hay Web-based app là những ứng dụng có thể được truy cập và sử dụng bằng trình duyệt trên các thiết bị.

    Sau tất cả, chúng ta hãy cùng nhau tổng kết lại. Để cho dễ hiểu, chúng ta hãy cùng nhau soi một ứng dụng cực nổi tiếng: Facebook

    Chúng ta có thể sử dụng được Facebook trên trình duyệt, chúng ta cũng có thể sử dụng Facebook trên ứng dụng điện thoại. Ta nói Facebook là ứng dụng Native cũng đúng và là Web-based app cũng đúng. Đặt 2 ứng dụng này lên bàn cân, chúng ta sẽ cùng so sánh chúng,

    Facebook app trên Android, iOS cho tốc độ truy cập nhanh hơn, vì chúng không cần tải lại tất cả những hình ảnh hay những dòng status, nó đơn thuần là đã lưu lại những thứ đó từ những lần truy cập trước của chúng ta, khi mở app, FB sẽ lôi chúng lên để hiển thị cho chúng ta cảm giác nhanh hơn nhiều, không cần chờ đợi. Bố cục, giao diện, màu sắc, hay cách thức hoạt động của FB cũng đã được lưu ở máy từ trước, trên cơ bản, bạn không cần phải chờ đợi bất kì một dữ liệu nào từ internet để có thể sử dụng FB ở một mức cơ bản. Tắt internet, bạn vẫn có thể sử dụng FB ở những tính năng không cần internet. Nghe có vẻ ngớ ngẩn, tại sao không có internet thì xài FB làm gì? Đương nhiên là để chữa cháy cho những lần bạn vào nhà vệ sinh trong những khu thương mại nơi wifi bằng cách nào đó, không lọt được vào rồi 😵‍💫

    Và đương nhiên, FB cũng là W-app, mỗi lần truy cập, chúng ta sẽ phải có internet vì FB cần tải hình ảnh Logo cũng hãng, hình ảnh các post, các dòng status và vân vân.

    Nói đến đây thì chắc các bạn đã hình dung và hiểu được sự khác nhau, cũng như những hạn chế của từng loại ứng dụng rồi đúng không nào. Nhưng đây chưa phải là toàn bộ, trái đất thì vẫn xoay và bản thân mình là một developer, trong thế giới của developer, cái gì khó quá thì chúng mình càng phải lười hơn. Khi viết một ứng dụng, điều quan trọng nhất vẫn là phải có người dùng, và để chạm đến nhiều người dùng hơn, giải pháp Web-based app là một hướng đi sáng lạng và ít tốn chi phí nhất, sau khi đã chạm đến được một cột mốc nào đó, chúng mình sẽ muốn sản phẩm chạy nhanh hơn, mượt hơn lúc này native app lại có lợi thế hơn, nhưng đồng thời cũng tốn kém hơn. Và những nền tảng giúp chúng mình code Cross-platform, đa nền tảng như Flutter hay React Native mang đến một giải pháp tươi sáng hơn, chúng tớ có thể viết một lần và có thể xuất ra cả web-app lẫn native app, giảm những ưu điểm của từng giải pháp một chút và giảm những nhược điểm đi một chút, các giải pháp này cố gắng dung hòa những điểm tốt và những điểm hạn chế của các loại ứng dụng kể trên.

    Sat, 13 Nov 2021 - 10min
  • 7 - LTPO và Công nghệ biến thiên tầng số làm tươi màn hình

    Các bạn đang nghe podcast Cà phê công nghệ, nơi chúng ta có thể ngồi xuống, bàn về những công nghệ đang hot hoặc đang không hot hiện nay, các bạn đừng quên nhấn đăng kí để nhận được thông báo khi chúng mình ra podcast mới nhé.

    LTPO là công nghệ bảng nối đa năng giúp cho màn hình OLED có thể đạt được tốc độ làm tươi cao đồng thời tiết kiệm năng lượng do tính biến thiên của nó. Giả dụ như điện thoại của chúng ta có sử dụng công nghệ LTPO này, nó có thể điều chỉnh tốc độ làm mới từ 1Hz khi chỉ hiển thị Màn hình chờ, sau đó tăng lên 24Hz - 30Hz - 60Hz khi chúng ta xem video, khi chúng ta tương tác với điện thoại như vuốt, chạm kéo thả thì nó sẽ được đẩy lên 120Hz cho cảm giác mướt mườn mượt. Tất cả cộng với việc tiết kiệm năng lượng. Hy vọng rằng trong tương lai, chúng ta sẽ thấy công nghệ này được ứng dụng nhiều hơn.

    Tue, 12 Oct 2021 - 08min
Afficher plus d'épisodes