Filtrar por gênero
"Con đường hạnh phúc" là quyến sách của Hòa thượng Viên Minh, tập hợp những bài pháp ngắn cho một tạp chí Phật Giáo vào những năm 1970 và 1971, sau đó Phật Học Viện Phật Bảo đã tập hợp các bài viết trên thành một tập sách và cho xuất bản lần đầu năm 1972 dưới tựa đề "Đạo Phật, Con Đường Hạnh Phúc". Đến năm 1998, NXB Thuận Hoá cho phép xuất bản lần thứ hai dưới tựa đề "Con Đường Hạnh Phúc".
- 23 - #23(CUỐI) Thất Giác Chi - Sách Con Đường Hạnh Phúc | Hòa Thượng Viên Minh
PHẦN 23 (CUỐI): THẤT GIÁC CHI
(Chúng ta đã có đề cập đến Thất Giác Chi như một trong bảy pháp đoạn trừ lậu hoặc, ở phần tu tập (bhāvanā) theo kinh Sabbāsava (Xem bài Thoát Vòng Nô Lệ). Vì đây là pháp quan trọng trên hành trình giác ngộ giải thoát, nên chúng ta một lần nữa thử tìm hiểu thêm những khía cạnh vi tế khác của pháp môn nầy).
*
Thất Giác Chi (Satta Sambojjhanga) hay Thất Bồ-đề Phần là một trong những pháp chân đế (paramattha dhamma) trong Phật Giáo, đã được đề cập nhiều lần trong Tam Tạng Pāli. Nhiều Phật tử tin rằng khi nghe bài kinh nầy cơn đau đớn có thể thuyên giảm hay chấm dứt và bệnh nhân sẽ sớm được bình phục, vì thế họ thường trì tụng như một phương pháp ngừa bệnh hay trị bệnh.
Chúng ta có thể đọc được đoạn kinh sau đây trong Tam Tạng Pāli cổ nhất của Phật Giáo:
"Ta nghe như vầy, một thời Đức Thế Tôn ngự trong vườn sóc, tại Veluvana, thành Rājāgaha. Lúc bấy giờ Đại Đức Mahā Kassapa, ở tại Pipphali đang lâm trọng bệnh.
Vì thế, vào một buổi chiều, Đức Thế Tôn đi đến chỗ Đại Đức Mahā Kassapa đang tĩnh dưỡng. Sau khi an tọa, Ngài dạy Đại Đức Mahā Kassapa như vầy:
- Này Kassapa, sức khỏe ông như thế nào? Cơn đau có trầm trọng lắm không? Bệnh tình của ông đang phát triển hay đã thuyên giảm? Biến chứng thuận lợi hay bất lợi?
- Bạch Đức Thế Tôn, cơn đau rất trầm trọng, biến chứng càng ngày càng nguy hiểm, không thuận lợi.
- Này Kassapa, điều mà Như Lai đã giác ngộ, đã tu chứng và phát triển tròn đủ là Thất Giác Chi, con đường dẫn đến thượng trí, viên minh và Niết-bàn.
Bảy Giác Chi ấy là gì?
- Niệm giác chi (sati sambojjhanga) điều mà Như Lai đã giác ngộ, tu chứng, phát triển tròn đủ, con đường dẫn đến thượng trí, viên minh và Niết-bàn.
- Trạch pháp giác chi (dhammavicaya sambojjhanga)...
- Tinh tấn giác chi (viriya sambojjhanga)...
- Hỷ giác chi (pīti sambojjhanga)...
- An giác chi (passaddhi sambojjhanga)...
- Định giác chi (samādhi sambojjhanga)...
- Xả giác chi (upekkhā sambojjhanga)...
Thật vậy, nầy Kassapa, đó là bảy nhân sinh tuệ giác mà Như Lai đã giác ngộ, tu chứng, phát triển tròn đủ, con đường dẫn đến thượng trí, viên minh và Niết Bàn".
Khi nghe xong Đại Đức Mahā Kassapa hết sức hoan hỷ, và nhờ vậy cơn bệnh trầm trọng bỗng nhiên tan biến.
Hẳn chúng ta ngạc nhiên khi thấy Đại Đức Mahā Kassapa có thể bình phục chỉ vì nghe được đoạn kinh trên. Nhưng y học ngày nay đã phải nhìn nhận rằng yếu tố tinh thần giữ vai trò rất quan trọng trong việc trị liệu. Trong trường hợp vị lương y là Đức Phật, với tâm đại hùng, đại lực, đại từ, đại bi đã dùng sức mạnh của chân lý siêu việt để an định tinh thần Đại Đức Kassapa thì không phải là chuyện hoang đường. Mặt khác bệnh nhân là Đại Đức Kassapa, với tâm tôn kính, trong sạch và sáng suốt đã chuyên chú theo dõi chân lý mà Đức Phật đã cố ý lập đi lập lại chín lần. Hai yếu tố tinh thần ấy hẳn phải tạo được một cảm ứng mầu nhiệm không thể nghĩ bàn.
...
Tue, 17 Sep 2024 - 18min - 22 - #22 Tiến trình giải thoát - Sách Con Đường Hạnh Phúc | Hòa Thượng Viên Minh
PHẦN 22: TIẾN TRÌNH GIẢI THOÁT
Pháp chân đế (paramattha sacca) luôn tự thể hiện trong chân như thực tánh (yathābhūtā sabhāva) và độc lập với vô minh dục vọng của con người, nhưng với vô minh ái dục con người đã tự dựng lên bản ngã, tư kiến và thời gian để rồi tự chuốc lấy khổ đau phiền muộn, cũng từ đó chân đế hay thực tánh chỉ còn là bản vẻ đầy hư cấu và ảo ảnh trong thế giới khái niệm của tưởng tri và thức tri. Quá trình huân tập của bản ngã vừa phát xuất từ vô minh ái dục lại vừa làm sâu dày thêm vô minh ái dục, thế rồi pháp chân đế tuy vẫn luôn hiện hữu nhưng con người chỉ thấy cái giả tướng do chính mình thiết lập. Vì vậy, muốn phá cái giả tướng ấy để phục hồi thực tánh cũng phải trải qua một quá trình thời gian nhất định, Đạo Phật gọi đó là tiến trình giải thoát. Lý thì có thể đốn ngộ nhưng sự thì tất yếu phải tiệm tu.
...
Tue, 17 Sep 2024 - 14min - 21 - #21 Vô ngã - Sách Con Đường Hạnh Phúc | Hòa Thượng Viên Minh
PHẦN 21: VÔ NGÃ
Vô ngã là một điểm giáo lý trong Đạo Phật mà các học giả Đông Tây, kim cổ đều phải nhìn nhận là nổi bật và độc đáo nhất trong tư tưởng nhân loại. Trong khi hầu hết những vị giáo chủ các tôn giáo, các nhà tư tưởng cũng như các triết gia đều chủ trương thuyết hữu ngã, dưới hình thức này hay hình thức khác, thì Đức Phật đã chỉ bày một sự thật hoàn toàn trái ngược, và đã bẻ gảy tất cả những lý cứ mập mờ của bản thể luận. Ngài đã không ngần ngại phủ nhận cái gọi là Atman của các hệ tư tưởng Ấn Độ, nhất là của Bà-la-môn giáo. Ngài thẳng thắn gọi bản ngã là hư huyễn, ảo vọng, không có thực thể tuyệt đối hay bất biến.
...
Tue, 17 Sep 2024 - 11min - 20 - #20 Thoát vòng nô lệ - Sách Con Đường Hạnh Phúc | Hòa Thượng Viên Minh
PHẦN 20: THOÁT VÒNG NÔ LỆ
Như những tội phạm bị trói tay, bịt mắt để cho người dẫn đi hành hình hay đưa đến bất cứ một lao xá nào mà mình không biết. Họ phải chịu khổ đau bởi tội lỗi của mình. Cũng vậy, chúng ta hiện hữu trên cõi đời bị tham dục, hữu ái, kiến chấp, vô minh che lấp, dẫn dắt, lôi cuốn trôi dạt, đắm chìm trong vòng sinh tử luân hồi. Hãy cố tìm cách cắt đứt mọi ràng buộc mà mình đã tự trói lấy mình. Hãy thắp sáng ngọn đèn trí tuệ để thấy đâu là chánh đạo, đâu là mê đồ hầu sớm tìm ra cho mình con đường giải thoát.
Buồn thay, không mấy ai trong chúng ta nhận chân được thân phận đọa đày của mình trong kiếp sống trầm luân, không mấy ai dám nhìn thẳng vào thực trạng nô lệ của mình trong gông cùm bản ngã. Chúng ta cứ mãi chìm sâu trong bể khổ vì tưởng bả mồi danh lợi là chân hạnh phúc, và không biết rồi đây sẽ ngã gục ở một phương trời nào mà cứ tưởng mình đang hướng về một tiền đồ xán lạn. Vì thế Đức Phật phải ân cần nhắc nhở:
"Cười sao được, vui sao được khi thế gian đang bị thiêu đốt và màn đêm bao phủ, sao không tìm ánh sáng thoát ly"(Kinh Dhammapada).
Thật vậy, con người bị dục vọng thiêu đốt, và màn đêm vô minh che lấp, chỉ có ánh sáng trí tuệ mới có thể dập tắt ngọn lửa ái dục, xóa tan màng vô minh ấy để đưa ta đến nơi giải thoát.
Đức Phật không những đã đánh thức chúng ta, mà còn chỉ cho chúng ta thấy rõ đâu là ách nô lệ, đâu là con đường thoát ly nô lệ.
...
Tue, 17 Sep 2024 - 28min - 19 - #19 Nhận lãnh trách nhiệm - Sách Con Đường Hạnh Phúc | Hòa Thượng Viên Minh
PHẦN 19: NHẬN LÃNH TRÁCH NHIỆM
Khổ đau hay phiền muộn của chúng ta do chính chúng ta tạo ra, chứ không phải là những tai ách di truyền hay tội tổ tông từ cha ông để lại, hay từ thế giới bên kia trở về ám ảnh chúng ta, như nhiều người quan niệm. Cũng không có thưởng phạt từ một đấng toàn năng tối thượng có quyền xét công xử tội chúng ta. Chính luật nhân quả nghiệp báo mới là cơ quan phán xử công minh, chính xác, vô tư và hợp lý nhất đối với hành vi của mỗi mỗi con người.
Luật nhân quả nghiệp báo tự động vận hành một cách tinh vi nghiêm ngặt ngay trong hành vi tạo tác của mỗi người, vì vậy không thể tránh né trách nhiệm về đời sống của chính mình, phải biết nhìn nhận những ưu khuyết, đúng sai, thiện ác trong mỗi hành vi động tịnh của mình chứ không quy trách nhiệm cho bất kỳ ai khác dù đó là Thượng Đế. Đổ tội cho kẻ khác hay cho điều kiện bên ngoài thì dễ nhưng thật ra khi hành động như thế chúng ta vô tình rước thêm phiền lụy và tạo cho mình nhiều đối nghịch hơn.
Như người xưa đã nói: "Kẻ tiểu nhân luôn tìm cách chỉ trích kẻ khác, người trung nhân tự khiển trách mình và bậc đại nhân không tự trách mình cũng chẳng trách người". Vì thế, là người trí chúng ta phải tự giải quyết những vấn đề riêng tư của mình không nên phiền trách ai khác. Hơn thế nữa, khi gặp một nghịch cảnh hay bị một người nào đó làm phiền lụy, chúng ta cần phải trầm tĩnh, sáng suốt để quan sát, lắng nghe, suy nghiệm hầu thấy được mối liên hệ nhân quả của sự kiện, từ đó chúng ta học hỏi được chính mình và thế giới xung quanh. Nếu phát hiện nguyên nhân lỗi lầm từ phía chúng ta thì chúng ta có trách nhiệm xin lỗi, đền bù và cần phải tự sửa để đừng gây thêm thiệt hại cho mình và người. Nếu nguyên nhân từ phía bên ngoài thì chúng ta lại càng phải trầm tĩnh, sáng suốt và nhẫn nại hơn để tìm hiểu lý do có sự hiểu lầm. Nhẫn nại, trầm tĩnh, sáng suốt và khoan dung là phong thái được các bậc Thánh hiền từ cổ chí kim áp dụng hữu hiệu nhất để tự chủ, để vượt qua mọi trở lực trên đường đời. Và cũng lắm khi chính nhờ những đức tính nầy mà các ngài đã cảm hóa được những kẻ thù nghịch nguy hiểm nhất.
...
Tue, 17 Sep 2024 - 11min - 18 - #18 Chữ "khổ" trong đạo Phật - Sách Con Đường Hạnh Phúc | Hòa Thượng Viên Minh
PHẦN 18: CHỮ KHỔ TRONG ĐẠO PHẬT
Nhiều người khi đề cập đến Phật giáo thường gán cho hai chữ bi quan, yếm thế. Theo quan niệm của họ, Phật giáo chỉ dành riêng cho những người già cả, không thích hợp với tuổi trẻ là tuổi hăng say hoạt động: đạo Phật chỉ là một triết thuyết bi quan; những người theo đạo Phật là những kẻ chán đời, chỉ biết than vãn, tìm lãng quên sự thế qua câu kinh tiếng kệ; qua nhãn quan Phật giáo đâu đâu cũng thấy toàn cảnh khổ. Sanh khổ, già khổ, bệnh khổ, chết khổ, mong muốn không được là khổ, trái ý nghịch lòng là khổ. Họ lý luận rằng, nếu đầu óc luôn luôn chứa đựng ý niệm khổ, thì con người sinh ra chán nản, tiêu cực và lười biếng...
...
Tue, 17 Sep 2024 - 08min - 17 - #17 Đối trị tam tướng - Sách Con Đường Hạnh Phúc | Hòa Thượng Viên Minh
PHẦN 17: ĐỐI TRỊ TAM CHƯỚNG
Chúng ta thường nghe người Phật tử phát nguyện rằng: "Nguyện tiêu trừ chướng ngại phiền não, nguyện chứng đắc chánh trí giác ngộ...". Như vậy chướng ngại là gì? Phiền não là gì? Và trí tuệ có tác dụng như thế nào?
Có ba chướng ngại được gọi là tayokincanaa trong phạn ngữ Pàli:. Ba điều ấy là tham, sân và si. Tam chướng đôi khi còn được gọi là bất thiện căn. Chính ba điều chướng ngại này là nguyên nhân của mọi khổ đau, khiến cho chúng sinh chìm đắm trong vòng luân hồi sinh tử. Bản thân tam chướng là phiền não và hậu quả gây ra bởi tam chướng lại làm dày thêm phiền não. Chỉ có trí tuệ thấu triệt được thực tánh pháp mới có thể tiêu diệt được tam chướng và khử trừ được phiền não.
Tham, sân, si hiện hành trong mỗi chúng ta dưới hai hình thức: Thô và tế. Vậy chúng ta hãy lần lượt phân tích từng hình thức của mỗi bất thiện căn và cách diệt trừ.
...
Tue, 17 Sep 2024 - 10min - 16 - #16 Cảm thắng ma vương - Sách Con Đường Hạnh Phúc | Hòa Thượng Viên Minh
PHẦN 16: CẢM THẮNG MA VƯƠNG
Nhân ngày lễ Thành Đạo, chúng ta thử tìm hiểu ý nghĩa cuộc cảm thắng ma quân của Bồ Tát Sidhattha trong đêm thành đạo như thế nào.
Khi nói đến Phật cảm thắng Ma Vương, hầu như mọi người đều tưởng tượng hình ảnh quỷ sứ sừng nhọn, răng nanh, đầu trâu, mặt ngựa vô cùng kinh khiếp kéo đến bao vây Ngài và Ngài cũng dùng phép thần thông để chống cự; sau một hồi chiến đấu cam go bằng quyền phép nhiệm mầu, Ngài đã hàng phục ma quân một cách vẻ vang oanh liệt.
Từ Ma Vương và cảm thắng theo Phật giáo không phải chỉ có nghĩa giản dị như thế, Ma Vương có năm loại:
- Phiền não ma (Kilesa māra).
- Ngũ uẩn ma (Khandha māra).
- Pháp hành ma (Abhisankhāra māra).
- Tử diệt ma (Maccu māra).
- Chư thiên ma (Devaputta māra).Cả năm thứ ma trên đều làm trở ngại cho tiến trình giác ngộ. Vì vậy, cảm thắng ngũ ma có nghĩa là cảm hóa và vượt qua được sự trở ngại của ma vương, nhất là ma phiền não để đạt đến cứu cánh giác ngộ giải thoát. Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu ngũ ma là gì; Đức Phật đã cảm thắng những ma quân ấy như thế nào?
...
Mon, 16 Sep 2024 - 13min - 15 - #15 Tấm gương người con hiếu - Sách Con Đường Hạnh Phúc | Hòa Thượng Viên Minh
PHẦN 15: TẤM GƯƠNG NGƯỜI CON HIẾU
Nhân mùa báo hiếu, chúng ta hãy cùng nhau chiêm ngưỡng một gương hiếu thảo sống thực, đúng theo tinh thần Phật giáo, đầy ý vị không kém nhị thập tứ hiếu ngày xưa.
Đó là chuyện một nhà chính khách lỗi lạc, một nhà lãnh đạo thế giới có uy tín: Ông cựu tổng thư ký Liên Hiệp Quốc U Thant.
Nếu chúng ta viện lẽ vì chiến tranh, vì ảnh hưởng cuộc khủng hoảng kinh tế, chính trị mà lắm lúc phải lãng quên bổn phận làm con đối với cha mẹ, thì trái lại ông U Thant trong khi phải dàn xếp vô số công việc chính trị, ngoại giao, kinh tế, xã hội, văn hóa... vẫn không hề xao lãng bổn phận của mình đối với mẹ già.
Thật cảm động khi thấy bức ảnh ông cựu tổng thư ký Liên Hiệp Quốc đang quỳ lạy và dâng cơm nước cho bà mẹ, đăng trong một tờ báo tại Kuala Lumpur.
Chúng ta có thể bảo rằng cử chỉ đó quá giản dị, ai mà chẳng làm được. Vâng giản dị thật, nhưng không phải ai cũng thực hiện được, vì nó phản ánh một tấm lòng hiếu thảo được các bậc Thánh hiền ca ngợi trong nền văn hóa truyền thống Á Châu.
Bưng cơm cho cha mẹ thì dễ, nhưng hầu hạ với lòng cung kính thành thực và biết ơn thì thật là hiếm có. Nhiều thanh niên thời đại đã xem cử chỉ cung kính đối với cha mẹ như là một cổ lệ, lạc hậu, không phù hợp với cao trào tiến bộ của nền văn minh hiện đại. Họ sợ bạn bè chê cười khi phải quỳ lạy, chắp tay hay cúi đầu trước song thân. Thậm chí chúng ta còn nghe họ gọi cha mẹ là "ông già khó tính" hay "bà già trầu".
...
Mon, 16 Sep 2024 - 08min - 14 - #14 Phật giáo có phải là tôn giáo không? - Sách Con Đường Hạnh Phúc | Hòa Thượng Viên Minh
PHẦN 14: PHẬT GIÁO CÓ PHẢI LÀ TÔN GIÁO KHÔNG?
Tôn giáo là gì? Khi nghiên cứu lịch sử tôn giáo, chúng ta tìm thấy nhiều giải đáp cho câu hỏi này. Vậy đâu là giải đáp thoả đáng nhất. Những giải đáp ấy có thích ứng với đạo Phật không? Chúng ta hãy tìm hiểu một vài định nghĩa thông dụng nhất.
* Một định nghĩa nói rằng tôn giáo là hệ thống các tín điều. Định nghĩa này rất đúng đối với nhiều tôn giáo trên thế giới, nhưng không phù hợp với đạo Phật vì những lý do sau đây:
1- Tín điều chỉ là những ngôn ngữ qui ước được chế định một cách tương đối tùy thuộc vào không gian, thời gian, trình độ văn hóa, và niềm tin của một số người. Ngôn từ tự nó mang đặc tính hạn hữu làm giới hạn chân lý. Chân lý không bao giờ được chứa đựng một cách trọn vẹn trong ngôn từ. Ngôn từ có thể là phương tiện để truyền đạt chân lý, nhưng không phải là phương tiện hoàn hảo. Phật giáo xem ngôn ngữ như ngón tay chỉ trăng, chân lý chỉ đạt được bằng trí tuệ thực chứng chứ không qua tín điều.
2- Tín điều chỉ là những kết luận đã trở thành khuôn sáo, khô khan, hạn hẹp, đã suy giảm tính chất sống động, uyển chuyển và trung thực của chân lý. Phật giáo không chấp nhận những kết luận khuôn sáo, vì giác ngộ có tính khám phá, sáng tạo và luôn luôn mới mẻ.
3- Khi đã tin vào một số tín điều nhất định nào đó, người ta dễ sinh ra cố chấp, bảo thủ những giáo điều ấy, và xem thường hay gạt bỏ những tín điều của tôn giáo khác. Đây là lý do đưa đến tham vọng bắt mọi người chấp nhận tín điều của tôn giáo mình, và cũng từ đó xảy ra chiến tranh tôn giáo mà chúng ta thường thấy trong lịch sử. Mục đích của Phật giáo là phá chấp, dù chấp trước bất kỳ điều gì, kể cả Niết-bàn.
4- Tín điều là kết quả của những nỗ lực đưa chân lý vào hình thức của các mệnh đề qui phạm thuần lý. Trái lại, Phật giáo không bao gồm một hệ thống mệnh đề thuần lý nào mà là con đường thực nghiệm chân lý của cuộc sống. Chúng ta tìm thấy lời dạy sau đây của Đức Phật trong kinh Pháp cú:
"Người nói nhiều giáo pháp nhưng không tự mình thực hành thì chẳng khác nào đếm bò cho kẻ khác. Người ấy khôngthể hưởng được quả vị thánh nhân. Người không nói được nhiều giáo pháp, nhưng tự mình sống theo pháp, từ bỏ tham lam, sân hận, si mê, có chánh kiến và trầm tĩnh không cố chấp vào thế giới khác, người ấy mới là đệ tử Như Lai".
...
Mon, 16 Sep 2024 - 21min - 13 - #13 Chánh ngữ - Sách Con Đường Hạnh Phúc | Hòa Thượng Viên Minh
PHẦN 13: CHÁNH NGỮ
Một trong năm giới mà người Phật tử chân chính phải hành trì là tránh xa vọng ngữ (musāvādā veramanī). Tích cực hơn, người Phật tử phải nói lời chân thật (saccavādā) biết thủ tín (saddahana) và nói như thế nào làm như thế ấy (yathāvādī tathākārī).
Lời nói chân thật là một trong thập thiện nghiệp mà người hành trì không những đem lại lợi ích cho mình mà còn góp phần xây dựng một xã hội đạo đức. Vì muốn được trật tự, xã hội cần đòi hỏi một số điều kiện trong đó có sự tín nhiệm lẫn nhau nhờ mọi người đều chân thật.
...
Mon, 16 Sep 2024 - 11min - 12 - #12 Con đường giải thoát - Sách Con Đường Hạnh Phúc | Hòa Thượng Viên Minh
PHẦN 12: CON ĐƯỜNG GIẢI THOÁT
"Này chư tỳ kheo, đại dương chỉ có một vị duy nhất là vị mặn, cũng vậy giáo pháp của Như Lai chỉ có một vị duy nhất là vị giải thoát"- Tiểu Bộ Kinh, Udāna
So với vô số chúng sanh sống trên thế gian thì nhân loại chỉ là một phần rất nhỏ, cho nên được sanh làm người không phải dễ. Nhưng duy trì được kiếp sống một cách toàn vẹn lại còn khó hơn vì phải chịu già, bệnh, chết, lo âu, phiền muộn, khổ đau, thất vọng... Nhiều người mới sinh ra đã chết, bất hạnh hơn, lắm kẻ phải chịu kéo lê một cuộc sống bi thảm vì tật nguyền hay nghèo đói. Tuy thế trong những người còn lại không phải ai cũng xứng đáng làm một con người thật sự. Họ sống dã man, độc ác, trụy lạc, ích kỷ và si mê không khác gì cầm thú. Chính Đức Khổng Tử phải than rằng: "Vi nhân nan". Vì thế đã được sinh ra làm người chúng ta cần phải sống một đời sống thế nào cho có ý nghĩa, hợp đạo đức, tự cải hoá cho đến khi hoàn thiện. Song trong thế gian có cả hàng trăm, hàng ngàn triết lý, tôn giáo nói là để cải thiện con người mà kỳ thực chỉ được một vài giáo lý khả dĩ đáng gọi là chánh đạo; còn đa số là mê tín dị đoan hoặc dẫn dắt con người đi sâu vào dục vọng đen tối. Một chứng minh cụ thể là ngày nay một vài thứ triết lý đang đưa thanh niên vào con đường trụy lạc, sa đọa, trong khi nhiều tôn giáo đã làm cho một số khá đông trong thế hệ cũ nô lệ cúng tế, khiếp sợ quỷ thần vì không phát huy được sức mạnh của một con người đích thực. Cuối cùng là khó được gặp Phật hay các bậc hiền nhân ra đời, vì Đức Phật là một vị thầy vĩ đại, một nhà đại cách mạng phá tan gông cùm nô lệ của thần linh bên ngoài và của chính lòng tham lam, sân hận, si mê nội tại để nâng cao con người lên hàng thánh thiện. Giáo lý của Ngài có một mục đích rõ rệt là giác ngộ. Tất cả những cố gắng phi thường của Ngài từ khi khước bỏ đời sống đế vương trở thành một đạo sĩ khổ hạnh cho đến lúc chiến thắng ma vương mà thành bậc Toàn Giác chỉ nhằm một mục đích duy nhất, tức là khai thị cho chúng sanh con đường giải thoát ra khỏi vô minh ái dục và đem lại cho họ một cuộc sống hạnh phúc an lạc.
...
Mon, 16 Sep 2024 - 16min - 11 - #11 Nhân sanh trí tuệ - Sách Con Đường Hạnh Phúc | Hòa Thượng Viên Minh
PHẦN 11: NHÂN SANH TRÍ TUỆ
Trí tuệ là nhân tố tối hậu để thấu triệt chân lý. Trong tam học (giới, định, tuệ), giới và định chỉ có mục đích tạo điều kiện cho sự khai mở cuả trí tuệ. Nếu giới (sīla) có thể làm cho hành động và nói năng trở nên chững chạc, thiện ích, và định (samādhi) có thể giúp tâm an trú, thanh tịnh và chân chính, thì tuệ (pannā) phát huy phần tâm linh quan trọng nhất của con người là tuệ giác, để liễu tri thực tánh rốt ráo và cứu cánh giải thoát.
Hành giả dù có hạnh nguyện thành Phật Toàn Giác, Phật Độc Giác hay Phật Thanh Văn đều cần phải chuyên cần tinh tấn dùi mài gươm trí tuệ để cắt đứt tận gốc rễ những vọng chấp, phiền não hay những ô nhiễm nội tại dưới mọi hình thức, ngấm ngầm hay bộc phát mãnh liệt, đang chi phối đời sống của họ. Trí tuệ còn là một trong mười pháp ba-la-mật (pāramī) hay còn gọi là thập độ mà một vị bồ tát cần phải chuyên trì bất thối cho đến khi thành tựu mục đích của một vị Chánh Đẳng Giác. Chính Đức Phật tổ Thích-ca Mâu-ni, lúc còn là một vị bồ tát, đã lấy trí tuệ làm bản hạnh khi thực hành pháp thập độ.
...
Mon, 16 Sep 2024 - 15min - 10 - #10 Thu thúc lục căn - Sách Con Đường Hạnh Phúc | Hòa Thượng Viên Minh
PHẦN 10: THU THÚC LỤC CĂN
Khi mắt nhìn một vật chúng ta sẽ thấy vật đó to hay nhỏ, xanh hay vàng, tròn hay vuông v.v. thì tâm liền xao động và trí liền tưởng tượng, so sánh, đánh giá và có thái độ phản ứng với vật đó ngay. Như khi nhìn lửa chúng ta biết lửa nóng, lửa màu đỏ, lửa để nấu nướng..., nhìn dòng nước chảy, nhìn ly nước, ta biết được tính chất uyển chuyển của nước.
Xa hơn nữa, lắm khi mắt chúng ta không nhìn thấy nhưng tâm ta nghĩ đến một vật gì đó. Tâm vừa nghĩ đến đối tượng thì tâm thức liên tưởng ngay đến hình tướng, màu sắc, độ lớn và tính chất của đối tượng ấy. Không nhìn thấy vật, óc ta có thể tưởng tuợng được hay hình dung được vật ấy nhờ hồi tưởng hay hoài niệm. Khi giác quan bị kích thích bởi một đối tượng ngoại giới, một vật hay một hiện tượng, mỗi người có một nhận xét, phán đoán hay liên tưởng khác nhau. Như khi tai nghe một âm thanh, dầu có thấy vật hay không ta vẫn đoán được một cách tương đối vật phát ra âm thanh đó. Chẳng hạn khi nghe tiếng chuông, ta liên tưởng đến một cái chuông, một cái dùi chuông đang đưa lên đánh, một cánh tay cầm dùi chuông, một người đang đánh chuông rồi đến cái chuông được treo lên một giá gỗ, bên góc chùa hay tại gác chuông. Nhưng tùy theo mỗi người, khi tâm tiếp nhận đối tượng, phản ứng tâm lý không hoàn toàn giống nhau.
...
Mon, 16 Sep 2024 - 14min - 9 - #9 Chuyển hóa tư tưởng - Sách Con Đường Hạnh Phúc | Hòa Thượng Viên Minh
PHẦN 9: CHUYỂN HOÁ TƯ TƯỞNG
Có hai con đường giải phóng tư tưởng ra khỏi bất thiện, mê lầm, tà kiến, ngã chấp đó là chánh kiến và chánh tư duy. Chúng ta tạm gác qua chánh kiến, sự thấy biết bằng trí tuệ trực giác, ở đây chỉ nói đến việc chuyển hoá tư tưởng sai lầm bất thiện bằng tư tưởng đúng đắn hiền thiện mà thôi.
Tư tưởng hay tư duy có hai loại: chánh tư duy và tà tư duy. Chánh tư duy là một chi pháp trong Bát Chánh Đạo, thuộc tuệ phần, thuật ngữ Pāli gọi là sammā sankappa: sammā là chân chánh, sankappa do động từ sankappeti là suy gẫm, tư duy hay nghĩ tưởng. Biết tư duy chín chắn là cách chuyển hoá những suy nghĩ lầm lạc. Những danh từ phạn ngữ: Sannā (tưởng), vitakka (tầm), cintā (tư lự), paccavekkhana (hồi quán), anupassanā (tùy quán)... tuy có nghĩa riêng của nó nhưng ở đây được xem như đồng nghĩa với sankappa (tư duy).
Trong ba giai đoạn trí tuệ thì tu tuệ (bhāvanā pannā) tức là thiền vipassanā ở giai đoạn ba hoàn toàn vắng bóng tư tưởng, nhưng trong tư tuệ (cintā pannā) ở giai đoạn hai thì tư duy có khả năng làm phát sinh trí tuệ, nhưng tư duy đó phải là suy nghĩ chơn chánh. Có suy nghĩ chơn chánh thì hành động và lời nói mới chơn chánh. Như thế chúng ta thấy rằng: chánh tư duy đóng vai trò quan trọng trong việc tu tập để chuyển hoá tư duy bất thiện thành hiền thiện, tư duy sai lầm thành đúng đắn.
...
Mon, 16 Sep 2024 - 24min - 8 - #8 Cúng dường cao thượng - Sách Con Đường Hạnh Phúc | Hòa Thượng Viên Minh
PHẦN 8: CÚNG DƯỜNG CAO THƯỢNG
Một điểm đặc biệt đáng lưu ý là trong tám muôn bốn ngàn giáo pháp của Đức Phật gồm trong Tam Tạng Kinh, Luật, và Vi Diệu Pháp không thấy đề cập đến những hình thức lễ bái, thờ phụng, cúng kính (hiểu theo nghĩa thông thường). Do đó mỗi quốc độ có một lối lễ bái cúng dường riêng. Các hình thức lễ bái này phản ảnh phong tục tập quán của từng địa phương. Cách thiết trí bàn thờ Phật, cách hành lễ, cách tụng kinh, những lễ cụ để điều hòa tiếng kinh câu kệ mỗi nơi một khác. Âm nhạc của quốc gia cũng ảnh hưởng đến lễ nghi thờ lạy ở chùa chiền. Bởi lẽ kinh điển không ấn định một hình thức lễ bái nào nên nhiều nơi, vì ảnh hưởng của các tôn giáo khác, của tục lệ cổ truyền, những nghi thức mang đầy tính cách dị đoan mê tín được thu nhập khiến người bàng quan dễ có một nhận định sai lầm về đạo Phật.
Hiện nay vẫn còn những lối cúng bái, tế lễ mà một số tôn giáo ngày xưa thường dùng đến, những nghi lễ ấy Đức Phật và hàng thánh nhân không chấp nhận. Ở Việt Nam trước kia và mãi đến ngày này, một vài địa phương vẫn còn giữ tục đốt vàng mã ở chùa. Nhiều người đến chùa lễ bái để cầu Phật ban phúc, cầu buôn may bán đắt, cầu sinh quí tử, cầu được mạnh khỏe v.v. Nhưng dầu sao những lối tế lễ cúng bái mang đậm tính nhân gian ấy, những hình thức cúng lễ bị ảnh hưởng nặng nề bởi phong tục tạp quán lỗi thời, không thể một sớm một chiều sửa đổi được. Chỉ mong sao những lễ nghi ấy không dẫn đến mê tín dị đoan khiến cho những người thiếu chánh tín bám víu, nô lệ vào những hình thức đó mà sinh ra tham lam, cố chấp, xao lãng con đường giác ngộ giải thoát.
...
Mon, 16 Sep 2024 - 10min - 7 - #7 Đạo lý về nghiệp - Sách Con Đường Hạnh Phúc | Hòa Thượng Viên Minh
PẦN 7: ĐẠO LÝ VỀ NGHIỆP
Trong bài này chúng ta chỉ trình bày một cách tổng quát về lý nghiệp báo đã được dạy trong kinh điển, chứ không có cao vọng phân tách hay chứng minh cho triết lý cao siêu đó. Chúng ta đặc biệt đề cập đến nghiệp lý trong nhà Phật với mục đích phân biệt với những quan điểm khác về nghiệp của các nhà tư tưởng phi Phật giáo ngay trong thời Đức Phật hay mãi về sau. Thật vậy, cần ghi nhận một sự khác biệt lớn lao về nghiệp lý giữa Phật giáo, Ấn Độ giáo, Bà-La-Môn giáo, Bái Hỏa giáo và đạo Ājīvaka.
Nhiều người lầm tưởng nghiệp là triết lý chung cho hầu hết các tôn giáo Đông phương, nhưng thực ra chủ trương và lý giải của họ có ít nhiều sai khác, hoặc có khi cũng khác biệt hoàn toàn. Một số học giả Tây phương ngộ nhận cho rằng nghiệp đồng nghĩa với thuyết định mệnh. Trong khi một số khác chủ trương nghiệp mang sắc thái xã hội học và sinh vật học. Sở dĩ có những ngộ nhận như thế vì người ta chỉ đọc qua một số sách báo nói về nghiệp mà không nghiên cứu giáo lý chính thống được truyền bá qua kinh điển nguyên thủy của Phật Giáo.
...
Mon, 16 Sep 2024 - 38min - 6 - #6 Phật giáo và sự thờ cúng - Sách Con Đường Hạnh Phúc | Hòa Thượng Viên Minh
PHẦN 6: PHẬT GIÁO VÀ SỰ THỜ CÚNG
Khi thấy Phật tử đến chùa lễ bái, hay những nhà sư đang kính cẩn nghiêng mình trước đài sen trong khung cảnh trang nghiêm, tịch mịch đầy trầm hương nghi ngút, chắc hẳn có người hỏi rằng: Phật tử có cầu nguyện hay không? Họ làm gì khi đến chùa? Và thái độ của người Phật tử ra sao đối với sự nguyện cầu?
Trước hết chúng ta phải biết cầu nguyện là gì? Đó là một danh từ có nhiều nghĩa. Trong các tôn giáo tin tưởng và thờ phụng Thượng Đế (mà họ tin là đấng tối cao, toàn năng, toàn thiện, toàn tri đã dựng nên thế gian và được coi là Đấng Tạo Hóa hay Thủy Tổ của muôn loài), cầu nguyện có nghĩa là thỉnh cầu ở nơi Ngài một sự chỉ đạo, hộ trì hoặc cầu xin Ngài ban cho sức khỏe, hạnh phúc, thịnh vượng, bình an và đôi khi xin Ngài tha thứ những tội lỗi đã vi phạm.
Chúng ta có thể nói ngay rằng, vì người Phật tử không tin tưởng nơi thần linh hay bất cứ một đấng quyền uy ban phúc giáng họa nào, nên cầu nguyện cũng không có ý nghĩa như trên. Mặt khác, Phật tử tin tưởng ở nghiệp lực theo đó hạnh phúc hay đau khổ đều là kết quả của hành động, lời nói, ý nghĩ mà mỗi cá nhân tạo ra có ý thức hay có chủ ý. Đó là một luật tự động vận hành chứ không do một ai hướng dẫn, sắp đặt hay an bài. Vì tự động vận chuyển theo một luật tắc nhất định nên nó không thể thiên vị, thương tình hay tội nghiệp mà tha thứ cho những ai vi phạm. Cũng theo luật này (nghiệp) tội lỗi không thể được tha thứ bởi một uy lực bên ngoài, mà chỉ được sửa sai bằng tâm hồi đầu hướng thiện. Bởi vì tội lỗi theo Phật giáo không phải gây ra do vi phạm hay bất tuân những quy định của một đấng quyền uy nào, mà chính vì tự mình hành động sai lầm qua thân, khẩu, ý đưa đến ô nhiễm, phiền não và khổ đau cho mình và người.
Như vậy trong Phật giáo không có cầu nguyện theo nghĩa cầu xin được ban ơn, xá tội, vì mỗi người phải chịu trách nhiệm với chính mình chứ không ai khác về những hành động tội, phước, lành, dữ do mình tạo ra. Thế thì người Phật tử làm gì khi đến chùa? Nếu là Phật tử chân chính chắc chắn họ không đến chùa chỉ để cầu nguyện gì đó cho mình.
...
Mon, 16 Sep 2024 - 10min - 5 - #5 Đối diện với khổ đau - Sách Con Đường Hạnh Phúc | Hòa Thượng Viên Minh
PHẦN 5: ĐỐI DIỆN VỚI ĐAU KHỔ
Lo âu và sầu muộn là hai thứ phiền não đồng sinh. Ở đâu có lo âu ở đó có phiền muộn. Chúng đồng hiện hữu và liên kết chặt chẽ trong việc chi phối đời sống con người. Chúng ta nên can đảm đối diện với thực tế, không trốn chạy trước áp lực của phiền não. Nghĩa là chúng ta cần phải tìm cách chế ngự những xung động bất an ấy bằng chính sức mạnh của sự nhẫn nại, kiên trì, trầm tĩnh và sáng suốt.
Đau khổ của chúng ta do chính chúng ta tạo nên và tích lũy trong tâm hồn bởi bất lực hay không thấu hiểu được những tình cảm sâu kín nội tại trong chúng ta và đánh giá sai lầm đối tượng ngoại giới. Nếu chúng ta có một kiến thức chân chính và trí tuệ thích ứng để nhận thức thực tánh của vạn hữu, nghĩa là thấy mọi hiện tượng đều là vô thường, khổ, vô ngã. Thấy rằng bản ngã chỉ là vọng tưởng của một tâm hồn bất ổn, thì chúng ta đã tiến xa trong việc tìm kiếm một phương thuốc trị liệu căn bệnh phiền não.
...
Mon, 16 Sep 2024 - 13min - 4 - #4 Vô thường - Sách Con Đường Hạnh Phúc | Hòa Thượng Viên Minh
PHẦN 4: VÔ THƯỜNG
Ba tướng (Tilakkhana) vô thường (anicca), khổ (dukkha) và vô ngã (anatta) là ba tính chất nội tại của vạn pháp. Những yếu tính đó đôi lúc được gọi là pháp tánh (dhammatā), như thị tánh (yathābhūtā), chân đế (paramatthasacca) hay thực tánh (sabhāva). Đức Phật đã chỉ rõ:
"Tất cả hữu vi là vô thường
"Tất cả hữu vi là khổ
"Tất cả pháp đều vô ngã"Lý vô thường không phải là giáo lý duy nhất của Đức Phật. Vào thế kỷ thứ 6 trước tây lịch, một triết gia hy lạp Herakleitos đã nói "Tất cả đều ở trong trạng thái biến đổi" (All is in a state of flux) hay "Mọi vật đều trôi chảy" nghĩa là vạn hữu đều bị chi phối bởi luật vô thường, biến đổi. Về phương diện hiện tượng, chân tính của lý vô thường đã được chứng thực một cách hùng hồn qua kinh nghiệm giác quan của chúng ta.
...
Mon, 16 Sep 2024 - 13min - 3 - #3 Con đường hạnh phúc - Sách Con Đường Hạnh Phúc | Hòa Thượng Viên Minh
PHẦN 3: CON ĐƯỜNG HẠNH PHÚC
Hầu như mọi nỗ lực của con người đều nhắm vào mục đích tìm kiếm một đời sống hạnh phúc. Nhưng thử hỏi mấy ai đã thành công trong mưu cầu tạo dựng một nền hạnh phúc đích thực. Nhiều người càng cố gắng truy tìm hạnh phúc thì nó càng trở nên xa vời đối với họ, trong khi nhiều người khác đã nắm sẵn hạnh phúc trong tay nhưng lại thả mồi bắt bóng để rồi cuối cùng hạnh phúc cũng vuột khỏi tầm tay.
Sự thực, hạnh phúc không hoàn toàn tùy thuộc vào tiền tài, danh vọng mà con người đã phí sức đạt cho bằng được. Thực tế chứng minh, lắm người đã lên đến tột đỉnh của danh vọng hay đã thành công trong việc tạo lập một tài sản to lớn, nhưng vẫn sống một đời sống bất an, vô vị. Hạnh phúc đâu phải xa vời với chúng ta đến thế, chỉ cần hướng tâm về với chính mình để khai thác một nguồn hạnh phúc bất tận luôn sẵn có ở bên trong mà chúng ta lãng quên để chạy theo cái bóng hạnh phúc bên ngoài.
...
Mon, 16 Sep 2024 - 26min - 2 - #2 Ý nghĩa sự thực chứng của Phật tổ Gotama - Sách Con Đường Hạnh Phúc | Hòa Thượng Viên Minh
PHẦN 2: Ý NGHĨA SỰ THỰC CHỨNG CỦA PHẬT TỔ GOTAMA
Sau khi thái tử Sĩ-đạt-ta (Siddhatha) rời bỏ cung điện nguy nga, giã từ vợ đẹp con thơ đi tìm chân lý, xuất gia tầm đạo, Ngài đã trải qua không biết bao nhiêu thử thách gian khó. Nhưng mục đích chuyến đi của Ngài là quyết tâm tìm một lối thoát để giải phóng chính mình và chúng sanh ra khỏi vòng luân hồi sanh tử, nên Ngài không quản khó khăn hiểm trở.
...
Mon, 16 Sep 2024 - 12min - 1 - #1 Khía cạnh thực tế của đạo Phật - Sách Con Đường Hạnh Phúc | Hòa Thượng Viên Minh
PHẦN 1: KHÍA CẠNH THỰC TẾ CỦA ĐẠO PHẬT
Nhiều người khi tìm hiểu Phật giáo đã đặt ra những câu hỏi xa vời như: Niết-bàn là gì? Làm sao biết có kiếp sau? Vũ trụ do đâu mà hiện hữu? Con người từ đâu đến và sau khi chết sẽ đi về đâu? v.v. nhưng ít khi họ nghĩ đến những vấn đề thiết thực như: Đạo Phật có đáp ứng được những nguyện vọng của chúng ta trong hiện tại không? Đối với Đạo Phật có chủ trương xây dựng một xã hội lành mạnh hay không?
Thực tế hơn, câu hỏi mà chúng ta nên đặt ra nhất là: Nhân loại đang căng thẳng bất an vì tranh giành ảnh hưởng kinh tế, chính trị, quyền lợi v.v. Vậy Đạo Phật có giải pháp nào giúp con người thoát khỏi những lo âu sợ hãi ấy không?
Không phải vấn đề Niết-bàn hay kiếp sau... hoàn toàn không nên đặt ra để tìm hiểu, nhưng có những vấn đề thiết thực và cấp bách hơn cần được giải quyết ngay trong chính đời sống hằng ngày của chúng ta.
...
Mon, 16 Sep 2024 - 23min
Podcasts semelhantes a CON ĐƯỜNG HẠNH PHÚC (Sách nói)
- Global News Podcast BBC World Service
- CNBC's "Fast Money" CNBC
- Power Lunch CNBC
- El Partidazo de COPE COPE
- Herrera en COPE COPE
- The Dan Bongino Show Cumulus Podcast Network | Dan Bongino
- Es la Mañana de Federico esRadio
- La Noche de Dieter esRadio
- Hondelatte Raconte - Christophe Hondelatte Europe 1
- La rosa de los vientos OndaCero
- Más de uno OndaCero
- La Zanzara Radio 24
- Les Grosses Têtes RTL
- L'Heure Du Crime RTL
- El Larguero SER Podcast
- Nadie Sabe Nada SER Podcast
- SER Historia SER Podcast
- Todo Concostrina SER Podcast
- 安住紳一郎の日曜天国 TBS RADIO
- TED Talks Daily TED
- The Tucker Carlson Show Tucker Carlson Network
- 辛坊治郎 ズーム そこまで言うか! ニッポン放送
- 飯田浩司のOK! Cozy up! Podcast ニッポン放送
- 武田鉄矢・今朝の三枚おろし 文化放送PodcastQR