Nach Genre filtern
- 431 - CHA ĐẺ LÚA LAI
TIẾC THƯƠNG “CHA ĐẺ LÚA LAI” THẾ GIỚI VIÊN LONG BÌNH Lúc này, Sảnh Hoa liên tưởng bát cơm đầy trong tay chúng ta được đổi bằng muôn vàn giọt mồ của những người dân làm ruộng. Tin rằng hầu như các bạn đều thuộc lòng bài thơ lục bát, đã trở thành ca dao trên miệng mọi người: Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày” Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần” Nhưng có lẽ ít mấy ai biết rằng, bài thơ này được chuyển ngữ từ bài thơ “Mẫn Nông”, thể Ngũ ngôn tuyệt cú của Lý Thân, nhà thơ nổi tiếng đời Đường Trung Quốc. 《悯农》 唐·李绅 锄禾日当午, 汗滴禾下土。 谁知盘中餐, 粒粒皆辛苦。 Nói đến “Bát cơm đầy”, hầu như người dân Trung Quốc nào cũng đều biết ơn cha đẻ lúa lai Viên Long Bình, Viện sĩ Viện Công nghệ Trung Quốc, người được trao tặng “Huân chương nước Cộng hòa”. Mọi người vô cùng tiếc thương viện sĩ Viên Long Bình vừa từ trần tại thành phố Trường Sa, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc vào lúc 13 giờ 07 phút ngày 22/5 giờ Bắc Kinh, thọ 91 tuổi. Sau đây với tâm trạng trĩu nặng, Sảnh Hoa xin giới thiệu với các bạn đôi nét về “Cha đẻ lúa lai” Viên Long Bình. Viện sĩ Viên Long Bình là người triển khai công việc nghiên cứu và phát triển lúa lai của Trung Quốc, ông là nhà khoa học đầu tiên trên thế giới ứng dụng thành công ưu thế của lúa lai, ông lừng danh thế giới bởi thành tựu phát triển dòng lúa lai đầu tiên giúp nhân loại thoát khỏi nạn đói, ông được tôn vinh là “cha đẻ lúa lai” thế giới, người dân Trung Quốc tôn ông là vị anh hùng dân tộc. Ông đã cốc cung tận tụy cho “bát cơm đầy” của loài người. Lúc sinh thời, Viện sĩ Viên Long Bình từng chia sẻ hai ước mơ của mình là: được "Tận hưởng sự mát mẻ dưới những đồng lúa cao quá đầu người và lúa lai sẽ có thể được trồng trên khắp thế giới giúp giải quyết tình trạng khan hiếm lương thực toàn cầu”. Trải qua hơn 5 thập kỷ nghiên cứu về lúa lai, ông đã giúp Trung Quốc, đất nước đông dân nhất thế giới tạo nên một kỳ tích vĩ đại, đó là nuôi sống gần 1/5 dân số thế giới với chưa đầy 9% tổng diện tích đất canh tác trên thế giới. Mặc dù đã giải quyết được tình trạng thiếu lương thực và chống lại nạn đói của Trung Quốc trong quá khứ, nhưng viện sĩ Viên Long Bình còn có hoài bão cao hơn là giải cứu thế giới thoát khỏi nạn đói. Ngay từ những năm 80 thế kỷ trước, nhóm nghiên cứu của ông đã tổ chức các khóa đào tạo ở nhiều quốc gia từ khắp châu Á châu Phi và châu Mỹ, nhằm giải quyết nâng cao sản lượng và cung cấp nguồn lương thực cho người dân những khu vực có nguy cơ đói kém cao. Tháng 1 năm 2018, Viện sĩ Viên Long Bình và các nhà khoa học cộng sự đã tiếp tục có những bước đột phá mới khi sản xuất thử nghiệm giống lúa chịu mặn và kiềm trên nhiều cánh đồng ở Dubai và đạt được thành công lớn. Kỹ thuật này được coi là giải pháp để chống lại tình trạng mất an ninh lương thực trên toàn thế giới. Viện sĩ Viên Long Bình từ trần là sự mất mát to lớn của nhân dân Trung Quốc nói riêng, và cả thế giới loài người nói chung. Liên Hợp Quốc đăng bài trên tài khoản mạng xã hội chính thức viết: “Viện sĩ Viên Long Bình đã có sự đóng góp kiệt xuất cho việc thúc đẩy an ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo, mang lại hạnh phúc cho nhân dân! Ông là nhân tài nông nghiệp độc nhất vô nhị của Trung Quốc. Cầu mong ông được yên nghỉ”! Tổng giám đốc tổ chức Nông lương Liên Hợp quốc Khuất Đông Ngọc viết trong tài khoản của mình rằng: "Vô cùng đau buồn trước sự ra đi của Giáo sư Viên Long Bình. Ông đã dành cả cuộc đời mình cho sự nghiệp nghiên cứu lúa lai, giúp hàng tỷ người có được an ninh lương thực. Cầu mong ông được yên nghỉ". Một vốc gạo thơm Một làn sóng lúa Một mảnh ruộng đồng Sao sáng sa xuống Cả nước lệ trào Sáng 23/5, hơn 50 ngàn người dân thành phố Trường Sa tỉnh Hồ Nam đã đội ô tràn ra đường xe chở thi thể viện sĩ Viên Long Bình tới nhà tang lễ dưới trời mưa rả rích, nhân dân khắp các tỉnh thành Trung Quốc đều bày tỏ lòng tiếc thương và kính trọng ông bằng nhiều hình thức. Hầu hết các tài khoản trang mạng Trung Quốc đều đăng bài ảnh và phim về cuộc đời và sự nghiệp vẻ vang của Viện sĩ Viên Long Bình. Rất nhiều rất nhiều dân mạng Trung Quốc đã viết những dòng trên các tài khoản wed để bày tỏ lòng tiếc thương ông. Sau đây Sảnh Hoa xin chia sẻ bình luận của một số cư dân mạng Trung Quốc: -Bạn Vân Phong viết: Sơn hà đau đớn, đất trời tiếc thương. Viên Long Bình tiên sinh là Thần Nông đương đại. -Bạn Thành Thành viết: Ngày cơm ba bữa không quên ân tình, Thiên thu vạn đại mãi mãi ghi công -Bạn Nhược Thủy viết: Ông Viên Long Bình đã biến thành ngôi sao sáng nhất, soi sáng cho người đời sau tiếp tục giao hạt giống và cày bừa trên cánh đồng hy vọng. -Bạn Niên viết: Ông Bình vẫn còn đó, ông chỉ là đi xa để tìm kiếm bông lúa to hạt nhất mang về lai giống rồi trồng đại trà thôi mà. Các bạn thân mến, Việt Nam là nước nông nghiệp, lúa gạo được xem là nguồn lương thực chính. Nhiều người Việt Nam cũng biết tên tuổi, cuộc đời và sự nghiệp của “cha đẻ lúa lai” thế giới Viêm Long Bình. Một số bạn đã có những dòng cảm xúc trước sự ra đi của viện sĩ Viên Long Bình như sau: -Bạn H viết: Ông là người có cống hiến xuất sắc cho nhân loại trong vấn đề lương thực. Một đời người đầy thành tựu. -Bạn C viết: Vĩnh biệt ông, con người giúp nhiều người không còn bị đói! -Bạn K viết: Ông Viên Long Bình đúng là 1 nhà khoa học nông nghiệp phi thường của TQ và thế giới, thật thương tiếc ông ! Bạn V viết: Cảm ơn ông vì những đóng góp cho an ninh lương thực thế giới. Mong ông an giấc ngàn thu. -Bạn T viết: Cám ơn ông . Thế giới hòa bình phát triển từ no bụng trước tiên. -Bạn D viết: Cảm ơn ông. Nhờ có những người như ông mà an ninh lương thực thế giới được đảm bảo.
Tue, 19 Nov 2024 - 08min - 430 - Bác Hồ và cuốn “Nhật ký trong tù”
Tin rằng bạn rất quen thuộc bài hát “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người” đã đi cùng năm tháng, và đi vào cõi lòng của hàng gần trăm triệu người dân Việt Nam. 19 tháng 5 năm nay là kỷ niệm 131 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của nhân Việt Nam, người bạn thân thiết của nhân dân Trung Quốc. Nhân dịp này, Hộp thư thính giả xây dựng Chương trình đặc biệt” để tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh, mà nhân dân Việt Nam thân thiết gọi Người là Bác Hồ. Trong cuộc đời Cách mạng của Người có chuỗi thời gian dài gắn bó sâu sắc với các vị Lãnh đạo tiền bối của Trung Quốc, đó là những tháng năm không thể nào quên. Lúc sinh thời, từ những năm 50 cho đến trước năm 1969 Bác từ trần, hầu như sinh nhật nào Bác cũng đến Trung Quốc nghỉ dưỡng, Bác thích đến khu suối nước nóng huyện Tòng Hoá tỉnh Quảng Đông(广东从化温泉). Nay khu nghỉ Tòng Hoá này vẫn trưng bày rất nhiều hình ảnh và các văn vật kỷ niệm Bác. Bác nói với các cán bộ Trung Quốc rằng: “ 我到中国, 就像在自己家一样”( “Tôi đến Trung Quốc, như ở nhà mình vậy!”) Các thế hệ 7 X Trung Quốc trở về trước, hầu như ai cũng biết đến胡志明主席-Chủ tịch Hồ Chí Minh,胡伯伯- Bác Hồ. Mong các thế sau cũng biết về 胡伯伯-Bác Hồ, vậy nên chúng tôi có trách nhiệm giới thiệu nhiều về Chủ tịch Hồ Chí Minh cho thế hệ trẻ Trung Quốc. Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890, từ trần vào ngày 2 tháng 9 năm 1969, hưởng thọ 79 tuổi, trong suốt cuộc đời tham gia cách mạng 60 năm của Người, có hơn một nửa quãng thời gian là bôn ba ở nước ngoài để tìm kiếm con đường cứu nước. Trong đó, Trung Quốc là nơi Người sống và làm việc lâu nhất, Trung Quốc cũng là nơi Người đưa ra những quyết sách quan trọng ảnh hưởng tới vận mệnh của dân tộc Việt Nam. Trong suốt thời gian hoạt động Cách mạng tại Trung Quốc, Người đã kề vai chiến đấu, cùng chung hoạn nạn với Đảng Cộng sản và nhân dân Trung Quốc, đã xây đắp nên mối tình sâu sắc với Đảng và nhân dân Trung Quốc. Cố Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai đã có sự đánh giá cao đối với cả cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thủ tướng từng nói: “Phẩm chất cộng sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh, sự quan tâm nhân dân lao động của Người, ý chí Cách mạng đấu tranh đến cùng chống kẻ thù của Người, tác phong công tác gian khổ giản dị mấy chục năm như một ngày của Người, đáng để mỗi một người Đảng viên Cộng sản noi gương.” Trong cuộc chiến tranh Mỹ xâm lược Việt Nam, khắp cả nước Trung Quốc đã dấy lên phong trào giúp Việt Nam chống Mỹ rầm rộ. Lúc bấy giờ, Chủ tịch Mao Trạch Đông có câu danh ngôn: “700 triệu nhân dân Trung Quốc là hậu thuẫn vững trắc của nhân dân Việt Nam, Trung Quốc rộng lớn là hậu phương vững trắc của nhân dân Việt Nam.” Tin rằng tất cả những ai kinh qua thời kỳ này đều biết đến câu nói bất hủ này của Bác Mao. Các bạn thân mến, tin rằng rất nhiều bạn đều từng đọc tập “Nhật ký trong tù” bằng chữ Hán của Bác Hồ. Năm 1942, Bác Hồ từ Việt Nam sang Trung Quốc tiến hành hoạt động Cách Mạng, trong quãng thời gian này, Người bị quân Quốc Dân Đảng Trung Quốc bắt giam. Từ tháng 8 năm 1942 cuối tháng 9 năm 1943, Bác Hồ lần lượt bị bắt giam tại các nhà lao Tịnh Tây, Thiên Bảo, Quả Đức, Nam Ninh, Vũ Minh, Liễu Châu, Quế Lâm Quảng Tây Trung Quốc. Trong những ngày bị giam trong tù và trên đường bị áp giải đến các nhà lao, Người đã sáng tác 133 bài thơ chữ Hán, sau khi biện tập lấy tên là tập thơ “Nhật ký trong tù”, Sau đây Sảnh Hoa(或请男声代朗诵中文) xin đọc hai bài thơ “Thế lộ nan” từ tập thơ “Nhật ký trong tù ” của Bác Hồ bằng tiếng Phổ thông Trung Quốc. Kỷ niệm ngày sinh của Bác Hồ và cuốn “Nhật ký trong tù”_fororder_nhat_ky_trong_tu-15_20_44_264 Bài một: 世路难 (一) 走遍高山与峻岩 那知平路更难堪 高山遇虎终无恙 平路逢人却被监 Bài một: Thế lộ nan Tẩu biến cao sơn dữ tuấn nham Na tri bình lộ cánh nan kham Cao sơn lộ hổ chung vô dạng Bình lộ phùng nhân khước bị giam. Dịch nghĩa bài thơ như sau: Bài một: Đường đời hiểm trở Đi khắp đèo cao, khắp núi cao, Ngờ đâu đường phẳng lại lao đao! Núi cao gặp hổ mà vô sự, Đường phẳng gặp người bị tống lao?! 世路难(二) 余原代表越南民 拟到中华见要人 无奈风波平地起 送余入狱作嘉宾 Bài thơ thứ hai “Thế Lộ Nan” Dư nguyên đại biểu Việt Nam dân Nghĩ đáo Trung Hoa kiến yếu nhân Vô nại phong ba bình địa khởi Tống dư nhập ngụ tác gia tân Dịch nghĩa bài thơ như sau: Ta là đại biểu dân Việt Nam, Tìm đến Trung Hoa để hội đàm; Ai ngỡ đất bằng gây sóng gió, Phải làm “khách quý” ở nhà giam! Trong những bài thơ chữ Hán của Bác Hồ, Người đã mô tả những từng trải của mình bằng tâm trạng bình thản, thậm chí còn có chút dí dỏm, đã thể hiện tinh thần tích cựclạc quan và bất khuất của nhà lãnh đạo Cách mạng. Hai nước Trung –Việt, núi sông liền một dải, văn hóa tương thông tình hình tương đồng, lại cùng chung ý thức hệ, nhân dân hai nước có mối tình hữu nghị sâu sắc truyền thống. Hôm nay, 131 năm ngày sinh của Người, chúng tôi một lần nữa chúc tình hữu nghị của nhân dân hai nước Trung –Việt mãi mãi xinh tươi, đời đời bền vững. Dòng chính hữu nghị của hai nước Trung-Việt luôn luôn vượt qua mọi thử thách trong các giai đoạn lịch sử khác nhau. Tình hữu nghị truyền thống Trung-Việt đã được kế thừa và phát huy qua các thế lãnh đạo của hai nước. Đây cũng chính là nguyện vọng chung của các vị lãnh đạo tiền bối hai nước Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh và nhân dân hai nước Trung-Việt. Bác Hồ đã mãi mãi đi xa, nhưng hình ảnh của Người luôn sống mãi trong lòng nhân dân Việt Nam và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới, trong đó có nhân dân Trung Quốc. Hộp thư Thính giả trên sóng Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc xin tạm khép lại tại đây, Sảnh Hoa xin chào tạm biệt các bạn.
Fri, 15 Nov 2024 - 08min - 429 - LẠI ĐẾN MÙA THI
Tin rằng nhiều bạn đều rất quen thuộc bài bát Mùa Hoa Phượng Nở, vậy cùng với giai điệu vui tai này, Sảnh hoa xin giải đáp câu hỏi của thầy DP. Sau tiết khí Mang Chủng, nhiệt độ lên cao, tiết trời nắng nóng, tiếng ve kêu râm ran, hoa phượng nở đỏ đón mùa thi về. Ở Việt Nam, hoa phượng đỏ tượng trưng cho mùa thi cũng là mùa bế giảng năm học mới. Trung Quốc đất đai rộng lớn, có nhiều miền khí hậu khác nhau, đặc tính của các loại cây cối cũng khác nhau. Khí hậu các tỉnh và khu tự trị như Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam, Phúc kiến, Vân Nam thuộc miền khí hậu nhiệt đới gió mùa, rất hợp với cây phượng sinh trưởng, hoa phượng tại những địa danh này một năm nở hai lần, lần một nở từ tháng 5 đến tháng 7, lần hai nở vào tháng 9, vậy nên hoa phượng nở lần một là mùa thi, mùa bế giảng năm học, hoa nở lần hai vào tháng 9 lại là mùa khai giảng năm học mới. Hoa phượng đỏ rực, nồng nàn, tượng trưng cho tuổi trẻ như xung sức. Nhưng mỗi khi hoa phượng nở cũng là mùa khiến nhiều người không khỏi bịn rịn và thương cảm. Vì hoa phượng gắn bó với học đường, với học sinh và sách vở, hoa nở cũng là lúc bước vào mùa thi căng thẳng, mùa bịn rịn chia tay với thầy cô giáo với các bạn học, với mái trường thân yêu. Nhiều thành phố các tỉnh miền nam Trung Quốc mà Sảnh Hoa đã nhắc trên đây lấy hoa phượng đỏ làm thị hoa, tức hoa biểu tượng của thành phố, nhiều trường đại học cũng lấy hoa phượng làm tiêu chí của trường mình. Hoa phượng đỏ, mùa tốt nghiệp chia tay, rồi hoa phương lại đỏ vào tháng chín nghênh đón năm học mới, bạn mới bạn cũ gặp nhau, cùng rùi mài kinh sử, đêm hôm đèn sách, phấn đấu cho mùa hoa nở sang năm, rồi dấn thân vào mùa thi căng thẳng, phấn đấu xây dựng cho tương lai tươi sáng của mình. Trên đây Sảnh Hoa vừa giải đáp câu hỏi của thầy DP về mùa hoa phượng đỏ cũng tượng trưng cho mùa tốt nghiệp ở một số tỉnh miền nam Trung Quốc. Mời các bạn theo dõi tiếp Hộp thư đầu tuần phát trên sóng Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc do Sảnh Hoa thực hiện. Lịch Cao khảo hằng năm của Trung Quốc diễn ra trong hai ngày từ ngày 7 đến ngày 8 tháng 6 hằng, đang là mùa hoa phượng nở rộ đỏ rực tại một số tỉnh thành miền nam Trung Quốc, Hộp thư đầu tuần kỳ này gặp các bạn đúng vào ngày đầu tiên mở màn của kỳ “cao khảo”, tức thi tuyển sinh đại học năm 2021, hôm nay ngày 7 các sĩ tử vừa hoàn thành hai môn thi Ngữ văn và Toán, ngày 8, các sỉ tử trong cả nước Trung Quốc sẽ hoàn thành thi ngoại ngữ và thi tổng hợp hai của hai môn khoa học xã hội hoặc khoa học tự nhiên. Một số thí sinh thi môn năng khiếu, hoặc môn đặc biệt nào đó thì sẽ thi tiếp vào ngày 9. Chế độ thi đại học của Trung Quốc có giống và khác chế độ thi đại học của Việt Nam ở chỗ nào nhỉ? Hoan nghênh các bạn chia sẻ lên mục Hộp thư Ngọc Ánh trên tường facebook nhé. Sau đây Sảnh Hoa xin chia sẻ với các bạn một số thông tin liên quan đến mùa “cao khảo” năm nay ở Trung Quốc. Được biết, mùa cao khảo năm nay có hơn 10 triệu 780 ngàn thí sinh trên khắp các tỉnh thành Trung Quốc tốt nghiệp trung học phổ thông, tỏa đi hơn 466 nghìn trường thi của 7200 nghìn địa điểm thi, có hơn 1 triệu 400 ngàn nhân viên tham gia vào công việc tổ chức các khâu công việc liên quan đến mùa cao khảo năm nay. Trọng điểm công tác tổ chức Cao Khảo của Trung Quốc năm nay vẫn là chặn dịch. Mặc dù năm qua Trung Quốc đã thực hiện rất tốt các khâu trong chuỗi công tác chặn dịch và đã giành được thành tích đáng kể trong cả quá trình chống dịch COVID-19, nhưng dù sao vì vẫn chịu ảnh hưởng tình hình dịch bệnh trên thế giới vẫn hoành hành tại một số nước, trong đó biến chủng của vi-rút nCoV, Ấn Độ lây lan nhanh nhất. Để đảm bảo an toàn cho việc chống dịch COVID-19, kể từ ngày 24 tháng 5, hơn 10 triệu 780 ngàn thí sinh trên khắp các tỉnh thành Trung Quốc phải kiểm tra sức khỏe 14 ngày trước ngày thi đại học. Tỉnh Quảng đông có 636 nghìn thí sinh tham gia thi tuyển sinh đại học, là tỉnh có số thí sinh đông nhất so với các tỉnh thành khác trong nước. Tin rằng qua các phương tiện truyền thông các bạn cũng biết, gần đây thành phố Quảng châu tỉnh lỵ tỉnh Quảng Đông lại xuất hiện một số ca nhiễm mới phần lớn từ hải ngoại truyền vào. Thành phố Quảng Châu có 54900 thí sinh đăng ký tham gia thi tuyển sinh đại học. Căn cứ yêu cầu kiểm soát mạnh mẽ của cộng tác phòng chống dịch bệnh, mỗi một địa điểm thi đều bố trí trường thi cách ly đồng bộ theo tỉ lệ 10∶1. Cả thành phố đã khởi động 11 địa điểm thi cách ly, ngoài ra còn có 9 điểm thi dự bị. Được biết, tính đến 00:00 ngày 5 tháng 6, 100% thí sinh, giáo viên coi thi và nhân viên phục vụ cho kỳ thi tuyển sinh đại học năm 2021 ở Quảng Châu đều đã hoàn thành việc xét nghiệm axit nucleic, 100% giáo viên coi thi và nhân viên phục vụ kỳ thi đều đã được tiêm chủng vắc xin, 100% địa điểm thi đã hoàn thành việc xét nghiệm lấy mẫu axit nucleic. Ở Quảng Châu có một thí sinh bị nhiễm vi rút chủng mới không triệu chứng, liền được trở ngay đến bệnh viện cách ly và điều trị, để không ảnh hưởng đến việc thi cử của em, bệnh viện liền đặt phòng cách ly của em làm trường thi đặc biệt. Hoa phượng đang đỏ rực, tiếng ve kê râm ran. Vào phần cuối chương trình, Sảnh Hoa xin chúc hơn 10 triệu 780 ngàn thí sinh trên khắp các tỉnh thành Trung Quốc tốt nghiệp trung học phổ thông an toàn sức khỏe, phát huy tốt, thi tốt bài thi, giành được thành tích tốt để mà thi đỗ vào trường đại học và chuyên ngành lý tưởng của mình sau 12 năm rùi mài kinh sử.
Mon, 04 Nov 2024 - 08min - 428 - NHÀ VĂN ĐỀ TÀI THIẾU NHI TÀO VĂN HIÊN VÀ TIỂU THUYẾT NGÔI NHÀ TRANH CỦA ÔNG
Từ Bắc Kinh xa xôi, Sảnh Hoa xin gửi đến các bạn đang có mặt bên máy thu thanh lời chào thân ái, đồng thời nhân Ngày Thiếu nhi Quốc tế mồng 1 tháng 6, Sảnh Hoa xin thay mặt chương trình Hộp thư đầu tuần Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc, thơm lên má đôi má đang yêu của các nhí qua làn sóng điện. Các bạn đang nghe đoạn mở đầu của tiểu thuyết đề tài thiếu nhi Ngôi nhà Tranh của nhà văn nổi tiếng Trung Quốc Tào Văn Hiên do Ngọc Ánh diễn đọc, cuốn tiểu thuyết này tổng cộng chia làm 85 kỳ, phát trên sóng từ cuối tháng 7 năm 2020 qua tiết mục Đọc Truyện, hoan nghênh các bạn truy cập trang web Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc https://vietnamese.cri.cn rồi nhấp vào mục “Đọc Truyện” để đón nghe trên mạng cuốn tiểu thuyết Ngôi nhà Tranh thú vị này vào bất cứ lúc nào. Nhân dịp ngày Thiếu nhi Quốc tế mồng 1 tháng 6, ngày lễ chung của tuổi thơ toàn cầu, Sảnh Hoa xin giới thiệu đôi nét về nhà văn đề tài thiếu nhi nổi tiếng Trung Quốc Tào Văn Hiên và cuốn tiểu thuyết Ngôi nhà Tranh của ông. Trung Quốc có nhiều Nhà văn sáng tác đề tài thiếu nhi nổi tiếng được các bạn đọc nhí Trung Quốc yêu mến, trong đó cây bút đạt được nhiều thành tựu sáng tác đề tài thiếu nhi nổi tiếng nhất hiện nay phải kể đến nhà văn Tào Văn Hiên, nhiều tác phẩm văn học của ông đã gặp gỡ các độc giả Việt Nam. Ngày 4/4/2016, tại Triển lãm sách nhi đồng quốc tế Bologna I-ta-li-a, nhà văn thiếu nhi Trung Quốc Tào Văn Hiên được trao giải Andersen quốc tế 2016, đây là "Giải Nobel văn học của giới văn học thiếu nhi", mà lần đầu tiên nhà văn Trung Quốc được trao giải này. Giải Andersen quốc tế là giải nhà văn, cả đời chỉ được trao một lần, Nhà văn Tào Văn Hiến sáng tác rất nhiều quyển tiểu thuyết đề tài thiếu nhi, nổi tiếng nhất là những cuốn mang tên như Ngôi nhà Tranh, Hoa hướng dương đồng đen, Hoả ấn vv... ông được nhiều độc giả đánh giá là cây bút đề tài thiếu nhi đầy ý thơ. Nhà văn Tào Văn Hiên sinh năm 1954 tại thôn Long Cảnh tỉnh Giang Tô, ngay từ nhỏ đã có khiếu sáng tác văn học. Hiện nay, Nhà văn Tào Văn Hiên là Ủy viên Hội Nhà Văn Trung Quốc, Giáo sư chuyên ngành Trung văn và Thầy hướng dẫn Tiến sĩ trường Đại học Bắc Kinh. Phó chủ tịch Hội nhà văn Bắc Kinh, Chánh văn phòng nghiên cứu giáo dục văn học đương đại Bắc Kinh, Ủy viên hội Văn học Thiếu nhi v.v.. Ông bắt tay vào việc sáng tác văn học từ năm 1979, truyện ngắn Cung và Chú bò câm đã đoạt giải tác phẩm xuất sắc của Tạp chí Văn Học nhi đồng và Tạp chí Văn nghệ Thiếu niên Trung Quốc vào năm 1982, từ đó nhiều tác phẩm văn học đề tài thiếu nhi của ông đã đoạt nhiều giải thưởng Văn học nổi tiếng trong nước, nhiều tiểu thuyết của ông đã được cải biên thành kịch bản phim điện ảnh hoặc phim truyền hình đề tài thiếu nhi và được đông đảo độc giả nhí và cả người lớn Trung Quốc yêu thích. Tháng 6 năm 1999, tiểu thuyết Ngôi nhà Tranh của ông sau khi cải biên thành kịch bản cùng tên đã đoạt giải kịch bản xuất sắc của Liên hoan phim điện ảnh Đồng Ngưu Trung Quốc lần thứ 8, tháng 10 cùng năm kịch bản Ngôi nhà Tranh này của ông lại đoạt giải Kịch bản xuất sắc tại Liên hoan phim điện ảnh Kim Kê Trung Quốc lần thứ 19. Năm 2000, bộ phim điện ảnh Ngôi nhà Tranh của ông đoạt giải đặc biệt Bướm vàng tại Liên hoan phim Quốc tế Tehrān Iran lần thứ 14. Năm 2005, cuốn tiểu thuyết Hoa hướng dương đồng đen của ông đã đoạt giải xuất sắc tại hội chợ “Sách hay mọi người cùng đọc”. Ông đoạt vô số các giải thưởng văn học hoặc phim trong nước và quốc tế. Nhiều tác phẩm xuất sắc của ông đã được tái xuất bản nhiều lần, mang lại con số doanh thu khả quan, năm 2013, nhà văn Tào Văn Hiên đã được xếp vào top Nhà văn Phú hào Trung Quốc lần thứ 8. Là nhà văn chuyên viết cho thiếu nhi ở Trung Quốc, ngòi bút của ông “thường dành sự quan tâm nhân văn với nỗi lòng sầu ưu và thương cảm... tác phẩm của ông đã vượt qua đề tài đời sống thiếu nhi, đi sâu vào phạm vi đời sống bản chất của con người, chiếu sáng nhân cách của sự sống.” Ví dụ Ngôi nhà Tranh là tiểu thuyết kinh điển của nhà văn Tào Văn Hiên, vừa cho ra mắt bạn đọc vào năm 1997 đã được đông đảo bạn đọc hoan nghênh, đến nay đã cho tái xuất bản hơn 300 lần, Ngôi nhà Tranh, đã được chuyển ngữ sang các thứ tiếng Việt Nam, Anh, Pháp, Nhật bản, Hàn Quốc vv... Trong quá trình sáng tác tiểu thuyết đề tài thiếu nhi, nhà văn Tào Văn Hiên thường bày tỏ sự quan tâm đối với điều kiện sinh hoạt cũng như thế giới tâm hồn của tuổi thơ Trung Quốc ngày nay, ông kêu gọi các nhà văn nên mang theo tinh thần quan tâm nhân văn trong quá trình sáng tác văn học thiếu nhi. Các độc giả đánh giá Tiểu thuyết của ông Tào Văn Hiên là đã để lại cho người đọc có cảm giác thuần khiết và tươi đẹp, những dòng văn miêu tả cảnh vật đẹp như trong giấc mơ, hễ nhắm mắt tựa như mình lạc vào cõi tiên. Dòng văn vừa mượt mà vừa dí dỏm, miêu tả tâm hồn trẻ thơ trong trắng thơ ngây nhưng lại gan góc kiên cường, chịu thương chịu khó, có lẽ đây chính là những chi tiết thu hút các độc giả của nhà văn Tào Văn Hiên. Vào phần cuối chương trình, Sảnh Hoa xin mời quý vị và các bạn cùng các thính giả nhí truy cập trang web Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc https://vietnamese.cri.cn rồi nhấp vào mục “Đọc Truyện” để đón nghe trên mạng cuốn tiểu thuyết Ngôi nhà Tranh đề tài thiếu nhi của nhà văn nổi tiếng Trung Quốc Tào Văn Hiên vào bất cứ lúc nào.
Fri, 25 Oct 2024 - 08min - 427 - “CHA ĐẺ LÚA LAI” THẾ GIỚI VIÊN LONG BÌNH
Lúc này, Sảnh Hoa liên tưởng bát cơm đầy trong tay chúng ta được đổi bằng muôn vàn giọt mồ của những người dân làm ruộng. Tin rằng hầu như các bạn đều thuộc lòng bài thơ lục bát, đã trở thành ca dao trên miệng mọi người: Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày” Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần” Nhưng có lẽ ít mấy ai biết rằng, bài thơ này được chuyển ngữ từ bài thơ “Mẫn Nông”, thể Ngũ ngôn tuyệt cú của Lý Thân, nhà thơ nổi tiếng đời Đường Trung Quốc. 《悯农》 唐·李绅 锄禾日当午, 汗滴禾下土。 谁知盘中餐, 粒粒皆辛苦。 Nói đến “Bát cơm đầy”, hầu như người dân Trung Quốc nào cũng đều biết ơn cha đẻ lúa lai Viên Long Bình, Viện sĩ Viện Công nghệ Trung Quốc, người được trao tặng “Huân chương nước Cộng hòa”. Mọi người vô cùng tiếc thương viện sĩ Viên Long Bình vừa từ trần tại thành phố Trường Sa, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc vào lúc 13 giờ 07 phút ngày 22/5 giờ Bắc Kinh, thọ 91 tuổi. Sau đây với tâm trạng trĩu nặng, Sảnh Hoa xin giới thiệu với các bạn đôi nét về “Cha đẻ lúa lai” Viên Long Bình. Viện sĩ Viên Long Bình là người triển khai công việc nghiên cứu và phát triển lúa lai của Trung Quốc, ông là nhà khoa học đầu tiên trên thế giới ứng dụng thành công ưu thế của lúa lai, ông lừng danh thế giới bởi thành tựu phát triển dòng lúa lai đầu tiên giúp nhân loại thoát khỏi nạn đói, ông được tôn vinh là “cha đẻ lúa lai” thế giới, người dân Trung Quốc tôn ông là vị anh hùng dân tộc. Ông đã cốc cung tận tụy cho “bát cơm đầy” của loài người. Lúc sinh thời, Viện sĩ Viên Long Bình từng chia sẻ hai ước mơ của mình là: được "Tận hưởng sự mát mẻ dưới những đồng lúa cao quá đầu người và lúa lai sẽ có thể được trồng trên khắp thế giới giúp giải quyết tình trạng khan hiếm lương thực toàn cầu”. Trải qua hơn 5 thập kỷ nghiên cứu về lúa lai, ông đã giúp Trung Quốc, đất nước đông dân nhất thế giới tạo nên một kỳ tích vĩ đại, đó là nuôi sống gần 1/5 dân số thế giới với chưa đầy 9% tổng diện tích đất canh tác trên thế giới. Mặc dù đã giải quyết được tình trạng thiếu lương thực và chống lại nạn đói của Trung Quốc trong quá khứ, nhưng viện sĩ Viên Long Bình còn có hoài bão cao hơn là giải cứu thế giới thoát khỏi nạn đói. Ngay từ những năm 80 thế kỷ trước, nhóm nghiên cứu của ông đã tổ chức các khóa đào tạo ở nhiều quốc gia từ khắp châu Á châu Phi và châu Mỹ, nhằm giải quyết nâng cao sản lượng và cung cấp nguồn lương thực cho người dân những khu vực có nguy cơ đói kém cao. Tháng 1 năm 2018, Viện sĩ Viên Long Bình và các nhà khoa học cộng sự đã tiếp tục có những bước đột phá mới khi sản xuất thử nghiệm giống lúa chịu mặn và kiềm trên nhiều cánh đồng ở Dubai và đạt được thành công lớn. Kỹ thuật này được coi là giải pháp để chống lại tình trạng mất an ninh lương thực trên toàn thế giới. Viện sĩ Viên Long Bình từ trần là sự mất mát to lớn của nhân dân Trung Quốc nói riêng, và cả thế giới loài người nói chung. Liên Hợp Quốc đăng bài trên tài khoản mạng xã hội chính thức viết: “Viện sĩ Viên Long Bình đã có sự đóng góp kiệt xuất cho việc thúc đẩy an ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo, mang lại hạnh phúc cho nhân dân! Ông là nhân tài nông nghiệp độc nhất vô nhị của Trung Quốc. Cầu mong ông được yên nghỉ”! Tổng giám đốc tổ chức Nông lương Liên Hợp quốc Khuất Đông Ngọc viết trong tài khoản của mình rằng: "Vô cùng đau buồn trước sự ra đi của Giáo sư Viên Long Bình. Ông đã dành cả cuộc đời mình cho sự nghiệp nghiên cứu lúa lai, giúp hàng tỷ người có được an ninh lương thực. Cầu mong ông được yên nghỉ". Một vốc gạo thơm Một làn sóng lúa Một mảnh ruộng đồng Sao sáng sa xuống Cả nước lệ trào Sáng 23/5, hơn 50 ngàn người dân thành phố Trường Sa tỉnh Hồ Nam đã đội ô tràn ra đường xe chở thi thể viện sĩ Viên Long Bình tới nhà tang lễ dưới trời mưa rả rích, nhân dân khắp các tỉnh thành Trung Quốc đều bày tỏ lòng tiếc thương và kính trọng ông bằng nhiều hình thức. Hầu hết các tài khoản trang mạng Trung Quốc đều đăng bài ảnh và phim về cuộc đời và sự nghiệp vẻ vang của Viện sĩ Viên Long Bình. Rất nhiều rất nhiều dân mạng Trung Quốc đã viết những dòng trên các tài khoản wed để bày tỏ lòng tiếc thương ông. Sau đây Sảnh Hoa xin chia sẻ bình luận của một số cư dân mạng Trung Quốc: -Bạn Vân Phong viết: Sơn hà đau đớn, đất trời tiếc thương. Viên Long Bình tiên sinh là Thần Nông đương đại. -Bạn Thành Thành viết: Ngày cơm ba bữa không quên ân tình, Thiên thu vạn đại mãi mãi ghi công -Bạn Nhược Thủy viết: Ông Viên Long Bình đã biến thành ngôi sao sáng nhất, soi sáng cho người đời sau tiếp tục giao hạt giống và cày bừa trên cánh đồng hy vọng. -Bạn Niên viết: Ông Bình vẫn còn đó, ông chỉ là đi xa để tìm kiếm bông lúa to hạt nhất mang về lai giống rồi trồng đại trà thôi mà. Các bạn thân mến, Việt Nam là nước nông nghiệp, lúa gạo được xem là nguồn lương thực chính. Nhiều người Việt Nam cũng biết tên tuổi, cuộc đời và sự nghiệp của “cha đẻ lúa lai” thế giới Viêm Long Bình. Một số bạn đã có những dòng cảm xúc trước sự ra đi của viện sĩ Viên Long Bình như sau: -Bạn H viết: Ông là người có cống hiến xuất sắc cho nhân loại trong vấn đề lương thực. Một đời người đầy thành tựu. -Bạn C viết: Vĩnh biệt ông, con người giúp nhiều người không còn bị đói! -Bạn K viết: Ông Viên Long Bình đúng là 1 nhà khoa học nông nghiệp phi thường của TQ và thế giới, thật thương tiếc ông ! Bạn V viết: Cảm ơn ông vì những đóng góp cho an ninh lương thực thế giới. Mong ông an giấc ngàn thu. -Bạn T viết: Cám ơn ông . Thế giới hòa bình phát triển từ no bụng trước tiên. -Bạn D viết: Cảm ơn ông. Nhờ có những người như ông mà an ninh lương thực thế giới được đảm bảo.
Thu, 10 Oct 2024 - 08min - 426 - TRI ÂN NHÂN “NGÀY CỦA MẸ”
Tin rằng, phận làm con, ai cũng thương yêu quý trọng người mẹ từng mang nặng đẻ đau, sinh ta đến với trần gian này, rồi ta lớn dần lên nhờ bầu sữa của mẹ. Mọi người thường ca ngợi và ví tình thương của mẹ bao la như biển cả, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Cho dù có đi xa đến đâu, khi đến “Ngày Của Mẹ”, người con lại càng nhớ thương mẹ. Có bạn đã viết những dòng sau đây rất có tính đại diện cho những người con xa mẹ xa nhà: “Ngày của mẹ mà con không thể ở gần để trực tiếp tặng hoa, quà cho mẹ, hay đơn giản là dọn dẹp giúp mẹ căn nhà nhỏ thân yêu. Con xin lỗi mẹ! Con rất nhớ mẹ, mẹ là nguồn sống của con. Mẹ luôn theo sát những bước đi của con. Cảm ơn mẹ và chúc mẹ luôn khoẻ mạnh. Con cảm ơn mẹ đã sinh ra con, chở che bao bọc và nuôi dưỡng con cho đến ngày trưởng thành. Cảm ơn mẹ về những tháng ngày nhọc nhằn đã làm lưng mẹ còng xuống, đôi mắt mẹ thâm quầng vì những đêm không ngủ, về những nỗi buồn lo mà mẹ đã âm thầm chịu đựng bao năm… Ngày Của Mẹ tuy bắt nguồn từ phương Tây, theo đà văn hoá phương Đông và phương Tây ngày một hội nhập, ở Trung Quốc hiện nay, Ngày bà mẹ đang ngày càng được coi trọng. Nhân đây Sảnh Hoa xin giới thiệu với các bạn đôi nét về Ngày Của Mẹ. Ngày Của Mẹ là ngày để tất cả những người làm con có dịp cảm tạ, tri ân công ơn trời biển của mẹ. Về nguồn gốc Ngày Của Mẹ xuất hiện sớm nhất vào ngày 8 tháng 1 hằng năm thời Hy Lạp cổ đại, nhưng ở các nước Mỹ, Ca-na-da, Trung Quốc và một số nước khác, thì Ngày Của Mẹ được mặc định vào ngày Chủ nhật thứ 2 tháng 5 hằng năm. Trong Ngày Của Mẹ, con cái thường tặng cho mẹ bó hoa Cẩm chướng, để chúc mừng và cảm ơn mẹ mình. Hoa Cẩm Chướng thường được ví là hoa Người mẹ. Nhiều nước trên thế giới, con cái tặng mẹ bó hoa Cẩm Chướng nhân Ngày Của Mẹ, nhưng ở Trung Quốc, trong Ngày Của Mẹ, các con lại tặng mẹ bó hoa Cỏ Tuyên, còn gọi là hoa Vong ưu, có nghĩa là hoa quên nỗi buồn, hơi khác với các nước phương Tây, bởi nó liên quan đến lịch sử lâu đời. Hoa Vong ưu còn có tên gọi là hoa Cỏ Tuyên, hoa Kim Châm, hoa Rau vàng, đã được trồng lâu năm tại Trung Quốc. "Thi Kinh tập thơ đầu tiên của Trung Quốc cách đây hơn 2000 năm có câu: "Phòng phía bắc âm u, có thể trồng cỏ Tuyên". Phòng phía bắc là phòng ngủ của bà chủ nhà, là tượng trưng cho người mẹ trong gia đình. Vậy nên ngày xưa ở Trung Quốc những người con thường bày tỏ lòng hiếu thảo của mình với mẹ bằng hoa Cỏ Tuyên, và cũng là để bày tỏ nỗi niềm nhớ nhung của những người con đi xa đối với mẹ. Tình cảm của người Trung Quốc xưa kia dành cho hoa Cỏ Tuyên thường gói ghém cả nền văn hóa truyền thống, phong tục tập quán và tình cảm ruột thịt. Cho nên hoa Cỏ Tuyên còn được gọi là Hoa Người Mẹ. Về sau có người thiếu phụ trồng hoa Cỏ Tuyên ở trước cửa phòng phía bắc để giải tỏa nỗi sầu bởi người chồng chinh chiến xa nhà, cho nên về sau mọi người lại gọi loại hoa Cỏ Tuyên này là "Cỏ Vong sầu", nghĩa là Hoa Quên Sầu. Hoa Cỏ Tuyên rất bình thường, mang nhiều nội hàm văn hóa quá. Tiếc là, nhiều bạn trẻ Trung Quốc ngày nay hình như không biết mấy đến nguồn gốc văn hóa của hoa Cỏ Tuyên, họ chỉ cho rằng, hoa Cẩm chướng mới là loại hoa tượng trưng cho Mẹ. Nhà thơ Mạnh Giao giữa thời nhà Đường Trung Quốc suốt đời sáng tác nhiều bài thơ về người con xa nhà nhớ mẹ, trong đó có bài thơ viết về hoa Cỏ Tuyên như sau : Cỏ Tuyên mọc đầy thềm Người con đi xa nhà Mẹ hiền đứng ngoài thềm Không thấy hoa Tuyên đâu Mạnh Giao, là nhà thơ nổi tiếng thời Đường mà hầu như người Trung Quốc thuộc thế hệ nào cũng biết đến ông, đặc biệt bài thơ "Du tử ngâm" của ông lại càng quen thuộc đối với mọi người. Có thể nói, rất nhiều cháu bé Trung Quốc mới bập bẹ tập nói thì cha mẹ bé đã dạy bé đọc thuộc lòng bài thơ này. Du tử ngâm Tác giả : Mạnh Giao Từ mẫu thủ trung tuyến, Du tử thân thượng y. Lâm hành mật mật phùng, Ý khủng trì trì quy. Thuỳ ngôn thốn thảo tâm, Báo đắc tam xuân huy. Thơ tạm dịch như sau: Khúc ngâm của đứa con đi xa Mẹ cầm sợi chỉ trong tay Trên mình du tử áo may vội vàng Sắp đi mũi chỉ kỹ càng Sợ con đi đó xa nhà quá lâu Chút lòng tấc cỏ dễ đâu Bóng ba xuân đáp ơn sâu mẹ hiền Mũi kim sợi chỉ trong tay mẹ, khâu tấm áo cho người con sắp đi xa. Trước khi con ra đi, mẹ khâu mũi chỉ xít xao bền chặt, chỉ lo con mình ra đi xa nhà lâu ngày áo sẽ bị rách. Có ai dám nói rằng, tấm lòng hiếu thảo của người con chỉ yếu ớt như ngọn cỏ, làm sao có thể đền đáp được tình thương của mẹ như ánh nắng mùa xuân bao la? Tình thương của mẹ bao la, như ánh nắng mặt trời tắm cho những người con trưởng thành lành mạnh. Tình thương của mẹ luôn luôn để lại nhiều dấu ấn trong trí nhớ của các con, bất cứ đi đâu và bất cứ lúc nào. Hộp thư thính giả Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc nhân Ngày của mẹ xin tạm khép lại tại đây, Sảnh Hoa xin chào và tạm biệt các bạn...
Wed, 25 Sep 2024 - 08min - 425 - Ngày Lao Động Quốc t ế-- Ngày Thanh Niên Trung Quốc
Tin rằng các bạn đều biết lịch sử của ngày Lao động Quốc tế Mùng 1 tháng 5, đây là ngày lễ chung của tất cả các lao động thuộc mọi ngành mọi nghề trên thế giới, trong đó có Trung Quốc và Việt Nam, có bạn có tôi. Bạn Lý hỏi mục Hộp thư Ngọc Ánh trên tường Facebook: Hiện nay bên TQ có lễ gì mà nghỉ đến 4-5 ngày hả chị? Sau đây Mẫn Linh xin giải đáp câu hỏi trên đây của bạn Lý. Ngày Lao Động Quốc tế rồi lại đến Ngày Thanh Niên Trung Quốc_fororder_ngay lao dong quoc te Trong dịp lễ Lao động Quốc tế Mùng 1 tháng 5, các cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội Trung Quốc được nghỉ liền ba ngày, cộng thêm cả nghỉ hai ngày cuối tuần, vậy nên tổng cộng nghỉ liền năm ngày từ mùng 1 đến mùng 5 tháng 5. Trong dịp nghỉ lễ Lao động Quốc tế mùng 1 tháng 5 được nghỉ liền năm ngày như vậy, hơn nữa tình hình dịch COVID-19 trong cả nước Trung Quốc hầu như đã được kiểm soát tương đối ổn, vậy nên nhiều người cùng người thân trong gia đình hoặc bạn bè đi du lịch khắp nơi trong cả nước bằng nhiều phương tiện. Nhân đây, Mẫn Linh cũng xin giới thiệu thêm với bạn Lý và các bạn những con số liên quan đến ngày nghỉ lễ Lao Động Quốc tế mùng 1 tháng 5. Bộ Giao thông Vận tải Trung Quốc cho biết, chỉ trong Ngày nghỉ đầu tiên của lễ Lao Động Quốc tế mùng 1 tháng 5, ước chừng có khoảng 56 triệu 373 nghìn lượt du khách đã đáp các phương tiện giao thông đường sắt, đường bộ, đường thủy và đường hàng không qua lại, tăng 111,5% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó khoảng 36 triệu lượt người sử dụng phương tiện giao thông đường bộ, 1 triệu 890 lượt du khách ngồi máy bay đi du lịch hoặc thăm thân. Vậy trong chuỗi năm ngày nghỉ lễ Lao Động Quốc tế mùng 1 tháng 5, bạn Lý và các bạn có đi du lịch đâu không? ... Mời các bạn theo dõi tiếp Hộp thư thính giả trên sóng và trên mạng Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc. Bạn VC e_mail viết: Chào Hộp thư Ngọc Ánh CRI, em xin giới thiệu: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Việt Nam thành lập vào ngày 26 tháng 3 năm 1931. Nhân đây, em xin hỏi Đoàn thanh niên Trung Quốc thành lập vào thời gian nào? Hiện nay Trung Quốc có bao nhiêu Đoàn viên? Mẫn Linh: Bạn VC thân mến, sau đây Mẫn Linh xin giải đáp câu hỏi của bạn. … Hoa nở tháng Năm khắp nơi nơi Hoa che đậy máu đào các chí sĩ Nhằm cứu vãn dân tộc trong lúc gian nguy Họ không ngừng kháng chiến ngoan cường ... Các bạn đang nghe ca khúc Trung Quốc “Hoa tháng Năm nở”, thường vang lên trong ngày Thanh Niên Trung Quốc. Ngày Thanh Niên Trung Quốc không thể tách rời lịch sử Phong trào Ngũ Tứ. Ngày Thanh Niên “Ngũ Tứ” Trung Quốc, thường đến vào cuối xuân đầu hè hằng năm, đây là mùa hoa nở, cây cối đâm trồi nảy lộc như tuổi trẻ dạt dào sức sống. Ngày 4 tháng 5 năm 1919, trên khắp đất nước Trung Hoa đã nổ ra phong trào thanh niên học sinh rầm rộ, làm thay đổi phương hướng phát triển cận đại cũng như bộ mặt lịch sử của Trung Quốc. Phong trào này được bắt nguồn từ các học sinh Bắc Kinh, rồi lan tỏa ra đông đảo quần chúng nhân dân các giới, người dân thành thị, công nhân, thương nhân, đông đảo nhân dân thuộc đủ các tầng lớp trong xã hội Trung Quốc tham gia phong trào yêu nước bằng đủ các hình thức như: Tuần hành, bãi học, bãi công vv... chống lại chính quyền cũ rích lúc bấy giờ. Đây chính là Phong trào yêu nước chống đế quốc, chống phong kiến triệt để của nhân dân Trung Quốc, gọi tắt là “Phong trào Ngũ Tứ”, đây là bước ngoặt chấm dứt cuộc cách mạng dân chủ cũ và mở ra cuộc cách mạng dân chủ mới, đã viết nên trang sử mới cho Cách mạng Trung Quốc. Để các thế hệ thanh niên kế thừa và phát huy phong trào truyền thống vẻ vang của Phong trào Ngũ Tứ, năm 1939, Hội Liên hiệp Cứu quốc Thanh niên Tây Bắc Thiểm Cam Ninh đã quy định lấy ngày 4 tháng 5 hằng năm làm “Ngày Thanh niên” Trung Quốc. Sau ngày Nước cộng hoà nhân dân Trung hoa thành lập không lâu, ngày 23 tháng 12 năm 1949, Chính vụ viện Trung Quốc chính thức quy định ngày 4 tháng 5 hằng năm là Ngày Thanh niên Trung Quốc. Từ lâu, Phong trào Ngũ Tứ đã được khắc lên tấm bia lịch sử giải phóng giành tự do của dân tộc Trung Hoa, không ngừng động viên vô số thanh niên Trung Quốc phấn đấu vươn lên, xây dựng đất nước. Cho dù lịch sử đã có nhiều thay đổi, nhưng “Thanh niên, là tâm hồn của đất nước”, tinh thần Ngũ tứ “yêu nước, tiến bộ, dân chủ và khoa học” chưa bao giờ xa rời thế hệ trẻ Trung Quốc. Sau đây, Mẫn Linh giải đáp tiếp câu hỏi thứ hai của bạn VC về số lượng Đoàn viên Trung Quốc hiện nay. Theo con số thống kê của Ban Xây dựng Tổ chức cơ sở Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Trung Quốc, tính đến cuối năm 2017, cả nước Trung Quốc có 81 triệu 246 đoàn viên thanh niên, trong đó có 57 triệu 951 nghìn Đoàn viên học sinh, 3 triệu 579 nghìn Đoàn viên thuộc các cơ sở. Kể từ năm 2016, tổ chức Đoàn Thanh niên các cấp theo yêu cầu chung cần kiên trì tiêu chuẩn, kiểm soát quy mô, nâng cao chất lượng, phát huy vai trò của Đoàn viên, không ngừng hoàn thiện quy phạm cơ chế, quản lý nghiêm khâu gia nhập tổ chức Đoàn, quy phạm nghi lễ kết nạp Đoàn viên, tăng cường việc giáo dục ngày thường cho Đoàn viên, đẩy mạnh việc xây dựng Đoàn, trong khi cần thuyên giảm phần nào số lượng và nâng cao chất lượng Đoàn viên thanh niên. Tinh thần ngày Thanh Niên Ngũ Tứ là “Yêu nước, tiến bộ, dân chủ và khoa học”, như ngọn đuốc soi sáng truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, hiện nay ngọn đuốc này đang được giương cao trong thế kỷ 21. Mục Hộp thư đêm nay xin được khép lại tại đây, Mẫn Linh xin chào và tạm biệt các bạn.
Tue, 10 Sep 2024 - 08min - 424 - ĐỌC SÁCH- NGHE SÁCH -YÊU SÁCH
Trong những ngày đổi mùa xuân hạ, nhiều cánh hoa rụng tả tơi, Sảnh Hoa chợt liên tưởng ca khúc “Táng Hoa ngâm ”, tức bài hát “Chôn hoa” trong phim Hồng Lâu Mộng, trong lòng không khỏi lâng lâng. Thời gian thấm thoắt, Kiếp hoa chóng tàn Cánh hoa rụng rơi Ngắn ngủi kiếp đời Nhắn nhủ mọi người Sống tốt cùng đời. Đời người ngắn ngủi, chúng ta nên sống sao cho khỏi sống hoài sống phí. Sảnh Hoa nghĩ, nên trau dồi đạo đức, nên đọc thật nhiều sách, trở thành người lương thiện, làm việc tốt cho đời. Nói đến đọc sách, mấy hôm trước mục Hộp thư Ngọc Ánh trên tường Facebook có bài nhan đề: NGÀY ĐỌC SÁCH, ĐỌC SÁCH HAY, NGÀY NÀO CŨNG ĐỌC SÁCH Sau đây Sảnh Hoa xin chia sẻ bài viết này cho các bạn đang bên máy thu thanh nhé. 23/4 là NGÀY ĐỌC SÁCH THẾ GIỚI, tên gọi đầy đủ là NGÀY SÁCH VÀ BẢN QUYỀN THẾ GIỚI, do UNESCO (Tổ chức văn hoá, giáo dục, khoa học Liên hợp quốc) quyết định vào năm 1995. Hiện nay có hơn một trăm quốc gia trong có Trung Quốc và Việt Nam hưởng ứng ngày này. Trung Quốc có câu: Trong sách sẵn có ngôi nhà vàng. Trong đời sống tinh thần của mỗi chúng ta, sách đóng vai trò rất quan trọng: là chiếc chìa khóa vạn năng mở cửa lâu dài trí tuệ và tâm hồn con người; là người thầy siêu việt thắp sáng trong ta nguồn tri thức vô biên, dạy chúng ta biết sống và biết hy sinh. Có thể nói sách chính là người bạn tâm giao chia sẻ mọi nỗi vui, buồn sâu kín của mỗi con người, đọc sách từ lâu đã trở thành nhu cầu cần thiết của xã hội loài người trên thế giới. Xin tặng các bạn vài câu triết lý liên quan đến việc đọc sách: -Vùng vẫy trong biển sách, trau dồi văn hóa và đạo đức, thể hiện tài năng và trí tuệ - Chăm đọc sách, đời sống của chúng ta sẽ được đổi thay nâng cấp từ sách. -Làm bạn với sách, gột sạch cả tâm hồn; Đối thoại với bậc thầy, nâng tầm cao cảnh giới; - Hun đúc sự sống bằng sách thơm, đọc sách kinh điển dựng xây tâm hồn; -Trong tay luôn cầm sách hay, gần gũi với những dòng văn đẹp, xây đắp cuộc sống tươi sáng. Theo đà nhịp sống gấp, nội dung sinh hoạt của chúng ta trở nên ngày càng phong phú, nhưng thời gian dành cho đọc sách lại trở nên hạn hẹp hơn. Mà không sao, nếu bạn không có nhiều thời gian đọc sách ngoài giờ, thì tranh thủ nghe đọc sách online, cũng rất thú vị. Theo yêu cầu của nhiều thính giả và cư dân mạng, bắt đầu từ ngày 27 tháng 1 năm 2021, Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc cho phát lại trên sóng bộ tiểu thuyết cổ điển nổi tiếng Trung Quốc THUỶ HỬ phiên bản do phát thanh viên gạo cội Nguyễn Thanh diễn đọc. Xin mời bạn đón nghe trên sóng hoặc đón nghe online. Ngoài ra mời bạn truy cập trang chủ Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc theo nick name: https://vietnamese.cri.cn/ nhấp tiếp vào chuyên mục “Đọc Truyện” trên trang để đón nghe online nhiều bộ tiểu thuyết cổ kim Trung Quốc đã chuyển thể sang phiên bản tiếng Việt do các phát thanh viên gạo cội của bản Đài như Nguyễn Thanh, Ngọc Ánh, Hùng Anh, Lệ Quyên diễn đọc. Sau đây Sảnh Hoa xin đọc “bình luận và tin nhắn” của một số bạn gửi Hộp thư Ngọc Ánh trên Facbook có nội dung liên quan đến chuyên mục “Đọc Truyện” của Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc: Bạn H đã nhớ về những tháng năm trước kia từng thường xuyên theo dõi mục Đọc Truyện của Đài phát thanh Quốc tế như sau: Nhớ những năm của thập kỷ 80 thế kỷ trước, đầu tiên tôi nghe anh Bạch Minh đọc tiểu thuyết Tây du ký, giọng đọc của anh sang sảng vô cùng cuốn hút thính giả VN. Nghe hay lắm chị Ngọc Ánh ạ, sau Tây du ký là đến anh Nguyễn Thanh đọc truyện Tam quốc diễn nghĩa cũng rất hay và cuốn hút, được rất nhiều thính giả VN đón nghe. Sau đó nữa, tôi lớn lên vào những năm đầu của thập kỷ 90 lại được coi phim Tây du ký phiên bản năm 1986. Khán giả Việt Nam lại vô cùng thích thú, cứ mỗi dịp nghỉ hè là đài truyền hình Việt Nam chiếu cho học sinh và kể cả người lớn cũng thích xem, sau phim Tây du ký đến phim Tam quốc diễn nghĩa , rồi đến phim Thủy Hử rất hay và hay được chiếu trên truyền hình hầu hết ở VN. Mới đây mình coi lại Phim tân Thủy Hử phiên bản 2011 gồm 86 tập, coi hoài không chán. Nay nghe Hộp thư Ngọc Ánh cho biết quý Đài cho phát lại truyện Thủy Hử do anh Nguyễn Thanh đọc,lại nhớ về kỷ niệm ngày xưa mỗi tối đón nghe truyện. Và vẫn thích nhất truyện Tây du ký do anh Bạch Minh đọc. Chị có thể cho biết anh Bạch Minh bây giờ có khỏe không, bao nhiêu tuổi rồi, anh ấy có làm ở Ban tiếng VN Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc không? Và có thể phát lại truyện Tây du ký do anh ấy đọc không ạ. Vài dòng tâm sự cùng Chị và xin cảm ơn Hộp Thư cảm ơn chị, chị cho gửi lời thăm chúc sức khỏe an khang đến anh Nguyễn Thanh nhé. Chúc chị, Quý đài và Hộp thư Ngọc Ánh mọi người luôn vui khỏe,ngày càng phát triển. Xin cảm ơn. Bạn H thân mến, những dòng trên đây của bạn rất có tính đại diện cho nhiều thính giả lâu năm của Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc. Cảm ơn bạn đã dành nhiều thời gian tình cảm cho chuyên mục Đọc Truyện của Đài chúng tôi. Bây giờ Sảnh Hoa xin thay mặt Hộp thư Ngọc Ánh trả lời những câu hỏi trên đây của bạn. Anh Bạch Minh đã ngoài bát thập, về hưu lâu rồi, anh vẫn khỏe và đang sinh sống tại thành phố Vũ Minh Quảng Tây. tiểu thuyết Tây Du Ký do anh Bạch Minh đọc vào những năm 80 thế kỷ trước được ghi âm và chế tác bằng thiết bị máy ghi băng cối cồng kềnh, cho nên trước mắt tạm không phát lại được bằng thiết bị kỹ thuật số. Mong bạn và các fans của anh Bạch Minh thông cảm. Hiện nay, Đài chúng tôi đang phát lại tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa do anh Nguyễn Thanh đọc trên sóng và trên mạng. Hoan nghênh bạn và các bạn khác đón nghe. Bạn C viết: Hồi nhỏ em nghe Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc mãi rồi,những năm 1989 nghe đọc tiểu thuyết Thuỷ Hử ở cái đài bé tẹo. Em vừa nghe thử giọng đọc Thuỷ Hử của anh Nguyễn Thanh, đúng giọng ngày xưa em nghe luôn. Cũng hơn 30 năm rồi Bạn M viết: Dù nghe bao lần tiểu thuyết Thủy Hử mà vẫn thích nghe. một tác phẩm hay,người diễn đọc cũng hay,có hồn theo từng nhân vật. Các bạn thân mến, lại đến thời điểm Sảnh hoa tạm khép chương trình và chào câu tạm biệt với bạn rồi. Chúc bạn đêm đầu tuần an lành và vui nhé.
Wed, 28 Aug 2024 - 08min - 423 - TRUNG QUỐC HÀI HÒA
TRUNG QUỐC HÀI HÒA LÀ NƠI ĐẤT LÀNH CHIM ĐẬU Trước hết Sảnh Hoa xin gửi lời chào thân ái đến các bạn thính giả và độc giả thân yêu trên sóng và trên mạng Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc, chúc quý vị và các bạn trong những ngày đổi mùa xuân hạ luôn có tâm trạng thoải mái hòa mình vào cuộc sống bận rộn nhưng phong phú về tinh thần. Vừa qua mục Hộp thư Ngọc Ánh trên tường facebook đã chia sẻ thông tin trên trang cá nhân Facebook của bạn Nguyễn Quốc Tư, tiến sĩ chuyên ngành Trung Quốc học Đại học Ngôn ngữ Bắc Kinh dành cho những bạn đang hoặc sẽ có kế hoặc học tiếng Trung hoặc du học Trung Quốc tham khảo. Nội dung tóm tắt của thông báo như sau: 31/03/2021 Bộ Giáo Dục Nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa (Trung Quốc) và Ủy ban Công tác Ngôn ngữ Quốc gia Trung Quốc đã hoàn thiện Tiêu chuẩn về đánh giá trình độ tiếng Trung trong công tác Giáo dục Hán Ngữ Quốc tế (sau đây gọi tắt là “tiêu chuẩn mới”), tiêu chuẩn này sẽ thay đổi hoàn toàn việc đánh giá trình độ tiếng Trung của người học, cụ thể kỳ thi năng lực tiếng Trung Quốc tế, tạm gọi là HSK sẽ được chia làm 3 trình độ và 9 cấp độ thay vì 6 cấp độ như trước đây. Độ khó của bài thi dự kiến cũng sẽ khó hơn rất nhiều, cụ thể ngay từ HSK1 thí sinh đã phải nắm vững 500 từ vựng và 48 điểm ngữ pháp, và đến HSK7,8,9 thì thí sinh cần tích luỹ 11092 từ vựng và toàn bộ 572 điểm ngữ pháp ở mọi cấp độ thay vì 5000+ từ vựng và không quá nhiều cấu trúc ngữ pháp như trước. Tuy nhiên độ khó giữa các cấp độ sẽ không còn chênh lệch quá nhiều. Ngoài ra, từ cấp độ 4 trở đi người học sẽ yêu cầu thêm kỹ năng dịch giữa tiếng Trung và ngôn ngữ mẹ đẻ ngoài 4 kỹ năng cơ bản nghe, nói, đọc và viết trước đây. Yêu cầu đối với cấp độ HSK9 là thành thạo tiếng Trung và tiếng mẹ đẻ trong mọi hoàn cảnh, tương đương 1 phiên dịch cabin (dịch đồng thời) song ngữ một cách xuất sắc. Sảnh Hoa xin chúc những bạn có nguyện vọng sang Trung Quốc du học sẽ toại nguyện qua sự nỗ lực và cơ may của mình. Các bạn thân mến, do điều kiện công tác nên Sảnh Hoa có nhiều dịp tiếp xúc và quen biết nhiều du học sinh Việt Nam hoặc những người Việt đến Trung Quốc làm ăn. Một số bạn trẻ không những học tập chăm chỉ mà còn rất năng động trong giao tiếp với bè bạn Trung Quốc và quốc tế, không những mở rộng kiến thức nâng cao tầm nhìn. Mặc dù các bộ máy truyền thông của Mỹ và phương Tây luôn luôn bôi nhọ hoặc bóp méo Trung Quốc, sự thật vẫn là sự thật. Trung Quốc ngày nay phát triển nhanh chóng trên mọi lĩnh vực, xã hội hài hòa ổn định, nhân dân nhiệt tình mến khách, không phân biệt giàu nghèo, là nơi đất lành chim đậu, thu hút nhân tài, phát huy tài năng, làm ăn dễ dàng. Hộp thư Ngọc Ánh trên tường Facebook nhận được tin nhắn của một số bạn muốn tìm tình hình sinh hoạt làm ăn của người Việt tại Trung Quốc. Bạn C hỏi Hộp Thư Ngọc Ánh: Xin hỏi người Việt Nam định cư hoặc làm ăn tại Trung Quốc có bị phân biệt đối xử không? Bạn V hỏi: Có người Việt Nam làm ăn buôn bán ở Trung Quốc không? Họ có bị gây khó dễ hay không? Các bạn thân mến, sau đây Sảnh Hoa xin thay mặt Hộp thư Ngọc Ánh trên Facebook giải đáp thắc mắc của những bạn trên đây bằng bài phỏng vấn do chính Sảnh Hoa thực hiện. Vừa qua, Sảnh Hoa có dịp phỏng vấn chị Nguyễn Tú Anh đến từ Hà Nội, chị Anh sinh sống làm ăn tại Thượng Hải phồn hoa đã hơn 10 năm rồi. trước khi đến làm ăn tại Thượng Hải chị Anh từng làm tại một số nước như Xin-ga-po, Niu-đê-li, Ấn Độ,v.v, nhưng rồi bỏ những nước đó đi, mà đến với Thượng Hải. Sảnh Hoa xin mượn lời giới thiệu của chị Tú Anh để đáp ứng yêu cầu của các bạn. Chị Nguyễn Tú Anh kể rằng: “Lý do tại sao tôi chọn ở lại Thượng Hải? Tại vì tôi rất thích sự an toàn ở Thượng Hải, tôi đi làm hay đi đâu chơi, hoặc một mình con gái đi bộ trên đường hay bắt tắc-xi, bất cứ mình bị say hay với tình trạng như thế nào, tôi thấy sự an toàn hoàn toàn 100% tuyệt đối, không bao giờ có chuyện gì xảy ra, cũng không có ai đến gây chuyện, ca-mê-ra quan sát khắp nơi trên đường phố. Hơn nữa tôi thấy người dân nơi đây rất thân thiện, nên tôi không thấy mình sống ở nước ngoài. Tôi và tất cả những người bạn nước ngoài đều thấy, Thượng Hải là nơi vô cùng an toàn trên thế giới hiện nay”. Chị Nguyễn Tú Anh vốn làm nghề thiết kế nội thất , ấy vậy mà chị lại mở nhà hàng Việt Nam tại Thượng Hải, Chị nói: “Tôi thấy cơ hội ở Thượng Hải rất nhiều, người lập nhiệp từ các nước về cũng nhiều, bầu không khí lập nghiệp ở đây khiến tôi tràn đầy sức sống, tôi thấy ở đây có nhiều cơ hội kinh doanh”. Năm 2014, chị Nguyễn Tú Anh đã mở một nhà hàng Việt Nam Cyclo (Xích-lô) tại Thượng Hải. Chỉ vài năm thôi, nhà hàng này đã khá nổi tiếng tại Thượng Hải. Chị Anh phát hiện thói quen ăn uống của người Trung Quốc đã từ thích “các món thịt cá” trước đây, nay họ hứng “các món dưỡng sinh” hơn, nhiều thực khách Trung Quốc đã khoái khẩu với món ăn ngon Việt Nam thanh đạm. Chị nói: “5 năm trở lại đây, tôi thấy rất nhiều người dân Thượng Hải, Trung Quốc chọn món ăn Việt làm cơm trưa, bây giờ rất nhiều gia đình đưa con cái đi ăn đồ Việt, và nói đồ Việt thì ai cũng biết. Các bạn Trung Quốc của tôi thường nói, món thích nhất của họ chính là đồ ăn Việt Nam, vì các món ăn Việt Nam rất tốt cho sức khỏe, không có dầu mỡ nhiều, đồ ăn tươi và phong phú”. Chị Nguyễn Tú Anh đã chứng kiến sự phát triển và đổi thay to lớn của Thượng Hải. Chị đã thốt liền 5 chữ “rất” để bày tỏ sự yêu mến và khâm phục của mình đối với Thượng Hải, Trung Quốc. Chị nói: “Tôi rất thích ở Thượng Hải. Trong vòng 10 năm qua, tôi thấy Thượng Hải thay đổi rất, rất, rất, rất, rất là nhiều. Phố Đông đã xây dựng rất nhiều nhà cao tầng, rất nhiều nơi đã mở mang hơn. Ngày trước có nhiều quán nhỏ ở hai bên đường hoặc ở các khu chợ. Bây giờ họ đã quy hoạch hết các khu ăn uống, gồm đầy đủ các thiết bị trong đó, rất tiện cho người dân, nên tôi rất mong Việt Nam sẽ có một ngày được quy hoạch như vậy”. Theo thống kê, hiện nay, có khoảng 215 nghìn người nước ngoài làm việc tại Thượng Hải là, chiếm 23,7% cả nước Trung Quốc, xếp hàng đầu toàn quốc. Thành phố Thượng Hải không ngừng đột phá sáng tạo, đưa ra các chính sách thu hút nhân tài nước ngoài, không ngừng ưu hoá môi trường làm việc và sinh hoạt của các nhân tài nước ngoài. Mục Hộp thư thính giả đầu tuần phát trên sóng Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc xin tạm khép lại tại đây, Sảnh Hoa thân ái chào các bạn.
Wed, 21 Aug 2024 - 08min - 422 - TẾT THANH MINH
TẾT THANH MINH-TƯỞNG NIỆM NGƯỜI ĐÃ KHUẤT, CÀNG TIN YÊU SỰ SỐNG Tiết thanh Minh còn gọi là Tết Thanh Minh, là một trong 24 tiết khí Trung Quốc hằng năm, thường tính theo lịch dương bắt đầu từ ngày 4 – 5/4 cho đến 20 – 21/4. Tiết Thanh Minh năm 2021 này rơi đúng vào thời điểm 03 giờ 15 phút ngày 4 tháng 4 hôm qua giờ Bắc Kinh, tức vào mùng 5 tháng 3 nông lịch. Thông thường đến tiết Thanh minh nhiệt độ bắt đầu tăng cao, lượng mưa nhiều hơn, do vậy cũng là mùa gieo trồng vụ xuân. Tiết thanh minh đến sau ngày Lập Xuân khoảng 45 ngày. Ngay từ cách đây hơn 1400 năm về trước, Đỗ Mục, Nhà thơ nổi tiếng đời Đường đã sáng tác bài thơ mang tên Thanh Minh, lưu truyền cho đến ngày nay: Thanh minh thời tiết vũ phân phân, Lộ thượng hành nhân dục đoạn hồn. Tá vấn tửu gia hà xứ hữu ? Mục đồng dao chỉ Hạnh Hoa thôn. Thanh minh lất phất mưa phùn Khách đi đường thấm nỗi buồn xót xa Hỏi thăm quán rượu đâu à ? Mục đồng chỉ lối Hạnh Hoa thôn ngoài. Tết Thanh Minh là một ngày lễ nhằm thể hiện bổn phận, báo hiếu của con cháu tưởng nhớ đến công lao của tổ tiên và những người thân đã khuất đã trở thành ngày Tết dân gian lưu truyền và kế thừa cho đến ngày nay. Tết Thanh minh cổ truyền Trung Quốc bắt nguồn từ thời nhà Chu cách đây hơn hai ngàn năm trăm năm. Ban đầu chỉ là tiêu chí một trong 24 tiết khí của một năm. Sau diễn biến dần thành ngày lễ tưởng nhớ tổ tiên và liên quan đến Tết Hàn Thực. Hàn thực liên quan đến câu chuyện giữa vua Tấn Văn Công của nước Tấn thời Xuân Thu với trung thần Giới Tử Thôi. Tết Hàn thực, ở nhiều nơi Trung Quốc mọi người chỉ ăn đồ nguội để tưởng niệm nhớ ơn những người có công đã khuất. Vào trước Tết Thanh Minh khoảng một hai ngày, nhiều gia đình liền tắt lửa cho bếp nguội lạnh, họ chỉ ăn đồ nguội, hoặc ăn bánh hấp bằng lá ngải để nguội. Về sau, tảo mộ đạp thanh là chủ đề hoạt động chính của Tết Thanh Minh. Chữ “thanh” có nghĩa là “trong”, chữ “minh” có nghĩa là “sáng”, nên Tết thanh minh có nghĩa là khoảng thời gian mà khí trời trong sáng, quang đãng và thanh khiết nhất. Tết thanh minh được xem là ngày tảo mộ, thể hiện lòng biết ơn và bổn phận của con cháu đối với người thân đã khuất. Sáng sớm, Mọi người ăn vận rất chỉnh tề mang theo cuốc xẻng đi đắp lại ngôi mộ cho to, rẫy hết cỏ dại và những cây hoang mọc trên mộ của người thân đã khuất. Sau đó thắp mấy nén hương, đốt vàng mã hoặc đặt thêm bó hoa dâng cho vong hồn người quá cố. Các cụ ông cụ bà trong gia đình thì lo khấn vái nơi phần mộ. trai trẻ gái xuân cũng nhân dịp này mà phô sắc phô tài. Cả trẻ em cũng theo cha mẹ đi tảo mộ. Những người quanh năm đi làm ăn xa cũng thường tranh thủ trở về vào dịp này để tảo mộ gia tiên và xum họp với đại gia đình. Thường người ta đi tảo mộ từ sáng sớm cho đến gần trưa. Ngoài đi tảo mộ ra, mọi người còn tổ chức đi đạp thanh có nghĩa là đi du xuân ở ngoại ô, hoặc tổ chức đi trồng cây. Đánh đu cũng là một trong những hoạt động vui chơi trong dịp Tết Thanh Minh. Về tiết khí mà nói, Trung Quốc đất đai rộng lớn, có nhiều miền khí hậu khác nhau. Các khu vực miền bắc Trung Quốc, Thanh Minh là mùa đẹp nhất trong năm, cây dương liễu đâm trồi, hoa bích đào nở rộ, hoa lê đơm trắng phau, thảm cỏ vừa nhộm xanh, mực nước suối dâng cao, ánh nắng chiếu ấm áp, bầu trời càng trong xanh, hoa đồi toả hương thơm. Quang cảnh thật là đẹp, sự sống dạt dào. Gió xuân thổi lên mặt, đồng ruộng thơm mùi đất, đường lên núi hoa dại nở đầy, tiếng chim hót líu lô, nước suối chảy róc rách, muôn vật đang hồi sinh, khiến lòng người mê say. Trong khi đó, tại các vùng miền nam Trung Quốc, Thanh minh là mùa mưa phùn ướt áo tứ thân, vậy nên đây còn là mùa dễ gợi lên nỗi lòng thương cảm, lâng lâng đầy ắp niềm thương nỗi nhớ dâng trào. Tết Thanh Minh, là ngày lễ tế xuân truyền thống nhất của Trung Quốc, là ngày lễ tưởng niệm người đã khuất, thờ cúng anh hùng liệt sĩ. Ngày 4/4, khắp các nơi Trung Quốc đều tổ chức hoạt động làm lễ trọng thịnh để tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ, bày tỏ lòng thành kính đối với các liệt sĩ hy sinh anh dũng vì sự độc lập dân tộc, giải phóng nhân dân, đất nước giàu mạnh, nhân dân hạnh phúc. Mọi người đến các nghĩa trang liệt sĩ, đặt trước mộ những bó hoa tươi, hay vòng hoa, hoặc cành tùng bách tỏ lòng thành kính, tưởng nhớ và biết ơn. Nhân dân hai nước Trung-Việt có nền văn hóa tương đồng, có chung tục tảo mộ vào Tết Thanh minh, có nơi gọi Tiết Thanh minh là "tết âm phủ", qua đó có thể thấy đây là ngày tết của người quá cố. Được biết vào Trước thềm Tết Thanh Minh, theo thông lệ hàng năm, Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hùng Ba lại dẫn đoàn đại sứ quán đến Nghĩa trang Liệt sĩ Trung Quốc chi viện VN tại Gia Lâm Hà Nội làm lễ tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ vì nghĩa cả Quốc Tế đã yên nghỉ trên mảnh đất Việt Nam mà họ từng góp phần đổ máu hy sinh để giữ gìn. Trong Nghĩa trang liệt sĩ Gia Lâm đã an nghỉ 48 liệt sĩ Trung Quốc hy sinh tại Việt Nam trong thời kỳ chi viện Việt Nam chống Pháp, chống Mỹ và ủng hộ Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ, tổng cộng có hơn 1400 liệt sĩ TQ hy sinh vì sự nghiệp chính nghĩa của nhân dân VN. Họ yên nghỉ tại 40 nghĩa trang nằm ở 19 tỉnh/tp VN, cơ quan hữu trách VN luôn quản lý và giữ gìn tốt nghĩa trang nói trên. Vào dịp Tết Thanh Minh đặc biệt này, trong khi tưởng nhớ những người đã khuất, chúng ta cũng nên ngập tràn hy vọng đối với tương lai tốt đẹp. Chúng ta cần có nhận thức mới đối với sự sống, quý trọng sự sống, để sự sống của mình trở nên càng có ý nghĩa hơn, không sống hoài sống phí trên dòng đời mà mình đang đi cho đến mãi mãi.
Thu, 15 Aug 2024 - 08min - 421 - RỒNG NGÓC ĐẦU MÙNG 2 THÁNG 2 NÔNG LỊCH TRUNG QUỐC
Việt Nam có câu “tháng Giêng là tháng ăn chơi”, thời giờ thấm thoắt, vậy là đã ra Giêng rồi. Vừa vào tháng Hai nông lịch, trong dân gian Trung Quốc có ngay một ngày lễ quan trọng, đó là Mùng 2 tháng 2. Hộp thư thính giả Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc là cẩm nang kiến thức, giới thiệu đất nước, văn hóa và con người Trung Quốc. Sau đây Sảnh Hoa xin giới thiệu với quý và các bạn cái tích của ngày lễ Mùng 2 tháng 2 nông lịch Trung Quốc. Trong dân gian Trung Quốc, mùng 2 tháng 2 nông lịch là ngày Long Đài Đầu, tức là Rồng Ngóc Đầu, ngoài ra đây còn là ngày lễ Canh Xuân, ngày Nông sự, Ngày Thanh Long, vậy nên mùng 2 tháng 2 nông lịch là ngày trùng lặp nhiều nghi lễ cổ truyền dân gian Trung Quốc. Sao Giác Long nổi lên từ chân trời phía Đông vào mùng 2 tháng 2 nông lịch, nên gọi là “Rồng ngóc đầu”. Trong văn hóa Nông canh Trung Quốc, “Rồng Ngóc đầu ” là thời điểm dương khí tăng lên, mưa nhiều lên, muôn vật trở nên dạt dào sức sống, nhà nông bắt đầu bận rộn công việc đồng áng cho vụ xuân. Có rất nhiều truyền thuyết và các hoạt động dân gian liên quan Ngày “Rồng Ngóc Đầu” mùng 2 tháng 2. Trung Quốc đất đai rộng lớn, có khá nhiều miền khí hậu khác nhau, vậy nên phong tục tập quán các nơi trong cái giống nhau cũng có nhiều khác nhau. Từ xưa, cứ đến Ngày Rồng Ngóc Đầu mùng 2 tháng 2 nông lịch, các nhà nông đều làm lễ dâng hương cầu mong trong cả năm mới mưa thuận gió hòa, tháng ngày bình an, ấm no đầy đủ. Trung Quốc lưu truyền rộng rãi câu ngạn ngữ: 二月二, 龙抬头; 大仓满, 小仓流 Nhị nguyệt nhị, long đài đầu; đại thương mãn, tiểu thương lưu. (Nghĩa là: mùng 2 tháng 2, rồng ngóc đầu dậy, kho lớn chứa đầy ắp, kho nhỏ chứa tràn ra cả bên ngoài) Mỗi khi tiết xuân đến, cứ vào mùng 2 tháng 2 , ngay từ lúc sáng sớm, phần lớn khu vực phương bắc nhà đều rước đèn lồng ra bên giếng hoặc bên bờ sông để lấy nước, về đến nhà liền thắp đèn, thắp hương dâng cúng. Thời xưa, mọi người gọi nghi thức này là “dẫn điền long”. Tại khu vực miền nam, Mồng 2 tháng 2 âm lịch vừa là ngày “Rồng Ngóc đầu”, còn là Ngày sinh của Thần Thổ Địa, đó là “Lễ Xã Nhật”. Một số tỉnh miền Nam Trung Quốc như Chiết Giang, Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây vv... chủ yếu làm lễ cúng Thần Thổ Địa. Trong tháng Giêng nông lịch nhiều nơi Trung Quốc, nhiều nơi có tập tục không cắt tóc, mọi người quan niệm rằng tháng Giêng cắt tóc sẽ mang lại điều không may cho ông cậu trong nhà, vậy nên ra Giêng mọi người mới bắt đầu ra hiệu cắt tóc. Tục ngữ Trung Quốc có câu: “Mồng hai tháng hai cắt tóc rồng, cả một năm mới tốt tinh thần”, ngoài ra mọi người cho rằng cắt tóc vào mồng hai tháng hai mới mang lại vận may, cho nên rất đông người đi hiệu xếp hàng từ sớm để cắt tóc, hoặc uốn sấy tóc, bằng không phải đợi đến tối. Hai nước Trung Việt có nhiều ngày lễ hoặc nghi thức giống nhau, không hiểu Việt Nam có ngày lễ mùng 2 tháng 2 “Rồng ngóc đầu” như Trung Quốc không nhỉ? Cầu mong năm 2021 mưa thuận gió hòa, dịch COVID-19 tại các nước trên thế giới bị chặn triệt để, để loài người trên được trở lại với cuộc sống bình thường. Mời quý vị và các bạn theo dõi tiếp Hộp thư thính giả trên sóng Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc do Sảnh Hoa thực hiện. Sau đây Sảnh hoa xin tiếp chuyện bạn nghe đài. Bạn Hoà ở tỉnh Quảng Bình là thính giả thích nghe Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc. Hoà viết: Em là thính giả của Quý Đài, có cảm tình với quý Đài và đón nghe thường xuyên, nhưng hôm nay em mới mạnh dạn viết thư cho quý đài để tâm sự. Em rất thích học tiếng Phổ thông Trung Quốc, trước đây em thường theo học qua Đài truyền hình Việt Nam và Đài tiếng nói Việt Nam, sau rồi em thường xuyên theo dõi Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc để học theo, em vừa học theo vừa ghi chép cẩn thận. Nhân đây em muốn hỏi về nguồn gốc của phiên âm tiếng phổ thông Trung Quốc. Xin cảm ơn bạn Hoà, trước khi giải đáp bạn về nguồn gốc phiên âm tiếng Phổ thông Trung Quốc, Sảnh Hoa xin định nghĩa về tiếng phổ thông Trung Quốc, hoan nghênh các bạn đang có mặt bên máy thu thanh yêu thích học tiếng Trung Quốc cùng nghe để tham khảo. Trung Quốc là một quốc gia có 56 dân tộc, trong đó dân tộc Hán chiếm 93,3%, dân số của cả nước, tiếng phổ thông Trung Quốc là ngôn ngữ giao tiếp chung của bà con dân tộc Hán hiện đại, đồng thời cũng là ngôn ngữ thông dụng của nhân dân các dân tộc trong cả nước. Tiếng phổ thông Trung Quốc lấy phiên âm tiếng Bắc Kinh làm chuẩn, lấy phương ngôn tiếng miền Bắc làm cơ sở, lấy tác phẩm bạch thoại hiện đại điển phạm làm quy phạm ngữ pháp. Phiên âm tiếng Hán thường gọi là tiếng phổ thông Trung Quốc là phương án “La tinh hóa” chữ Hán của Trung Quốc, từ năm 1955 đến năm 1957, được Ủy ban phương án phát âm tiếng Hán, Ủy ban cải cách văn chữ Trung Quốc ấn định. Phương án phiên âm chủ yếu dùng để ghi chú phiên âm cho cách đọc tiếng phổ thông, là một loại ký hiệu phiên âm cho tiếng phổ thông Trung Quốc. Ngày 11 tháng 2 năm 1958, Quốc hội Trung Quốc phê chuẩn việc công bố phương án này. Thực ra Hán Ngữ vốn có mấy hình thức phiên âm bao gồm: Phiên âm theo nét bút chữ Hán, phiên âm theo chữ La tinh, phiên âm theo chữ Xla-vơ, phiên âm theo cách hỗn hợp mấy loại chữ cái, phiên âm theo cách tốc ký, theo đồ án, theo chữ số. Cuối cùng quyết định áp dụng hệ thống ký hiệu chữ cái La Tinh phiên âm cho chữ Hán để tiện cho sự giao lưu và hợp tác quốc tế Hiện nay hầu như các trường học tiếng Trung Quốc ở trong nước và cả Hải ngoại đều sử dụng ký hiệu chữ La Tinh để phiên âm cho chữ Hán, cũng tức là tiếng Phổ thông Trung Quốc. Ngụ ý của hai chữ Phổ thông có nghĩa là phổ biến và thông dụng. Trên đây Sảnh Hoa vừa giải đáp bạn Hoà ở tỉnh Quảng Bình về vấn đề phiên âm tiếng Phổ thông Trung Quốc. Nếu các bạn muốn tìm hiểu vấn đề gì về Trung Quốc xưa và nay, hoan nghênh gửi E-mail hoặc tin nhắn vào hộp thư của Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc trên Facebook nhé. Hộp thư kỳ này xin khép lại tại đây, Sảnh Hoa xin chào tạm biệt các bạn.
Wed, 07 Aug 2024 - 08min - 420 - THẾ GIỚI CỦA HOA
CHỊ EM PHỤ NỮ LÀ THẾ GIỚI CỦA HOA Sảnh Hoa thân chào quý vị đang có mặt bên máy thu thanh đón nghe chương trình Hộp thư thính giả trên sóng Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc, chúc quý vị và các bạn đêm đầu tuần thư giãn, tuần mới có thu hoạch mới. Nhiều bạn tin nhắn vào trang Đài chúng tôi trên Facebook cho biết, rất thích nghe tản văn, mong được thưởng thức tản văn của các nhà văn nổi tiếng Trung Quốc. Chương trình Hộp thư thính giả đêm nay gặp gỡ quý thính giả đúng vào Ngày Phụ nữ Quốc tế mồng 8 tháng 3. Các chị em thì hầu như ai cũng yêu hoa, và thường được phái mày râu tặng hoa trong ngày đặc biệt này. Nhân dịp Ngày phụ nữ Quốc tết mùng 8 tháng 3, mời quý vị và các bạn nghe chị Ngọc Ánh đọc tản văn lồng nhạc nhan đề “Thế giới của Hoa” của Nữ nhà văn Đài Loan TQ Tịch Mộ Dung để làm món quà ngày lễ của các chị em. Các bạn thân mến, tin rằng nhiều thính giả và độc giả yêu Tản Văn không xa lạ đối với Nữ Nhà Văn Đài Loan Trung Quốc nổi tiếng Tịch Mộ Dung, bà không những là Nhà Văn nổi tiếng, mà còn là một Họa sĩ tài năng. Bà tốt nghiệp chuyên ngành Mỹ thuật trường Đại học Đài Loan Trung Quốc vào năm 1963, rồi đi tiến tu tại Học viện Nghệ thuật Bruc xen Bỉ vào năm 1966, bà đoạt nhiều giải thưởng như đoạt huy chương vàng Hoàng gia Bỉ, Huy chương vàng Chính quyền thành phố Brúc xen vv... Nhà văn Tịch Mộ Dung đã sáng tác nhiều bài tản văn và thơ mang nội dung các loài hoa. Trong chương trình Văn Nghệ cuối tuần trước đây, chị Ngọc Ánh từng giới thiệu thơ và tản văn của bà, và còn đưa những thơ văn của bà vào Cuốn tản văn “Ánh nắng màu trăng” do chị chuyển ngữ đã ra mắt độc giả Việt Nam. Sau đây mời quý vị và các bạn nghe chị Ngọc Ánh đọc tản văn lồng nhạc Thế giới của Hoa Mẹ yêu hoa, cho nên tôi cũng yêu hoa theo mẹ. Nhà tôi ở giữa thôn làng Thạch Môn, trước và sau nhà đều có khuôn viên vườn tược, thế là, liền trồng nhiều loại cây thượng vàng hạ cám chẳng đâu vào đâu cả, những thứ cây đó cũng nở rất nhiều hoa đẹp theo mùa. Đôi khi, ngồi trước hành lang, liền ngửi thấy mùi hoa quế thoang thoảng đưa hương, cảm thấy mình hình như cũng trở nên yên lặng thanh nhã và xa xưa. Vào lúc chập tối mùa hè, hoa nhài nổ rộ hết đợt này đến đợt khác, hái vài ba bông nắm trong lòng bàn tay, hết thảy mọi ký ức về tuổi thanh xuân hòa vào hương thơm của hoa cứ thế hiện lên trước mắt tôi. Tôi cho rằng, cái mà tôi yêu có lẽ chưa chắc phải là hoa, mà là thời gian đã trôi đi, đằng sau mỗi bông hoa, đều chứa đựng những ký ức quý báu của tôi. Những bông hoa nở sớm nhất thường là từng chùm trắng tinh, chúng nở trên những gốc cây cao to mọc ở hai bên dọc con đường cái lớn, hương thơm ngọt ngào dễ chịu. Thế nhưng, tôi hỏi hết các bạn, không đứa nào biết rằng dọc con đường cái lớn ở ngoại ô thành phố Trùng Khánh từng có trồng loài hoa màu trắng như vậy. Các bạn đều bảo rằng, hồi đó quá ít tuổi, không thể nào lại có được ấn tượng như vậy, cho nên đám bạn cứ cho rằng tôi nhớ nhầm. Tôi thì vẫn không chịu chấp nhận như vậy, thế nhưng, tôi lại không tìm được bất cứ một chứng cứ nào để minh chứng rằng mình không nhớ nhầm. Nhiều năm đã trôi qua. Tôi cứ luôn luôn tìm kiếm một gốc cây cao to có những chùm hoa nở rộ trắng tinh, vậy mà tôi lại vẫn cứ chưa tìm được. Sau đó là hoa Sen và hồ Huyền Vũ của tôi. Tôi chỉ đến qua hồ Huyền Vũ có mỗi một lần, thế nhưng hồ lại xuất hiện muôn vàn lần trong ký ức tôi. Rồi sau nữa là những đám hoa Bông Ổi mọc đầy đồi núi hoang. Quãng đời tiểu học của tôi, hầu như trôi qua trong những lùm cây thâm thấp mọc đầy những bông hoa nhỏ các thứ màu vàng, hồng và tím, thực ra những chùm hoa Bông Ổi rất đẹp, màu sắc của chúng được phối một cách hết sức kỳ diệu. Sau đó, các loại hoa như hoa Nhài, hoa Sơn trà trắng, hoa Bách hợp đều đi dần vào trong thế giới của tôi, cứ theo tôi mà lớn lên dần. Không bao giờ quên được trong ký ức đó là trong khu rừng châu Âu, vào một buổi chiều tháng 6 tươi đẹp ấm áp, anh ấy hái đóa hoa hồng màu vàng nhạt tặng tôi. Mấy năm sau đó, tôi đã gắn cẩn thận bông hồng màu vàng này vào giữa giấy Đăng ký kết hôn, rồi dùng giấy bóng dán kín lên đó, đây là đóa hoa đầu tiên. Lại nhiều năm nữa trôi qua, mỗi khi giở tập am bum, bông hồng vẫn còn đó, hết thảy những gì thuộc về buổi chiều hôm đó lại trở về trong ký ức, tôi hầu như còn ngửi thấy cả hương thơm của những chiếc lá thông hình kim tỏa ra ngào ngạt dưới ánh nắng mặt trời. Tôi luôn luôn cho rằng, đại thể hôn nhân chính là như vậy, hai vợ chồng cùng cất giữ tất cả ký ức, cùng chia sẻ cùng gánh vác những biến đổi bể dâu quan trọng, hoặc là, cả những chi tiết nhỏ bé, như một bông hoa nho nhỏ chẳng hạn. Có một số bạn bè hoặc một số học sinh thường cho rằng tôi là con người rất dễ thõa mãn, họ lấy làm lạ rằng không hiểu vì sao mà tôi lại có thể làm được và đến được với mặt tốt trong rất nhiều các sự việc. Mà tôi cũng không hiểu vì sao, tôi chỉ cảm thấy rằng, hết thảy các sự vật đều có mối quan hệ nhân quả với nhau, đặc biệt về tình yêu, nếu bạn đối sử tử tế với tình yêu, thì tình yêu sẽ đối sử tử tế lại với bạn. Thế giới thiên nhiên cũng như vậy, nếu bạn dành cho cây trồng ánh nắng và lượng nước vừa phải, thì cây trồng sẽ đáp lại bạn bằng những bông hoa nở rộ với hương thơm ngạt ngào. Chúng ta không có vật chất quá dồi dào để mà hưởng thụ, thế nhưng, chỉ cần trong khuôn vườn có những cây hoa không ngừng đua nở, và bạn thỉnh thoảng có chút rảnh rỗi ngồi xuống ngửi hương hoa thoang thoảng, thì cuộc sống của bạn sẽ trở nên sung túc lắm rồi. Trước loài hoa tươi, tôi là con người rất thỏa mãn, Trên đây các bạn vừa nghe chị Ngọc Ánh đọc tản văn “Thế giới của hoa” nhân dịp ngày Phụ Nữ Quốc tế Mùng 8/3, mong sao cuộc sống của chúng ta, thế giới tâm hồn của các chị em phụ luôn là rừng hoa hoa muôn sắc màu và đầy tiếng ca mặc cho trời đẹp hay mưa gió. Chương trình Hộp thư thính giả trên sóng Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc xin tạm khép lại tại đây. Sảnh Hoa xin chúc các chị em và các bạn luôn an khang.
Mon, 29 Jul 2024 - 08min - 419 - Mùa Mộc miên đỏ nở
Việt Nam có bài hát “Tháng ba Tây Nguyên” trong có câu: Tháng ba mùa con ong đi lấy mật, mùa con voi xuống sông uống nước, mùa em đi đốt rẫy làm nương... Bài hát này hiện lên quang cảnh thiên nhiên hương đồng gió nội dạt dào sức sống của mùa xuân tháng 3 đang đến với đất trời. Trung Quốc đất đai rộng lớn, có nhiều miền khí hậu khác nhau, các tỉnh các khu vực miền Nam như Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam, Phúc Kiến ... tiết trời đang ấm dần, cây cối bốn mùa xanh tươi, hoa tươi nở rộ. Còn những vùng có miền khí hậu ôn đới lục địa như Bắc Kinh, Hà Bắc, Nội Mông Trung Quốc thì cây cối vẫn chưa đâm trồi nảy lộc, thậm chí các tỉnh vùng Đông Bắc Trung Quốc vẫn còn có những trận tuyết cuối mùa nữa, nhưng cũng không ngăn cản được hơi thở đang mạnh dần của mùa xuân. Mùa này, nếu bạn có dịp đến Quảng Châu, tỉnh lỵ tỉnh Quảng Đông thuộc vùng Lĩnh Nam Trung Quốc, trong rừng hoa đang đua nở sẽ phát hiện có loại cây cao lớn, trọc trời, ngay thẳng, hoa đỏ rực đơm đầy cành, đó là cây hoa Mộc Miên. Sảnh Hoa sinh ra và lên ở Hoa thành Quảng Châu, trong các loài hoa đa sắc màu ở Quảng Châu, Sảnh Hoa tâm đắc với hoa Mộc miên nhiều hơn cả, đây là loại hoa đỏ tươi như máu đào của các anh hùng liệt sĩ, được người dân gọi là hoa Anh Hùng. Tháng ba mùa hoa Mộc Miên nở, sau đây Sảnh Hoa xin mạn đàn với các bạn về Hoa Mộc Miên Quảng Châu. Thân cây Mộc Miên Quảng Châu cao lớn, thẳng đứng, hoa đỏ rực như lửa thường nở vào tầm tháng hai tháng ba hằng năm, bông mập và chắc, hướng lên bầu trời xanh, hoa nở rộ trước khi cành ra lá xanh, trở thành khung cảnh rực rỡ của Hoa Thành Quảng Châu. Hoa Mộc Miên, Hoa Anh Hùng, đã trở thành Thị hoa Quảng Châu, tức hoa biểu tượng của thành phố Quảng Châu. Có bài thơ miêu tả hoa Mộc Miên như sau: Chào Quảng Châu, Chào hoa Mộc Miên anh hùng Lá rụng hoa nở như Phượng Hoàng Lửa bay Cây cao chọc trời như Rồng Lửa uốn lượn Tháng Ba hoa nở giữa mùa xuân gió lộng Trong các công viên, đường phố, vỉa hè Quảng Châu đều thấy bóng dáng của cây Mộc Miên sừng sững, hoa đỏ rực rỡ nở đầy cành vào tháng ba. Hoa Mộc Miên không những sắc đỏ thắm rực rỡ đẹp mắt, Hoa mộc miên có tính ngọt, có công rụng làm thuốc chữa bệnh dưỡng sinh, đem hoa phơi khô dùng để ướp trà, hoặc nấu canh, có thể thanh nhiệt lợi thấp, có tác dụng trị tiết tả, giải độc. Không những thế rễ và lá của cây mộc miên cũng có thể dùng làm thuốc chữa trị các thứ bệnh khác. Người Quảng châu rất khoái khẩu món canh cá diếc nấu với Hoa Mộc Miên. Lúc này Sảnh Hoa chợt liên tưởng ca khúc “Hoa Mộc Miên hoa ơi” của nhạc sĩ Việt Nam Huy Du mà chị Ngọc Ánh từng đăng lên Facebook. Mời các bạn nghe tiếp Hộp thư Thính giả trên sóng Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc do Sảnh Hoa thực hiện. Trong bài viết trên trang báo Người Lao Động Vịêt Nam có đoạn kể về Nhạc sĩ gạo cội với cây hoa Mộc Miên như sau: Nếu trong đời thường, nhạc sĩ Huy Du là một người nổi tiếng đãng trí thì trong âm nhạc, ông lại là một nhạc sĩ cẩn thận, cẩn thận đến cầu kỳ Nhạc sĩ Huy Du được công chúng nhớ đến suốt mấy chục năm qua là tác giả của những ca khúc trữ tình cách mạng, với quan điểm sáng tác gần như là một tuyên ngôn với chính mình: “Dù có viết gì thì tôi cũng phải giữ lại trong mình chất lãng mạn, bởi chất lãng mạn làm cho con người ta sống, hành xử với nhau đẹp hơn”. Có lẽ vậy nên mỗi ca khúc của Huy Du thường gắn với những giai thoại rất đẹp và rất đời. Hoa mộc miên, một ca khúc trữ tình sâu lắng ít được biết đến hơn là Tình em, Đường chúng ta đi hay Bạch Long Vĩ đảo quê hương. Hoa gạo là cách gọi của Việt Nam, ở Trung Quốc người ta gọi là hoa Mộc miên, một loài hoa đã đi vào ca khúc của ông. Ca khúc này viết về mối quan hệ Việt - Trung: “Hồng Hà ơi, Dương Tử ơi! Đôi ta mang một mối tình trong trắng. Đem theo phù sa tới bốn phương trời”. Thường với chủ đề ấy, ca khúc phải mang âm hưởng anh hùng ca. Nhưng điều thuyết phục của Hoa mộc miên lại ở chính giai điệu da diết, ở cái khoảng trống mênh mang như kéo tới tận cùng của cảm xúc khi kết bài: “Theo thời gian ngân mãi trong lòng ta... Mộc miên hoa... trong lòng ta...” Các bạn thân mến, trong cuộc thi chung kết “Tiếng hát Hữu nghị Trung-Việt” diễn ra tại thành phố Nam Ninh Quảng Tây Trung Quốc vào năm 2010, chị Trần Bích Hòa 56 tuổi đã chọn bài hát "Hoa Mộc Miên" của nhạc sĩ Huy Du để tham gia cuộc thi. Chị cho biết: Bài “Hoa Mộc miên” đã hát lên tiếng lòng hữu nghị Việt-Trung của thế hệ thuộc độ tuổi của chị. Một số độc giả sau khi đọc bài viết liền liên tưởng đến hoa Mộc Miên với tuổi thơ của mình. Bạn L C viết: Nhìn hoa Mộc Miên thấy lòng nao nao nhớ ngày thơ ấu, trẻ con đuổi nhau quanh gốc cây, nhặt hoa ôm 2 tay như ôm vật quý. Mỗi khi đi học, nhìn từ xa thấy cây Mộc Miên đỏ rực vươn cao nhất làng. Chim ùa về rít rít những vòm hoa... Bạn HM viết Mình ở miền nam,nên chỉ nghe nói cây hoa gạo thôi,hôm nay mới thấy,còn hoa mộc miên 木棉花,thì mình lại nghĩ rằng đó là loại cây bông Gòn ,hồi mình còn nhỏ thấy nhiều ,giờ đô thị hoá nhiều quá,nên giờ không thấy nữa Bạn T H Lê viết: Hộp thư Ngọc Ánh mở bài hát Hoa Mộc Miên làm tôi nhớ đến thuở bé được mẹ nấu cho ăn mấy món từ hoa gạo Bạn LTT viết: Hoa Mộc Miên Đẹp quá. Hoa này có nhiều ở chùa Hương Việt Nam. Đi cáp treo thấy Hoa nở xen vào màu xanh núi đồi. Thật đẹp Các bạn thân mến, Hộp thư thính giả kỳ này xin tạm khép lại tại đây. Chúc các bạn đêm đầu tuần vui và thư giãn.
Tue, 16 Jul 2024 - 08min - 418 - Tết Xuân Tết Nguyên Tiêu đều là Tết Cổ truyền Trung Quốc
Tết Xuân Nông lịch là lễ cổ truyền dân gian quan trọng nhất và long trọng nhất trong năm của nhân dân Trung Quốc, đã có lịch sử hơn 4000 năm, từ thời vua Nghiêu vua Thuấn, thậm chí từ thời thượng cổ. Tết Tân Sửu 2021 này, để hưởng ứng kêu gọi và động viên của chính phủ và các cơ quan hữu quan Trung Quốc, không tổ chức tiệc tùng, ăn uống linh đình đông người tại nhà hàng để giãn cách chặn dịch COVID-19, hầu hết các gia đình ăn cỗ Giao thừa tất niên cùng người thân tại nhà, bắt tay chế biến các món ăn đặc sắc, như vậy tăng thêm bầu không khí thân tình đầm ấm của gia đình. Trong dịp Tết Tân Sửu, nhiều cư dân mạng Trung Quốc đã “phơi” mâm cỗ tất niên thịnh soạn tự chế biến của gia đình mình lên trang cá nhân, vừa để làm kỷ niệm, vừa chia sẻ niềm vui đón Tết chào Xuân cho nhau qua mạng. Sau Tết Nguyên đán đến rằm tháng Giêng là Tết Nguyên Tiêu, người Trung Quốc quan niệm rằng, ăn song Tết Nguyên Tiêu mới là hết Tết Xuân nông lịch. Có bạn viết tin nhắn cho Hộp thư Ngọc Ánh trên Facebook yêu cầu giới thiệu về Tết Nguyên Tiêu Trung Quốc, sau đây Sảnh Hoa xin giới thiệu. Tết Nguyên tiêu hình thành vào thời Tây Hán cách đây hơn 2000 năm, nhưng tập tục rước ngắm đèn bắt đầu vào thời Tây Hán. Hồi đó, Hán Minh Đế tôn sùng Phật Giáo, truyền rằng, vào rằm tháng Giêng các Tăng Lữ thắp đèn ngưỡng xá lị kính Phật, cho nên Hán Minh Đế ra lệnh cho thắp đèn ở cung điện và các chùa chiền, ngoài ra, cũng ra lệnh cho bà con dân chúng cũng thắp đèn vào đêm rằm tháng Giêng. Về sau, ngày lễ Phật giáo này dần dần hình thành ngày lễ long trọng, từ cung đình đến giân gian, từ vùng Trung Nguyên phát triển ra cả nước.Đến thời Hán Văn Đế, lấy ngày rằm tháng Giêng lam̀ Tết Nguyên Tiêu. Đến thời Hán Vũ Đế lấy rằm tháng Giêng làm ngày cúng “Thái Nhất thần”, một trong những thần làm chuá tể vũ trụ. Còn có cách nói là Tết Nguyên tiêu bắt nguồn từ “Tam Nguyên thuyết” của đạo giáo, có nghĩa là, rằm tháng Giêng là tết Thượng Nguyên do Thiên quan cai trị. Vì Thiên quan ưa thích nhạc, cho nên đến rằm tháng Giêng phải thắp đèn Người xưa gọi ban đêm là “Tiêu”. Cho nên rằm tháng giêng là Tết Nguyên Tiêu. Tết Nguyên tiêu trăng rằm sáng tỏ, mọi người ra ngoài ngắm trăng, thắp đèn lồng hoa, đốt pháo hoa, đoán câu đố, ăn Nguyên Tiêu mà Việt Nam gọi là bánh trôi, gia đình xum họp. Cho nên tết Nguyên Tiêu còn gọi là Tết Hoa đăng. Tục thắp hoa đăng bắt nguồn từ thời Hán, nhưng thịnh hành vào thời Đường. Từ cung đình cho đến khắp nơi đường phố, đèn treo trên lầu, trên cây sáng rực bầu trời. Nhà thơ nổi tiếng thời Đường Lư Chiếu Lân từng tả quang cảnh đèn sáng trong Tết Nguyên tiêu rằng “Tiếp Hán nghi tinh lạc, y lâu tựa nguyệt huyền”, thơ tạm dịch rằng “Sau Hán giống sao rơi, rựa lầu tựa trăng treo.” Đến thời Tống, càng coi trọng Tết Nguyên Tiêu, hoạt động ngắm đèn càng náo nhiệt và phong phú, thường kéo dài đến 5 ngày, đến thời Minh kéo dài đến 10 ngày. Đến thời nhà Thanh tuy chỉ còn có 3 ngày, nhưng quy mô rầm rộ hơn, ngoài thắp đèn ra còn đốt pháo hoa. Trong tết Nguyên Tiêu còn có hoạt động đoán câu đố. Tục này bắt đầu từ thời Tống. Ban đầu chỉ có một số người viết câu đố lên giấy màu để người khác đoán, bởi đoán đâu đố có thể kích thích trí tuệ và lý thú, cho nên rất được mọi người yêu thích. Trong đêm tết Nguyên Tiêu còn có tục ăn Nguyên Tiêu tức bánh trôi. Bánh làm bằng bột nếp, bên trong gói nhân lạc, sơn cha, bởi bánh chín nổi lềnh bềnh trên mặt nước sôi, cho nên mọi người gọi là “thang viên”, trong âm tiếng Hán là “汤圆”, gần âm với“团圆,có nghĩa là đoàn viên là xum họp.Về sau, các nội dung hoạt động trong Tết Nguyên Tiêu càng phong phú, một số địa phương tổ chức múa đèn rồng, múa sư tử, đi cà kheo, hát ương ca, bơi thuyền trên cạn. Đánh trống khua chiêng rất náo nhiệt. Ngoài ra, Tết Nguyên Tiêu còn được coi là đêm lãng mạn của các đôi bạn trẻ, bởi vì thời phong kiến Trung Quốc, con gái thường bị cấm cung trong nhà, nhưng trong đêm Tết nguyên Tiêu, có thể ra ngoài ngắm đèn, đây cũng là dịp để các đôi bạn trẻ nam nữ quen biết nhau, tìm bạn đời trăm năm kết tóc. Cho nên Tết Nguyên Tiêu còn được coi là Va len tin của Trung Quốc. Rất nhiều nhà thơ có những câu thơ về Tết Nguyên tiêu liên quan đến tình yêu, ví dụ như, nhà thơ Đường nổi tiếng Trung Quốc Âu Dương Tu viết rằng : Năm ngoái dạo Nguyên Tiêu, Chợ hoa đèn như thư. Trăng treo đầu ngọn liễu, Hoàng hôn xuống hẹn nhau. Hơn 2000 năm qua, Tết nguyên Tiêu không những thịnh hành tại hai bờ eo biển Đài Loan và nội địa Trung Quốc, mà thường xuất hiện trong cộng đồng người Hoa cư trú tại các nước trên thế giới. Các bạn thân mến, Hộp thư thính giả trên sóng Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc xin tạm khép lại tại đây. Xin chúc các bạn sẽ thực hiện mọi kế hoạch đã được đặt ra vào Xuân Tân Sửu này nhé.
Wed, 10 Jul 2024 - 08min - 417 - Tập tục cổ truyền trong những ngày Tết
Mồng Bốn Tết Tân Sửu, gió xuân đang thổi tới, sắc xuân đang đậm đà. Văn hóa truyền thống của hai nước Trung Việt có nhiều nét tương đồng, bao thế kỷ qua, nhân dân hai nước coi Tết Xuân cổ truyền quan trọng và long trọng nhất trong năm, hương Tết Xuân của hai nước cũng rất hòa nhập với nhau. Tết Tân Sửu này, nhiều nơi Trung Quốc và Việt Nam đều động viên người dân ăn tết tại chỗ để giãn cách chặn dịch COVID-19 và đã được mọi người hưởng ứng, nhưng trong lòng mỗi người dân hai nước vẫn hướng người thân bè bạn và quê hương. Mọi người nhờ các phương tiện thông tin hiện đại để nhắn gửi lời chúc tết rất cập nhật và nhanh tiện, cầu cho quốc thái dân an, người người an khang, mọi điều thuận lợi. Sáng nay mùng bốn tết, chúng tôi nhận được lời chúc tết của bạn Mạnh Chiến, thính giả nhiệt tình và lâu năm của Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc . Cũng xin chúc bạn Mạnh Chiến và gia đình Xuân Tân Sửu an khang cát tường, mọi điều suôn sẻ may mắn. Mời các bạn theo dõi tiếp chương trình Hộp thư Thính giả do Hạ Vi thực hiện. Trong tất cả các ngày lễ cổ truyền Trung Việt, thì Tết xuân mang nhiều nội hàm văn hóa nhất. Có rất nhiều ca dao, thơ văn của mọi người viết về Tết. Mỗi ngày tết đầu xuân đều có những tập tục khác nhau. Sau đây Hạ Vi xin giới thiệu với các bạn một số tập tục từ mùng một đến mùng năm tết Xuân nông lịch Trung Quốc. Mùng 1 Tết, không nên quét nhà, bằng không sẽ quét mất cả vận may, quét cả tài sản của cả một năm. Nếu nhất định cần quét nhà thì nhất định phải quét rác từ ngoài cửa vào trong nhà. Ngoài ra mùng 1 Tết kiêng đổ rác, không làm vỡ đồ vật, bằng không sẽ bị coi là phá sản. Mùng 2 Tết, là ngày các chị em phụ nữ đã lấy chồng về thăm nhà ngoại, đức anh chồng cũng đi cùng, cho nên còn gọi là “Ngày đón Rể”. Sáng ra con gái đã lấy chồng chuẩn bị quà cáp và lì xì mang theo về nhà bố mẹ để tặng và chia cho đám trẻ họ hàng nhà gái, ngoài ra phải ăn bữa cơm trưa đoàn tụ ở nhà ngoại, mọi người trong gia đình nhà ngoại chụp tấm ảnh đoàn viên để làm kỷ niệm, chúc tết và vui chơi xong, hai vợ chồng phải trở về nhà chồng vào trước lúc trời tối. Mùng 3 Tết, trong dân gian Trung Quốc gọi đây là “Tiểu Niên Triều”, còn gọi là “Xích Cẩu Nhật”. Truyền rằng, Xích Cẩu là vị Thần rất dễ bẳn tính hay cáu kỉnh hay xuất hiện vào mùng ba tết, ai ra ngõ gặp Thần Xích Cẩu thì người đó sẽ bị xúi quẩy, cho nên mùng 3 Tết là ngày dữ, không nên đi đâu chơi. Lại truyền rằng, mùng 3 Tết mà chúc Tết cho ai, thì sẽ cãi nhau với người đó, cho nên chớ chúc Tết nhau vào mùng 3 Tết. Mùng 4 Tết, là dương, tức ngày con dê. Đây là ngày đón Thần trong dân gian Trung Quốc, cho nên người dân thường coi mùng 4 Tết là “Tam Dương khai thái”, nghĩa là tượng trưng cho cát tường may mắn, cũng là ngày nghênh đón Táo Quân từ trên trời trở về với nhân gian, nhiều gia đình thắp hương đặt cỗ để đón Táo quân trở về. Mùng 5 Tết, Theo tập tục dân gian Trung Quốc, mồng 5 tháng 1 âm lịch là ngày Phá Ngũ 破五, các khu vực miền Nam Trung Quốc lại gọi là Khai niên开年, tức chính thức mở đầu một năm mới. Ngày mùng 5 Tết còn được coi là sinh nhật của “Thần Tài Ngũ Lộ” có nghĩa là năm vị Thần Tài của năm ngả đường đông tây nam bắc trung, nên mồng Năm Tết là ngày rước Thần Tài, cầu mong cho năm mới càng phát lộc phát tài. Vào lúc 0 giờ 0 phút mồng năm Tết, mọi người mở toang tất cả các cánh cửa và cửa sổ để dâng hương hoa, bánh trái rước thần tài vào nhà, hy vọng "Thần tài" sẽ mang theo vàng bạc châu báu vào nhà mình để gia đình một năm mới no đủ, sung túc. Các cửa hàng buôn bán làm ăn thường mở cửa chào hàng vào mồng Năm Tết. Cho nên ngày này còn gọi là ngày Khai thị, Khai trương, Khai Niên. Quan Công được các thương gia coi là Thần Tài, cho nên còn phải cúng Quan Công. Mồng năm Tết là thời điểm kết thúc Tết cổ truyền của năm mới, kết thúc ngày nghỉ Tết, sinh hoạt xã hội trở lại bình thường. Trên đây là tập tục dân gian Trung Quốc từ mùng 1 đến 5 Tết Xuân cổ truyền. Nhân dân hai nước Trung Việt có nhiều phong tục tập quán giống nhau, không hiểu Việt Nam có tập tục từ mùng một Tết đến mùng năm Tết như Trung Quốc trên đây không nhỉ? Hoan nghênh các bạn chia sẻ với chúng tôi nhé. Hộp thư thính giả mùng bốn Tết xin khép lại tại đây, Hạ Vi xin chúc quý vị và các bạn Tam Dương khai thái, cát tường may mắn.
Wed, 03 Jul 2024 - 08min - 416 - TẾT NÀY CON KHÔNG VỀ
Hoan nghênh quý vị và các bạn dõi tiết mục Hộp thư Thính giả trên sóng Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc. Nội dung Hộp thư đầu tuần đêm nay do Sảnh Hoa thực hiện, trong những ngày giáp Tết cổ truyền của nhân dân hai nước Trung-Việt, bất kể bạn sẽ ăn Tết ở đâu, cũng xin chúc các bạn an khang. Vậy là năm 2021 đã đi qua một tháng, Tết xuân năm nay đến muộn, nhưng cũng chỉ còn khoảng chưa đầy hai tuần nữa là Tết Tân Sửu cổ truyền. Năm nào cũng có Tết, đây là ngày lễ truyền thống long trọng nhất của nhân dân hai nước Trung Việt, là thời gian quý báu để muôn vàn các gia đình xum họp bên nhau sau một năm bươn trải vất vả làm ăn và học tập. Vậy nên nhiều người con xa nhà bao giờ cũng tranh thủ về nhà ăn Tết. Nhưng cũng có không ít người vì nhiều nguyên nhân không về được, nên gửi gắm niềm thương nỗi nhớ vào những dòng thư, hoặc những vần thơ. Sau đây Sảnh Hoa xin chia sẻ với các bạn vào dòng tâm sự của bạn Ngọ với chị Ngọc Ánh như sau: Thế là mùa xuân đã về rồi chị nhỉ? Ở nơi đất khách em rất là nhớ nhà, nhớ gia đình và bạn bè trong lúc này. Một năm trời đi làm nhưng tết đến lại không được về quê chung vui cùng gia đình và mọi người thật là buồn và thất vọng chị nhỉ. Em không biết phải làm sao cho mình cảm thấy vui được chị ạ. Vì thế nên em mới viết thư cho chị mong được thông cảm và chia sẻ bởi vì em cũng là một thính giả lâu rồi của quý đài. Hôm nay nhân viết thư cho quý Đài cho em gửi lời chúc tết tới các bạn gần xa của em và gia đình . Đặc biệt là mẹ em đang mong chờ em về nhưng vì cuộc sống và công việc nên em không thể về tết này được. Cũng như các bạn gần xa đi làm không có điều kiện để về quê ăn tết em xin gửi bài thơ mà em đã tự sáng tác để thay lời nỗi lòng mình gửi tới mẹ yêu và tất cả những người mẹ đang mong ngóng đứa con thân yêu về Tết trong xuân này: Mẹ ơi! Tết nay con không về! Nhìn Mai biết tết đã về, Nhìn đào biết đã xa quê thật rồi. Sài Gòn đón tết người ơi, Biết rằng quê của người người nhớ mong. Mẹ già ra ngõ ngóng trông, Thấy lòng rạo rực mẹ mong con về. Tết này con lại xa quê, Nhớ những xuân trước con về mẹ vui. Tết xuân hoa nở nụ cười, Mai đào khoe sắc mẹ vui xuân này. Con đi bao tháng bao ngày, Ở nhà mẹ cũng ngày ngày ngóng trông. Xuân về con biết mẹ mong, Nhưng mà con cũng đau lòng mẹ ơi. Biết rằng đất khách xa xôi, Đến bao giờ mới được ngồi đất quê. Mời các bạn theo dõi tiếp Hộp thư thính giả Đài phát thành Quốc tế Trung Quốc. “Xuân vận” có nghĩa là cuộc di chuyển của người dân Trung Quốc đi làm ăn xa nhà về quê ăn Tết, được coi là cuộc di dân lớn nhất trên thế giới khi hàng trăm triệu người Trung Quốc làm việc tại các thành phố di chuyển về quê bằng tàu, xe, máy bay và các phương tiện khác. Nhưng kể từ mùa đông đến nay, một số tỉnh thành Trung Quốc tái hiện các ca nhiễm dịch COVID-19, vậy nên chính quyền và các cơ quan hữu quan Trung Quốc đã kêu gọi người dân đón Tết tại chỗ để giãn cách và chặn dịch. Lời kêu gọi này đã được mọi người hưởng ứng, vậy nên quy mô chuyển dịch hành khách trong mùa “Xuân Vận” năm nay của Trung Quốc nhỏ hơn mọi năm rất nhiều. Mục Hộp thư Ngọc Ánh trên tường Facebook đã chia sẻ đoạn clip của phóng viên Đài truyền hình Việt Nam Thái Bình thường trú tại Bắc Kinh. Vậy là năm nay phóng viên Thái Bình và muôn ngàn người lao động Trung Quốc xa quê đành ở lại nơi làm việc ăn Tết cổ truyền rồi, thôi thì mọi người coi đây là nghĩa cử công ích nhé, tạm hy sinh lợi ích của riêng ta, để ủng hộ lợi ích chung của xã hội. Chúc phóng viên Thái Bình và các bạn đồng nghiệp các cơ quan truyền thông Việt Nam thường trú tại Bắc kinh ăn cái Tết cổ truyền vẫn vui và ý nghĩa tại Trung Quốc nhé. Xin chia sẻ bình luận của một số bạn: Vì ta vì người,vì hiện tại và tuong lại, trải nghiệm một cái Tết qua mạng hình cũng có thú vị đặc biệt Có bạn hỏi: Rất nhiều người không thể về quê ăn Tết, vậy ai cũng nhận được tiền trợ cấp hả chị? Sau đây, Sảnh Hoa xin thay mặt chị Ngọc Ánh trả lời như sau: Trung Quốc đất rộng người đông, vậy nên mỗi tỉnh thành, mỗi đơn vị, mỗi doanh nghiệp căn cứ theo điều kiện của cụ thể mà áp dụng tiêu chuẩn trợ cấp khác nhau, Ví dụ, phóng viên Thái Bình cho biết có nơi trợ cấp 500 nhân dân tệ, tương đương khoảng 2 triệu đồng Việt Nam. Nhưng có bạn cho biết, ở tỉnh Sơn đông ai không về quê ăn tết được tặng tiền thưởng 1000-2000 tệ. Mục đích trợ cấp cho người dân ăn Tết tại chỗ là để an ủi và để họ không phải chịu nhiều thiệt thòi. Bất kể bạn đang ở đâu cũng đều có thể gửi lời chúc sức khỏe, gửi gắm ước mơ của mình qua Internet. Hộp thư kỳ này xin tạm khép lại tại đây, Sảnh Hoa xin chào và tạm biệt các bạn.
Wed, 26 Jun 2024 - 08min - 415 - Đôi nét về Tết Lạp bát và khái quát về Tân Cương
Chào mừng quý vị và các bạn đến với bến hẹn tình bạn, mảnh vườn kiến Hộp thư thính giả của Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc. Chúc quý vị và các bạn luôn có tâm trạng thanh thản, luôn an khang. Chươnh trình kỳ này do Sảnh Hoa thực hiện. Trước khi đi vào nội dung chính, Sảnh Hoa xin tặng các bạn câu “Ý đẹp lời hay” NGHÈO VÀ GIÀU Nếu con người dễ thoả mãn Thì tuy nằm ngủ trên mặt đất, nhưng vẫn cảm thấy tựa như Thiên đường vậy Con người không biết thoả mãn Thì cho dù đang ở Thiên đường, nhưng lại cảm thấy như đang ở dưới Địa ngục vậy Đời người, quan trọng nhất là tâm hồn luôn giàu có Nếu cứ gò bó trong sự ham muốn đam mê đối với vật chất, thì dù của cải vật chất có nhiều mấy đi nữa, cũng vẫn cảm thấy không đủ, đây mới chính là sự nghèo túng Ngược lại, tuy đời sống vật chất thiếu thốn Nhưng lại không ảnh hưởng đến sự giàu có trong tâm hồn Thỏa mãn, lại có sự đóng góp của thoải mái, đây mới chính là giàu có thật sự. Mời quý vị và các bạn theo dõi tiếp chương trình hộp thư đầu tuần của Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc. TẾT LẠP BÁT GẶP TIẾT ĐẠI HÀN 20 tháng 1 dương lịch là mùng 8 tháng Chạp dương lịch, làTết Lạp Bát 20 tháng 1 dương lịch là Tiết khí Đại hàn. Tết Lạp Bát gặp tiết Đại Hàn tương đối hy hiếm trong lịch pháp. Ngày 20 tháng 1 dương lịch vừa qua mục Hộp thư Ngọc Ánh Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc trên tường Facebook đã giới thiệu với các bạn độc giả mạng về Tết Lạp Bát và Tiết khí Đại Hàn. Sau đây Sảnh Hoa xin giới thiệu và chia sẻ với các bạn thính giả đang có mặt bên máy thu thanh. Dân gian Trung Quốc quan niệm, sau Tết Lạp bát là gần đến “Tiểu niên” ngày tiễn ông Táo về trời tâu thưa với Ngọc Hoàng Đại đế chuyện thiên hạ trong một năm qua. Tết Lạp Bát cách Tết Xuân khoảng hơn hai mươi ngày, có gia đình bắt tay vào việc mua sắm hàng Tết, trang trí lại nhà cửa, cắt tóc, tậu trang phục mới vv... Truyền rằng, mồng 8 tháng chạp âm lịch còn là ngày thành Đạo của Phật tổ Thích ca mô ni. Trước khi thành Phật, Thích ca mô ni từng tu luyện khổ hạnh, đói gầy chỉ có da bọc xương, quyết định bỏ cách tu luyện này. Lúc đó, Ngài gặp một cô gái chăn cừu, cho Ngài ăn cháo để đỡ đói. Sau khi sức khỏe hồi phục, Ngài ngồi dưới gốc cây bồ đề trầm tư suy ngẫm, đến đúng mồng 8 tháng Chạp thì thành Đạo. Để kỷ niệm sự kiện này, các tín đồ đạo Phật lấy gạo và các loại ngũ cốc tạp lương nấu cháo để cúng Phật, gọi là cháo Lạp Bát. Người Trung Quốc ăn cháo Lạp Bát đã có hơn 1000 năm lịch sử. Cháo Lạp bát truyền thống trong dân gian, phải có đủ 8 nguyên liệu chính, 8 nguyên liệu phụ để khớp với con số 8 “tức Lạp bát”với ngụ ý là may mắn. Nguyên liệu chính chủ yếu lấy các loại đỗ. Đỗ có đỗ đỏ, đỗ xanh, đỗ đũa , đỗ cô ve, đỗ Hà lan, đỗ ván và các loại đỗ khác. Các loại gạo như kê, gạo tẻ, kê nếp, gạo cẩm, gạo nếp, tiểu mạch, ngô, cao lương v,v. Cứ đến Tết Lạp Bát hằng năm các Hoà thượng trong các chùa chia cháo do dân. Tết Lạp Bát nhiều gia đình Trung Quốc còn có tục làm lạp xường lạp nhục để đón Tết Xuân. Đại Hàn là tiết khí cuối cùng trong 24 tiết khí của cả một năm. Đại Hàn năm nay rơi đúng vào thời điểm 04:40 sáng ngày 20/1. Tại các khu vực miền Bắc Trung Quốc gió bấc thổi mạnh, tuyết rơi đầy trời, nước hồ đóng băng, rét lạnh thấu xương. Trung Quốc có rất nhiều ngạn ngữ về tiết khí Đại hàn, ví dụ như: 大寒小寒,无风自寒 Đại hàn tiểu hàn, không gió tự hàn 大寒不寒,春分不暖 Đại hàn bất hàn, xuân phân không ấm 大寒不寒,人马不安 Đại hàn bất hàn, người ngựa bất an 过了大寒,又是一年 Đại hàn qua rồi , lại đến một năm 小寒大寒不下雪,小暑大暑田开裂 Tiểu hàn Đại hàn không rơi tuyết, Tiểu thử đại thử ruộng rạn nứt Cuộc đời thăng trầm của con người tựa như bốn mùa luân chuyển trong một năm, thường có những lúc giá lạnh khó khăn. Thế rồi, giá lạnh qua đi , gió xuân thổi tới, đất trời bắt đầu vào xuân, tất thảy đều có thể làm lại từ đầu. Người Trung Quốc thường nói, Đại Hàn đến rồi Đông sắp qua, mùa Xuân ấm áp đâu còn xa. Lão Pompep và đồng lõa của lão trước khi bị rời khỏi Nhà Trắng luôn rêu rao bịa đặt sự thật của Tân Cương, khu tự trị dân tộc Duy Ngô Dĩ thiêng liêng của TQ, bọn họ bất chấp sự thật Tân Cương đang phát triển nhanh chóng, đời sống bà con các dân tộc trên mảnh đất này đang ngày càng được nâng cao, và trở nên khá giả, hầu như đã thoát nghèo, mọi người đều được hưởng tự do tín ngưỡng. Đám Pompeo trăm phương ngàn kế công kích nhân quyền Tân Cương, hòng chia rẽ Tân Cương. Có cư dân mạng không hiểu ngọn ngành vấn đề liền tin nhắn hỏi: “Trung Quốc mà cũng có tự do tín ngưỡng à?” Sảnh Hoa xin giải đáp thắc mắc của các bạn bằng lời giới thiệu khái quát về Tân Cương: Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương nằm ở miền Tây Bắc Trung Quốc, rộng 1 triệu 66 nghìn 490 km vuông, là khu tự trị hành chính cấp tỉnh có diện tích rộng nhất Trung Quốc. Bà con dân tộc Duy Ngô Nhĩ hơn 10 triệu người, dân số vẫn tăng hằng năm, chiếm đa phần dân số trong khu tự trị. Bà con các dân tộc chung sống hòa mục, an lành hạnh phúc, họ phần lớn theo đạo Hồi. Trong địa phận khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương có gần 25 nghìn ngôi Chùa Đạo Hồi. Các tín đồ Đạo Hồi Tân Cương thường xuyên đi lễ chùa Hồi. Tân Cương đẹp lắm, người dân Tân Cương nhiệt tình hiếu khách lắm. Nếu có dịp, bạn nên đến du lịch Tân Cương một chuyến, thăm quan các chùa Đạo Hồi, hoặc hòa mình vào các đám đông người dân Tân Cương ca múa trong bầu không khí vui vẻ chan hòa. Gần đây trên trang Đài phát thanh Quốc tế Trung quốc có đăng một số vlog giới thiệu mọi mặt về Khu tự trị Duy Ngô Dĩ Tân Cương Trung Quốc, có phụ đề chữ Việt đầy đủ, và đã chia sẻ lên Facebook, sự thật hơn hùng biện, hoan nghênh bạn truy cập đón xem để tìm hiểu về Tân Cương Trung Quốc giàu đẹp. Chuyên mục Hộp thư Đầu tuần xin tạm khép lại tại đây, Sảnh Hoa xin chào và tạm biệt các bạn, hoan nghênh các bạn truy cập mục Hộp thư Ngọc Ánh trên tường Facebook với nội dung phong phú, linh hoạt, xúc tích và cập nhật hơn chương trình phát trên sóng.
Mon, 17 Jun 2024 - 10min - 414 - HOA MAI HỒNG NGỢI CA NGÀY CẢNH SÁT NHÂN DÂN TRUNG QUỐC
1-Cả một đời người, có hạnh phúc hay không,thực ra tinh thần mới là rất quan trọng. Nếu bạn cứ oán trời trách người, thường cứ so sánh một cách vô nghĩa, thì bạn chỉ có thể cảm thấy cuộc sống ngày càng đen đủi. Chỉ bằng học cách so sánh với chính mình, chỉ cần hôm nay bạn cảm thấy mình tốt đẹp hơn hôm qua, cuộc sống hiện nay tốt hơn trước đây, thì đã là một sự tiến bộ rồi. 2- Nếu như cứ lấy những thành tích trước kia để an ủi mình, thì cuộc sống làm sao mà có thể tiến bộ dài bước được? Cần bước ra khỏi khu gian dễ chịu của mình, chuyên tâm làm tốt công việc trước mắt, cố gắng làm nên thành tích mới, mới có thể có được tương lai đáng kỳ vọng. Ngày nào cũng là các vạch để khởi bước mới, vượt lên chính mình của trước kia, hãy bắt đầu vào hôm nay nhé. Mong lời hay ý đẹp trên đây sẽ gợi ý phần nào cho các bạn trong sinh họat, công việc và học tập. Mời các bạn dõi tiếp chương trình Hộp thư do Sảnh Hoa thực hiện. Trên khắp các tỉnh thành Trung Quốc, số điện thoại 110 bất cứ giây phút nào 24 trên 24 giờ 365 ngày quanh năm cũng đều có người nhận máy, số điện thoại 110 mang ý nghĩa an ninh và bảo vệ, là số điện thoại an toàn nhất của mỗi công dân trên khắp mọi miền đất nước Trung Quốc. Ngày 10/1, Hộp thư Ngọc Ánh trên Facebook đã chia sẻ với các bạn cư dân mạng quang cảnh thành phố Vũ Hán rực sáng ánh đèn ban đêm chào mừng kỷ niệm lần thứ nhất Ngày Cảnh sát Nhân Dân Trung Quốc. Đêm 10/1 , một ngàn bộ phương tiện bay không người lái (Drone) được điều khiển bay lên màn trời đêm, tạo thành nhiều đồ án sinh động trên không trung, chiếu sáng cả bờ sông Hán khẩu thành phố Vũ Hán tỉnh Hồ Bắc Trung Quốc. Vũ Hán cả đêm không ngủ, Nhiều thành phố Trung Quốc cũng không ngủ. Địa vị của cảnh sát nhân dân Trung Quốc hết sức cao cả, được dân chúng vô cùng mến mộ và kính trọng, ở đâu có cảnh sát, nơi đó liền an toàn! Ban DP viết: Hiệu ứng ánh sáng rất mãn nhãn. Bạn ĐP viết: Trung Hoa quá phát triển. Bạn TL viết tin nhắn riêng yêu cầu Hộp thư Ngọc Ánh giới thiệu thêm về Ngày Cảnh sát Nhân dân Trung Quốc, nhân dịp này Sảnh Hoa xin đáp ứng yêu cầu của TL. Lồng nhạc ... Có một thứ cần giữ gìn đó là không quên ước nguyện ban đầu; Có một điều cam kết đó là Trung Quốc bình an; Có một đội ngũ anh hùng là Cảnh sát nhân dân. Ngày 21 tháng 7 năm 2020, sau khi Trung ương Đảng và Quốc vụ viện Trung Quốc phê chuẩn, Ngày 10/1 năm nay là kỷ niệm lần thứ nhất Ngày Cảnh Sát Nhân dân Trung Quốc, đây là ngày kỷ niệm non trẻ nhất của Trung Quốc, chứa đựng niềm kính trọng cao cả, và đã trở thành Ngày kỷ niệm vào hằng năm. Cảnh sát nhân dân Trung Quốc là Đội ngũ có truyền thống vẻ vang và tác phong ưu tú, cũng là đội ngũ hy sinh nhiều nhất trên tuyến đầu an ninh, cống hiến nhiều nhất trong thời bình. Kể từ ngày nước Trung Hoa mới ra đời, đã có hơn 14 nghìn chiến sĩ cảnh sát nhân dân thuộc cơ quan công an trong cả nước Trung Quốc đã anh dũng hy sinh, hơn trăm nghìn chiến sĩ cảnh sát đã bị thương trong khi làm nhiệm vụ, hơn 3700 chiến sĩ đã được bình là liệt sĩ, chỉ riêng nửa đầu năm 2020 vừa qua, có 119 chiến sĩ cảnh sát nhân dân đã anh dũng hy sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phòng chống ngăn ngừa dịch Covid-19 và ổn định an ninh xã hội. Với bộ quân phục cảnh sát, có tấm lòng đẹp nhất; An ninh của quần chúng nhân dân, là sự theo đuổi đẹp nhất; Không oán không hận, là sự đảm đương đẹp nhất; Trung thành với nhân dân, là sự cam kết đẹp nhất. Ngày Cảnh sát nhân dân Trung Quốc mùng 10 tháng 1 là ngày lễ cố định hằng năm của đội ngũ cảnh sát nhân dân, là sự khẳng định đầy đủ của Đảng và nhân dân đối với vai trò phấn đấu anh dũng của cảnh sát nhân dân. Nơi nào có khó khăn, nơi đó có bóng hình bộ đồ cảnh sát màu tím than; chỗ nào có nguy hiểm, chỗ đó có tấm huy chương cảnh sát lấp lánh. Nhân dịp kỷ niệm lần thứ nhất Ngày Cảnh Sát Nhân dân Trung Quốc, nhân dân cả nước xin kính chào các anh các chị cảnh sát. Trên đây Sảnh Hoa vừa giới thiệu Ngày Cảnh Sát Nhân dân Trung Quốc lần thứ nhất theo yêu cầu của bạn TL. Mời các bạn theo dõi tiếp chuyên mục Hộp thư Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc. Bạn Tuấn HP viết: Nhờ Hộp Thư Ngọc tìm lại bài hát Hồng Mai Tán 红梅赞, tức Bài ca hoa mai hồng, từ những năm 60 thế kỷ trước, vì đã quá lâu tôi không được nghe bài hát này rồi, xin cảm ơn bạn nhiều. Bạn Tuấn HP và các bạn thân mến, nhạc sĩ nổi tiếng Trung Quốc Diêm Túc và Dương Minh vv.. sáng tác bài hát Hồng Mai Tán vào năm 1964. Đây là bài hát chủ đề của vở ca kịch “Chị Giang”, được lưu truyền rộng rãi trong quần chúng nhân dân cho đến ngày nay vẫn được mọi người yêu thích và biết hát. Hồng Mai Tán là bài hát Đỏ thể hiện tinh thần cách mạng của các Đảng viên Cộng sản Trung Quốc trong thời kỳ kháng chiến chống Nhật vào trước khi nước Trung Hoa mới ra đời, lấy nhân vật nữ anh hùng là chị Giang làm đại diện, trong tình hình cuộc đấu tranh cách mạng rất cam go, họ vẫn lạc quan phất đấu tiến lên, theo đuổi ánh sáng cách mạng. Giai điệu bài hát trữ tình nhưng có sức mạnh, du dương nhưng vang vọng, tính nghệ thuật âm nhạc của bài hát rất cao. Nhân dịp kỷ niệm lần thứ nhất Ngày Cảnh Sát Nhân dân Trung Quốc, xin tặng bài hát Hồng Mai Tán cho các chiến sĩ cảnh sát màu áo tím tham đều rất dũng cảm trong thời bình, đồng thời hoan nghênh bạn Tuấn HP và các bạn cùng thưởng thức bài hát “Hồng Mai Tán”: Lời ca có đoạn: Hồng mai hoa nở trên vách hồng nham Dưới chân núi ngàn dặm băng tuyết Không hề sợ Tam Cửu nghiêm hàn Trái tim hồng hướng về mặt trời Hồng Mai hoa nở, sắc hoa rực rỡ Muôn ngàn đóa hoa rộ nở Hoa đưa hương tỏa ra phía chân trời Gọi thức trăm hoa cùng rộ nở Cất cao giọng hát gọi xuân về Các bạn thân mến, theo dự báo thời tiết, thời gian gần đây, nhiệt độ trên khắp các tỉnh thành Trung Quốc. Hộp thư Ngọc Ánh trên Facebookc đã đăng đọan clip hình ảnh khu vực Viễn Thanh tỉnh Quảng đông mà cũng có tuyết rơi. Đó là ngày 7/1, nhiệt độ thấp nhất trên đỉnh núi Kim tử Sơn thuộc thành phố Thanh Viễn tỉnh Quảng Đông rơi tõm xuống vạch -3,9 độ c, và đón trận tuyết đầu tiên năm 2021. Trên đỉnh núi Kim Tử xuất hiện quang cảnh một màu trắng xóa đẹp nên thơ bởi hạt sương đóng băng trên các cành cây đung đưa múa trước gió rét căm căm. Thanh Viễn là thành phố cấp địa khu (trên cấp huyện)nằm ở phía trung bắc bộ tỉnh Quảng Đông,thuộc miền khí hậu Á nhiệt đới gió mùa. Thanh viếng có nhiều khu phong cảnh thiên nhiên và nhân văn đẹp nổi tiếng như núi Kim Tử, Đại long Sơn, Dao Sơn, Khai Vân Sơn... ngoài ra còn nhiều dòng dông giao nhau. Gà Thanh Viễn nổi tiếng thịt thơm và mềm. Những năm qua, kinh tế Thanh Viễn phát triển nhanh chóng, nhiều gia đình đã thoát nghèo và trở nên giàu có. Mùa đông này lạnh hơn mọi năm, miền bắc Việt Nam cũng rét hơn, mong các bạn chú ý giữ ấm cho cơ thể, an khang qua mùa đông để đón xuân về. Chương trình Hộp thư thứ hai đầu tuần Đài phát thanh Quốc Trung Quốc xin tạm khép lại ở đây, Sảnh Hoa xin tạm biệt các bạn.
Tue, 04 Jun 2024 - 10min - 413 - Bài viết của du học sinh Việt Nam KÝ ỨC NHỮNG MÙA TRĂNG
Trung thu là một trong những ngày lễ cổ truyền chung của nhân hai nước Trung Việt. Trung thu năm nay trùng với Quốc khánh Trung Quốc. Trong bầu không khí hân hoan tại tại Bắc Kinh, tâm trạng của bạn trẻ đang học tập nhớ về mùa trăng trung thu trên đất Việt như thế nào nhỉ. Sau đây, Ngọc Ánh xin giới thiệu bài hồi ký của bạn. KÝ ỨC NHỮNG MÙA TRĂNG Tác giả Quỳnh Anh Du học sinh Việt nam -Đại học Dân Tộc Trung Ương Trung Quốc Dù đã không còn ở lứa tuổi hồi hộp ngóng trông ánh trăng tròn trong những ngày tháng tám, nhưng mỗi buổi đi về qua con phố bán lồng đèn nhộn nhịp những ngày đầu thu là kí ức trong tôi về những sắc màu xanh đỏ cùng ánh trăng vàng lại ùa về lung linh, đó là những mảnh ghép tuổi thơ đầy màu sắc và êm đêm trong tôi, ký ức những mùa trăng… Lên năm tuổi tôi vẫn chẳng biết Tết Trung Thu được tổ chức vào ngày tháng nào. Chỉ nhớ khi mẹ hái mấy quả bưởi còn lại được để dành từ đầu mùa trên cây bưởi đào sau vườn, cùng lúc ấy ngoài đường ngập tràn sắc màu xanh, đỏ của những chiếc đèn ông sao trên chiếc xe đạp cọc cạch của những chị hàng rong, lúc ấy tôi biết rằng sắp đến Rằm Trung Thu… Trung Thu ngày ấy đến với với chúng tôi đơn giản lắm, khi lòng người bắt đầu cảm nhận được cái nắng gắt gao của mùa hạ đã dịu xuống, thay vào đó là ánh nắng vàng mơ màng của mùa thu và phố phường bắt đầu tràn ngập sắc xanh đỏ của những chiếc đèn lồng, thì chẳng cần nói ra, ai cũng biết rằng một mùa Trung Thu nữa lại sắp về trên khắp mọi miền đất nước. Tết Trung Thu thực chất là lễ hội đón trăng rằm được tổ chức tại một số quốc gia Đông Á, trong đó có Việt Nam. Vào thời điểm rằm tháng tám hàng năm, nhà nhà thường tổ chức bày cỗ trông trăng. Và khi trăng lên cao, trẻ con sẽ múa hát và phá cỗ. Ở một số tỉnh thành còn có tổ chức múa lân, múa sư tử và rước đèn. Không có nhiều trò chơi hiện đại như lũ trẻ bây giờ, Tết Trung Thu của những đứa trẻ trong làng tôi vẫn rộn ràng niềm vui và đầy ắp kỉ niệm dưới ánh trăng vàng. Chỉ với những chiếc đèn ông sao méo xệch xoạc tự làm nhưng trông đứa nào cũng rạng rỡ ánh nhìn.
Wed, 29 May 2024 - 09min - 412 - LỄ THẤT TỊCH NGÀY TÌNH YÊU TRUNG QUỐC LÃNG MẠN
Lễ Thất Tịch bắt nguồn từ câu chuyện thần thoại thê lương rung động lòng người, truyền rằng: Nàng tiên Tích nữ trên trời phải lòng và yêu chàng Ngưu Lang dưới trần gian, hai người nên vợ nên chồng, sau bị Vương mẫu Nương Nương ác nghiệt phá đám, hai người đành phải xa nhau. Chàng Ngưu Lang biến thành sao Ngưu Lang, nàng Tích Nữ biến thành sao Tích Nữ, hai người bị dải thiên hà ngăn cách đôi bờ, hằng năm chỉ vào dịp mồng 7 tháng tháng 7 nhờ đàn chim thước nối đuôi nhau thành nhịp cầu, đôi vợ chồng này mới lên cầu gặp nhau. Do vậy, ngày nay mọi người quan niệm mồng 7 tháng 7 âm lịch hằng năm là “Ngày tình yêu Trung Quốc”. 图片默认标题_fororder_a37 Vào thời cổ Trung Quốc có rất nhiều bài thơ bài từ viết cho ngày “Thất tịch”, trong số đó bài thơ mang tựa đề “Thất tịch” của ông Đỗ Mục, nhà thơ nổi tiếng thời Đường và bài từ “Thước kiều tiên ” của ông Tần Quan thời Bắc Tống là nổi tiếng nhất. 七夕 唐(杜牧) 银烛秋光冷画屏, 轻罗小扇扑流萤。 天街夜色凉如水, 卧看牵牛织女星。 图片默认标题_fororder_a36 Thất Tịch Ngân chúc thu quang lanh họa bình Khinh la tiểu phiến phác lưu huỳnh Thiên giai dạ sắc lương như thủy Tọa khán Khiên Ngưu Chức Nữ tinh Dịch Thơ Đêm Thất Tịch Đỗ Mục (Đường) Nến soi bức họa, lạnh đêm thâu Quạt lụa xua hoài lũ đóm bâu Màu tối thềm trời như nước mát Nằm trông Ả Chức gặp chàng Ngâu. Tác giả bài từ “Thước Kiều Tiên ” là Tần Quan thời Bắc Tống. Ông Tần Quan sinh năm 1049 và mất vào năm 1100. Sau đây La Thành xin đọc bài từ này bằng tiếng Trung Quốc: 《鹊桥仙》 宋(秦观) 纤云弄巧,飞星传恨,银汉迢迢暗渡。金风玉露一相逢,便胜却人间无数。 柔情似水,佳期如梦,忍顾鹊桥归路。两情若是长久时,又岂在朝朝暮暮。 Sau đây là nghĩa của bài từ này: Mây thu biến đổi, sao sa chuyền hận, Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau trên dải ngân hà. Gió thu sương sa gặp nhau trong trời thu, còn hơn vô số cặp tình nhân dưới trần gian. Mối tình mềm mại như nước chảy, thời giờ tươi đẹp như giấc mộng, không nỡ quay đầu nhìn họ chia tay về phía hai đầu cầu chim thước. Nếu mối tình hai người sắt son chung thủy, thì cần đâu phải ngày đêm luôn ở bên nhau. Tác giả Tần Quan đã mượn câu truyện truyền thuyết bi hoan ly hợp của Ngưu Lang Chức Nữ, để ca ngợi mối tình thuỷ chung. Hai câu cuối “两情若是久长时,又岂在朝朝暮暮”có nghĩa là “Nếu mối tình hai người sắt son chung thủy , thì hai người đâu cần phải ngày đêm luôn ở bên nhau ”, hai câu này vừa chỉ mối tình Ngưu Lang Chức Nữ, cũng là quan điểm tình yêu của tác giả, nên đã trở thành danh ngôn bất hủ.
Tue, 21 May 2024 - 10min - 411 - Nam Đường hậu chủ Lý Dục
Lý Dục 李煜 (937-978) vốn tên là Lý Tòng Gia, tự Trùng Quang 重光, hiệu là Chung Ẩn 钟隐, người đời quen gọi là Nam Đường Hậu Chủ, quê ở Bành Thành, tức ở Từ Châu tỉnh Giang Tô Trung Quốc ngày nay. Ông nối ngôi vua vào năm thứ hai Tống Kiến Long, tức năm 961 công nguyên. Lý Dục là đời vua thứ 3 và cũng là Đời vua cuối cùng của triều Nam Đường, cho nên người đời xưng ông là Nam Đường hậu chủ. Ông là người nhân huệ minh mẫn, văn hay hoạ khéo, biết âm luật. Thơ văn, đặc biệt là từ của ông có trình độ rất cao, nhiều bài thơ hoặc từ do ông sáng tác được lưu truyền và có sự ảnh hưởng rộng rãi cho đến ngày nay và được nhiều người yêu thích. Thơ văn và từ của ông chủ yếu được chia làm hai loại. Một là những tác phẩm được sáng tác vào trước khi mất nước đầu hàng nhà Tống, đề tài chỉ hạn hẹp ở chỗ phản ánh sinh hoạt và tình yêu lứa đôi trong cung đình; Hai là những tác phẩm được sáng tác vào sau khi mất nước đầu hàng nhà Tống, phản ánh tâm trạng đau sót trước cảnh lầm than mất nước. “Ngu mỹ nhân”, “Lang đào sa”, “Ô dạ đề”, “Tương kiến hoan”, đặc biệt là bài từ “Đậu mỹ nhân” vv ... chủ yếu mô tả tâm trạng thê lương ai oán của ông, ngày ngày rửa mặt bằng nước mắt, đứng tựa lan can nhìn ra phía xa xa, nằm mơ cũng chỉ mong có thể trở về quê hương đất nước, những tác phẩm bất hủ của ông chiếm một địa vị rất quan trong lịch sử từ của Trung Quốc. Cho nên ông được mệnh danh là “Thiên cổ từ đế”, tức vua muôn thủa của các bài từ, có sự ảnh hưởng cho muôn đời sau. Những bài viết của Lý Dục sau khi bị mất nước rất hay, đã đạt tới trình độ đăng phong tạo cực, mà nổi tiếng nhất là bài “Đậu mỹ nhân”. Nghe nói, Tống Thái Tông nghe xong bài từ liền nổi cơn lôi đình, nhân đó nói ông có "Cố quốc chi tư", ban cho ông một liều thuốc độc gọi là "Khuyên cơ tán", buộc ông uống vào rồi đứt ruột mà chết. 虞美人 作者:南唐后主 李煜 Nam Đường hậu chủ Lý Dục_fororder_a19 春花秋月何时了? 往事知多少。 小楼昨夜又东风, 故国不堪回首月明中。 雕栏玉砌应犹在, 只是朱颜改。 问君能有几多愁? 恰似一江春水向东流。 Ngu mỹ nhân Tác giả Nam Đường Hậu Chủ Lý Dục Xuân hoa thu nguyệt hà thời liễu, Nhân sanh phồn hoa chi đa thiểu. Tiểu lầu tạc dạ hữu đông phong, cố quốc bất kham hồi thủ nguyệt minh trung. Điêu lan ngọc thế ứng do tại, chỉ thị chu ngạn cải. Vấn quân năng hữu kỷ đa sầu? Kháp tự nhất giang xuân thủy hướng đông lưu". Nam Đường hậu chủ Lý Dục_fororder_a18 Ngu mỹ nhân Tác giả Nam Đường Hậu Chủ Lý Dục (Người dịch: Nguyễn Chí Viễn) Xuân hoa thu nguyệt bao giờ hết Dĩ vãng bao nhiêu việc Đêm qua gác nhỏ lại đông phong Nước cũ chẳng kham ngoảnh lại dưới trăng trong Hiên son bệ ngọc chừng nguyên tại Chỉ có dung nhan đổi Hỏi ai hay đặng bấy nhiêu sầu Đầy ngập một dòng xuân thuỷ chảy về đông Đây là bài từ cuối cùng trong đời Lý Dục, bày tỏ nỗi lòng đau cắt ruột, căm phẫn tột độ, thê thảm bi ai trước cảnh mất nước. Bài từ này đã được lưu tuyền muôn thủa cho đến ngày nay.
Wed, 15 May 2024 - 10min - 410 - Văn hay LÒNG SÁNG NHƯ GƯƠNG
Là Nhà văn khi bắt tay vào việc sáng tác, liệu nên lắng nghe nhiều ý kiến của các độc giả, hay là nên kiên trì quan điểm nhận thức của mình? Mâu thuẫn này đã tồn tại hằng ngàn năm rồi, nhưng nhìn từ góc độ của nhân sinh, thì đây là mâu thuẫn giữa sự nhìn nhận của cá nhân tác giả với những kiến nghị của người khác. Tôi cho rằng, trông cả hai như xung đột với nhau, nhưng đứng trước xã hội một tác phẩm vô cùngphức tạp, chúng ta chỉ có thể điều hòa cả hai lại với nhau để đi tới cân bằng, mới có thể viết nên tác phẩm hoàn mỹ.
Thu, 09 May 2024 - 06min - 409 - MONG CHÚNG TA CHUNG SỐNG THÀNH KHUNG CẢNH HẠNH PHÚC
Văn hay MONG CHÚNG TA CHUNG SỐNG THÀNH KHUNG CẢNH HẠNH PHÚC (Bài làm của một thí sinh tỉnh Chiết Giang) ĐỀ BÀI: Giả sử bạn là một nhà văn thì sẽ đối xử với các độc giả như thế nào? Đọc đoạn văn sau đây, làm bài theo yêu cầu Có một thứ quan điểm cho rằng: Nhà văn khi sáng tác, trong lòng cần chứa đựng độc giả, cần nghe nhiều tiếng lòng của các độc giả Một thứ quan đểm khác lại cho rằng: Nhà văn khi sáng tác cần kiên trì tư tưởng của mình, không nên xoay chiều theo độc giả. Vậy, nếu bạn là một “Nhà văn” sáng tác đời sống, cuộc sống của bạn sẽ trở thành một tác phẩm, thì thái độ của bạn sẽ đối sử với độc giả như thế nào? Căn cứ theo tài liệu cho sẵn để làm bài, trình bày quan điểm của mình. YÊU CẦU: Tự lập ý, tự chọn góc độ, tự đặt tiêu đề cho bài làm Thể loại văn phải rõ ràng, không được làm thành thơ ca Bài làm trên 800 chữ, không được sao chép, không được rập khuôn ---------------------------------- Bài văn này lập ý mới mẻ, quan điểm độc đáo. Nhấn mạnh quan điểm: Một xã hội hài hòa là trong bạn có tôi trong tôi có bạn. Sự phấn đấu thành công của mỗi con người sẽ hội tụ thành dòng thác của thời đại, rồi lại ảnh hưởng đến mỗi con người. Thành công của tập thể không tách rời sự phấn đấu của cá nhân. Chỉ có như vậy mới tạo nên khung cảnh cuộc sống hạnh phúc của mỗi con người. Dẫn chứng sinh động, lý luận khả tin. Câu văn trôi chảy, đây là một bài văn hay.
Wed, 24 Apr 2024 - 07min - 408 - Văn hay: ĐÀO ANH (Chiếc Bình Gốm)
Căn cứ đoạn văn cho sẵn mà làm bài. Tự chọn góc độ, tự đặt tiêu đề, tự chọn thể loại, ngoài thơ ca. Không được tiết lộ thông tin cá nhân. Bài làm trên 800 chữ. Mỗi vật chất đều có tính chất riêng, nước vốn nhạt, bỏ muối vào thành vị mặn. Nước đổ thêm nước vào vẫn là nước, muối bỏ thêm muối vào vẫn là muối. Năm thứ vị là chua ngọt đắng cay mặn, dung hoà vào nhau, cùng tồn tại với nhau, tạo thành trăm thứ vị. Vật chất như vậy, sự việc như vậy, con người cũng như vậy. 图片默认标题_fororder_a16 Bài làm: ĐÀO ANH 陶罂(Chiếc bình gốm) (Lược...) Lời bình: Bài văn này phát huy tốt đề bài, chi tiết bài bản. Lấy truyền thuyết câu truyện “Mặc Tử phẫn nộ Canh Trụ Tử” để sáng tác lại, trí tưởng tượng của thí sinh phong phú, các chi tiết dẫn chứng rất chân chật và sinh động, phù hợp với hình ảnh định vị của Mặc Tử trong lịch sử, sáng tác lại như vậy rất đáng quý. Lập ý có sự đột phá, hợp tình hợp lý. Thông thường, những truyền thuyết sau khi được sáng tác lại dễ bị thay đổi chủ đề, để thể hiện cái “mới”, bài văn này cũng vậy, thí sinh xác định chủ đề đặt trong hai chữ “dung hòa”, đã đột phá ngụ ý của cốt truyện, mà sự đột phá này rất hợp tình hợp lý, khớp với nội hàm của đề bài. Ngôn ngữ chặt chẽ, thống nhất hữu cơ. Nội dung toàn bộ bài văn đều xoay quanh một chủ đề: Phần mở đầu giới thiệu Canh Trụ Tử là người có tài dung hòa nhiều thứ lại làm một, rồi lần lượt giới thiệu những kỹ năng hết sức tài tình của Mặc Tử, chứng minh một trong ý nghĩa hạt nhân sâu sắc của Mặc Học chính là hai chữ “dung hòa”, phần kết bài văn đưa ra quan điểm học vấn một cách điêu luyện, bám chặt ý nghĩa của dung hòa, có chiều sâu lại mới mẻ, khiến người đọc không khỏi suy ngẫm.
Wed, 17 Apr 2024 - 10min - 407 - Văn hay DƯỚI CHÂN MỌI NGƯỜI ĐỀU CÓ ÁNG MÂY CÁT TƯỜNG
(Bài văn đạt điểm tối đa của thí sinh TP Thiên Tân-năm2019) Đề bài: Đọc tài liệu sau đây, làm bài theo yêu cầu: Tướng lĩnh cấp cao Hồng Quân Công Nông TQ Phương Chí Mẫn nói: Đúng vậy, TQ lúc này, tuy non nước tàn hoang, nước bần dân nghèo, nhưng ai có thể định đoạt rằng, TQ rồi sẽ không có một tương lai sáng sủa? Không, quyết không như vậy, chúng ta tin tưởng rằng, TQ ắt sẽ có một tương lai sáng sủa đáng để ca ngợi. Nhà Giáo dục nổi tiếng Đào Hành Tri nói: Quốc gia là của mọi người. Yêu nước là bổn phận của mỗi con người. Nhà Vật Địa lý học nổi tiếng TQ Hoàng Đại Niên nói: Nếu là gợn sóng nhỏ chảy băng băng, gầm thét hòa mình vào dòng chảy cuồn cuộn thúc đẩy loài người phát triển lên phía trước, tôi cho rằng như vậy mới là điều đáng để kiêu hãnh và tự hào nhất của cuộc đời. Bạn có suy nghĩ và cảm ngộ như thế nào đối với những câu nói trên đây? Căn cứ vào những câu đó mà làm bài. Yêu cầu: Tự lựa chọn góc độ, tự đặt tiêu đề Ngoài thơ ca ra không hạn chế về thể loại, nhưng bài làm phải rõ ràng. Bài làm trên 800 chữ, không được sao chép, không được rập khuôn. Bài làm: Dưới chân mọi người đều có áng mây Cát tường --------------------- Lời Bình 1 Bài văn như mũi tên trúng đích, hợp với hiện tượng của xã hội ngày nay. Có người thèm muốn được như con cháu nhà giàu nhà quan, rồi cảm thán con em bình dân không có đường có lối. Thí sinh đã phân tích vào hiện thực của xã hội, nêu ra ai cũng có một áng mây cát tường ngay dưới chân mình, có ý nghĩa hiện thực mạnh. 2 Đề bài mới mẻ, đầy ý thơ. Bài văn lấy “ Dưới chân mọi người đều có áng mây Cát tường” là tiêu đề, hình dung bất cứ ai cũng có đường đi của mình, rất sinh động. Bài văn sử dụng nhiều câu đầy ý thơ như “để trí tuệ tung hoành trên trời xanh văn học” , hoặc “bị Nữ Thần Vận mệnh buông bỏ” ... mang ngụ ý sâu sắc, khiến người đọc không khỏi suy nghĩ. 3 Tầng thứ rõ ràng. Chủ thể của bài văn lấy những câu như “bầu trời bất khả chiến bại”, câu “phải có lòng can đảm nhìn vào hiện thực và có trí tuệ điều chỉnh cái tôi”, “phải có thế giới tâm hồn lành mạnh ngậm tràn” làm luận cứ, trình bày luận điểm từ góc độ khác nhau. Tầng thứ bài văn rõ ràng.
Wed, 10 Apr 2024 - 10min - 406 - NGHE NGÀN KHÚC NHẠC MỚI BIẾT MỘT ÂM THANH
NGHE NGÀN KHÚC NHẠC MỚI BIẾT MỘT ÂM THANH (Bài văn hay của thí sinh Thượng Hải trong kỳ thi đại học năm 2019) Đề bài: Lắng nghe âm nhạc của các quốc gia khác nhau, tiếp xúc âm điệu nhạc nước ngoài có phong cách khác nhau, từ đó có cảm nhận sâu hơn đối với “Hương vị Trung Quốc” trong âm nhạc, từ đó càng có ý thức đi tìm hiểu “Hương vị Trung Quốc”. Câu này có thể gợi ý cho mọi người tìm hiểu sự vật như thế nào. Mời bạn làm bài văn, trình bày suy nghĩ và cảm ngộ của mình đối với câu nói này. Yêu cầu: Tự đặt tiêu đề, bài làm trên 800 chữ ------------------ Lời bình: Đây là bài văn có khí thế vững vàng trong trường thi. Luồng suy nghĩ của thí sinh trong cả bài văn rõ ràng, nâng tầm từng đoạn, kết cấu chặt chẽ. Trước hết, thí sinh sau khi đã khái quát tài liệu cho sẵn liền đưa ra quan điểm mang tính kiến trúc: “Con người có thể tìm hiểu và thể nghiệm sự vật một cách rộng rãi, rồi đem so sánh nhiều những sự vật tương đền với những thứ mà mình đã hiểu biết, từ đó có thể càng quen biết và am hiểu sâu sắc hơn bản thân sự vật. ” Ngôn ngữ bài văn điêu luyện, đã thể hiện tư duy khá tốt. Sau đó thí sinh đã từ ba mặt tiến hành nghị luận về giá trị và ý nghĩa của “Hiểu biết và thể nghiệm rộng rãi rồi, đem những gì mà mình đã hiểu biết so sánh với với nhiều các sự vật tương đồng, có thể phát hiện những đặc trưng của những sự vật mà đã hiểu biết trong quá trình so sánh.” “ càng có thể nhận thức một cách chính sác giá trị của đối tượng sự việc trong quá trình cân nhắc.”từ một chấm nối thành đường dây rồi trải rộng ra cả bề mặt, dòng suy nghĩ toàn diện nhưng nghiêm chỉnh. Sau đo lại tiến tiến hành bổ xung và đưa ra điều đáng chú ý trong quá trình “phân tích so sánh” phương pháp để nhận biết sự vật, đồng thời còn đưa ra ý kiến mang tính xây dựng, đã thể hiện tư duy biện chứng của thí sinh.
Wed, 03 Apr 2024 - 08min - 405 - Văn hay của một thí sinh Bắc Kinh trong kỳ thi đại học năm 2019: SỰ BỀN BỈ CỦA NỀN VĂN MINH
Văn hay của một thí sinh Bắc Kinh trong kỳ thi đại học năm 2019 Đề bài làm cụ thể: “Bền bỉ”là chỉ tính chất rẻo rai bền chặt, không dễ bị đứt đoạn hoặc bị đổ vỡ của sự vật. Nền văn minh Trung Hoa đã trải qua nhiều mưa gió, nối dài triền miên cho đến tận ngày nay, đã thể hiện tinh thần của chữ “bền”. Ôn lại dòng lịch sử dài dằng dặc của Trung Quốc, mỗi khi gặp phải thời khắc then chốt, tính bền bỉ của nền văn minh lại được thể hiện rõ nét hơn. Phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa, càng cần hoạt kích tính bền bỉ của nền văn minh này. Mời bạn làm bài văn nghị luận với tiêu đề “Sự bền bỉ của nền văn minh.” Có thể làm bài từ góc độ quá trình biến thiên của lịch sử, tư tưởng văn hóa, ngôn ngữ văn tự, văn học nghệ thuật, đời sống xã hội cũng như phẩm chất của người Trung Quốc, trình bày suy nghĩ của mình. Yêu cầu: Quan điểm rành mạch, luận cự đầy đủ, luận chứng hợp lý. ------------------- Lời bình: Phần mở đầu bài văn sử dụng câu đối ngẫu, đã chọn tài liệu từ cổ đến kim, rồi đưa ra đề tài “Tính bền bỉ”, vào đề nhấn mạnh. Đưa ra các dẫn chứng như “vận Hồ Phục phi ngựa bắn tên, đời nhà Đường động viên giao lưu văn hóa với các dân tộc thiểu số, Tam Giáo hợp nhất của đời nhà Tống” , qua đó luận chứng cho hệ thống văn hóa “Trong bạn có tôi, trong tôi có bạn”, rồi tổng kết bằng câu nói của Tổng Bí thư Tập Cận Bình, có lý luận có căn cứ, tài liệu lý luận và tài liệu dẫn chứng tương chiếu với nhau. Thí sinh đã dày công lựa chọn và sử dụng các tài liệu, bất kể sự kiện lịch sử, hay tư tưởng văn hóa Trung Hoa, như Nhân Nghĩa Lễ Trí của Nho Giáo, tu tâm luyện tĩnh của Đạo Giáo hay Minh Tâm kiến tính của Phật giáo, đều làm tăng thêm rất nhiều bề dày văn hóa của bài văn.
Thu, 28 Mar 2024 - 07min - 404 - Văn hay của thí sinh thi đại học Bắc Kinh: Sắc màu năm 2019
Mọi năm vào thời gian này, các thí sinh trong niên khóa đang dồn hết tâm sức vào việc rùi mài kinh sử trong lò luyện thi đại học. Nhưng vì tình hình dịch bệnh còn chưa hoàn toàn chấm dứt, để đảm bảo sức khỏe y tế cho giáo viên và học sinh, nhiều trường học các tỉnh thành vẫn chưa khai giảng nửa cuối học kỳ của niên khóa này, các trường đã áp dụng biện pháp dạy và học bằng hình thức dạy va học từ xa qua mạng là “Xa trường không nghỉ dạy, xa lớp không nghỉ học”. Đối với các thí sinh chuẩn bị thi đại học mà nói thì việc ôn thi xa trường xa sự hướng dẫn thực tiếp của các thầy giáo cô giáo là thử thách rất lớn đối với các em. Thời gian thi đại học hằng năm ở Trung Quốc thường diễn ra vào ngày 7,8 và 9 tháng 6, vậy liệu lịch thi đại học năm nay của TQ có diễn ra đúng lịch hay không, còn cần phải xem tình hình chấm dứt của dịch covid-19, theo như hiệu quả ngăn chặn có hiệu quả tốt đẹp như hiện nay, thì Ngọc Ánh cho rằng, ngày khai giảng học kỳ cuối của các trường sẽ rất nhanh tới, và việc thi đại học cũng sẽ diễn ra theo lịch. Kể từ kỳ Hộp thư Ngọc Ánh CRI tkỳ này, Ngọc Ánh xin bắt đầu lần lượt giới thiệu loạt bài văn đạt điểm cao của thí sinh các tỉnh thành TQ mùa thi đại học 2019. Hôm nay là bài đầu tiên nhan đề "Sắc màu năm 209" của thí sinh Bắc Kinh. Đề bài: Màu sắc, là chỉ sắc màu; sắc màu khác nhau thì thường mang ý nghĩa không giống nhau. Năm 2019, Trung Quốc kỷ niệm trọng thể 100 năm Phong trào Thanh niên yêu nước “Ngũ Tứ”, chào mừng trọng thể 70 năm Quốc khánh. Là thí sinh tham gia mùa “Cao khảo” (thi đại học) vào năm đặc biệt này, bạn sẽ tô sắc màu gì cho năm 2019 loại, để bày tỏ cảm nhận và nhận thức của mình một cách sống động? Làm bài văn tường thuật với đề bài “Sắc màu năm 2019”. Yêu cầu: Tư tưởng lành mạnh, nội dung phong phú, tình cảm chân thành, vận dụng nhiều hình thức diễn đạt như tường thuật, miêu tả, trữ tình vv... Bài làm trên 700 chữ Bài làm: Sắc màu năm 2019... Lời bình: 1- Góc độ mới mẻ, góc nhìn độc đáo. Thí sinh không a dua theo người khác, mà từ góc độ của một thí sinh học lại, từ bị trượt đại học của năm trước ôn tập để thi lại, đặc biệt là nhờ lời khuyên bảo ân cần của các thầy cô, bạn học và cha mẹ, từ ảnh hưởng của tinh thần phong trào Ngũ Tứ, đến tinh thần của mình phấn chấn trở lại, làm lại từ đầu. 2- Miêu tả tâm lý, sinh động hình tượng. Thí sinh đã miêu tả cụ thể tâm lý đau buồn của mình, rồi khắc họa nó nhiều lần, từ đó biến đau buồn thành sức mạnh, vang lên khúc ca cho đất nước, làm tăng thêm sắc màu cho đời mình. Hành văn mềm mại nhưng có sức mạnh, quanh co khúc khuỷu, khiến người đọc không khỏi suýt xoa. 3-Phần kết đối ứng, kết cấu hài hòa. Phần kết của bài văn có đối ứng sắc màu của mùa hè với tuổi xuân, khiến cho kết cấu bài văn trở nên chặt chẽ nhưng hài hòa. Đồng thời coi đây là món quà tặng cho 70 năm quốc khánh của nước Trung Hoa mới, đã làm thăng hoa trung tâm và làm nổi bật chủ đề của cả bài văn. 图片默认标题_fororder_a21
Wed, 06 Mar 2024 - 10min - 403 - Tản văn : TƯỞNG NHỚ MÙA THU
TƯỞNG NHỚ MÙA THU Tác giả: Sử Thiết Sinh (Mời bạn nhấp clip nghe trực tuyến) Lời dẫn: Tản văn “Tưởng nhớ mùa thu” của nhà văn nổi tiếng Trung Quốc Sử Thiết Sinh, kể về tình cảm bao la của người mẹ dành cho người con trai bị bại liệt đôi chân, đã lột tả nỗi lòng day dứt của tác giả, sự kiên nhẫn yêu thương người mẹ. Cho đến khi mẹ già lâm bệnh qua đời, tác giả đã phải vô cùng hối hận và bị dằn vặt con tim. Vậy là mùa thu đã trôi qua, trong những ngày giá lạnh, rất nhiều người con xa nhà hoặc những người con mất mẹ càng khát khao tình cảm ấm áp của mẹ đã dành cho mình trong quá trình trưởng thành. Rồi nhiều kỷ niệm về mẹ tràn về sưởi ấm cõi lòng trong đêm đông lạnh giá. ------ Đôi nét về Nhà văn nổi tiếng TQ Sử Thiết Sinh: Nhà văn Sử Thiết Sinh sinh ra và lớn lên ngay tại thành phố Bắc Kinh, ông sinh năm 1951, năm 1972 không may bị liệt cả hai chân, từ đó ông không đứng dậy được nữa. Lúc bấy giờ ông đang ở độ tuổi thanh xuân mà bị liệt mất hai chân, thật như sét đánh vỡ ngực. Từng một dạo ông chỉ nghĩ đến chữ "chết", sau nhiều lần giằng co với thần chết, chính tình thương bao la của mẹ đã gọi ông thức tỉnh, và ông đã nuôi ý chí để tiếp tục sống. Hơn nữa là ông bắt đầu lựa chọn dấn thân vào con đường sáng tác văn học, ngày nay ông đã trở thành một trong những nhà văn đương đại nổi tiếng Trung Quốc và được đông đảo độc giả kính trọng. Trong chương trình hôm nay, Ngọc Ánh xin giới thiệu với các bạn tản văn "Tưởng nhớ mùa thu" của ông.
Tue, 27 Feb 2024 - 06min - 402 - NGHE TUYẾT RƠI
Bến vui tình bạn, mảnh vườn kiến thức Hộp thư Ngọc Ánh trên sóng và trên mạng CRI luôn luôn đúng hẹn với các bạn trong bốn mùa xuân hạ thu đông suốt nhiều năm qua. Chúc mọi người ngày đầu tuần đi làm đi học trong tháng cuối cùng của năm 2019, tâm trạng luôn vui và tích cực nha Bắc Kinh thuộc miền khí hậu lục địa gió mùa, không khí khô hanh, hạn nhiều hơn mưa, vậy nên trận tuyết đầu mùa này có tác dụng làm dịu tình hình khô hạn và có ích cho cây cối hoa màu mùa màng của khu vực thành phố, hơn nữa còn có thể đông lạnh làm chết nhiều loại vi rút gây cúm. Mọi người vui lắm, ai cũng dậy sớm ra đường chụp cảnh tuyết. Ngọc Ánh cũng vậy. Đã tranh thủ chụp cảnh tuyết phủ trong khuôn viên trụ sở nhà Đài CRI, rồi đăng chùm ảnh phong cảnh tuyết phủ Kinh Thành, lên trang Hộp thư Ngọc Ánh trên tường FB, nhiều bạn ở khu vực miền Nam xứ nóng rất mong được trải nghiệm cảnh tuyết rơi. Có những bạn viết: Ở miền nam thấy tuyết là thèm lắm chị ơi. Mong tuyết rơi Thượng Hải đê. Hộp thư Ngọc Ánh ơi, bên này bọn em không có tuyết nên cũng mong có chị a, vùng cao đôi khi cũng có nhưng ảnh hưởng đến đời sống đồng bào, làm trâu bò và hoa màu chết cả, xót ruột lắm chị a. Nhất định đến Bắc Kinh để ngắm tuyết một lần! Hà Duy Tín tưởng tượng cảnh ở trong Cố Cung ngắm nhìn tuyết rơi ... ôi !!! đẹp xỉu Ngắm cảnh tuyết rơi rất thú vị, cảm nhận về cái lạnh của tuyết cũng rất khác nhau, chúng ta thường nghe thấy tiếng mưa rơi tí tách hay mưa rào rào, nhưng bạn đã từng nghe thấy tiếng tuyết rơi chưa? Cơ mà tuyết rơi có tiếng không nhỉ? Sau đây Ngọc Ánh xin giới thiệu với các bạn bài tản văn "Nghe tuyết rơi", của nữ nhà văn Trung Quốc Tuyết Tiểu Thiền, được cộng đồng mạng Trung Quốc hoan nghênh và chia sẻ, bài viết này rất mượt mà, và nhiều cảm xúc. Nhà văn Tuyết Tiểu Thiền là học giả văn hóa nổi tiếng TQ, bà đã sáng tác và xuất bản hơn 50 bộ tiểu thuyết và tuỳ bút, nhiều bài viết của bà đã được chọn đưa vào sách tham khảo ngoại khóa của học sinh trung học phổ thông Trung Quốc, một số tác phẩm của bà từng đoạt Giải thưởng Văn học Tôn Lê lần thứ nhất, Giải thưởng Tản văn Lão Xá lần thứ 6, Giải truyện ngắn xuất sắc toàn quốc. Một số tác phẩm của bà còn được dịch sang tiếng Việt và xuất bản tại Việt Nam.
Thu, 22 Feb 2024 - 10min - 401 - TƯỞNG NHỚ MÙA THU
Tản văn : TƯỞNG NHỚ MÙA THU Tác giả: Sử Thiết Sinh (Mời bạn nhấp clip nghe trực tuyến) Lời dẫn: Tản văn “Tưởng nhớ mùa thu” của nhà văn nổi tiếng Trung Quốc Sử Thiết Sinh, kể về tình cảm bao la của người mẹ dành cho người con trai bị bại liệt đôi chân, đã lột tả nỗi lòng day dứt của tác giả, sự kiên nhẫn yêu thương người mẹ. Cho đến khi mẹ già lâm bệnh qua đời, tác giả đã phải vô cùng hối hận và bị dằn vặt con tim. Vậy là mùa thu đã trôi qua, trong những ngày giá lạnh, rất nhiều người con xa nhà hoặc những người con mất mẹ càng khát khao tình cảm ấm áp của mẹ đã dành cho mình trong quá trình trưởng thành. Rồi nhiều kỷ niệm về mẹ tràn về sưởi ấm cõi lòng trong đêm đông lạnh giá. ------ Đôi nét về Nhà văn nổi tiếng TQ Sử Thiết Sinh: Nhà văn Sử Thiết Sinh sinh ra và lớn lên ngay tại thành phố Bắc Kinh, ông sinh năm 1951, năm 1972 không may bị liệt cả hai chân, từ đó ông không đứng dậy được nữa. Lúc bấy giờ ông đang ở độ tuổi thanh xuân mà bị liệt mất hai chân, thật như sét đánh vỡ ngực. Từng một dạo ông chỉ nghĩ đến chữ "chết", sau nhiều lần giằng co với thần chết, chính tình thương bao la của mẹ đã gọi ông thức tỉnh, và ông đã nuôi ý chí để tiếp tục sống. Hơn nữa là ông bắt đầu lựa chọn dấn thân vào con đường sáng tác văn học, ngày nay ông đã trở thành một trong những nhà văn đương đại nổi tiếng Trung Quốc và được đông đảo độc giả kính trọng. Trong chương trình hôm nay, Ngọc Ánh xin giới thiệu với các bạn tản văn "Tưởng nhớ mùa thu" của ông.
Mon, 05 Feb 2024 - 06min - 400 - NGÀY ĐỘC THÂN
NGÀY ĐỘC THÂN- NGÀY NHÀ BÁO TQ- TIẾT LẬP ĐÔNG Xuất xứ của “Ngày Độc Thân” là từ Đại học Nam Kinh, Trung Quốc, trong thời kỳ đầu đây là ngày dành cho phái nam còn độc thân. Năm 1993, có bốn nam sinh viên độc thân Đại học Nam Kinh đã nghĩ ra ý tưởng tổ chức một ngày lễ cho những người độc thân. Họ cố ý chọn ngày 11/11 để tổ chức. Vì ngày này theo chữ số Ả Rập trông như 4 cậy gậy thẳng đứng, ngụ ý của ngày Độc thân 11 tháng 11 liền được các bạn độc thân trẻ tuổi chấp nhận và hoan nghên. Kể từ đó ngày “Ngày Độc thân ” 11/11 trở thành một thứ văn hoá Học đường thú vị được sinh viên các trường đại học ở thành phố Nam Kinh hưởng ứng. Cùng với các khoá sinh viên tốt nghiệp ra trường, hòa nhập vào xã hội, “Ngày Độc Thân” đã dần thịnh hành và lan tỏa ra trong cộng đồng giới trẻ còn độc thân Trung Quốc, rồi hình thành trào lưu, lan ra toàn đất nước Trung Quốc và cả Châu Á... Trung Quốc có bốn ngày lễ nghề nghiệp đó là Ngày Y tá, ngày Nhà giáo, ngày Thầy thuốc và ngày Nhà Báo. Bốn ngày lễ nghề nghiệp này mang tính tượng trưng để khơi dậy sự coi trọng và tôn vinh của xã hội đối với bốn nghề nghiệp quan trọng này, nhưng cộng đồng tại chức của bốn ngành này vẫn làm việc bình thường trong ngày lễ của mình. Ngày 8 tháng 11 hằng năm là Nhà báo Trung Quốc, được chính thức xác định vào năm 2000. Thứ 6 tuần trước là kỷ niệm 19 năm ngày Nhà Báo Trung Quốc. Tính đến cuối năm 2017, cả nước Trung Quốc có hơn 231 nghìn người sở hữu thẻ phóng viên, gồm phóng viên các báo giấy, phóng viên các tạp chí, phóng viên các thông tấn xã, phóng viên các đài phát thanh, đài truyền hình, các xưởng phim thời sự và phóng viên các văn phòng đại diện. Vào thời điểm 01 giờ 24 phút 15 giây giờ Bắc Kinh, Thứ sáu ngày 8 tháng 11-2019, tức 12 tháng 10 năm Kỷ Hợi Nông lịch vừa qua là ngày “Lập Đông”, đây là tiết khí thứ 19 trong 24 tiết khí của một năm. Là ngày đầu tiên của mùa đông. TIẾT LẬP ĐÔNG Tại các vùng phía Bắc sông Trường Giang Trung Quốc chim muông, hầu như đã di trú về phương nam ấm áp, giun dế con vật đã dần vào nghỉ đông, các khu vực nằm ở trung và hạ du sông Hoàng Hà TQ nước hồ dần đóng băng, lá cây đã ngả sang đủ sắc màu trong những ngày ngày giao mùa thu đông, rồi lá cây rụng dần theo từng đợt gió Gió tây lạnh thổi tới.. Mặt trời di chuyển xuống phía nam, ngày ngắn đêm dài, đất trời trở nên giá lạnh, rồi những trận tuyết rơi. Sau Lập đông cũng là giai đoạn nhà nông khắp các nơi trong cả nước Trung Quốc lần lượt triển khai các công việc tu sửa, củng cố hoặc xây dựng thủy lợi, các công trình hạ tầng của nông nghiệp.
Mon, 29 Jan 2024 - 10min - 399 - CUỐI THU BẮC KINH NGẮM LÁ ĐỎ HƯƠNG SƠN
Vậy là tháng 10 đã trôi qua hơn bán nửa. Bạn Hạ viết tin nhắn hỏi Ngọc Ánh: Bên ấy lạnh không em. Trưa 20 tháng 10 chị bay đến bắc kinh mà chưa biết mang trang phục thế nào. Ngọc Ánh đã trả lời ngay tin nhắn của bạn Hạ. Kể từ tiết giáng sương đến nay, tiết trời Bắc Kinh những ngày này lạnh rồi, phải mặc áo len áo khoác rồi. Nhiệt độ vào buổi sáng và buổi tối so với nhiệt độ buổi trưa hằng ngày chênh lệch tương đối lớn. Trong những ngày cuối thu đầu đông, nền trời trong xanh hơn, không gian sáng hơn, sắc thu Bắc Kinh đang nồng dần, đó là cảnh lá đỏ lá vàng lá xanh đan xen nhau. Nhiều cư dân mạng Trung Quốc đang bắt đầu phơi những tấm ảnh chụp lá đỏ rất đẹp trên trang blog hoặc weichat của mình. Theo đà nhiệt độ sáng tối chênh lệch mỗi ngày một lớn, mùa thưởng thức lá đỏ của thành phố đặc biệt là các khu nhiều cây ở ngoại ô đã nhuộm đủ các sắc màu đang đến đúng hạn, đứng trên khu phong cảnh Hương Sơn phóng tầm mắt ra xa khắp xung quanh, không khác gì như biển lá đa sắc màu. Thu Bắc Kinh là một trong mùa đẹp nhất của năm. Công viên Hương Sơn là nơi ngắm lá đỏ nổi tiếng nhất. Trong những ngày nghỉ cuối tuần như 19 đến 20 tháng 10, 26 đến 27 tháng 10, mùng 2 đến mùng 3 tháng 11, là lịch cao điểm du khách rất đông. Ngành hữu quan gợi ý các du khách trong thành phố cũng như các vùng miền khác tốt nhất nên đặt vé vào cửa qua mạng, tốt nhất nên tránh lịch cao điểm thăm quan. Thời gian công viên mở cửa từ 8 giờ đến 19 giờ giờ Bắc Kinh hằng ngày. Bạn Minh hỏi, nghe nói lá đỏ Hương Sơn rất nổi tiếng, hôm nào tiện chị Ngọc Ánh giới thiệu đôi nét về Hương Sơn nhé. Ngọc Ánh rất vui có dịp giới thiệu Hương Sơn trong ngày cuối thu: Hương Sơn nằm ở phía tây ngoại ô Bắc Kinh, địa bàn rộng khoảng 160 hec ta, đỉnh cao nhất của Hương sơn là đỉnh Lư Phong có độ cao 575 mét so với mặt biển, Hương Sơn là công viên rừng nổi tiếng của Bắc Kinh.
Mon, 15 Jan 2024 - 10min - 398 - TỪ TIẾT HÀN LỘ NÓI ĐẾN SỰ KHÁC NHAU GIỮA NÔNG LỊCH VÀ ÂM LỊCH
Đặc trưng khí hậu Bắc bốn mùa rõ rệt, kể từ sau khi tiết khí Hàn Lộ năm nay rơi vào thời điểm 16:14:37 (giờ Bắc Kinh) thứ Ba ngày 8 tháng 10 dương lịch, mùng 10 tháng 9 Nông lịch (âm lịch)năm Kỷ Hợi, khi Mặt Trời ở xích kinh 195° (kinh độ Mặt Trời bằng 195°) đến nay, nhiệt độ thấp hẳn so với tháng trước, không khí khô ráo, sáng tối phải mặc áo len và áo khoác mỏng. Ngọc Ánh đã giới thiệu về tiết khí Hàn Lộ vào mục Hộp Thư Ngọc Ánh trên facebook. Để nhiều bạn đang có mặt bên máy thu thanh chưa hoặc không vào facebook tìm hiểu , Ngọc Ánh xin giới thiệu nhé. Hàn Lộ, nước sương nhiều lên, nhiệt độ thấp xuống Nước sương trên mặt đất sắp kết thành hạt sương Hàn Lộ là tiết khí thứ 5 trong mùa Thu, và là tiết khí thứ 17 của 24 tiết khí trong năm, tượng trưng cho tiết trời dần chuyển lạnh Vào tiết khí Hàn Lộ, nhiệt độ nóng lạnh các vùng miền trong cả nước Trung Quốc chênh lệch khác nhau, miền bắc hoặc Đông Bắc TQ đã vào cuối thu, miền tây Bắc thậm chí sắp vào đông Lá trên núi cây đỏ như lửa, từng đàn chim én bay về Nam Hoa Cúc vàng nở rộ, chùm hoa quế đưa hương Quả hồng chín đỏ, cua đồng tươi ngon Ban ngày trời xanh cao lồng lộng Ban đên trời lạnh gió tràn về Cây cỏ xào xạc, lá ngô đồng vàng rụng Hàn Lộ có Tam Hậu Nhất Hậu đàn Nhạn hồng di trú bay đến cuối cùng bay đi làm khách ở miền nam. Tiết Hàn thu, là mùa xa nhớ quê hương Nhì Hậu, cuối thu trời trở lạnh, không thấy bóng chim sẻ đâu. Nghêu sò ngoài bờ biển, như được nhuộm thành đàn sẻ màu vàng Tam Hậu là lúc cúc vàng nở rực Cây cỏ phồn hoa nhờ ánh dương Sắc màu hoa cúc rực mùa thu Hàn Lộ, cảnh phương Bắc đã đậm sắc thu Mây trắng lá đỏ, thi thoảng có sương sớm Phương nam cảnh thu cũng nồng dần Tiếng ve câm ngắt, đầm sen hoa tàn Đăng cao ngắm cảnh, sắc lá muôn màu Trung Y có thuyết dưỡng sinh bốn mùa: “Xuân Hạ dưỡng dương, Thu Đông dưỡng âm” Đến tiết Hàn Lộ, mọi người ăn những thức dưỡng âm phòng khô hanh nứt nẻ, nhuận phổi ích vị, cho nên người TQ có thói quen ăn vừng hoặc những thức có nhân hạt vừng trong tiết khí này. Ngoài ra hạt vừng ra, các thức như Hạch đào (quả óc chó), ngân nhĩ(mộc nhĩ trắng), củ cải, ngó sen hạt sen, bách hợp cũng rất hợp ăn vào mùa này. Có bạn bảo tính lịch theo Nông lịch rất hay. Có bạn yêu cầu Ngọc Ánh giới thiệu về sự khác nhau giữa Âm lịch và Nông lịch. Là Bến hẹn tình bạn và là mảnh vườn kiến thức, Ngọc Ánh rất vui giải đáp, và đây cũng là dịp để Ngọc Ánh tích lũy kiến thức. Sự khác biệt giữa Nông Lịch và Âm lịch Một là, khác năm: Nông lịch Trung Quốc sử dụng theo nguyên tắc “trí nhuận” thích đáng, khiến một năm trung bình là 365,422 ngày, tương đương với thời gian của năm mặt trời. Thế nên, thời gian gần khít với năm dương lịch, nhưng “Năm” âm lịch, thì chỉ tích lũy đơn giản bằng 12 tháng âm lịch theo công thức 29,5x12= 354 ngày, chênh lệch khoảng 11 ngày so với “Năm” dương lịch. Do vậy, thời gian số tháng và hàn thử sẽ xuất hiện hiện đảo ngược. 2. Các vùng miền sử dụng khác nhau: Nông lịch của Trung Quốc có thể phản ánh sự biến hóa đầy vơi của đông hạ qua lại, cho nên các khu vực trên vĩ độ bắc bán cầu ứng dụng rộng rãi, đặc biệt là rất thích dụng với tập quán của đặc thù Trung Quốc, bởi vậy mà được sử dụng rộng rãi tại các nơi Trung Quốc và người Hoa cư trú tập trung tại các nước Đông Nam Á. 3. Tác dụng khác nhau: Trong Nông lịch Trung Quốc có mang đặc trưng nào đó của Dương lịch, có thể áp dụng chỉ đạo cho thời vụ nông nghiệp, để sắp xếp cho công việc đồng áng các vụ. Còn âm lịch chỉ có thể phản ánh sự biến hóa của mặt trăng, nhưng không thể phản ánh sự thay đổi của nhiệt độ thời tiết, cho nên âm lịch cổ truyền chỉ thuần thuý chỉ là “âm lịch” mà thôi, chứ không thể lấy nó để chỉ đạo cho công việc đồng áng của nhà nông được. Âm lịch là một trong những lịch pháp truyền thống của Trung Quốc, còn được gọi là “Ân lịch”, “Cổ lịch”, “Hoàng lịch”, “Hạ lịch” và “lịch cũ”. Trong Thiên văn học, lịch pháp được tính bằng chu kỳ của vơi đầy của mặt trăng, lấy mặt trăng di chuyển quanh mặt trời một vòng là một tháng, trên cơ sở đó lịch pháp của một năm là 12 tháng trên cở sở Sóc vọng nguyệt trong thiên văn. Trong quá trình diễn biến phát triển của lịch pháp, xuất hiện một năm có 24 tiết khí, nhà nông căn cứ vào tiết khí để sản xuất nông nghiệp, dần rồi hình thành Nông lịch, tức Hán lịch. Tuy rằng, Âm lịch và Nông lịch đều được gọi là lịch cổ, Hán lịch, Hạ lịch và lịch cũ, thế nhưng giữa Âm lịch và Nông lịch lại có sự khác biệt, trong truyền thống sử dụng Hạ lịch, trên thực tế là Âm Dương Lịch. Tháng của Âm lịch tính theo quy luật chuyển động của mặt trăng: tức mặt trăng chuyển động trên quỹ đạo của mình, gọi là Bạch Đạo và Hoàng Đạo cùng là hai vòng tròn lớn của thiên thể, nó di chuyển quanh địa cầu một vòng mất 27 ngày 7 tiếng 43 phút 1,5 giây đồng hồ, đây là thời gian cần cho một vòng quay chung của mặt trăng. Khi mặt trăng quay vòng trái đất, thì trái đất cũng có sự biết động bởi vị trí quay chung, dịch lên trên hơn 27 độ, mà mặt trăng một ngày di chuyển 13 độ 15 phút, cho nên mặt trăng tự hợp sóc trong thiên văn, cứ quay quanh trái đất một vòng, cần 29 ngày 12 tiếng 44 phút 2,8 giây đồng hồ, gọi là “sóc vọng nguyệt”, theo thói quen gọi là một tháng.
Mon, 08 Jan 2024 - 10min - 397 - NHẤT NHẬT VI SƯ-CHUNG THÂN VI PHỤ
...Tôn sư trọng đạo là truyền thống tốt đẹp của Trung Quốc và của Việt Nam. Ngay từ thời Tây Chu thế kỷ 11 trước công nguyên, đã nêu ra tư tưởng “Đệ tử sự sư, kính đồng vu phụ ” , hoặc “Nhất nhật vi sư, chung thân vi phụ”, có nghĩa là học sinh đối sử với nhà giáo phải như kính trọng cha đẻ của mình, cho dù nhà giáo chỉ làm thầy của mình có một ngày, cũng phải kính trọng thầy suốt đời như cha mình vậy.” Tôn chỉ Ngày Nhà Giáo chính là để khẳng định những đóng góp của các Nhà giáo đối với sự nghiệp giáo dục các thế hệ trẻ...
Thu, 04 Jan 2024 - 10min - 396 - Hai bài tản văn: TÔI VÀ CHA và NỬA CHAI RƯỢU CỦA BỐ
Địa vị người cha trong gia đình bao giờ cũng đóng vai trò quyết định những việc hệ trọng, và cũng là người đặt ra các quy tác trong gia đình, là chỗ dựa tinh thần và thậm chí còn là người thầy có sự ảnh hưởng quan trọng đối với tư tưởng và hành động của con cái, hình ảnh của cha trong tâm hồn trẻ thơ bao giờ cũng là tấm gương anh hùng để noi theo. Trong chương trình Văn Nghệ cuối tuần nhân dịp Ngày Của Cha đêm nay, Ngọc Ánh xin giới thiệu với các bạn tản văn của hai người cha xuất sắc và nổi tiếng Trung Quốc đó là Nhà Vật Lý học Dương Chấn Ninh người từng đoạt giải Nobel Vật Lý và nhà văn nổi tiếng Trung Quốc Giả Bình Ao. Trước khi nghe tản văn, mời các bạn thưởng thức bài hát “Bài thơ tản văn cha viết” do ca sĩ trẻ Hứa Phi trình bày, đây là bài hát đã nói lên tình thương và trách nhiệm của cha dành cho con, và đã lột tả tâm trạng bất lực của người con trước thời gian trôi đi nhanh chóng, cha bất giác đã già đi dần từ lúc nào. Năm 1984, mùa màng vẫn chưa gặt hái xong Con gái trong lòng tôi, đang ngủ ngon lành Phim chiếu ngoài trời đêm nay, không được rỗi đi xem Vợ nhắc nhở tôi, sửa chữa cái bàn đạm máy khâu Ngày mai tôi cần sang nhà hàng xóm vay chút tiền Con khóc cả ngày rồi, nó đòi ăn bánh quy Chiếc áo sơ mi xanh lam, đau nhói vào con tim Ngồi bên bờ ao, thụi hai quả vào người mình Đây là cha tôi, viết đầy chữ trong cuốn nhật ký Đây là tuổi xuân của cha, để lại bài thơ tản văn Mấy chục năm sau, tôi vừa đọc vừa nước mặt giàn giụa Vậy mà cha tôi, đã già nua như một bóng hình Năm 1994, mùa màng đã gặt hái xong xuôi Năm ngoái mẹ già của tôi đã lìa đời Con gái tôi buộc tóc đuôi ngựa chạy đến trường Gần đây con gái gầy đi, trở nên cô đơn Nghĩ sau này, tôi sẽ già như đống tiền vàng mã Đến lúc đó con gái tôi nhất định sẽ xinh đẹp Có người đàn ông yêu nó, cưới nó về nhà Cứ nghĩ đến đây tôi lại không nỡ nhìn con gái Đây là những dòng chữ trong nhật ký của cha Cha đã để lại bài thơ tản văn bằng cả sự sống Mấy chục năm sau, tôi vừa đọc vừa nước mặt tuôn trào Nhưng cha đã già nua như tờ báo cũ Câu chuyện trong nhật ký là cả một đời người
Wed, 27 Dec 2023 - 25min - 395 - Văn hay của thí sinh Bắc Kinh (2018) BỨC TRANH NON XANH NƯỚC BIẾC
Mùa hạ nắng nóng, không những là mùa nhiệt nhất trong năm, mà còn là mùa thi cam go của các sĩ tử cuối cấp trung học phổ thông. Lịch thi tuyển sinh đại học trên mọi miền Trung Quốc sẽ chính thức mở màn vào lúc 9 giờ sáng ngày 7, diễn ra trong hai ngày 7 và 8 tháng 6. Có nghĩa là chỉ còn ba ngày nữa là đến lịch của các sĩ tử lứa tuổi 18 Trung Quốc chính thức bước vào trường thi sau 12 năm rùi mài kinh sử, và cũng là thời điểm các bậc phụ huynh của họ nôn nóng nhất cho tương lai của con em mình. Theo yêu cầu của các bạn trẻ Việt Nam, hằng năm cứ khoảng từ thượng tuần tháng 3 cho đến trước ngày thi đại học diễn ra tại Trung Quốc là Ngọc Ánh lại chọn lọc và biên dịch một số bài văn xuất sắc của các thí sinh Trung Quốc giới thiệu qua Hộp thư Ngọc Ánh, mong sao có thể giúp các bạn trẻ Việt Nam cùng lứa tham khảo trong quá trình nâng cao trình độ làm văn. Trong các môn thi đại học thì môn Ngữ văn được cả xã hội quan tâm hơn cả. Hằng năm Trung Quốc ra 8 bộ đề thi, trong đó có năm tỉnh thành là Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân, Chiết Giang và Giang Tô tự ra đề, có ba bộ đề thi khác chia ra cho các vùng miền khác nhau. Trong mùa Cao Khải năm 2018, thành phố Bắc Kinh ra hai đề thi làm văn, một đề bài làm văn nghị luận, Ngọc Ánh từng giới thiệu vào ngày 11 tháng 3 năm nay với bài văn xuất sắc của một thí sinh Bắc Kinh nhan đề: Tuổi trẻ mới trong thời đại mới --- Nói về trưởng thành trong phát triển của Tổ Quốc, ngoài ra còn một đề làm văn tường thuật. Sau đây xin mời Thành Trung đọc đề làm văn thể loại tường thuật của thành phố Bắc Kinh trong mùa Cao Khảo năm 2018: Đề bài: Xây dựng văn minh sinh thái liên quan đến sự phát triển bền vững của dân tộc Trung Hoa, môi trường sinh thái tươi đẹp là kỳ vọng của mỗi người dân Trung Quốc. Bạn hãy phát huy trí tưởng tượng, lấy “Bức tranh non xanh nước biếc” làm đề bài, làm bài văn thuật chuyện, làm hiện lên bức tranh phong cảnh tươi đẹp cùng chung sống hài hòa giữa con người với thiên nhiên. Yêu cầu: Lập ý phải có tính tích cực đi lên, tường thuật phải phù hợp với logic; tự xác định thời gian, địa điểm, cách xưng hô của người tường thuật; có chi tiết, có miêu tả. Ngoài thể loại thơ ca ra, bài làm trên 700 chữ. Bài làm: BỨC TRANH NON XANH NƯỚC BIẾC ---Bài ca của cơn gió mùa hải dương (Một thí sính Bắc Kinh) Lời bình: 1.Trí tưởng tượng phong phú, cấu tứ khéo léo. Bài văn đã mượn một cơn gió mùa thổi tới để giới thiệu quá trình mắt thấy tai nghe của gió, trong khi cảm nhận phong cảnh non xanh nước biếc dọc đường, cơn gió mùa này đã nảy sinh tình thương mến, bịn rịn không muốn rời đi. Rõ ràng là miêu tả cảnh non nước, nhưng thực ra là ca ngợi sự sống hài hòa giữa con người với thiên nhiên. Vận dụng thủ pháp nhân cách hóa một cách độc đáo khéo léo, khiến người đọc không khỏi khen hay. 2.Lời văn như thơ, ý thơ đậm đà. Trong quá trình làm bài, thí sinh đã dẫn một cách khéo léo câu thơ trong bài “Phá trận tử-Xuân cảnh” của Yến Tử nhà văn nhà chính trị thời Bắc Tống và bài thơ “Bồ Tát Man” của nhà thơ Vi Trang cuối thời nhà Đường, mặc dù không xuất hiện những vết gọt giũa, nhưng bài văn lại đậm đà ý thơ, khiến cả bài văn như được tô thêm sắc màu tươi đẹp.
Tue, 19 Dec 2023 - 10min - 394 - NẮM BẮT THỜI CƠ ĐƯƠNG ĐẦU VỚI THÁCH THỨC
Sách là cửa sổ để hướng ra thế giới Đọc sách giúp chúng ta tích lũy kiến thức và nâng cao trình độ viết văn. Như Ngọc Ánh từng đưa tin qua trang Hộp thư Ngọc Ánh trên tường facebook: Ngày 26 tháng 5, lễ ra mắt sách ấn phẩm phiên bản tiếng Việt của các nhà văn Quảng Tây Trung Quốc đã phát hành tại Việt Nam, diễn ra tại Trường Đại học Dân tộc Quảng Tây. Cuốn tiểu thuyết “Mộng Đổi Đời” của Nhà văn TQ Đông Tây đã từng được diễn đọc qua tiết mục “Đọc Truyện dài kỳ” của Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc. Ngoài ra, tiểu thuyết “Thiên Hành Giả” của nhà văn Lưu Tỉnh Long đang trong giai đoạn chế tác, sẽ lên kế hoạch phát sóng vào cuối tháng 8 sắp tới. Lời bình: Bài làm của thí sinh bắt đầu bằng bốn từ then chốt “Chúng tôi, các bạn, tổ quốc, thời đại”, triển khai tư duy bằng cách kết nối hai thời đại là “thời đại của chúng tôi” với “thời đại của các bạn”, gửi gắm kỳ vọng vào thế hệ sau “Nắm bắt thời cơ, đương đầu với thách thức, dũng cảm sáng tạo”, đã hoàn thành tốt đẹp nhiệm vụ nối kết tư tưởng của hai thế hệ trong bài văn. Thí sinh lấy thân phận mình là “bảo bối thiên niên kỷ”, suy nghĩ về cơ hội và xây dựng giấc mơ từ trong tài liệu sự kiện Đại hội Thể thao Olympic Bắc Kinh, suy nghĩ về thách thức và khắc phục khó khăn từ trong tài liệu về trận động đất Vấn Xuyên Tứ Xuyên, đã bày tỏ cảm ngộ của “Thế hệ chúng tôi” trên con đường cùng trưởng thành với đất nước; triển khai suy nghĩ từ tài liệu tình hình thực hiện hai quy hoạch quan trọng là “xã hội khá giả” và “thực hiện hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa”, bày tỏ kỳ vọng dũng cảm sáng tạo đối với tuổi trẻ “thế hệ sau của các bạn”. Thí sinh bám sát cũng như sử dụng một cách linh hoạt và tự nhiên nội dung tài liệu cho sẵn, không trình bày cảm nhận của mình một cách cứng nhắc. Tầng thứ các đoạn rõ ràng. Ngôn ngữ bài làm trôi chảy, sử dụng một cách linh hoạt các loại câu, ví dụ như các câu đối ngẫu, lặp cú vv.. làm tăng thêm sức thể hiện của bài văn. Trình bày và phân tích của bài văn nghiêm túc, tình cảm phong phú, đây là một bài văn hay
Tue, 05 Dec 2023 - 10min - 393 - CHỚ ĐỂ BỀ NGOÀI CHE ĐẬY SỰ THẬT
Văn hay của thí sinh tỉnh Thiểm Tây (2018): CHỚ ĐỂ BỀ NGOÀI CHE ĐẬY SỰ THẬT Lịch thi đại học Trung Quốc thường diễn ra trong hai ngày 7 và 8 tháng 6 hằng năm. Như vậy từ nay cho đến thời điểm các sĩ tử Trung Quốc bước vào trường thi đại học chỉ còn lại khoảng 2 tuần nữa, cũng có nghĩa là hầu như các bạn cuối cấp đã đăng ký thi đại học trong mùa thi 2019 đang dồn hết tâm sức rùi mài kinh sử để đón nhận cuộc “cao khảo” cam go, đầy thách thức nhưng cũng sẽ mang lại cơ hội tốt đẹp khó mà lường trước cho tương tai. Không hiểu việc ôn thi của các sĩ tử Việt Nam cùng lứa đã tiến triển đến đâu rồi? Mặc dù nội dung cũng như hình thức làm văn thi đại học của Trung Quốc khác với Việt Nam, nhưng tin rằng trong cái khác cũng có đối chút cái giống chăng? Không hiểu 7 bài văn xuất sắc của các sĩ tử Trung Quốc trong kỳ thi đại học năm 2018 mà Ngọc Ánh chọn lọc và biên dịch giới thiệu qua Hộp thư Ngọc Ánh liên tiếp trong thờo gian qua, có thể mang lại chút gợi ý và tham khảo phần nào cho các bạn trong qua trình nâng cao trình độ làm văn không nhỉ? Trong kỳ Hộp thư này, Ngọc Ánh xin giới thiệu với các bạn bài văn xuắt sắc của một thí sinh thi đại học tỉnh Thiểm Tây trong kỳ thi đại học năm 2018. Đây là đề thi văn số 2 Toàn quốc: Đề bài: Trong thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ hai, nhằm tăng việc cường bảo vệ máy bay chiến đấu, quân đội Anh và Mỹ tiến hành điều tra sự phân bố các vết đạn trên thân máy bay còn sót lại sau chiến tranh, quyết định chỗ nào nhiều vết đạn thì tăng cường điều tra chỗ đó, nhưng Nhà Thống kê đầu ngành Abraham Wald người Hung-gia-ri đã ra sức bác lại dư luận, ông chỉ rõ càng cần phải chú ý đến những vị trí ít vết đạn, bởi vì máy bay chiến đấu bị thương nặng ở những vị trí đó, rất khó có cơ hội đuổi dượt những máy bay khác, vậy mà số liệu điều tra của những vị trí này lại bị sơ xuất, sự thật minh chứng rằng: Nhà Thống Kê học Abraham Wald đã đúng đắn. Yêu cầu: Tập hợp nội dung và hàm ý của tài liệu cho sẵn, lựa chọn tốt góc độ, xác định lập ý, thể loại bài văn rõ ràng. Tự đặt tiêu đề, không được rập khuôn, không được sao chép; Bài làm trên 800 chữ. Bài làm: Nhan đề :CHỚ ĐỂ BỀ NGOÀI CHE ĐẬY SỰ THẬT (Lược, mời bạn nghe trực tuyến ) Lời bình: 1.Nhan đề bài văn rõ ràng, bám chặt lập ý. Nhan đề bài văn “Chớ để bề ngoài che đậy sự thật” ngắn gọn trực tiếp, thái độ rõ ràng, làm nổi bật luận điểm, khiến đề bài và luận điểm hợp nhất với nhau. 2.Ưu hóa dòng suy nghĩ, kết cấu rõ ràng. Từ ba mặt đi vào bài làm, luận điểm nhánh vững như kiềng ba chân, đường nét phân minh, độc giả đọc xong liền hiểu ngay nội dung. Kết cấu rõ ràng, nghiêm chỉnh, khiến bài văn nghị luận này mạch lạc thông suốt. 3.Luận cứ điển hình, cắt đo hợp lý. Điều quan trọng của văn nghị luận cần nêu ra sự thật, trình bày có lý. Bài văn đã chọn các nhân vật nổi tiếng Trung Quốc là giáo sư Dịch Trung Thiên, viện sĩ Viêm Long Bình và công cuộc cải cách mở cửa làm luận cứ, đồng thời từ ba mặt là lịch sử, khoa học kỹ thuật và chế độ nhấn mạnh luận điểm, có tính thuyết phục mạnh. Điểm sáng của bài văn: Kết cấu rõ ràng, có sức thuyết phục mạnh mẽ. Xin cảm ơn Thành Trung. Điểm tối đa làm văn là 60 điểm, bài làm của thí sinh này đạt 58 điểm. Trong đó Nội dung bài làm 20 điểm, trình bày 19 điểm, triển khai bài làm đạt 19 điểm.
Thu, 30 Nov 2023 - 10min - 392 - CẦU MỚI TRONG ỔN ĐỊNH, VỮNG BƯỚC TIẾN VÀO CON ĐƯỜNG HẠNH PHÚC
Văn hay của thí sinh Quảng Tây:CẦU MỚI TRONG ỔN ĐỊNH, VỮNG BƯỚC TIẾN VÀO CON ĐƯỜNG HẠNH PHÚC Đề bài thi văn số 3 toàn quốc trong kỳ thi đại học năm 2018 dành cho thí sinh thuộc 4 tỉnh và khu tự trị ở khu vực miền Tây Nam Trung Quốc là: Quảng Tây, Tứ Xuyên, Vân Nam và Tây Tạng (Lược, mời bạn nghe trực tuyến) Nội bài làm:(Lược, mời bạn nghe trực tuyến) Lời bình: Lập ý sát đề, đề dẫn nổi bật. làm văn quý ở chỗ lập ý, lập ý quý ở chỗ sát đề. Điều then chốt thành công khi làm văn tại trường thi là lập ý, cái nguồn cho lập ý là tài liệu của đề bài, phải nhằm trúng trung tâm của tài liệu. Bài văn này đã nắm những câu trong tài liệu cho sẵn đó là “Thời gian là tiền bạc, hiệu xuất là sinh mệnh”, “Non xanh nước biết chính là núi vàng núi bạc”, “Đi cho tốt con đường trường trinh của thế hệ chúng ta”, đã lựa chọn đề dẫn “Yêu cầu mới trong ổn định, mạnh bước tiến lên trên con đường hạnh phúc” để nghị luận, rất khớp với ý của đề bài. Tài liêu phong phú, có lý luận có căn cứ. Bài văn sau khi xoay quanh đề dẫn đã giới thiệu kỳ tích kinh tế “Mỗi ngày xây xong một tầng cao ốc”, Trung Quốc đã giành được thành quả này đến thành quả khác, gần một phần ba sa mạc Kubuqi đã trở thành ốc đảo, câu “thiếu niên mạnh thì nước nhà mạnh” của ông Lương Khởi Siêu, đã luận chứng sự phát triển của thời đại từ nhiều góc độ. Tài liệu phong phú, bài văn có tính thuyết phục mạnh. Điểm sáng của bài văn này là: Kết cấu chặt chẽ, luận chứng có sức mạnh. Nội dung 20 , trình bày 19 điểm, phần triển khai 20 điểm, tổng cộng 59 điểm
Mon, 06 Nov 2023 - 10min - 391 - Văn hay thí sinh tỉnh Hà Nam: GẮNG SỨC TIẾN LÊN, THỰC HIỆN GIẤC MƠ CHO ĐẤT NƯỚC
Trong kỳ Hộp thư phát trên sóng CRI lần đầu vào đêm thứ Hai 15 tháng 4 vừa qua, Ngọc Ánh đã giới thiệu với các bạn bài văn xuất sắc của một thí sinh tỉnh Quảng Đông làm văn với tiêu đề “Bức thư gửi các bạn lứa tuổi 18” theo đề thi văn số 1 toàn quốc. Sau đây xin giới thiệu với các bạn bài văn của một thí sinh tỉnh Hà Nam cũng làm theo đề thi này. Sau đây, xin mời Thành Trung đọc đề thi văn số 1 toàn quốc trong kỳ thi đại học năm 2018 dành cho thí sinh thuộc 10 tỉnh là Hà Nam, Hà Bắc, Sơn Tây, Giang Tây, Hồ Nam, Hồ Bắc, Quảng Đông, An Huy, Phúc kiến và Sơn Đông. --- Bài làm: Nhan đề:GẮNG SỨC TIẾN LÊN, THỰC HIỆN GIẤC MƠ CHO ĐẤT NƯỚC Lời bình: 1-Kết cấu rõ ràng, tiệm tiến từng phần. Bài văn mang kết cấu tầng thứ, nghị luận chia ra làm ba đoạn xoay quanh chủ đề “Gắng sức tiến lên”, từ chất hưng đất nước đến nước nhà giàu mạnh rồi lại đến kỳ vọng đối với thanh niên trong tương lai. Từng bước một từ nông đến sâu, thể hiện dòng tư duy logic rõ ràng. 2- Ngôn ngữ mượt mà, tự nhiên, linh động. Bài văn mở đầu bằng ba câu lặp cú, trình bày rõ ràng mối quan hệ giữa nỗ lực và thực hiện giấc mơ, rồi quá độ một cách tự nhiên vào lĩnh vực trong cuộc sống, giải thích rõ lý lẽ phổ biến. Trong nghị luận có trữ tình, trong trữ tình có triết lý. Trong phần nghị luận chính, ba câu lặp cú “phải trở thành ngôi sao sáng lấp lánh, soi sáng bầu trời đêm của thời đại; phải trở thành dòng suối chảy băng băng về phía trước rồi đổ vào biển cả; phải trở thành bài thơ mượt mà, vang lên giai điệu của thời đại”, nói lý một cách hình tượng, đưa ra yêu cầu đối với thanh niên của thời đại mới. 3-Cảm giác về đối tượng và ngôn ngữ có sức mạnh. Phần nghị luận chính ứng với yêu cầu của đề bài, đã sử dụng hai sự kiện là trận động đất mạnh Vấn Xuyên và giảng bài trên vũ trụ, trình bày cảm nhận của “Tôi”, cảm khái về sự trưởng thành, đồng thời dặn dò các bạn trẻ trong tương lai. Ngôn ngữ rành rọt có sức mạnh. Điểm sáng của bài văn: Đi sâu dần vào từng phần, giàu tình cảm. Nội dung 20 điểm , trình bày 19 điểm, phần triển khai 19 điển, tổng cộng 58 điểm
Mon, 30 Oct 2023 - 10min - 390 - Văn hay của thí sinh Quý Châu (2018) Tìm kiếm dấu vết năm tháng xa xưa
Quý Châu nằm ở miền tây nam Trung Quốc, giáp với tỉnh Tứ Xuyên và thành phố Trùng Khánh ở phía bắc, giáp với tỉnh Vân Nam ở phía tây, giáp với Quảng Tây ở phía nam và giáp với tỉnh Hồ Nam ở phía đông So với các tỉnh khác là Quý Châu là tỉnh khá nghèo và kinh tế chậm phát triển, song lại giàu tài nguyên thiên nhiên, văn hóa và môi trường. Quý Châu là một trong những tỉnh có nhiều dân tộc thiểu số tập trung, bao gồm người Miêu, Dao, Di, Khương, Động, Choang, Bố Y, Bạch, Thổ Gia, Ngật Lão và Thủy. Địa giới tỉnh Quý Châu có nhiều dãy núi, với các đỉnh núi trùng điệp, dọc ngang, đỉnh cao vực sâu. Chính về đặc thù về nhiều dân tộc tiểu số và địa lý như vậy, tạo nên cho Quý Châu có nguồn du lịch dồi dào. Cùng với chiến lược phát triển miền Tây Nam của Trung Quốc, những năm trở lại đây, các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của Quý Châu đã được phát triển nhanh chóng, đặc biệt là ngành du lịch của Quý Châu đã có công lớn trong việc lôi kéo kinh tế tỉnh nhà phát triển. Quý châu đang thay da đổi thịt, bộ mặt các bản làng dân tộc thiểu số của Quý Châu đang đổi mới từng ngày, đời sống của người dân cũng đang không ngừng nâng cao. Đề bài: Tài liệu làm văn: Xoay quanh 3 khẩu hiệu sau đây để làm bài Năm 1981, khẩu hiệu của Đặc khu Kinh tế Thâm Quyến là: Thời gian là tiền bạc, hiệu suất là sinh mệnh; Năm 2005, khẩu hiệu của Chiết Giang là: Non xanh nước biếc là núi vàng núi bạc; Năm 2017, khẩu hiệu của khu mới Hùng An: Bước đi cho tốt trên con đường Trường Chinh của thế hệ chúng ta ngày nay Chọn tốt góc độ, xác định lập ý, không giới hạn về thể loại Bài làm trên 800 chữ ------------ Bài làm: Tìm kiếm dấu vết năm tháng xưa Thí sinh tỉnh Quý Châu Làn gió nhẹ thổi qua triền núi, tiếng khèn lô sanh, tiếng thanh la lúc nhanh lúc chậm vang trên sân chọi trâu trong bản làng dân tộc Miêu vừa im bặt (Mời bạn nghe trực tuyến nội dung chi tiết bài văn...) ----------- Lời bình: 1-Góc độ mới mẻ, phù hợp đề bài. Bài văn đã kể lại những điều tai nghe mặt thấy của chị gái sau khi trở lại quê hương, phản ánh những biến đổi to lớn của bản làng người Miêu, ca ngợi thành quả rực rỡ của công cuộc xây dựng nông thôn mới trong 40 năm cải cách mở cửa, bày tỏ sự hướng vọng của thí sinh đối với phong tục tập quán mộc mạc của bản làng người Miêu, cũng như tình yêu nền văn hóa truyền thống ưu tú của dân tộc thiểu số Trung Quốc. 2- Như chuỗi ngọc châu, đường nét rõ rệt. Bài văn này lấy quá trình “tìm kiếm dấu vết năm tháng cổ xưa” làm sợi dây xuyên suốt từ đầu đến cuối, lấy nội dung liên quan đến “dấu vết năm tháng xưa ”, đó là phong tục tập quán và văn hóa truyền thống của bà con dân tộc Miêu, như những hạt ngọc châu xuyên lại với nhau thành một chuỗi, trình bày chủ đề một cách rõ ràng. 3- Hơi thở của cuộc sống, đặc trưng của thời đại. Ví dụ như, phần đông các bạn trẻ trong bản làng đã không đi ra bên ngoài làm ăn như trước nữa, họ xây đắp “núi vàng núi bạc” bằng đôi bàn tay của mình, lại ví dụ như, chị gái suy tính, sẽ mang đồ thêu của các cô gái bản làng người Miêu tiêu thụ ra khắp nơi trên thế giới vv... đều tràn đầy nhịp thở của cuộc sống, cũng phản ánh sự phát triển của cuộc sống và biến thiên của thời đại.
Mon, 23 Oct 2023 - 10min - 389 - Văn hay của thí sinh tỉnh Quảng Đông TQ (2018) BỨC THƯ GỬI CÁC BẠN LỨA TUỔI 18
Bài văn xuất sắc của thí sinh thi đại học tỉnh Quảng Đông năm 2018 Đề bài: Đọc tài liệu sau đây, làm bài theo cầu. Năm 2000, là năm con rồng Canh Thìn âm lịch, loài người bước vào Thiên niên kỷ mới, hằng trăm triệu “Em bé Thiên niên kỷ” đã chào đời. Năm 2008, Vấn Xuyên tỉnh Tứ Xuyên xảy ra trận động đất mạnh. Bắc Kinh tổ chức thế vận hội Olympic. Năm 2013, “Thiên Cung-1” lần đầu tiên thực hiện giảng bài trên vũ trụ. Công trình đường bộ “Thông giữa các thôn” đang trên đà nước rút; bắt đầu thúc đẩy chương trình “xóa đói giảm nghèo chuẩn xác”. Năm 2017 quy mô cư dân mạng Trung Quốc lên đến 772 triệu, tỷ lệ phổ cập internet đã vượt trình độ trung bình trên thế giới. Năm 2018, thế hệ “các em bé thiên niên kỷ” đến tuổi thành niên. ..... Năm 2020, cả nước Trung Quốc xây dựng thành xã hội khá giả toàn diện. Năm 2035, cơ bản thực hiện hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa. Mỗi một thế hệ đều có cơ hội và cơ duyên, sứ mệnh và thách thức. Các bạn là thế hệ đồng hành, trưởng thành cùng Trung Quốc trong thế kỷ mới, là thế hệ theo đuổi giấc mơ và thực hiện giấc mơ với Trung Quốc trong thời đại mới. Những tài liệu này đã gợi lên cho bạn những suy nghĩ và liên tưởng như thế nào? Hãy làm bài văn, tưởng tượng cho bài văn này vào trong “chiếc bình thời gian” giữ lại cho đến năm 2035 mới mở ra, để các độc giả thế hệ thành niên 18 tuổi của lúc đó đón đọc. Yêu cầu: Lựa chọn góc độ, xác định lập ý, thể loại bài văn phải rõ ràng, không được rập khuôn, không được sao chép, không được tiết lộ thông tin cá nhân. Lời bình: Tác giả bài văn này bám chặt nội dung tài liệu cho sẵn, trọng điểm nói đến từng trải trong thời đại của cái “Tôi”, mường tượng đến trạng thái thời đại của “Các Bạn”, mong đợi đến năm 2035 cùng với thế hệ trẻ vừa lớn lên thành người ở độ tuổi 18 góp phần cho sự phát triển của đất nước. Trung tâm bài văn nổi bật, nhấn mạnh sự kết nối và kế thừa giữa hai thế hệ, kề vai chiến đấu cho sự phát triển của đất nước, tầng thứ tư tưởng và tinh thần đều cao, tràn đầy năng lượng tích cực. Nội dung bài văn đầy đủ, liên tưởng phong phú, thuật lại những từng trải trong thời đại của mình và mường tượng đối với thời đại của “Các bạn” rất phong phú và mang nhịp thở của cuộc sống. Định vị thân phận của tác giả và giả thiết đối tượng độc giả rất rõ ràng, sự thay đổi thân phận giữa “Tôi” và “Các Bạn” rất tự nhiên, sự cơi thông nội tâm rất thông suốt và ôn hòa, cả bài văn đều thể hiện sự giao lưu tư tưởng với các độc giả trong giả thiết, cái thứ cảm giác về đối tượng độc giả rất rõ nét. Ngôn ngữ bài văn trôi trảy, xúc tích, thành thạo, đặc biệt nhiều chỗ đã áp dụng thủ pháp tu từ cách đối, khiến nội dung bài làm trở nên càng thêm phong phú, thể hiện phong thái làm văn của tác giả. Hạn chế của bài văn là chiều suy nghĩ chưa sâu, phần cuối đã sử dụng câu danh ngôn mà không nói rõ xuất xứ, nhưng nói chung đây vẫn là bài văn xuất sắc.
Mon, 16 Oct 2023 - 10min - 388 - Văn hay của thí sinh Thiên Tân (2018) TÍCH TRỮ “KHÍ LƯỢNG” ĐỂ ĐI NƠI XA
Trong cuộc sống có các loại “Khí 器” khác nhau. Khí tức là vật chứa, Khí có thể đựng muôn vật, tạo hình đẹp của của Khí chứa đựng những thứ tốt đẹp thì sẽ đẹp đẽ hơn; Khí có thể giúp con người làm nên sự nghiệp, nếu có cái Khí sắc bén sẽ tạo nên các đồ vật tinh xảo; có một loại Khí gọi là “Khí lượng 器量”, là tài năng nhận thức, là tấm lòng bao dung; có một loại Khí gọi là “Quốc chi trọng khí (国之重器)”, có nghĩa là Quốc Tỷ, con dấu Quốc gia, gánh vách vinh quang, thực hiện giấc mơ... Yêu cầu: Tự lựa chọn góc độ, tự đặt tiêu đề, ngoài thơ ca ra không giới hạn thể loại làm văn, đặc trưng thể loại bài văn phải rõ ràng. Bài làm trên 800 chữ; Không được sao chép không được rập khuôn. Bài làm: Tích trữ “Khí lượng” để đi nơi xa Văn hay: TÍCH TRỮ “KHÍ LƯỢNG” ĐỂ ĐI NƠI XA (Lược) Lời bình: Thí sinh nắm vững và bám sát chủ đề. Bài văn này lấy luận điểm trung tâm là chỉ có dự trữ đầy đủ khí lượng rồi, con người mới có thể đi đến nơi xa hơn, trình bày ý nghĩa nhân sinh về khí lượng và cõi lòng thông thoáng, nêu rõ quan điểm làm người cần có tấm lòng rộng mở, không nên có tính so đo thắng bại hơn thiệt, đừng nên quá để tâm vào sự đánh giá của người khác đối với mình. Bất kể lập luận hay là phân tích, bài văn đều bám sát vào hai chữ “khí lượng”, rất khớp với nội hàm của những câu “ khí, có thể đựng muôn vật”, “Có một loại ‘Khí’ gọi là khí lượng, chứa đựng bao dung, thể hiện tấm lòng độ lượng và tài năng học thức ”. Trình bày và phân tích tập trung, các đoạn phân chia rõ ràng. Ngay từ đầu, bài văn đã lấy không khí trong chiếc săm ô tô làm dẫn chứng cho đầu đề của “Khí lượng”, từ đó dẫn ra luận điểm của trung tâm bài văn, tiếp theo giải thích “Khí lượng” là gì, rồi lại giải thích sự so sánh mặt trái và mặt phải của Khí Lượng để nói lên ý nghĩa của cuộc đời; tiếp theo liền phê bình quan điểm sai lầm, làm sâu sắc hơn luận chứng. Cuối cùng, bài văn lấy câu “Mở rộng cõi lòng ra một chút, việc gì cũng độ lượng hơn, khí lượng căng đầy hơn, thì chúng ta mới có thể đi đến những nơi xa hơn” để làm phần kết cho cả bài văn, đối xứng với luận điểm. Tài liệu bài làm phong phú, luận chứng đầy đủ. Có hình ảnh văn học, lại có nhân vật trong hiện thực, có dẫn chứng chính diện, cũng có dẫn chứng phản diện. Ví dụ như, nhân vật Chu Du trong tiểu thuyết “Tam Quốc Diễn Nghĩa” chính là hình ảnh văn học, là dẫn chứng của phản diện, còn Phó chủ tịch xã bị cách chức trong trận động đất chính là hình ảnh nhân vật trong hiện thực, là dẫn chứng của chính diện. Có tài liệu cụ thể mà cũng có tài liệu sơ lược, nhân vật Man-đê-la là dẫn chứng mới mẻ và độc đáo, khiến nội dung bài làm cụ thể và sinh động hơn; còn vụ án sinh viên bạm bạn bị bị thương gây chấn động cả nước thì chỉ viết sơ qua, ngay cả họ tên của đương sự cũng không nhắc đến. Điểm sáng để chấm thêm điểm cho bài văn này đó là: Luận chứng nghiêm chỉnh, trình bày đầy đủ.
Mon, 25 Sep 2023 - 10min - 387 - Văn hay của thí sinh Thượng Hải (2018) LÀM CHỦ NHÂN CỦA CHÍNH MÌNH
Bất kể hình thức cũng như nội dung “Cao Khảo” ,tức là Kỳ thi đại học hằng năm của Trung Quốc cải cách như thế nào, thay đổi ra làm sao, thì phần làm văn của môn Ngữ Văn cũng là tiêu điểm thu hút sự quan tâm trong xã hội Trung Quốc, nhất là các bậc phu huynh và các sĩ tử trung học phổ thông cuối cấp. Các nhà giáo môn Ngữ văn Trung Quốc thường cảm thấy đáng tiếc rằng, ngày thường lên lớp, mặc dù thường xuyên tiến hành bồi dưỡng cho các học sinh cuối cấp rồi, nhưng nhiều em phản ánh rằng, muốn làm bài văn hay không dễ dàng. Cho nên, tham khảo các bài văn hay, đạt điểm tối đa của các thí sinh thi đại học rất bổ ích. Vậy trong chương trình đêm nay, như đã hứa trước với các bạn, Ngọc Ánh xin giới thiệu tiếp bài văn hay đạt điểm tối đa của một thí sinh Thượng Hải trong mùa “Cao khảo” năm 2018. ------ Đọc đề bài sau đây, làm bài theo yêu cầu: Trong cuộc sống, mọi người không những quan tâm đến nhu cầu của chính mình, mà cũng khát vọng được người khác có nhu cầu, để thể hiện giá trị của chính mình. Hiện tượng tâm lý “được người khác có nhu cầu” tồn tại rất phổ biến, bạn có nhận thức như thế nào đối với hiện tượng này? Hãy làm bài văn, trình bày những suy nghĩ của bạn. Yêu cầu: Tự đặt đầu đề Làm bài trên 800 chữ Bài làm: Đầu đề tự đặt: (Mời bạn nhấp nghe nội dung cụ thể của bài văn này) ----- Lời bình: Điểm sáng nhất của bài văn này là sự phân tích luận chứng một cách sâu sắc và chặt chẽ. Khi phân tích nguyên nhân của tâm trạng “được người khác có nhu cầu” tồn tại một cách phổ biến, thí sinh trước hết đã dẫn chứng câu “nhu cầu đối với thứ cảm giác về giá trị đã bén rễ ăn sâu trong lòng mọi người” do nhà Tâm lý học Mỹ Maslow vạch ra, rồi tiến hành phân tích từ nguyên lý Xã hội học, phát hiện “ nhu cầu đối với giá trị tại nơi sâu thẳm của tính cách con người”,thế là câu “làm chủ nhân của chính mình” khiến mọi người cần có sự suy ngẫm sâu sắc. Luận cứ của thí sinh hễ cần là có ngay, qua đó có thể thấy kiến thức văn học cơ bản của thí sinh rất tốt.
Mon, 18 Sep 2023 - 10min - 386 - Văn hay của thí sinh thi Đại học tỉnh Giang Tô(2018) NGÔN NGỮ--BÁU VẬT CỦA THỜI ĐẠI
Chào mừng quý vị và các bạn đến với bến hẹn tình bạn mảnh vườn kiến thức Hộp thư Ngọc Ánh trên sóng và trên mạng Đài phát thanh Quốc tế Trung, đây là chuyên mục mang nghệ danh của Ngọc Ánh, cho nên Hộp thư chỉ chứa đựng năng lượng tích cực, làm bạn với cộng đồng yêu chuộng hòa bình, tình thương, từ thiện, mong Hộp thư này luôn mang lại cho các bạn những điều bổ ích về kiến thức, về tình bạn. Chúc các bạn tuần mới có thu hoạch mới và niềm vui mới. Như Ngọc Ánh đã dự báo với các bạn, kể từ đầu tháng 3 đến thượng tuần tháng 6, Ngọc Ánh chọn lọc chuyển ngữ loạt bài văn đạt điểm tối đa của các thí sinh thi đại học Trung Quốc của năm trước để các bạn cuối cấp phổ thông trung học Việt Nam tham khảo trong quá trình học tốt môn văn và nâng cao trình độ làm văn. Vào giờ này tuần trước, Ngọc Ánh đã giới thiệu bài văn đạt điểm tối đa của một thí sinh thành phố Thượng Hải nhan đề: Làm Chủ nhân của chính mình. Trong chương trình Hộp thư đêm nay, Ngọc Ánh xin giới thiệu với các bạn bài văn đạt điểm tối đa của một thí sinh tỉnh Giang Tô Trung Quốc. Là người làm trong nghề truyền thông đã lâu năm, Ngọc Ánh rất tâm đắc với sự quan trọng của ngôn ngữ. Việt Nam có câu: “Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.” Qua đó có thể thấy rằng, Ngôn ngữ chính là công cụ giao tiếp hết sức quan trọng của loài người, là phương thức chủ yếu để mọi người trao đổi tâm tư tình cảm kiến thức trí tuệ với nhau. Trên thực tế, hiện nay Hán Ngữ có số người sử dụng đông nhất, Hán ngữ và tiếng Anh được sử dụng rãi nhất trên thế giới. Theo con số đã công bố thì cho đến nay, trên thế giới có 5651 loại ngôn ngữ đã được xác định, trong đó có 1400 loại ngôn ngữ còn chưa được công nhận là ngôn ngữ độc lập, hoặc là loài ngôn ngữ đang bị suy thoái. Sau đây Ngọc Ánh xin đi vào nội dung chính của Hộp thư kỳ này, đó là giới thiệu bài văn đạt điểm tối đa của thí sinh tỉnh Giang Tô trong kỳ thi đại học năm 2018. Đề làm văn thi đại học năm 2018 của tỉnh Giang Tô liên quan đến đề tài ngôn ngữ. Đề bài: Làm bài theo tài liệu cho sẵn, tự lựa chọn góc độ, tự đặt tiêu đề, bài làm trên 800 chữ, ngoài thơ ca ra, không giới hạn thể loại: Hoa tươi hiểu tiếng nói, chim muông tự hót vang, trong cuộc sống đâu đâu cũng có ngôn ngữ. Ngôn ngữ khác nhau sẽ mở ra một thế giới khác nhau, âm nhạc, điêu khắc, lập trình, gen vv... cũng đều như vậy. Ngôn ngữ làm phong phú cho cuộc sống, ngôn ngữ có thể diễn giải sự sống, ngôn ngữ kế thừa nền văn minh Bài văn đạt điểm tối đa của thí sinh thi đại học tỉnh Giang Tô 2018: Ngôn ngữ--- Báu vật của Thời đại Bài làm: (Mời nhấp bạn nghe nội dung chi tiết của bài làm) Lời bình: Bài văn lập trường rõ ràng, tầng thứ linh hoạt. Ngôn ngữ là vật báu của thời đại. Thí sinh đã lấy đó làm trung tâm để lập ý, đi sâu giải thích ngôn ngữ chính là chức năng thời đại và ý nghĩa xã hội, thể hiện sự hấp dẫn độc đáo của ngôn ngữ, có sức ảnh hưởng nghệ thuật rất mạnh mẽ. Đồng thời, thí sinh vận dụng sắp xếp kết cấu kề nhau, thể hiện nhiều góc độ đặc điểm khác nhau của ngôn ngữ, khiến luận chứng của bài văn rõ ràng hơm. Mỗi câu dẫn chung của phần đầu các đoạn chính, đều tiến hành gợi ý và tổng kết rất tốt cho nội dung từng đoạn. Lấy cái nhỏ thể hiện cái lớn, trình bày linh hoạt. Khiến bài văn phản ánh sự thật một cách chân thật hơn, thể hiện chính xác hơn nhịp thở của thời đại. Ngôn từ của bài văn ôn hòa nhưng lại khiến bạn đọc phải suy ngẫm, nội hàm triết lý của bài văn thể hiện bằng chuỗi câu như: “Ngôn ngữ chính là thứ huyền bí, phong phú, bình thường nhưng lại là báu vật”, đã làm nổi bật đặc điểm của ngôn ngữ.
Tue, 05 Sep 2023 - 10min - 385 - Văn hay của thí sinh Thượng Hải (2018) LÀM CHỦ NHÂN CỦA CHÍNH MÌNH
Trích dẫn... Bất kể hình thức cũng như nội dung “Cao Khảo” ,tức là Kỳ thi đại học hằng năm của Trung Quốc cải cách như thế nào, thay đổi ra làm sao, thì phần làm văn của môn Ngữ Văn cũng là tiêu điểm thu hút sự quan tâm trong xã hội Trung Quốc, nhất là các bậc phu huynh và các sĩ tử trung học phổ thông cuối cấp. Các nhà giáo môn Ngữ văn Trung Quốc thường cảm thấy đáng tiếc rằng, ngày thường lên lớp, mặc dù thường xuyên tiến hành bồi dưỡng cho các học sinh cuối cấp rồi, nhưng nhiều em phản ánh rằng, muốn làm bài văn hay không dễ dàng. Cho nên, tham khảo các bài văn hay, đạt điểm tối đa của các thí sinh thi đại học rất bổ ích. Vậy trong chương trình đêm nay, như đã hứa trước với các bạn, Ngọc Ánh xin giới thiệu tiếp bài văn hay đạt điểm tối đa của một thí sinh Thượng Hải trong mùa “Cao khảo” năm 2018. ------ Đọc đề bài sau đây, làm bài theo yêu cầu: Trong cuộc sống, mọi người không những quan tâm đến nhu cầu của chính mình, mà cũng khát vọng được người khác có nhu cầu, để thể hiện giá trị của chính mình. Hiện tượng tâm lý “được người khác có nhu cầu” tồn tại rất phổ biến, bạn có nhận thức như thế nào đối với hiện tượng này? Hãy làm bài văn, trình bày những suy nghĩ của bạn. Yêu cầu: Tự đặt đầu đề Làm bài trên 800 chữ Bài làm: Đầu đề tự đặt: (Mời bạn nhấp nghe nội dung cụ thể của bài văn này) Lời bình: Điểm sáng nhất của bài văn này là sự phân tích luận chứng một cách sâu sắc và chặt chẽ. Khi phân tích nguyên nhân của tâm trạng “được người khác có nhu cầu” tồn tại một cách phổ biến, thí sinh trước hết đã dẫn chứng câu “nhu cầu đối với thứ cảm giác về giá trị đã bén rễ ăn sâu trong lòng mọi người” do nhà Tâm lý học Mỹ Maslow vạch ra, rồi tiến hành phân tích từ nguyên lý Xã hội học, phát hiện “ nhu cầu đối với giá trị tại nơi sâu thẳm của tính cách con người”,thế là câu “làm chủ nhân của chính mình” khiến mọi người cần có sự suy ngẫm sâu sắc. Luận cứ của thí sinh hễ cần là có ngay, qua đó có thể thấy kiến thức văn học cơ bản của thí sinh rất tốt.
Tue, 05 Sep 2023 - 10min - 384 - Văn hay của thí sinh Bắc Kinh:THỜI ĐẠI MỚI THANH NIÊN MỚI
Nếu bạn là thính giả thường xuyên của Hộp thư Ngọc Ánh chắc sẽ phát hiện, kể từ năm 2007 trở lại đây, cứ khoảng tháng 3 cho đến đầu tháng 6 hằng năm là Ngọc Ánh lại chọn lọc, biên dịch và giới thiệu những bài văn đạt điểm tối đa của thí sinh thi đại học Trung Quốc của năm trước qua Hộp thư Ngọc Ánh để các sĩ tử Việt Nam tham khảo trong quá trình nâng cao trình độ tập làm văn. Gần đây, Ngọc Ánh nhận được commet của bạn Sao Mai hỏi: Cô Ngọc Ánh ơi, sao dạo này cô không giới thiệu những bài văn đạt điểm tối đa của các bạn thi đại học Trung Quốc, cháu và các bạn rất muốn nghe cô đọc tiếp. cảm ơn cô Ngọc Ánh: Sao Mai ơi, kể Hộp thư kỳ này cho đến đến đầu tháng 6, Hộp thư Ngọc Ánh sẽ giới thiệu tiếp loạt bài văn hay của các thí sinh thi đại học Trung Quốc để Sao Mai và các bạn cùng lứa tham khảo nhé. Do Trung Quốc đất rộng người đông, cho nên sau khi tiến hành cải cách thi tuyển, phần lớn các tỉnh thành đều có đề thi riêng phù hợp với tình hình giảng dạy và học của địa phương mình, nhưng có một số tỉnh thành và khu tự trị lại làm chung một bài thi. Bây giờ, Ngọc Ánh xin bắt đầu bằng bài văn xuất sắc trong mùa thi đại năm 2018 của thí sinh thành phố Bắc. Năm ngoái thành phố Bắc Kinh ra hai đề thi làm văn cho các thí sinh lựa chọn. Một đề bài là văn nghị luận, một đề bài là văn thuật chuyện. Trong chương trình đêm nay, Ngọc Ánh xin giới thiệu với các bạn và nhất các sĩ tử trong mùa thi năm nay bài văn nghị luận của thí sinh Bắc Kinh sau đây: Đề bài: Hôm nay, các bạn sinh ra vào năm 2000 bước vào trường thi. 18 năm đã trôi qua, đất nước đang phát triển không ngừng, các bạn cũng đã lớn lên trở thành thanh niên. Lấy câu “Thời đại mới Thanh niên mới—Nói về trưởng thành của mình trong sự phát triển của đất nước”, làm bài văn nghị luận. Yêu cầu: Quan điểm phải rõ ràng, dẫn chứng đầy đủ vừa phải, luận chứng phải hợp lý. Ngoài thơ ca ra bài làm trên 700 chữ. Bài làm: (Mời bạn nghe trực tuyến nội dung cụ thể bài văn đạt điểm tối đa này của thí sinh Bắc Kinh trong "Cao Khảo"kỳ thi Đại học năm 2018 ) ------------------------ Lời bình tham khảo: Kết cấu tinh xảo, dày công sử dụng. Kết cấu của bài văn độc đáo, phần mở đầu đã trình bày ngay quan điểm “Là thế hệ thanh niên mới, chúng ta cần phấn đấu, kế thừa sứ mệnh, sẵn sàng gánh vác, đồng hành với Tổ quốc bằng tư thế mới” ; Phần giữa có ba luận điểm, quan điểm rõ ràng, đi dần vào chiều sâu. Phần kết ngắn gọn, dứt khoát. Ngôn từ có màu sắc, vốn từ phong phú. Thí sinh đã sử dụng nhiều danh ngôn trong các đoạn 2,3 và 4, ngôn từ ngắn gọn nội hàm sâu sắc, đã chứng tỏ vốn văn học của thí sinh rất phong phú. Kết hợp giữa dẫn chứng với hoá giải, nghị luận sôi nổi nhưng lại vừa phải. Tư tưởng sâu sắc, tư duy biện luận mạnh. Thí sinh triển khai luận giải bằng cách bình luận, có sự hiểu biết chính xác về nội hàm của câu “Thanh niên thời đại mới—Nói về trưởng thành của mình trong sự phát triển của đất nước.” Không những đã thể hiện phong thái của thanh niên thế hệ mới, mà còn nêu ra sự gánh vác mới, sứ mệnh mới của thanh niên thời đại mới. Tư duy của thí sinh rõ ràng và sâu dần, màu sắc biện luận đậm nét.
Tue, 29 Aug 2023 - 10min - 383 - Lịch sử Ngày Quốc Tế Phụ Nữ “8/3”
Cứ sang tháng 3 hằng năm, Trung Quốc lại có sự kiện nóng hổi thu hút sự quan tâm rộng khắp trong cả nước thuộc đủ các miền đông tây bắc nam trung, đó là sự kiện khai mạc Cuộc họp quốc hội và Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc, gọi tắt là “Hai kỳ họp” diễn ra hằng năm tại Bắc Kinh. Trong thời ra hai “Hai kỳ họp” quan trọng có sự ảnh hưởng đến quốc kế dân sinh của nhân dân Trung Quốc, các trang web ngoại ngữ CRI đều đăng chuyên mục “Hai kỳ họp” bằng 62 loại chữ nước ngoài trong có tiếng Việt Nam và chữ Hán Trung Quốc để tiện cho thính giả và cư dân mạng trên toàn cầu theo dõi. Kỳ họp thứ hai Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc khóa XIII đã khai mạc tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh vào lúc 15 giờ giờ Bắc Kinh chiều ngày 3/3/2019. Kiều Quân và Ngọc Ánh đã Ban tiếng Việt CRI đã đảm nhiệm phát thanh trực tiếp trên sóng và trên mạng Báo cáo công tác Chính phủ của thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường. Ngày Phụ nữ Quốc tế mồng 8 tháng 3 nằm Trong thời gian diễn ra “Hai kỳ họp”, là thành quả của đấu tranh lâu dài và lặng lẽ của hàng triệu phụ nữ trên thế giới. Trước đây do trọng nam khinh nữ, nên số phận các chị em phụ nữ phải chịu nhiều thiệt thòi nhất trong suốt hàng thế kỷ. Trước đây, Ngọc Ánh cũng từng dành thời lượng của chương trình để giới thiệu cội nguồn ngày Quốc tế Phụ Nữ mồng 8 tháng 3, nhưng rất có thể lúc đó có những thính giả còn là bé gái thơ ngây, chưa chắc đã nhớ sâu sắc ngày này, nay các em gái đã lớn lên, trở thành thiếu nữ hoặc phụ nữ. Hôm nay Hộp thư Ngọc Ánh chúng tôi xin dành thời lượng đặc biệt chào mừng ngày Quốc tế phụ nữ mồng 8 tháng 3 để làm món quà ngày lễ tặng các chị em đang đang theo dõi chương trình trên sóng và trên mạng. Vào mùng 8 tháng 3 năm 1857, các công nhân ngành dệt chống lại những điều kiện làm việc khó khăn và tồi tàn tại Thành phố New York Mỹ: 12 giờ làm việc một ngày. Tháng 3 năm 1859, các nữ công nhân Mỹ trong hãng dệt thành lập tổ chức công đoàn đầu tiên đã được bảo vệ và giành được một số quyền lợi. 50 năm sau, ngày 8 tháng 3 năm 1908, 15.000 chị em phụ nữ diễu hành trên các đường phố New York để đòi được giảm giờ làm việc, lương cao hơn và hủy bỏ việc bắt trẻ con làm việc. Sau đó, Đảng Xã hội Mỹ tuyên bố Ngày Quốc tế Phụ nữ là ngày 28 tháng 2 năm 1909. Trong Hội nghị phụ nữ do Quốc tế thứ II (Quốc tế Xã hội chủ nghĩa) tổ chức ngày 8 tháng 3 năm 1910, 100 đại biểu phụ nữ thuộc 17 nước đòi quyền bầu cử cho phụ nữ. Chủ tịch là Clara Zetkin, phụ nữ Đức, đã đề nghị chọn một ngày quốc tế phụ nữ để nhớ ơn những phụ nữ đã đấu tranh trên toàn thế giới. Hội nghị đã chọn ngày 8 tháng 3 làm Ngày Quốc tế Phụ nữ. Năm 1912, 14.000 công nhân hãng dệt đình công và hô vang khẩu hiệu: “Thà chết đói vì chiến đấu còn hơn là chết đói vì làm việc”. Nữ công nhân nghỉ việc 3 tháng. Ngày 8 tháng 3 năm 1914: Phụ nữ Đức đòi quyền bầu cử nhưng đến ngày 12 tháng 10 năm 1918 mới được chấp thuận. Năm 1977, Liên Hiệp Quốc quyết định mời các nước dành một ngày để nói lên quyền lợi của người phụ nữ và hòa bình thế giới. Và ngày 8 tháng 3 được chọn để trở thành ngày lễ chung cho các phụ nữ của nhiều quốc gia trên thế giới.
Tue, 29 Aug 2023 - 10min - 382 - Công trình sư Nguyễn An tham gia xây dựng Tử Cấm thành Bắc Kinh
Rằm tháng Giêng Tết Nguyên Tiêu đã trôi qua, vậy là Tết Nguyên Đán cũng hết,Cố Cung đắp đèn sáng vào Tết Nguyên Tiêu trở thành đề tài câu chuyện của người dân sinh sống tại Bắc kinh, và cũng là điểm hot trong các trang truyền thông trong cả nước. Ngọc Ánh cũng đã đăng nội dung này vào trang Hộp thư Ngọc Ánh trên facebook như sau: Tử Cấm Thành, thường gọi là Cố Cung, đến nay đã sắp 600 năm tuổi. Cứ đến Tết Nguyên tiêu, còn gọi là Tết Thượng Nguyên hằng năm vầng trăng rằm tháng Giêng Tết Nguyên Tiêu trên mái điện, từng soi vào trong cung điện của vua chúa ngày xưa; những chiếc đèn màu treo thành hàng dài trên bức tường sơn son, làm rạng rỡ lầu gác nổi bật ở bốn góc tường xung quanh Cố Cung. Tết Nguyên Tiêu, các nhân viên trong viện bảo tàng thắp sáng Cố Cung ở ngay chính giữa thành phố Bắc Kinh. Cùng với bài viết ngắn trên đây Ngọc Ánh còn đăng chùm ảnh Cố Cung lần đầu tiên được thắp sáng trong đêm Tết Nguyên Tiêu, các bạn từng xem nhiều bộ phim cổ trang kể về các câu chuyện trong thời kỳ triều đại nhà Minh và nhà Thanh TQ đều lấy Cố Cung làm bối cảnh. Một số bạn đã comment cho bài và ảnh, đồng thời còn đặt câu hỏi muốn tìm hiểu về Cố Cung. Bạn Văn Lợi Nguyễn: Hay qua...biet them 1 chút ve Co Cung...Cam on NA nhieu Bạn La Cong Duong Atk Đẹp quá! Muốn được nghe và tìm hiểu nhiều hơn về Cố Cung. Bạn Viễn Văn: Theo lịch su thì Tử Cấm Thành do kiến trúc sư là người Việt Nam xây dựng có đúng không vậy Hộp Thư Ngọc Ánh ? Bạn Long Nguyen viết: Xin chị Ngọc Ánh cho biết thêm về thân thế và sự nghiệp của ông Nguyễn An ạ ? Cụm kiến trúc cổ kết cấu bằng gỗ Viện Bảo tàng Cố Cung còn gọi là Tử Cấm Thành nằm ngay trên trung tâm trục chính giữa thành phố Bắc Kinh, là Cung điện Hoàng gia của 24 vị Hoàng đế của hai triều đại nhà Minh và nhà Thanh Trung Quốc. Mà tham gia công việc thiết kế Tử Cấm Thành còn có một thiết kế sư người Việt Nam tên là Nguyễn Ann. Tình hình lịch sử cũng như các câu chuyện về Tử Cấm Thành rất phong phú, vậy sau đây Ngọc Ánh xin ưu tiên giới thiệu về thân thế và sự nghiệp của công trình sư Việt Nam Nguyễn An cách đây hơn 600 năm theo yêu cầu của các bạn Viễn Văn và Long Nguyen. Bây giờ chúng ta cùng ngược dòng thời gian trở về năm thứ 5 Vĩnh Lạc đời nhà Minh, cũng tức là năm 1407 công nguyên. Lúc bấy giờ Vua Minh Thành Tổ đời nhà Minh Chu Đệ hạ chiêu lệnh xây dựng Hoàng Cung tại Bắc Kinh theo bản thiết kế như cụm kiến trúc Hoàng cung ở thành phố Nam Kinh vậy. Trước hết quy mô công trình xây dựng Hoàng cung rất đồ sộ, ngoài ra trước đời nhà Minh, là do ngoại tộc nhà Nguyên thống trị Trung Quốc, rất nhiều các người thợ cũng như các nhà thiết kế kiến trúc đã bị thất thoát, ngay cả quan niệm về thiết kế xây dựng công trình kiến trúc của người dân cũng đã bị mai một rồi, việc tìm kiếm các kiến trúc sư cũng như các thợ mộc, thợ xây lành nghề rất khó khăn. Trong lịch sử, hai nước Trung-Việt đã có sự giao lưu và trao đổi với nhau về các lĩnh vực nông nghiệp, kiến trúc, thủy lợi vv...Do vậy mà từ lâu đã bồi dưỡng rất nhiều các nhân tài và các thợ về mặt kiến trúc. Vua Minh Thành Tổ vừa thiết lập chế độ Đế chế không bao lâu, liền suy xét ngay đến việc cử sứ giả đi Việt Nam, lúc bấy giờ gọi là “Giao Chỉ”, để tìm kiếm thiết kế sư và các thợ kiến trúc tham gia việc xây dựng Hoàng cung. Ông Nguyễn An chính là một trong những thiết kế sư Việt Nam được chiêu mộ đến Bắc Kinh để tham gia việc thiết kế Hoàng Cung. Nguyễn An (1381-1453) quê vùng Hà Đông (Hà Nội), vốn là người nổi tiếng thần đồng và có biệt tài về kiến trúc, Nguyễn An tham gia xây dựng nhiều công trình kiến trúc tuyệt tác trong cung vua ở Việt Nam. Nguyễn An còn rất trẻ, cũng như nhiều người Việt Nam khác khi ban đầu vừa từ miền khí hậu nhiệt đới gió mùa đến Bắc Kinh, Nguyễn An và mọi người rất không thích nghi với khí hậu ôn đới lục địa ở đây. Vua Minh Thành Tổ không những lệnh cho quan chức triều đình cung cấp thuốc men chống bệnh và quần áo ấm cho họ, còn tổ chức lớp đào tạo về kinh sử Trung Quốc cho họ, giúp đỡ họ thích nghi dần với môi trường sinh hoạt ở Bắc Kinh. Đến năm thứ 15 Vĩnh Lạc, chính thức bắt đầu tiến hành thi công cung điện Hoàng Thành. Nguyễn An được Vua Minh Thành Tổ trọng dụng, tham gia các công việc thiết kế, chủ đạo và quy hoạch xây dựng Cố Cung, chỉ trong vòng chưa đầy 3 năm, công trình xây dựng Cố cung đã được tiến vào giai đoạn thi công nước rút. Rất tiếc là Cố cung vừa được khánh thành có hai năm, thì một trận hoả hoạn đã đốt cháy ba ngôi điện lớn. Lúc này công trình sư Nguyễn An lại một lần nữa được vua nhà Minh trọng dụng, làm kiến trúc sư trưởng phụ trách việc thiết kế và xây dựng lại ba cung điện bị cháy này là điện Phụng Thiên, điện Hoa Cái và điện Cẩn Thân. Ngoài ra, công trình sư Nguyễn An còn tham gia vào việc trùng tu lại di chỉ của Cửu môn kinh sư tức di chỉ 9 cửa thành cũ của Đại Đô đời nhà Nguyên. Trước khi Nguyễn An tiếp tay việc trùng tu, 9 cửa thành này chỉ còn lại có mỗi cổng thành trống rỗng, không có các kiến trúc phụ như ủng thành, lầu thành. Sau khi được xây xong, cơ sở hạ tầng cửa thành đã được hoàn tất, mỗi cửa đều do một cụm kiến trúc hợp thành, trong đó bao gồm , lầu cửa thành, ủng thành, lầu bắn cung, lầu hạp vv... khiến thành Bắc Kinh trở nên hết sức kiên cố. Nguyễn An không chỉ là nhà kiến trúc đa tài, có công thiết kế, chỉ huy xây dựng thành cổ Bắc Kinh mà còn là chuyên gia trị thủy xuất sắc, có rất nhiều đóng góp cho các công trình trị thủy sông Hoàng Hà. Khi đê sông Hoàng Hà ở vùng Trương Thụ (Sơn Đông) bị vỡ, vua Minh lại phái Nguyễn An đi, chẳng may ông bị bệnh và mất dọc đường. Ngoài ra, đối với người Giao chỉ lúc bấy giờ đến Bắc Kinh mà nói, nền văn minh của Trung Quốc cũng đã ảnh hưởng đến quê hương của họ. Ví dụ như, thành Huế đô thị của triều đình nhà Nguyễn Việt Nam, bất kể là nghệ thuật kiến trúc hay bố cục của cố đô đều có nhiều nét giống với thành Tràng An đời nhà Đường Trung Quốc. Cố đô Huế cũng chia làm ba bộ phận, đó là Kinh thành, Hoàng Thành và Tử Cấm thành, có ba bức tường bao bọc. Quy hoạch xây dựng đã thể theo quan niệm triết lý và quan niệm chính trị Nho gia Trung Quốc. Theo sách sử ghi lại, Nguyễn An là trưởng công trình đoàn thi công đến từ Giao Chỉ tức Việt Nam tham gia các công việc thiết kế thi công xây dựng cung điện thành Bắc Kinh, ngoài ra còn có rất nhiều danh sách các thợ xây Việt Nam khác như Nguyễn Bạch, Nguyễn Lang vv... đã có đóng góp đáng kể cho việc xây dựng kinh thành Bắc Kinh, đặc biệt là vào năm Nguyên niên Chính Thống tức năm 1436, ông Lê Đăng người Giao Chỉ đã được làm chức Công bộ Thị Lang, về sau được thăng chức làm Công Bộ Thượng Thư, Công bộ là cơ quan tối cao quản lý xây dựng các công trình kiến trúc cung điện, ông Lê Đăng là quan chức cấp cao nhất và rất có tính đại diện trong đoàn kiến trúc sư Việt Nam đến tham gia xây dựng kinh thành Bắc Kinh lúc bấy giờ. Trong khi Nguyễn An và các công trình sư Việt Nam khác đã góp công đáng kể của mình cho việc quy hoạch và xây Tử cấm thành Bắc Kinh, thì văn hóa Nho gia như chữ Hán, Trung Y, chế độ khoa cử cũng đã được truyền bá rộng rã ở Việt Nam. Hai nước Trung Việt núi sông liền một dải, văn hóa tương thông, ngày nay nhân dân hai nước thường xuyên qua lại như đi thăm bà với nhau, cho nên câu chuyện về công trình sư Việt Nam Nguyễn An tham gia vào việc xây Tử Cấm Thành Bắc Kinh chưa hết, nhân dân hai nước tiếp tục viết nên trang hữu nghị lâu đời Trung -Việt xanh tươi và bền lâu. Nếu bạn có dịp đến Bắc Kinh du lịch hoặc công tác và học tập, nên tranh thủ thời gian đến thăm quan Tử Cấm Thành, tức là Cố Cung, cung điện của 24 nhà vua hai đời Minh và Thanh Trung Quốc.
Wed, 16 Aug 2023 - 10min - 381 - Từ Tết Lạp Bát đến tin mừng Lễ Cưới, và…
Những ngày này, thành phố Bắc Kinh vẫn tương đối giá rét, nhưng nhiệt độ cao nhất của ban ngày đã lên đến 5-6 độ dương, dễ chịu hơn nhiều rồi. Thế nhưng cho đến thời điểm này, mùa đông Bắc Kinh vẫn chưa có xuống tuyết, không khí giá lạnh và khô hanh, nếu bạn đến Bắc Kinh du lịch vào mùa này, ngoài mang đầy đủ áo ấm như áo dạ, áo lông vũ ra, còn phải uống nhiều nước để bổ xung nước cho cơ thể. Chúc các bạn bất kỳ ở đâu, vào bất cứ lúc nào, đặc biệt trong những ngày sắp tết đều bình an và khỏe mạnh. 13 tháng 1 năm 2019 dương lịch là mồng 8 tháng Chạp âm lịch, đây là Tết Lạp bát cổ truyền của nhân dân Trung Quốc. Ở miền Bắc Trung Quốc có câu tục ngữ “Các cháu nhí ơi đừng ăn tham, sau Tết Lạp Bát là Tết Xuân”. Người Trung Quốc cho rằng tết Lạp Bát là một trong những ngày tết cổ truyền của dân tộc Hán. Nhất là tại các khu vực đông Bắc và Tây Bắc Trung Quốc mùa đông tuyết rơi dày đặc, mọi người mong xuân về, cho nên người dân ở đó rất coi trọng Tết Lạp Bát. Xau Tết Lạp Bác là Tết Xuân cận kề, Giao thừa năm nay đúng vào ngày Lập Xuân, cái rét mướt sắp qua đi, mùa xuân ấm áp sắp đến.Xuân Hạ Thu Đông, bốn mùa luân chuyển. Mùa đông giá rét đến mấy đi nữa thì cũng đến mùa đông ấm áp, tháng ngày khó khăn thế nào đi nữa thì rồi cũng khắc phục và vượt qua. Từ xưa TQ đã hết sức coi trọng nông nghiệp. Mỗi vụ được mùa, người xưa quan niệm rằng mùa màng đều do trời đất ban cho, cần tổ chức các hoạt động ghi lễ long trọng cúng Trời cúng đất để tạ ơn, gọi đây là "Lạp Tế". Sau khi nghi lễ Lạp Tế kết thúc, mọi người tổ chức hoạt động chiêu đãi dân làng, nấu cháo bằng hạt kê mới, dân làng cùng ăn, chung vui ngày Tết, từ đó lễ Lạp Tế phát triển thành một trong ngày tết cổ truyền chủ yếu cúng bái tổ tiên. Truyền rằng, mồng 8 tháng chạp âm lịch còn là ngày thành Đạo của Phật tổ Thích ca mô ni. Trước khi thành Phật, Thích ca mô ni từng tu luyện khổ hạnh, đói gầy chỉ có da bọc xương, quyết định bỏ cách tu luyện này. Lúc đó, Ngài gặp một cô gái chăn cừu, cho Ngài dịch dưỡng uống cho đỡ đói. Sau khi uống sức khỏe hồi phục, Ngài ngồi dưới gốc cây bồ đề trầm tư suy ngẫm, đến đúng mồng 8 tháng Chạp thì thành Đạo. Để kỷ niệm sự kiện này, các tín đồ đạo Phật lấy gạo và các lọai đỗ nấu cháo để cúng Phật, gọi là cháo Lạp Bát. Tục ăn cháo Lạp Bát của người TQ thịnh hành vào đời nhà Tống, cách đây hơn ngàn năm. Cháo Lạp bát truyền thống trong dân gian, phải có đủ 8 nguyên liệu chính, 8 nguyên liệu phụ để khớp với con số 8 "tức Lạp bát"với ngụ ý là may mắn. Nguyên liệu là các loại đỗ như đỗ đỏ, đỗ xanh, đỗ đũa , đỗ cô ve, đỗ Hà lan, đỗ ván và các loại đỗ khác. Các loại gạo như kê, gạo tẻ, kê nếp, gạo cẩm, gạo nếp, tiểu mạch, ngô, cao lương v,v. Ngoài ăn cháo Lạp Bát ra, nhiều gia đình ướp thịt, gọi là “lạp nhục” , tức là “thịt tháng chạp, vì đến tháng Chạp đất trời vẫn giá rét, thịt ướp có thể giữ được một thời gian dài, không có mùi hôi, là thượng phẩm dùng để đãi khách. Trong dân gian Trung Quốc, sau Tết Lạp Bát mọi người bắt mua sắm hàng Tết, đón chờ các tin vui. Nhiều bạn trẻ tổ chức lễ thành hôn vào những ngày giáp Tết. Đến cơ quan, vào trang Facebook, Ngọc Ánh phát đọc thấy những dòng sau đây: Chuyện kể lại rằng có một cặp đôi nọ yêu nhau đã hơn 1000 năm, trải qua rất nhiều đời người họ vẫn yêu nhau. Và cho tới một ngày đẹp trời năm nay họ làm đám cưới! Người tuyệt vời nhất là em chẳng ai khác ngoài em... Cưới vợ thôi Núi cao mây cũng cao cao. Anh mặc áo bào che trở cho em. Mây xanh núi biếc cũng thèm. Ôm nhau hạnh phúc như em với mình. Mình ta, ta cũng như mình. Yêu nhau say đắm, nghĩa tình trăm năm. Đây là tin vui trên trang của bạn Đỗ Văn Kiên ở Sóc Sơn, là fan lâu năm của Hộp thư Ngọc ngay từ thời Văn Kiên còn là học sinh trung học phổ thông. Thời giờ thấm thoắt, vậy là Văn Kiên sau khi đỗ vào chuyên ngành tiếng Trung trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, rồi tốt nghiệp đại học, rồi trở thành một nhân viên lành nghề, và rồi Văn Kiên có người yêu xinh đẹp, ngày 12 tháng 1năm 2019 là ngày lành tháng tốt đôi bạn trẻ Đỗ Văn Kiên và Sanchiby Mai làm lễ thành hôn, trở thành cô dâu chú rể, thật là lãng mạn ngọt ngào. Cô dâu Sanchiby Mai cũng không khỏi say sưa trong hạnh phúc của mình với câu: Em sắp chuyển nhà rồi ... chuyển luôn hộ khẩu vào trái tim anh Ngày mai em là cô dâu mới. Ngày mai em mặc áo dài theo chồng Từ Bắc Kinh xa xôi, Hộp thư Ngọc Ánh xin chúc mừng chú rể Đỗ Văn Kiên và cô dâu Sanchiby Mai trai tài gái sắc đẹp đôi vừa lứa tân hôn ngọt ngào, chồng thuận vợ hòa,hạnh phúc mãi mãi. Giữ gìn cho ngôi nhà đã trở thành gia đình luôn luôn ấm áp, bằng hành động và trái tim của mình. Nếu bạn có dịp đến Bắc Kinh thì sẽ phát hiện, ngày nay hệ thống giao thông công cộng tại các thành phố ở Trung Quốc rất phát triển, ngoài rất nhiều các tuyến xe buýt công cộng chạy trên mặt đường ra, còn mạng lưới giao thông đường sắt nhẹ đô thị cũng rất dày đặc. Đường sắt nhẹ đô thị bao gồm các chuyến tàu điện ngầm, có những đoạn chạy trên mặt đường, có những đoạn chạy trên cao, hình thành hệ thống tàu điện đường sắt đô thị Metreo lập thể. Chỉ riêng thành phố Bắc Kinh.Tính đến ngày 30 tháng 12 năm 2018, sau khi tuyến tàu điện đô thị số 6 và số 8 nối dài thêm 28,6 km (tàu điện ngầm, tàu điện trên cao và trên mặt đất ) vận hành thử, đã đưa tổng chiều dài đường sắt trong nội thành Bắc Kinh tăng lên đến 636,8 km, có 391 bến đợi tàu, trong đó có 59 bến chuyển tàu, mạng lưới đường sắt đô thị Bắc Kinh trở nên chằng chịt hơn cả mạng nhện.
Mon, 07 Aug 2023 - 10min - 380 - Tiết Đông Chí
Thời gian thấm thoắt như chong chóng quay vòng, mỗi ngày vào lúc hoàng hôn trời sẩm tối, Ngọc Ánh không khỏi cảm khái trước một ngày trôi đi quá nhanh mà hình như mình còn chưa hoàn thành nhiệm vụ. Tối 20 tháng 12 vừa qua, Ngọc Ánh liền viết mấy dòng lên mục “Hộp thư Ngọc Ánh” trên trang Facebooks khi xem đoạn clip so sánh hình ảnh của một số diễn viên nổi tiếng như Lý Liên Kiệt, Thành Long, Trương Mạn Ngọc vv... khi họ đang trẻ trung và hình ảnh đã có tuổi của họ hiện nay như sau: Thời gian là gì nhỉ! Ngày lại ngày, bốn mùa luân hồi,năm hết năm lại về... nhìn thấy mà lại không nhìn thấy! Khi mà những từng trải đã trở thành ký ức, thì hoa vẫn nở như hoa năm ngoái, mình vẫn là chính mình, nhưng mình đã lớn lên, không còn là mình của hôm qua nữa rồi. Tất cả những gì mình đã có được qua phấn đấu trong dòng chảy của thời gian, bất giác hoá thành những nếp nhăn trên mặt, nhuộm thành những sợi bạc trên mớ tóc từng xanh... Tất cả những gì có được từ hồng trần, thì rồi tất cả đều phải trả lại cho hồng trần, họa chăng chỉ còn lại thoáng qua trong ký ức mà thôi... Vậy bạn có cảm nhận như thế nào đối với thời gian nhỉ? Bắc Kinh đang lạnh, nhưng chưa có tuyết rơi. Không khí Noel tại Bắc Kinh không nhộn nhịp như các nước phương Tây, nhưng cũng nhộn nhịp hơn ngày thường. Người Trung Quốc không ăn mừng Giáng sinh, đây chẳng qua là thời điểm các cửa hàng nhà hàng, họ trang trí cây Noel, ông già Tuyết, và thả các bài ca bản nhạc Noel rất quen thuộc khuyến mại mà thôi. Trong tuần qua có một tiết khí rất quan trọng của dân gian Trung Quốc và cả Việt Nam. Đó là tiết khí Đông Chí. Bạn Van Thanh Dang hỏi Ngọc Ánh rằng: Hôm nay 22 tháng 12 là tiết khí Đông chí phải không Ngọc Ánh ? Nếu vậy sao không thấy đăng bài về tiết Đông chí vậy? Tháng 12 cuối năm thường có nhiều ngày lễ ngày hội trên thế giới, ngày 22 tháng 12 dương lịch, là tiết Đông chí cổ truyền. Đún vậy, hai nước Trung Việt có rất nhiều ngày lễ truyền thống giống nhau. Ngoài những ngày lễ lớn như Tết Nguyên Đán, Trung Thu ra, còn có tết Đông Chí, nhưng ở Việt Nam vì thời tiết không lạnh như miền Bắc Trung Quốc cho nên không khí của tết đông chí không đậm. Vậy sau đây Ngọc Ánh xin giới thiệu đôi nét về cội nguồn của Tết Đông Chí và người Trung Quốc ăn Tết Đông Chí như thế nào? Hoan nghênh bạn và các bạn khác có hứng thú cùng nghe. Các bạn thân mến, Ngày Đông chí báo hiệu mùa đông đến, bắt đầu một khoảng thời gian mát mẻ, u ám và nghỉ dưỡng của năm. Ngày Đông chí mang đến chuỗi ngày dài hơn khi thời gian dần trôi về mùa hè, vì vậy cũng nên sớm quan tâm đến ngày lập Xuân và ngày Dương đầu tiên trong năm. Đông chí năm nay bắt đầu vào thời điểm 5:22:38 giây ngày giờ Hà Nội 22 tháng 12 năm 2018, tiết động chí năm nay sẽ kết thúc vào thời điểm 22:38 ngày 5 tháng 1 năm 2019...
Wed, 02 Aug 2023 - 10min - 379 - Liễu Châu, thành phố mưa axit đã trở thành thành phố vườn hoa
60 năm qua, Quảng Tây đã thay da đổi thịt, tốc độ phát triển nhanh đến chóng mặt, hợp tác kinh tế thương mại cũng như văn hóa giáo dục vv.. giữa Quảng Tây và các nước ASEAN nhất là với Việt Nam ngày một mở rộng và mang lại hiệu quả hai bên cùng thắng với những chữ số đáng mừng. Để đông đảo thính giả và độc giả mạng hiểu biết nhiều hơn về Quảng Tây, từ lâu đã được mệnh danh là mảnh đất tươi đẹp thần kỳ. Từ hôm nay cho đến thứ sáu tuần này, các chuyên đề của Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc xin giới thiệu với các bạn loạt bài “Quảng Tây đổi mới tươi đẹp”. Hôm nay, Ngọc Ánh xin giới thiệu với các bạn bài nhan đề: “Liễu Châu, thành phố mưa axit đã trở thành thành phố vườn hoa ” Thưa các bạn, những năm qua, khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây Trung Quốc luôn kiên trì quan niệm phát triển liên tục xanh, ra sức khởi xướng bảo hộ và cải thiện môi trường song song với phát triển kinh tế. Liễu Châu là thành phố cơ sở công nghiệp lớn nhất và quan trọng của Quảng Tây thậm chí của cả khu vực Tây Nam Trung Quốc, nhiều năm qua luôn luôn dốc sức vào việc tìm kiếm sự cân bằng giữa phát triển công nghiệp với bảo hộ môi sinh, hiện nay đã trở thành thành phố mẫu mực về thực tiễn quan niện phát triển xanh. Trong những năm 80 và 90 của thế kỷ trước, Liễu Châu là nơi tập trung ngành công nghiệp nặng, mô thức phát triển quảng canh đã gây ô nhiễm hết sức nghiêm trọng, tỷ lệ mưa a xít hằng năm lên đến 98%, là một trong bốn thành phố mưa a-xít nghiêm trọng nhất trong cả nước. Hơn 20 năm qua, Liễu Châu đã khắc phục nạn mưa axit, xây dựng sinh thái và tìm tòi nghiên cứu phát triển công nghiệp loại hình mới, biến “thành phố mưa axit” thay da đổi thịt thành “thành phố hoa tươi thích hợp với sinh sống”. Phó thị trưởng Liễu Châu Tiêu Diệu Quang cho biết, năm 2002, Chính quyền thành phố đã khởi động dự án cải tạo tổng hợp đoạn sông trong nội thành mang tên “Liễu Giang Trăm rặm”, tiến hành cải tạo lòng dẫn sông, xử lý nước thải, xây dựng công viên dọc sông dài 55,5 km, áp dụng các biện pháp “đóng cửa chuyển đổi sát nhập”, “trả lại đất doanh nghiệp cho đô thị” của các doanh nghiệp dọc sông. “Trước đây, dòng Liễu Giang trăm rặm có tới 36 cống nước thải, có rất nhiều nhà máy dọc sông. Qua cố gắng mươi mấy hai mươi năm, chúng tôi đã di rời toàn bộ các doanh nghiệm gây ô nhiễm dọc sông, hoặc cơ cấu lại, hoặc đóng cửa di rời, chuyển doanh nghiệp rời khỏi trung tâm thành phố, trả lại đất cho đô thị. Chúng tôi đã đầu tư 6 đến 7 tỷ nhân dân tệ, cải tạo toàn bộ chất nước thải sinh hoạt dọc sông.” Tổng công trình sư Cục Bảo vệ Môi trường thành phố Liễu châu Đàm Quốc Cầm cho biết, ngoài điều chỉnh bố cục công nghiệp ra, Liễu Châu còn ra sức nâng cao khả năng xử lý nước thải thành phố, đảm bảo nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt sau khi xử lý phải đạt tiêu chuẩn rồi mới cho thải ra ngoài, nâng cao chất lượng nước của Liễu Châu. Bà nói: “Chúng tôi đã xây dựng 11 xưởng xử lý nước thải, tỉ lệ xử lý nước thải của thành phố đã lên đến 98%, năng xuất xử lý nước thải đã lên đến 840 nghìn tấn/ngày. Hiện nay tỷ lệ chất nước đạt tiêu chuẩn loại 2 đang ngày một nâng cao.” Bà Đàm Quốc Cầm còn cho biết, về cải tạo không khí môi trường, Cục Môi trường đã triển khai rộng rãi việc sử dụng nặng lượng sạch, cải tạo các lò đốt nhỏ. Sau gần 20 năm cải tạo, hàm lượng sunfurơ trong không khí đã đạt tiêu chuẩn trong nhiều năm. Tập đoàn gang thép Liễu Châu là doanh nghiệp liên hợp gang thép lớn nhất tại vùng Hoa Nam và Tây Nam Trung Quốc, cũng từng là một trong những doanh nghiệp gây nguồn ô nhiễm nghiêm trọng của Liễu Châu, trong những năm 80 và 90 thế kỷ trước từng bị đánh giá là doanh nghiệp tiêu hao năng lượng cao, gây ô nhiễm nghiêm trọng, thậm chí còn gây nên cuộc tranh luận về “giữ lại Liễu Châu hay là giữ lại gang thép Liễu châu”. Chủ nhiệm Trung tâm Kỹ thuật tập đoàn công ty Gang thép Liễu Châu Đặng Thâm cho biết, hơn 10 năm qua, tập đoàn công ty Gang thép Liễu Châu đã tích cực hưởng ứng kêu gọi cải tạo nạn mưa oxit của chính quyền thành phố, lần lượt đầu tư hơn 7 tỷ nhân dân tệ vào việc xử lý nước thải, khí thải, chất thải, đưa vào sử dụng hơn 500 thiết bị tiết kiệm năng lượng giảm thiểu phát thải, khiến “nước thải, khí thải, chất thải công nghiệp” trở thành năng lượng sạch, có thể sử dụng tuần hoàn, hình thành môi trường sinh thái tuần hoàn trong nội bộ. Ông Đặng Thâm nói: “Chúng tôi tái sử dụng Thép phế thải, những thứ có nguyên tố sắt thép chúng tôi cũng tái sử dụng, chúng tôi đem các loại bã thải nung thành xi măng và các vật liệu kiến trúc.Tận dụng đầy đủ các vật thải trong quá trình sản xuất, là đã cơ bản tái lợi dụng trăm phần trăm chất thải, đã đạt mục tiêu hình thành cơ chế sản xuất sạch. ” Ông Đăng Thâm cho biết, tất cả trình tự công đoạn sản xuất của Tập đoàn Gang thép Liễu châu đều phối hợp đồng bộ với hệ thống xử lý tuần hoàn nước thải, hằng năm xử lý và lợi dụng tổng hợp khoảng 60 triệu tấn nước thải, tỷ lệ sử dụng tuần hoàn nước thải công nghiệp lên tới trên 98%, cở bản thực hiện “không xả thải” nước thải công nghiệp. Ngoài ra, kỹ thuật khử lưu huỳnh trong khói thải, do Tập đoàn Gang thép Liễu Châu tự chủ nghiên cứu sáng chế hằng năm có thể giảm thiểu xả thải hơn 20 nghìn tấn Lưu Huỳnh Đioxit, giảm thiểu phát thải hơn 1000 tấn bụi công nghiệp. Qua cải tạo liên tục nạn ô nhiễm, từ lâu Liễu Châu đã được xóa bỏ cái tiếng “thành phố mưa axit”. Chất lượng không khí môi trường được cải thiện liên tục, chỉ số Lưu Huỳnh Đioxit bình quân hằng năm đã đạt tiêu cấp hai nhà nước, nạn ô nhiễm trên đà giảm thiểu liên tục. Những năm qua, để tiến hành tốt chiến dịch bảo vệ môi trường, chính quyền thành phố Liễu Châu đã thúc đẩy phương tiện giao thông các bon thấp, ra sức ủng hộ việc sản xuất và sử dụng các phương tiện giao thông cacbon thấp của địa phương. Công ty cổ phần Wuling General ô tô Thượng Hải là doanh nghiệp sản xuất ô tô lớn nhất tại Liễu Châu, chủ tịch công đoàn của công ty Lưu Dương cho biết, công ty đã nghiên cứu sáng chế loại ô tô chạy bằng điện hai chỗ ngồi, hiện nay đã có hai thế hệ loại ô tô này được đưa ra thị trường, thế hệ thứ ba đang trong quá trình nghiên cứu chế tạo, chính quyền thành phố đã dành cho công ty nhiều chính sách ưu đãi về chế tạo ô tô chạy bằng năng lượng mới. Ông nói: Việc triển khai sản xuất của chúng tôi tại Liễu Châu đã được chính quyền ở đây ra sức ủng hộ, áp dụng các biện pháp như dựng cây xạc điện, bãi đỗ xe miễn phí, ngoài ra ô tô năng lượng sạch có thể chạy trên làn đường dành riêng cho xe buýt công cộng, thực ra đây là biện pháp mở rộng và đề xướng phương tiện giao thông năng lượng sạch trong tương lai.” Ông Lưu Dương còn cho biết, giá thành sử dụng ô tô năng lượng mới thấp, chỉ bằng 1/10 giá thành ô tô chạy bằng xăng truyền thống, có sức hấp dẫn khá cao đối với người tiêu dùng. Sau khi ô tô chạy bằng điện E100 của công ty vừa đưa ra thị trường, chỉ trong 5 tháng đã bán ra hơn 10 nghìn chiếc, loại ô tô này đã trở thành phương tiện giao thông sạch lựa chọn mới của người dân Liễu Châu. Được biết, để cải tạo triệt để môi trường sinh thái và làm đẹp hơn nữa bộ mặt thành phố, Liễu Châu không những đã làm phép trừ trong việc “tiết kiệm năng lượng giảm thiểu phát thải”, mà còn làm phép cộng trong việc “phủ xanh thành phố”, đã xây dựng hàng loạt các công trình xanh hóa đô thị. Năm 2012, Liễu Châu đã khởi động việc xây dựng “thành phố vườn hoa”, lần lượt đầu tư 1,5 tỷ nhân dân tệ, lũy kế đã trồng hơn 8 triệu 600 nghìn gốc cây với hơn 60 giống cây khác nhau dọc trên các con đường và các công viên, nhằm nâng cao cảnh quan viên lâm của thành phố. Tháng 5 năm nay, Liễu Châu đã ban bố và thực thi “Điều lệ Xanh hóa thành phố Liễu Châu”, để đảm bảo cho việc Tạo dựng hệ sinh thái của Liễu châu trở thành một đô thị thích hợp với nhu cầu sinh sống của con người Dưới sự chỉ dẫn của quan niệm phát triển xanh, Liễu Châu đã thực hiện sự thống nhất giữa hiệu quả kinh tế với hiệu quả môi trường, kết hợp lành mạnh giữa phát triển công nghiệp với môi trường sinh thái, đi lên con đường mới phát triển “thành phố công nghiệp sinh thái.” Liễu Châu ngày nay đã trở thành một thành phố thí điểm cabon thấp quốc gia và là thành phố mẫu mực kinh tế tuần hoàn hệ sinh thái của Trung Quốc
Wed, 02 Aug 2023 - 10min - 378 - Nam Khê Sơn, không bao giờ quên ---- Chuyện kể về Nam Khê Sơn (Phần 5)
Nam Khê Sơn, là khu phong cảnh nổi tiếng nằm ở phía Nam thành phố Quế Lâm Quảng Tây Trung Quốc. Nơi đây phong cảnh tươi đẹp, non nước hữu tình. Bệnh viện Nam Khê Sơn nằm ngay dưới chân núi Nam Khê, đã chứng kiến tình hữu nghị Trung-Việt được vun tưới bằng máu đào cách đây nửa thế kỷ. Thời giờ thấm thoắt thoi đưa, các chàng trai cô gái năm xưa nay đã là các ông các bà mái tóc đã nhuộm sương. Dòng sông Nam Khê vẫn ngày đêm chảy xiết, dãy núi Nam Khê vẫn đứng đó, chứng kiến tình hữu nghị Trung-Việt. Mặc dù Ngọc Ánh đã dành bốn kỳ hộp thư này để giới thiệu về các y bác sĩ bệnh viện Nam Khê Sơn, nhưng những chuyện kể rung động lòng người về các y bác sĩ Trung Quốc với các thương bệnh binh Việt tại Nam Khê Sơn vẫn chưa có dấu chấm hết. Hôm nay Ngọc Ánh xin giới thiệu tiếp với các bạn phần năm trong loạt bài “Chuyện kể về Nam Khê Sơn” của hai phóng viên Vinh Dung và Lý Phong. Từ ngàn xưa, núi sống Trung-Việt liền một dải, Thật như bài hát “Việt Nam-Trung Hoa” đã trở thành ca khúc đi cùng năm tháng. Đặc biệt trong những năm 60 thế kỷ 20, Việt Nam kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Trung Quốc đã viện trợ vô tư về quân sự, kinh tế, y tế cho Việt Nam. Mỹ nâng cấp cuộc chiến tranh Việt Nam thành “Chiếm đóng Miền Nam, ném bom miền Bắc”, đất nước Việt Nam ngập trìm trong khói lửa chiến tranh, nhân dân Việt Nam không ngừng kêu gọic sự chi viện Quốc tế. So với cứu hộ nhanh tiện của quân Mỹ ngoài chiến trường, thì các chiến sĩ bị thương Việt Nam ngay cả giường chữa bệnh cũng không có, nhiều người không được cứu chữa kịp thời và có hiệu quả, đã hi sinh hoặc bị thương tật. Cuộc chiến tranh tàn khốc bạc tình, nhưng tình nghĩa Trung-Việt vẫn luôn rạng ngời. Nhắc đến tình nghĩa anh em Trung-Việt được vun tưới bằng máu đào, bác sĩ Nguyễn Kiếm, nguyên Phó giám đốc bệnh viên viện E Việt Nam không khỏi xúc động: “Hôm nay dự Kỷ niệm 50 năm của Bệnh viện Nam Khê Sơn, chúng tôi mới biết rằng, Bệnh viện Nam Khê Sơn lúc đó cũng đã gặp muôn vặn khó khăn, nhưng cũng sẵn sàng cho Bệnh viện E, đó là tình cảm đồng chí hết sức trân trọng, hết sức cảm động.” (B07A1386 00:39-01:19) “lúc đó Trung Quốc cũng khó khăn lắm, không như bây giờ đâu, nhưng vượt lên tất cả những cái đấy, để mà phục vụ cho chúng tôi, không cho bệnh nhân biết những khó khăn của mình, bằng tấm lòng và thể hiện bằng nụ cười, đã làm xua tan những băn khoăn của người bệnh”. Bệnh viện Nam Khê Sơn năm xưa có 600 giường bệnh, là bệnh viện tổng hợp gồm điều trị và điều dưỡng cho các thương bệnh binh Việt Nam. Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai lúc bấy giờ quan tâm đến từng chi tiết của bệnh viện. Bác sĩ Đào Phán, Chủ nhiệm Khoa Nội số 2 bệnh viện Nam Khê Sơn nhớ lại rằng: Tôi nhận một bệnh nhân bị bệnh xơ gan sốt cao và bị phù rất nghiêm trọng, chất Albumin trong cơ thể rất thấp. Chúng tôi liền tiếp cho anh ấy Albumin, lúc bấy giờ huyết tương rất đắt, nhưng một tuần chúng tôi lại truyền hai lần huyết tương cho anh. Sau khi được tiếp Albumin, bệnh phù của anh liền đỡ hẳn. Ngoài ra, nhà ăn bệnh viện thường xuyên tăng thêm các món ăn đủ chất dinh dưỡng phù hợp với bệnh tình cũng như khẩu vị cho từng bệnh nhân, sức khỏe của họ được khôi phục khá nhanh.Các thương bệnh binh Việt Nam nhập viện điều trị, từ nơi ăn chốn ở, ngay cả quần áo lót, áo khoác, tiền tiêu vặt của họ cũng đều do bệnh viện cung cấp. Trong số họ rất nhiều người mắc bệnh sốt rét, chúng tôi liền sử dụng thuốc chống sốt rét Artemisinin, được phân lập từ cây Thanh hao hoa vàng, do nữ khoa học gia Trung Quốc, bà Đồ U U nghiên cứu ra loại thuốc này, năm 2015 vừa qua đoạt giải Nobel Y học. Lúc bấy giờ, nhiều chiến sĩ miền Nam Việt Nam bị thương rất nặng, cần tiếp nhiều máu, mỗi khi loa phóng thanh bệnh viện thông báo cần hiến máu, là các y bác sĩ Trung Quốc liền đi xếp hàng vén tay áo mình lên hiến máu cho họ. Về việc này, bác sĩ Nguyễn Kiếm, nguyên phó Giám đốc bệnh viên E, nước mặt lưng tròng xúc động nói: “Có những lúc phải cấp cứu ngay, phải lấy máu vào cho, thì huy động cán bộ nhân viên để tiếp máu cho cán bộ và thương bệnh binh Việt Nam, hành động đó hết sức cao cả, cái đó, không tả được bằng lời, không thể nói được bằng lời, làm qua hơn 2000 ca phẫu thuật đó, họ đã mang nhập máu của cán bộ nhân viên Nam Khê Sơn, Quế Lâm, đi theo họ về chiến trường Việt Nam để tiếp tục chiến đấu, tôi nghĩ cái đó là rất cảm động.” Vậy là 50 đã trôi qua, mỗi khi các y bác sĩ nhớ lại chuyện xưa, họ đều lấy làm tự hào. Bà Hứa Binh, hộ lý năm xưa của bệnh viên Nam Khê Sơn nói: Mọi người đều có sự hi sinh rất lớn. Hôm nay, chúng ta cùng kỷ niệm 50 năm ngày thành lập bệnh viện Nam Khê Sơn, so với các thương bệnh binh Việt Nam, thì sự hi sinh của chúng tôi có thấm vào đâu? Tôi còn nhớ, có một cô gái trẻ Việt Nam rất sinh đẹp, có mớ tóc dài, là anh hùng chiến đấu, từng bị địch bắt làm tù binh, tuy tinh thần và thể xác cô từng bị chà đạp, nhưng sau khi chuyển về hậu phương cô gặp chúng tôi, lúc nào cũng mỉm cười, rất gan dạ, không hề kêu ca... Các chiến sĩ Viện Nam năm xưa đã động viên cổ vũ chúng tôi, mãi cho đến ngày nay. Chúng tôi không hề ân hận những đóng góp của mình dành cho họ. Trong buổi gặp gỡ sau nửa thế kỷ, Phó Giám đốc bệnh viện E Nguyễn Tiến nước mắt rưng tưng nghẹn ngào: “Một cán bộ lão thành hôm nay đã nói, đón bệnh nhân đấy là một nỗi lo, lo thế nào điều trị cho tốt, nhưng khi mà hoàn thành rồi, chữa khỏi bệnh rồi, tiễn bệnh nhân đi, đó là một nỗi buồn. Những người được điều trị, với tấm lòng và nước mắt của mình biết ân Nam Khê Sơn. Họ làm liên tục, trở thành một mô hình, tình cảm gắn lại không còn phân biệt được đây là Trung Quốc, đây là Việt Nam, mà là đây là người nhà đang chăm sóc mình. Cho nên đây là một kết quả điều trị rất tốt, khi ra đi, rơi nước mắt, nước mắt này là nước mắt của tình thương, nước mắt của hy vọng.” Để tiện cho việc phục vụ các thương bệnh binh Việt Nam chu đáo hơn, bà Hứa Binh đã cố gắng học tiếng Việt, trình độ tiếng Việt của bà giỏi nhất lúc đó, trong suốt 8 năm phục vụ các thương bệnh binh Việt Nam, bà bỏ hết thời gian của mình cho bệnh viện. Lúc bấy giờ, chúng tôi dồn hết tâm sức cho các thương bệnh binh Việt Nam. Ban ngày bận công việc, tối đến chơi bóng, chuyện trò với họ, chúng tôi cư xử với họ như anh chị em trong gia đình vậy. Bác sĩ Đào Phán nhớ rằng, mỗi lần vào phòng bệnh, các thương bệnh binh Việt Nam bao giờ cũng đứng dậy để đón, đây chính là sự tin cậy, tôn trọng cũng như tình cảm chân thành của họ dành cho bác sĩ Trung Quốc. Bác sĩ Đào Phán nói: Quan hệ giữa bệnh nhân Việt Nam với chúng tôi rất chan hòa, đặc biệt là các thương bệnh binh chuyển từ miền Nam Việt Nam đến, tất cả thức ăn vật dùng, cả vũ khí cũng do Trung Quốc cung cấp. Sau quá trình điều trị, họ khỏi bệnh, chúng tôi tiễn họ xuất viện xong lại nhận đợt bệnh nhân mới. Các thương bệnh binh Việt Nam sau khi được điều trị rồi xuất viện, cũng luôn nhớ về bệnh viện Nam Khê Sơn, Phó giám đốc bệnh viện E Việt Nam Nguyễn Kiếm nói: “Sau này tôi có dịp vào nam, tôi tham gia chiến đấu ở trong Nam, tôi cũng có gặp một số người bệnh của Nam Khê Sơn, họ nhắc một cách say sưa, tôi thấy đây là một tình cảm, hình ảnh đẹp nhất, có lẽ trong lịch sử có lẽ không còn, không có lần thứ hai, chỉ có bệnh viện Nam Khê Sơn và Bệnh viện E đối với bệnh nhân. Năm 1997, chúng tôi kỷ niệm 20 năm thành lập Bệnh viện E, rất nhiều bệnh nhận đã từng điều trị ở bệnh viện E và Nam Khê Sơn, họ đến và chúc mừng để ủng hộ ngày kỷ niệm này, điều đó chính là tình cảm của bệnh nhân đối với bệnh viện Nam Khê Sơn rất là sâu sắc... Rù thời gian có lùi xa đi trên nữa, thì những tình cảm đó sẽ là cơ sở, mỗi tình hợp tác của chúng ta ngày càng phát triển.” Mối tình thắm thiết Trung-Việt, cũng đã bén rễ nảy mầm trong lòng thế hệ trẻ Việt Nam. Bạn Minh Tâm lưu học sinh Việt Nam đang du học tại Đại học Sư Phạm Quảng Tây đến dự buổi lễ kỷ niệm này nói: Ngày nay, các y bác sĩ bệnh viện Nam Khê Sơn năm xưa đã tuổi cao sức yếu, mái tóc đã bạc, em xin thưa với họ một câu: Xin cảm ơn các y bác sĩ Trung Quốc.
Mon, 24 Jul 2023 - 10min - 377 - Trở lại Nam Khê Sơn sau nửa thế kỷ ---- Chuyện kể về Nam Khê Sơn (Phần 4)
Hoan nghênh các bạn đón nghe Hộp thư Ngọc Ánh bến hẹn tình bạn trên sóng và trên mạng CRI. Hộp thư Ngọc Ánh phát vào các Ngày 3 và ngày 10 tháng 9, ngày 1 tháng 10, đã lần lượt giới thiệu với các bạn loạt bài phóng sự của phóng viên Vinh Dung và Lý Phong kể về những mẩu chuyện rung động lòng người của các y bác sĩ Trung Quốc từng điều trị cho các thương bệnh binh Việt Nam tại bệnh viện Nam Khê Sơn năm xưa, trong buổi họp mặt tại bệnh viên Hữu nghị ở Bắc Kinh vào đầu tháng 9 vừa qua. 50 năm đã trôi qua, mái tóc xanh của các y bác sĩ Trung Quốc đã nhuộm đầy sương trắng, bất chấp tuổi cao sức yếu, họ lại đáp chuyến tàu hỏa năm xưa đi Quế Lâm, trở lại bệnh viện Nam Khê Sơn, gặp gỡ các đại diện của đoàn đại biểu Việt Nam, cùng ôn lại mối tình thắm thiết Việt-Hoa vừa là đồng chí vừa là anh em như Bác Hồ từng nói. Sau đây Ngọc Ánh xin giới thiệu tiếp với các bạn một số khung cảnh trong chuyến du hành này do phóng viên Vinh Dung và Lý Phong từ Quế Lâm gửi về nhan đề: “Trở lại Nam Khê Sơn sau nửa thế kỷ”. 23 tháng 10 năm nay là kỷ niệm 50 năm ngày thành lập bệnh viện Nam Khê Sơn Quế Lâm Quảng Tây Trung Quốc, tiền thân của nó là bệnh viện chi viện nước ngoài, chuyên nhận điều trị các thương bệnh binh Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Tên gọi chính thức của bệnh viên Nam Khê Sơn Quế Lâm được xác định vào ngày 23 tháng 10 năm 1968, cho mãi đến khi kết thúc nhiệm vụ đặc biệt chi viện Việt Nam tháng 4 năm 1976. Bệnh viện Nam Khê Sơn, gánh vác sứ mệnh đặc biệt và vẻ vang, đã phát huy vai trò độc đáo trong quá trình giao lưu cũng như không ngừng kế thừa truyền thống hữu nghị của hai nước Trung-Việt. Ngày 23 tháng 10, bệnh viện Nam Khê đã tổ chức buổi lễ trọng thể để kỷ niệm ngày thành lập viện. Các y bác sĩ Trung Quốc, từng làm công tác điều trị tại bệnh Khê Sơn năm xưa nay tuy đã tóc bạc da mồi, ngày 20 tháng 10 họ vẫn thức dậy rất sớm để ra ga Tây Bắc Kinh đáp chuyến tàu số Z5 để đi Quế Lâm tham dự buổi lễ kỷ niệm 50 năm ngày thành lập bệnh viện Nam Khê Sơn, cũng chuyến tài hỏa số Z5 này, cách đây 50 năm đã chở những chàng trai những cô gái lứa tuổi mười chín đôi mươi sinh ra và lớn lên tại Bắc Kinh, họ mang theo tinh thần quốc tế đến nơi xa lạ ở phía tây nam hơn cách xa hằg hai ngàn cây số. Bác sĩ Triệu Phúc Tú nói: Tôi là người đầu tiên khóc... Sau 41 tiếng đồng hồ tàu chạy, mọi người đã trở lại bình tĩnh và bớt đi nỗi xúc động. Các cô y tá từng trẻ trung năm xưa lại trở về Quế Lâm, vừa đặt chân tới bệnh viện Nam khê sơn, họ không khỏi thốt lên rằng: Tất cả đều vừa như hôm qua vậy. 图片默认标题_fororder_2 Năm xưa khi chúng tôi vừa đến đây, ngoài mấy ngôi nhà thấp ở bên ngoài ra, chẳng có gì sất... chúng tôi đều phải bắt tay vào các việc trồng cây, nấu cơm, nuôi lợn, việc gì cũng làm, ngay cả giường nằm của các bệnh nhân đều do chúng tôi khênh đến lắp đặt. Ông Đồ Đức Hoa, chuyên gia trong thời kỳ chi viện bệnh viện cho Việt Nam, nguyên Giám đốc Viện Nghiên cứu Kiểm soát bệnh lao Bắc Kinh nhớ lại rằng: Lúc bấy giờ, các y bác sĩ Trung Quốc đều đến từ Bắc Kinh, tất cả các nhân viên của bệnh viện phải ngày đêm không ngừng phấn đấu bận rộn trong suốt 1 tháng 13 ngày, cuối cùng đã hoàn thành mọi công tác chuẩn bị tiền kỳ cho việc thành lập bệnh viện. Để phục vụ cho các bệnh nhân Việt Nam chu đáo hơn, tất cả các y bác sĩ bệnh viện đều phải tham gia lớp đào tạo tiếng Việt ngắn ngày, không bao lâu các y bác sĩ đã có thể tiếp chuyện trò những câu đơn giản với các bệnh nhân Việt Nam rồi. Ngày 26 tháng 3 năm 1969, bệnh viện Nam Khê Sơn đã nhận 47 bệnh nhân Việt Nam đợt đầu. Vậy là Bệnh viên Nam Khê Sơn--- bệnh viện Quốc Tế lớn nhất của Trung Quốc chính thức mở cửa tiếp nhận bệnh nhân Việt Nam đến điều trị. Trong quãng thời gian từ năm 1969 đến năm 1975, bệnh viện Nam Khê Sơn đã điều trị cho 5432 thương bệnh binh Việt Nam, làm 2576 ca phẫu thuật, truyền huyết 779 nghìn 220 CC máu cho họ, bệnh viện đã chứng kiến tình hữu nghị Trung-Việt được vun tưới bằng máu đào của nhân dân hai nước. Các vị lãnh đạo cấp cao của Đảng và Chính phủ Việt Nam lúc bấy giờ như các đồng chí Lê Thanh Nghị, Nguyễn Hữu Thọ vv... từng nhiều lần đến thăm bệnh viện Nam Khê Sơn. Năm 1974, bệnh viện Nam Khê Sơn đã đã được Chính phủ Nước Cộng Hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trao tặng Huân chương kháng chiến hạng Nhất. Tại buổi lễ kỷ niệm 50 năm ngày thành lập bệnh viện Nam Khê Sơn diễn ra vào này 23 tháng 10, hơn 20 vị đại diện Việt Nam đến từ bệnh viện Hữu nghị Việt-Trung, Hội Hữu nghị Việt –Trung, bệnh viện E Việt Nam, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Nam Ninh đã tham dự buổi lễ kỷ niệm. Bác sĩ Nguyễn Kiếm, Phó Giám độc bệnh viện E Việt Nam cho biết, bệnh viện E Việt Nam thành lập vào tháng 10 năm 1967, trong hoàn cảnh kháng chiến chống Mỹ lúc bấy giờ, bệnh viện E vừa thành lập gặp rất nhiều khó khăn. Để giúp đỡ Việt Nam trong thời kỳ đó, Chính phủ Trung Quốc đã phê chuẩn cho xây dựng bệnh viện tại Quế Lâm Quảng Tây, trải qua một năm xây dựng, tháng 10 năm 1968, bệnh viện được chính thức thành lập. Năm 1969, bệnh viện Nam Khê Sơn phối hợp với bệnh viện E Việt Nam bắt đầu tiếp nhận và điều trị các thương bệnh binh Việt Nam. Ông Nguyễn Đức Tiến, Trưởng phòng Phòng Y tế Cục Quản lý Khám chữa bệnh Bộ Y tế Việt Nam nói: “Hai Đảng, hai Nước và nhân dân hai nước Việt-Trung đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc và tình sâu nghĩa nặng cho nhân dân hai nước trong những năm tháng cùng chi viện và giúp đỡ lẫn nhau của sự nghiệp cách mạng chung. Năm 1968 đến năm 1975, bệnh viện Nam Khê Sơn đã cứu chữa cho nhiều thương bệnh binh Việt Nam, đã chứng kiến tình hữu nghị của giới y tế hai nước Việt-Trung.” Tại buổi lễ kỷ niệm cùng ngày, ông Nguyễn Văn Thơ, Phó chủ tịch Hội Hữu nghị Việt-Trung, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc đã có rất nhiều cảm xúc khi gặp gỡ các y bác sĩ Trung Quốc năm xưa, ông đã khẳng định sự đóng góp đặc biệt của bệnh viện Nam Khê Sơn cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và thống nhất nước nhà của Việt Nam. Ông nói: Các bạn thân mến, các bạn bè và nhân sĩ hữu nghị Trung-Việt từng chứng kiến giai đoạn lịch sử bệnh viện Nam Khê Sơn chi viện Việt Nam chống Mỹ năm xưa trở lại bệnh viện, họ gặp lại nhau, kể lại cho nhau biết bao câu chuyện thắm đượm tình người tình bạn trong bể râu suốt 50 năm, nhiều người không cầm được nước mắt, vậy thì những câu chuyện của họ đậm đà tình người ra sao? Những giọt nước mắt ngậm ngùi suốt nửa thế kỷ vì đâu mà tuôn trào? Đây là những tư liệu lịch sử quý giá của nhân dân hai nước Trung-Việt, vào giờ này tuần sau, Ngọc Ánh xin kể tiếp loạt bài “Bệnh viện Nam Khê Sơn” do phóng viên Vinh Dung và Lý Phong gửi về.
Mon, 24 Jul 2023 - 10min - 376 - Cuộc thi trắc nghiệm "Tôi hâm mộ Trung Quốc"
Tin rằng qua các trang truyền thông trong và ngoài nước rất nhiều bạn đều biết, năm 2018 là kỷ niệm 40 năm Trung Quốc tiến hành công cuộc cải cách mở cửa. 40 năm qua, Trung Quốc từ một nước tương đối lạc hậu dần trở thành một quốc gia có tổng lượng kinh đứng hai trên thế giới ngày nay, quốc lực ngày một lớn mạnh, đời sống nhân dân ngày một nâng cao khiến cả thế giới đều kinh ngạc và quan tâm, bạn bè trên thế giới rất muốn tìm hiểu nhiều hơn nữa về mọi mặt của Trung Quốc. Nếu bạn là thính giả lâu năm của CRI chắc đều biết, những năm trước đây, CRI từng tổ chức nhiều cuộc thi với các đề tài khác nhau để thính giả khắp năm châu tìm hiểu về Trung Quốc, số thính giả toàn cầu trong có các bạn thính giả Việt Nam tham gia rất. Có bạn còn được mời đến Trung Quốc nhận giải đặc biệt và thăm quan du lịch. Ngọc Ánh nhớ có khoảng hơn 10 thính giả Việt Nam nhiệt tình đoạt giải đặc biệt đã lần lượt được mời đến cùng thính giả của các nước đến Trung Quốc nhận giải thưởng và thăm quan du lịch. Ngoài ra, có nhiều bạn đã đoạt các giải nhất nhì và ba của các cuộc thi, và nhận được các món quà kỷ niệm. Gần đây, Ngọc Ánh nhận được tin nhắn của một số bạn hỏi vì sao đã lâu mà CRI không tổ chức cuộc thi tìm hiểu về Trung Quốc như trước kia nữa nhỉ? Có bạn cho biết, tham gia cuộc thi do quý đài tổ chức không nhất định phải đoạt giải lớn, chỉ cần tham gia rồi quý đài tặng cho chút qua kỷ niệm về tinh thần là tốt lắm rồi. Mặc dù do nhiều nguyên nhân khách quan Ngọc Ánh không thể giải đáp các bạn một cách cụ về câu hỏi này, nhưng hôm nay Ngọc Ánh xin vui mừng xin thông báo với các bạn một tin vui. Hiện nay, CRI đang tổ chức cuộc thi trên mạng mang tên “Tôi hâm mộ Trung Quốc” nhân dịp kỷ niệm 40 năm cải cách mở cửa của Trung Quốc. Nói là cuộc thi, nhưng thực ra đây la hoạt động tương tác có thưởng mang tên “Tôi hâm mộ Trung Quốc” bằng hình thức trắc nghiệm. Trong quãng thời gian từ ngày 18/10-30/11, chúng tôi đăng những câu hỏi trắc nghiệm trên tài khoản Facebook @criviet. Những bạn độc giả mạng nào tham gia tích cực, trắc nghiệm chính xác, nội dung trả tời hay và ấn tượng, nhận được nhiều Like, thì sẽ có cơ hội nhận được món quà kỷ niệm từ Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc. Hoạt động “Tôi hâm mộ Trung Quốc” tổng cộng có 15 câu hỏi trắc nghiệm, sau đây Ngọc Ánh xin đọc chậm 5 câu, 10 câu sau sẽ đọc vào chương trình Hộp thư của các kỳ sau. ---- Câu hỏi 1: Bạn cho rằng tấm ảnh nào tiêu biểu cho Trung Quốc ngày nay? Câu hỏi 2: Nói đến Trung Quốc, bạn trước tiên nghĩ tới gì? A, Vạn Lý Trường Thành B, Jack Ma Câu hỏi 3: Bạn có biết phương thức sinh hoạt thịnh hành nhất ở Trung Quốc hiện nay là gì? A, Thanh toán di động B, Mua sắm trực tuyến Câu hỏi 4: Bạn am hiểu những thương hiệu nào của Trung Quốc? A, Huawei B, Lenovo Câu hỏi 5: Trong nhà bạn, những đồ dùng nào liên quan tới Trung Quốc? A, Quần áo B, Đồ điện gia dụng Trên đây là 5 câu hỏi trắc nghiệm của hoạt động Cuội thi của CRI trên trang FB “Tôi hâm mộ Trung Quốc”, sau đây Ngọc Ánh xin đọc lại để các bạn có ấn tượng sâu hơn đối với các câu hỏi của cuộc thi.
Tue, 18 Jul 2023 - 10min - 375 - Cuộc thi trắc nghiệm "Tôi hâm mộ Trung Quốc"
Tin rằng qua các trang truyền thông trong và ngoài nước rất nhiều bạn đều biết, năm 2018 là kỷ niệm 40 năm Trung Quốc tiến hành công cuộc cải cách mở cửa. 40 năm qua, Trung Quốc từ một nước tương đối lạc hậu dần trở thành một quốc gia có tổng lượng kinh đứng hai trên thế giới ngày nay, quốc lực ngày một lớn mạnh, đời sống nhân dân ngày một nâng cao khiến cả thế giới đều kinh ngạc và quan tâm, bạn bè trên thế giới rất muốn tìm hiểu nhiều hơn nữa về mọi mặt của Trung Quốc. Nếu bạn là thính giả lâu năm của CRI chắc đều biết, những năm trước đây, CRI từng tổ chức nhiều cuộc thi với các đề tài khác nhau để thính giả khắp năm châu tìm hiểu về Trung Quốc, số thính giả toàn cầu trong có các bạn thính giả Việt Nam tham gia rất. Có bạn còn được mời đến Trung Quốc nhận giải đặc biệt và thăm quan du lịch. Ngọc Ánh nhớ có khoảng hơn 10 thính giả Việt Nam nhiệt tình đoạt giải đặc biệt đã lần lượt được mời đến cùng thính giả của các nước đến Trung Quốc nhận giải thưởng và thăm quan du lịch. Ngoài ra, có nhiều bạn đã đoạt các giải nhất nhì và ba của các cuộc thi, và nhận được các món quà kỷ niệm. Gần đây, Ngọc Ánh nhận được tin nhắn của một số bạn hỏi vì sao đã lâu mà CRI không tổ chức cuộc thi tìm hiểu về Trung Quốc như trước kia nữa nhỉ? Có bạn cho biết, tham gia cuộc thi do quý đài tổ chức không nhất định phải đoạt giải lớn, chỉ cần tham gia rồi quý đài tặng cho chút qua kỷ niệm về tinh thần là tốt lắm rồi. Mặc dù do nhiều nguyên nhân khách quan Ngọc Ánh không thể giải đáp các bạn một cách cụ về câu hỏi này, nhưng hôm nay Ngọc Ánh xin vui mừng xin thông báo với các bạn một tin vui. Hiện nay, CRI đang tổ chức cuộc thi trên mạng mang tên “Tôi hâm mộ Trung Quốc” nhân dịp kỷ niệm 40 năm cải cách mở cửa của Trung Quốc. Nói là cuộc thi, nhưng thực ra đây la hoạt động tương tác có thưởng mang tên “Tôi hâm mộ Trung Quốc” bằng hình thức trắc nghiệm. Trong quãng thời gian từ ngày 18/10-30/11, chúng tôi đăng những câu hỏi trắc nghiệm trên tài khoản Facebook @criviet. Những bạn độc giả mạng nào tham gia tích cực, trắc nghiệm chính xác, nội dung trả tời hay và ấn tượng, nhận được nhiều Like, thì sẽ có cơ hội nhận được món quà kỷ niệm từ Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc. Hoạt động “Tôi hâm mộ Trung Quốc” tổng cộng có 15 câu hỏi trắc nghiệm, sau đây Ngọc Ánh xin đọc chậm 5 câu, 10 câu sau sẽ đọc vào chương trình Hộp thư của các kỳ sau. ---- Câu hỏi 1: Bạn cho rằng tấm ảnh nào tiêu biểu cho Trung Quốc ngày nay? Câu hỏi 2: Nói đến Trung Quốc, bạn trước tiên nghĩ tới gì? A, Vạn Lý Trường Thành B, Jack Ma Câu hỏi 3: Bạn có biết phương thức sinh hoạt thịnh hành nhất ở Trung Quốc hiện nay là gì? A, Thanh toán di động B, Mua sắm trực tuyến Câu hỏi 4: Bạn am hiểu những thương hiệu nào của Trung Quốc? A, Huawei B, Lenovo Câu hỏi 5: Trong nhà bạn, những đồ dùng nào liên quan tới Trung Quốc? A, Quần áo B, Đồ điện gia dụng Trên đây là 5 câu hỏi trắc nghiệm của hoạt động Cuội thi của CRI trên trang FB “Tôi hâm mộ Trung Quốc”, sau đây Ngọc Ánh xin đọc lại để các bạn có ấn tượng sâu hơn đối với các câu hỏi của cuộc thi.
Tue, 18 Jul 2023 - 10min - 374 - Cuộc thi trắc nghiệm "Tôi hâm mộ Trung Quốc"
Tin rằng qua các trang truyền thông trong và ngoài nước rất nhiều bạn đều biết, năm 2018 là kỷ niệm 40 năm Trung Quốc tiến hành công cuộc cải cách mở cửa. 40 năm qua, Trung Quốc từ một nước tương đối lạc hậu dần trở thành một quốc gia có tổng lượng kinh đứng hai trên thế giới ngày nay, quốc lực ngày một lớn mạnh, đời sống nhân dân ngày một nâng cao khiến cả thế giới đều kinh ngạc và quan tâm, bạn bè trên thế giới rất muốn tìm hiểu nhiều hơn nữa về mọi mặt của Trung Quốc. Nếu bạn là thính giả lâu năm của CRI chắc đều biết, những năm trước đây, CRI từng tổ chức nhiều cuộc thi với các đề tài khác nhau để thính giả khắp năm châu tìm hiểu về Trung Quốc, số thính giả toàn cầu trong có các bạn thính giả Việt Nam tham gia rất. Có bạn còn được mời đến Trung Quốc nhận giải đặc biệt và thăm quan du lịch. Ngọc Ánh nhớ có khoảng hơn 10 thính giả Việt Nam nhiệt tình đoạt giải đặc biệt đã lần lượt được mời đến cùng thính giả của các nước đến Trung Quốc nhận giải thưởng và thăm quan du lịch. Ngoài ra, có nhiều bạn đã đoạt các giải nhất nhì và ba của các cuộc thi, và nhận được các món quà kỷ niệm. Gần đây, Ngọc Ánh nhận được tin nhắn của một số bạn hỏi vì sao đã lâu mà CRI không tổ chức cuộc thi tìm hiểu về Trung Quốc như trước kia nữa nhỉ? Có bạn cho biết, tham gia cuộc thi do quý đài tổ chức không nhất định phải đoạt giải lớn, chỉ cần tham gia rồi quý đài tặng cho chút qua kỷ niệm về tinh thần là tốt lắm rồi. Mặc dù do nhiều nguyên nhân khách quan Ngọc Ánh không thể giải đáp các bạn một cách cụ về câu hỏi này, nhưng hôm nay Ngọc Ánh xin vui mừng xin thông báo với các bạn một tin vui. Hiện nay, CRI đang tổ chức cuộc thi trên mạng mang tên “Tôi hâm mộ Trung Quốc” nhân dịp kỷ niệm 40 năm cải cách mở cửa của Trung Quốc. Nói là cuộc thi, nhưng thực ra đây la hoạt động tương tác có thưởng mang tên “Tôi hâm mộ Trung Quốc” bằng hình thức trắc nghiệm. Trong quãng thời gian từ ngày 18/10-30/11, chúng tôi đăng những câu hỏi trắc nghiệm trên tài khoản Facebook @criviet. Những bạn độc giả mạng nào tham gia tích cực, trắc nghiệm chính xác, nội dung trả tời hay và ấn tượng, nhận được nhiều Like, thì sẽ có cơ hội nhận được món quà kỷ niệm từ Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc. Hoạt động “Tôi hâm mộ Trung Quốc” tổng cộng có 15 câu hỏi trắc nghiệm, sau đây Ngọc Ánh xin đọc chậm 5 câu, 10 câu sau sẽ đọc vào chương trình Hộp thư của các kỳ sau. ---- Câu hỏi 1: Bạn cho rằng tấm ảnh nào tiêu biểu cho Trung Quốc ngày nay? Câu hỏi 2: Nói đến Trung Quốc, bạn trước tiên nghĩ tới gì? A, Vạn Lý Trường Thành B, Jack Ma Câu hỏi 3: Bạn có biết phương thức sinh hoạt thịnh hành nhất ở Trung Quốc hiện nay là gì? A, Thanh toán di động B, Mua sắm trực tuyến Câu hỏi 4: Bạn am hiểu những thương hiệu nào của Trung Quốc? A, Huawei B, Lenovo Câu hỏi 5: Trong nhà bạn, những đồ dùng nào liên quan tới Trung Quốc? A, Quần áo B, Đồ điện gia dụng Trên đây là 5 câu hỏi trắc nghiệm của hoạt động Cuội thi của CRI trên trang FB “Tôi hâm mộ Trung Quốc”, sau đây Ngọc Ánh xin đọc lại để các bạn có ấn tượng sâu hơn đối với các câu hỏi của cuộc thi.
Tue, 18 Jul 2023 - 10min - 373 - Cuộc thi trắc nghiệm "Tôi hâm mộ Trung Quốc"
Tin rằng qua các trang truyền thông trong và ngoài nước rất nhiều bạn đều biết, năm 2018 là kỷ niệm 40 năm Trung Quốc tiến hành công cuộc cải cách mở cửa. 40 năm qua, Trung Quốc từ một nước tương đối lạc hậu dần trở thành một quốc gia có tổng lượng kinh đứng hai trên thế giới ngày nay, quốc lực ngày một lớn mạnh, đời sống nhân dân ngày một nâng cao khiến cả thế giới đều kinh ngạc và quan tâm, bạn bè trên thế giới rất muốn tìm hiểu nhiều hơn nữa về mọi mặt của Trung Quốc. Nếu bạn là thính giả lâu năm của CRI chắc đều biết, những năm trước đây, CRI từng tổ chức nhiều cuộc thi với các đề tài khác nhau để thính giả khắp năm châu tìm hiểu về Trung Quốc, số thính giả toàn cầu trong có các bạn thính giả Việt Nam tham gia rất. Có bạn còn được mời đến Trung Quốc nhận giải đặc biệt và thăm quan du lịch. Ngọc Ánh nhớ có khoảng hơn 10 thính giả Việt Nam nhiệt tình đoạt giải đặc biệt đã lần lượt được mời đến cùng thính giả của các nước đến Trung Quốc nhận giải thưởng và thăm quan du lịch. Ngoài ra, có nhiều bạn đã đoạt các giải nhất nhì và ba của các cuộc thi, và nhận được các món quà kỷ niệm. Gần đây, Ngọc Ánh nhận được tin nhắn của một số bạn hỏi vì sao đã lâu mà CRI không tổ chức cuộc thi tìm hiểu về Trung Quốc như trước kia nữa nhỉ? Có bạn cho biết, tham gia cuộc thi do quý đài tổ chức không nhất định phải đoạt giải lớn, chỉ cần tham gia rồi quý đài tặng cho chút qua kỷ niệm về tinh thần là tốt lắm rồi. Mặc dù do nhiều nguyên nhân khách quan Ngọc Ánh không thể giải đáp các bạn một cách cụ về câu hỏi này, nhưng hôm nay Ngọc Ánh xin vui mừng xin thông báo với các bạn một tin vui. Hiện nay, CRI đang tổ chức cuộc thi trên mạng mang tên “Tôi hâm mộ Trung Quốc” nhân dịp kỷ niệm 40 năm cải cách mở cửa của Trung Quốc. Nói là cuộc thi, nhưng thực ra đây la hoạt động tương tác có thưởng mang tên “Tôi hâm mộ Trung Quốc” bằng hình thức trắc nghiệm. Trong quãng thời gian từ ngày 18/10-30/11, chúng tôi đăng những câu hỏi trắc nghiệm trên tài khoản Facebook @criviet. Những bạn độc giả mạng nào tham gia tích cực, trắc nghiệm chính xác, nội dung trả tời hay và ấn tượng, nhận được nhiều Like, thì sẽ có cơ hội nhận được món quà kỷ niệm từ Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc. Hoạt động “Tôi hâm mộ Trung Quốc” tổng cộng có 15 câu hỏi trắc nghiệm, sau đây Ngọc Ánh xin đọc chậm 5 câu, 10 câu sau sẽ đọc vào chương trình Hộp thư của các kỳ sau. ---- Câu hỏi 1: Bạn cho rằng tấm ảnh nào tiêu biểu cho Trung Quốc ngày nay? Câu hỏi 2: Nói đến Trung Quốc, bạn trước tiên nghĩ tới gì? A, Vạn Lý Trường Thành B, Jack Ma Câu hỏi 3: Bạn có biết phương thức sinh hoạt thịnh hành nhất ở Trung Quốc hiện nay là gì? A, Thanh toán di động B, Mua sắm trực tuyến Câu hỏi 4: Bạn am hiểu những thương hiệu nào của Trung Quốc? A, Huawei B, Lenovo Câu hỏi 5: Trong nhà bạn, những đồ dùng nào liên quan tới Trung Quốc? A, Quần áo B, Đồ điện gia dụng Trên đây là 5 câu hỏi trắc nghiệm của hoạt động Cuội thi của CRI trên trang FB “Tôi hâm mộ Trung Quốc”, sau đây Ngọc Ánh xin đọc lại để các bạn có ấn tượng sâu hơn đối với các câu hỏi của cuộc thi.
Tue, 18 Jul 2023 - 10min - 372 - Chuyện kể về bệnh viện Nam Khê Sơn năm xưa-Phần Ba
Hộp thư Ngọc Ánh Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc gặp gỡ các bạn vào đúng mồng 1 tháng 10, Quốc khánh lần thứ 69 của Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Trong ngày vui hôm nay, Ngọc Ánh cũng lấy làm hân hoan xúc động chia sẻ tiếp với các bạn câu chuyện thắm tình hữu nghị Trung-Việt cách đây đúng nửa thế kỷ, đó là phần ba loạt bài Chuyện kể về Bệnh viện Nam Khê sơn. Cách đây nửa thế kỷ, mỗi dịp chào mừng mồng 2 tháng 9 Quốc Khánh Việt Nam và mồng 1 tháng 10 Quốc khánh Trung Quốc là một số y bác sĩ Trung Quốc bệnh viện Nam Khê Sơn Quảng Tây Trung Quốc đưa con em đến cùng tập dượt các tiết mục văn nghệ với một số thương bệnh binh Việt Nam biểu diễn chào mừng hai ngày vui này của hai nước Trung-Việt. Bệnh viện Nam Khê Sơn là một bệnh viện hết sức đặc biệt do chính phủ Trung Quốc cho xây dựng ngay trên lãnh thổ Trung Quốc, nhưng chỉ nhận thương bệnh binh Việt Nam đến điều trị. Bệnh viện được trù bị vào năm 1966, ban đầu gọi là Bệnh viện Việt Nam, bắt đầu được xây vào năm 1967, xây xong vào năm 1968. Bệnh chính thức đặt tên là bệnh viện Nam Khê Sơn vào ngày 23 tháng 10 năm 1968, thương bệnh binh Việt Nam đợt đầu đến điều trị tại đây vào ngày 26 tháng 3 năm 1969, đợt thương bệnh binh Việt Nam cuối cùng xuất viện vào này 18 tháng 12 năm 1975. Bệnh viện Nam Khê Sơn tổng cộng đã điều trị và hồi phục sức khỏe cho 11 đợt gồm 5432 thương bệnh binh Việt Nam, làm thành công 2576 ca phẫu thuật. Đây là những con số đã đi vào lịch sử bệnh viện Nam Khê Sơn nói riêng và tình hữu nghị Trung-Việt Nói chung. Ông Đỗ Chấn Tông, giám đốc bệnh viện Nam Khê Sơn cho biết: “Lúc bấy giờ, điều kiện, các y bác sĩ và kỹ thuật của bệnh viện đều đứng hàng đầu trong cả nước Trung Quốc, bởi vì các y bác sĩ đều được tuyển chọn từ các bệnh viên lớn ở Bắc Kinh đến Quế Lâm, trình độ kỹ thuật chữa bệnh của họ rất cao. Các bác sĩ lão thành điều trị bệnh cho các thương bệnh binh Việt Nam rất có hiệu quả, họ luôn nhắc nhở chúng tôi mãi mãi không quên tình hữu nghị nhân dân hai nước Trung Việt. “ Trong 8 năm công tác tại bệnh viên Nam Khê Sơn, các y bác sĩ Trung Quốc hết lòng chữa bệnh và chăm sóc chu đáo cho các thương bệnh binh Việt Nam. Lúc bấy giờ, tuy họ làm việc 8 tiếng đồng hồ một ngày, nhưng sau khi tan việc ngoài ăn cơm và đi ngủ ra, tất cả thời gian nghiệp dư của họ đều giúp các thương binh Việt Nam luyện tập hoặc giải trí để nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Đội hậu cần thường mua kem, mua nước sinh tố cung cấp cho các thương bệnh binh, hằng tuần hằng tháng còn tổ chức họ đi thăm quan các khu phong cảnh các nhà máy, trường học ở Quế Lâm. Cứ như vậy, trong khi điều trị tại bệnh, nội dung sinh hoạt của các thương bệnh binh Việt Nam rất phong phú đa dạng. Bác sĩ khoa nội Vương Dư Thái năm nay đã 88 tuổi kể lại rằng: “Khi cấp cứu thương bệnh binh bị bệnh nặng, chúng tôi thường phải làm thêm giờ thêm ca, truyền máu cho họ từ trên cơ thể mình, nhưng chúng tôi đều không hề do dự. 8 năm phấn đấu gian khổ, dâng hiến tuổi thanh xuân của mình, trình độ y tế của chúng tôi được nâng cao toàn diện. Các thương bệnh binh Việt Nam rất hữu nghị với Trung Quốc. Tôi ấn tượng rất sâu, có một ca bệnh rất khó chẩn đoán, khám nhiều lần mà không ra kết quả, cuối cùng tôi đã từ trong chất dịch tá tràng của bệnh nhân tìm ra giun gan, qua điều trị không bao lâu bệnh nhân hồi phục sức khỏe nhanh chóng và xuất viện.” 8 năm chi viện Việt Nam kháng chiến chống Mỹ. Cơ thể của các y bác sĩ bệnh viện Nam Khê Sơn chính là các trạm máu tươi lưu động, họ đã lần lượt tình nguyện hiến gần 780 nghìn CC máu tươi cho các thương bệnh binh Việt Nam. Riêng bác sĩ Vu Thục Tuệ đến từ Bắc Kinh mà Ngọc Ánh đã giới thiệu trong kỳ Hộp thư trước đã 6 lần hiến máu. Mẹ già của bác sĩ Thục Tuệ tự hào nói: “Con gái ơi, con thật vĩ đại, máu đào của con gái đã chảy vào trái tim của thương bệnh binh Việt Nam rồi.” Lúc đó bác sĩ Vu Thục Tuệ mới độ tuổi ngoài 20, thường xuyên dẫn các học viên leo núi ở Quế Lâm đi kiếm cây thuốc về chữa bệnh cho các thương bệnh binh. Nửa thế kỷ đã trôi qua, nhắc lại chuyện xưa bác sĩ Thục Tuệ không khỏi xúc động, rơm rớm nước mắt kể lại rằng: “Chúng tôi có tiết dạy về cây thuốc Trung Y, nhiều bệnh nhân Việt Nam mắc bệnh sốt rét và bệnh gan B. Để chữa bệnh cho họ, tôi thường xuyên dẫn 21 bác sĩ y tá nữ cùng leo núi, ban đầu núi hoang không có đường, chị em chúng tôi lên xuống núi Đấu Kê cao treo leo nhiều lần rồi, hình thành con đường lên núi. Đường núi rất hiểm trở, nếu không bám chặt vào các gốc các cành cây là rất dễ bị ngã xuống vực, nước mắt tôi nhiều lần rơi xuống ngấm cả vào núi. Thế nhưng sau khi hái cây thuốc xuống, sắc thuốc cho các thương bệnh binh Việt Nam uống, bệnh tình của họ được thuyên giảm, hồi phục sức khỏe, chúng tôi liền cảm thấy rất vui mừng.” Đó là những năm tháng vật chất rất khan hiếm, thức ăn vật dùng đều thiếu thốn, nhưng các y bác sĩ bệnh viện Nam Khê Sơn biến nhà ăn bình thường thành nhà ăn dinh dưỡng, thường xuyên chế biến các món ăn hợp khẩu vị và đủ dinh dưỡng cho các bệnh nhân Việt Nam. Bác sĩ Khoa Nội Vương Dư Thái kể tiếp: “Khẩu vị của các bệnh nhân Việt Nam thích ăn thịt gà và trái cây. Để đảm bảo chất dinh dưỡng cho họ, nhà ăn thường nấu các món như bún Quế Lâm, rồi các món làm bằng thịt gà, rồi thêm trái cây như bưởi, vải, đều cung cấp đầy đủ cho họ. Đến nay, trở về Bắc Kinh đã nửa thế kỷ rồi mà tôi vẫn còn nhớ món bún Quế Lâm.” Mấy chục năm đã trôi qua, các thương bệnh binh Việt Nam năm xưa cũng không quên Bệnh viện Nam Khê Sơn. Những năm qua, hằng năm đều có các đoàn –đại biểu thuộc Đảng, Chính phủ và quân đội các nước Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam đến Trung Quốc thăm hoặc học tập, họ đều rất muốn đến thăm bệnh viện Nam Khê Sơn để tìm hiểu giai đoạn lịch sử đặc biệt đó. Cách đây mấy năm trong đoàn đại biểu Việt Nam có một bác chiến sĩ Việt Nam năm xưa từng bị thương trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, được điều trị tại bệnh viện Nam khê Sơn, hồi phục sức khỏe về nước, sau nhiều năm bác lại cùng một đoàn đại biểu đến thăm bệnh viện Nam Khê Sơn, nhưng bác không nói cho ai biết mình từng điều trị bệnh tại đây. Ông Đỗ Chấn Tông, giám đốc bệnh viện kể lại rằng: “Bởi vì mỗi đợt thương bệnh binh sau khi hồi phục sức khỏe trước khi xuất viện cũng đều chụp một tấm ãnh tập thể lưu niệm, và còn có những ghi chép rất cụ thể quá trình điều trị. Lần đó khi thăm lại bệnh viện, anh cựu bệnh binh này cũng chừng bảy tám chục tuổi rồi. khi thấy tấm ảnh tập thể có mình trong đó chụp trước khi về nước treo trên phòng triển lãm của bệnh viện, anh không khỏi xúc động, nước mặt giàn giụa đến nỗi không nói nên lời, ngay cả cô phiên dịch cho đoàn cũng khóc nức nở, mãi mới giải thích cho chúng tôi biết ngọn ngành câu chuyện. Cho nên chúng tôi sẵn sàng kế thừa giai đoạn lịch sử này cũng như tinh thần quốc tế cứu chữa thương bệnh binh Việt Nam năm xưa, để phục vụ tốt hơn cho nhân dân hai nước. Chính tinh thần của các y bác sĩ của bệnh Nam Khê Sơn năm xưa cũng luôn luôn có ảnh hưởng tốt đến các y bác sĩ thế hệ trẻ sau đó. Anh Vương Dũng, con trai cả của bác sĩ khoa nội Vương Dư Thái nói: Cách đây 50 năm, tôi theo cha đến bệnh viện Nam Khê Sơn Quế Lâm, tuổi thơ và tuổi niên thiếu của tôi đều ở tại nơi này, tôi đã chứng kiến thế hệ cha anh bệnh viện Nam Khê Sơn chữa bệnh cho các thương binh Việt Nam trong điều kiện hết sức gian khổ, đồng thời cũng chứng kiến cảnh các thương bệnh binh Việt Nam hồi phục sức khỏe, mang theo tình hữu nghị Trung-Việt về nước. Tinh thần hết lòng cứu chữa và phục vụ bệnh nhân Việt Nam của thế hệ cha anh, luôn luôn là tấm gương để chúng tôi noi theo. Bất kể đi đến đâu, chúng tôi cũng đều tự hào giới thiệu mình là “Thế hệ thứ hai y bác sĩ của Bệnh Viện Nam Khê Sơn.” 23 tháng 10 sắp tới là ngày kỷ niệm 50 năm ngày chính thức thành lập treo biển bệnh viện Nam Khê sơn, đến lúc đó bệnh viện sẽ tổ chức lễ kỷ niệm 50 ngày thành lập viện và Diễn đàn hữu nghị Trung-Việt, mời các nhân sĩ hữu nghị từng tham gia và chứng kiến hình ảnh bệnh viện Nam Khê Sơn năm xưa và con cháu của họ trở lại thăm bệnh viện Nam Khê Sơn. Đến lúc đó Hộp thư Ngọc Ánh sẽ giới thiệu bài phóng sự liên quan do phóng viên CRI đi lấy tin từ Quế Lâm gửi về. Ngọc Ánh xin gửi tin nhắn như sau: Các bạn thương bệnh binh Việt Nam xưa thân mến, các y bác sĩ Trung Quốc bệnh viện Nam Khê Sơn Quế Lâm năm xưa rất nhớ các bạn, muốn liên hệ với các bạn. Nếu bạn là thính giả của Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc, nếu bạn đón nghe Hộp thư Ngọc Ánh kỳ này, mong bạn gửi E_mail cho Ngọc Ánh theo địa chỉ hộp thư điện tử vie@cri.com.cn, hoặc mời bạn viết tin nhắn cho Hộp thư Ngọc Ánh trên trang facebook, nếu bạn không thông thạo sử dụng công cụ thông tin điện tử, mời bạn nhờ con cháu trong nhà trợ giúp.
Tue, 18 Jul 2023 - 10min - 371 - Chuyện kể về bệnh viện Nam Khê Sơn năm xưa Phần Hai
Ngày 6 tháng 9 vừa qua tại Bắc Kinh, Đại sứ Quán Việt Nam tại Trung Quốc đã tổ chức buổi chiêu đãi Kỷ nệm 73 năm Quốc Khánh Việt Nam, nhiều nhân sĩ hữu nghị luôn có sự đóng góp cho tình hữu nghị Trung-Việt đã nhận thiệp mời đến dự, trong đó có cả những người từng chứng kiến quá trình xây dựng và phát triển bệnh viện Nam Khê Sơn năm xưa, những từng trải của các y bác sĩ bệnh viện Nam Khê Sơn chi viện Việt Nam kháng chiến chống Mỹ, chính là đội ngũ chứng kiến tình hữu nghị Trung-Việt được vun tưới bằng máu đào. Nửa thế kỷ đã trôi qua, dòng sông Nam Khê vẫn chảy, ngày nay, ngoài các y bác sĩ Trung Quốc ra, còn bao nhiêu người nhớ đến hoặc biết đến những hình ảnh những câu chuyện về bệnh viện Nam Khê Sơn trong 8 năm từ năm 1968 đến năm 1976 nhỉ? Vẫn nhớ đến mối tình gắn bó Trung-Việt qua các khung cảnh các y bác sĩ Trung Quốc hết mình cứu chữa cho các thương bệnh binh Việt Nam nhỉ? Trong Hộp Thư kỳ này, Ngọc Ánh xin giới thiệu tiếp với các bạn phần hai bài phóng sự của phóng viên Vinh Dung và Lý Phong nhan đề “Chuyện kể về bệnh viện Nam Khê Sơn” Trong thời gian từ 1969-1975, bệnh viện Nam Khê Sơn Quế Lâm Trung Quốc tổng cộng đã tiếp nhận và điều trị 5432 các thương bệnh binh Việt Nam, giải phẫu thành công 2576 ca bệnh nhân, ngoài ra các y bác sĩ Trung Quốc còn tổng cộng hiến hơn 700 nghìn CC máu cho các thương bệnh binh Việt Nam, trong khi hoàn thành tốt đẹp sứ mệnh của “Bệnh viện chi viện Việt Nam”, họ cũng đã vun tưới tình hữu nghị nhân dân Trung-Việt bằng những giọi máu đào của mình. Vậy sau khi hoàn thành nhiệm vụ về nước, tình hình của các y bác sĩ Trung Quốc như thế nào? Nửa thế kỷ đã trôi qua, những câu chuyện rung động lòng người với các thương binh Việt Nam trong ký ức của các y bác sĩ Trung Quốc ra sao? Sau đây Ngọc Ánh xin kể tiếp. Năm 1976, sau khi hoàn thành nhiệm vụ chi viện Việt Nam, 278 các y bác sĩ Bắc Kinh rời khỏi Quế Lâm, trở lại với cương vị của người lương y, có người trở thành chuyên gia trong lĩnh vực y học. Ví dụ như bác sĩ Lý Ngọc Hải đã trở thành chuyên gia khoa tiết niệu nổi tiếng trên quốc tế, tên gọi của một phẫu thuật khoa tiết niệu đã lấy tên của bác sĩ; Bác sĩ Lý Minh Viễn trở thành Giám đốc Viện Nghiên cứu bệnh Lao; bác sĩ Vu Thục Huệ trở thành giáo sư chăm sóc sức khỏe phụ nữ nổi tiếng Trung Quốc. Ngoài đội y tế ra, còn một đội ngũ trẻ cũng có công đáng kể, đó là một số phiên dịch tiếng Việt, trong đó có cô giáo Triệu Ngọc Lan, sau khi hoàn thành nhiệm vụ, cô Lan trở lại Trường Đại học Bắc Kinh, giảng dạy tiếng Việt cho vô số các thế hệ sinh viên Trung Quốc, về sau các sinh viên lại trở thành những người kế thừa và là đội quân chủ lực của tình hữu nghị Trung-Việt. Cô Triệu Ngọc Lan nói: Lúc bấy giờ cảm thấy nhiệm vụ này rất thiêng liêng. Mao Chủ Tịch từng nói: “700 triệu người dân Trung Quốc là hậu thuẫn vững chắc của nhân dân Việt Nam, Trung Quốc bao la là hậu phương tin cậy của nhân dân Việt Nam”, thế là tôi liền lên đường. Sau khi đến bệnh viện Nam Khê Sơn, tôi thường cùng các y bác sĩ đi kiểm tra giường bệnh nhân, đã học được rất nhiều kiến thức về y học. Trong những năm tháng làm việc tại bệnh viện Nam Khê Sơn, tôi đã chứng kiến các thương bệnh binh Việt Nam đều cảm nhận sâu sắc đối với sự giúp đỡ và hy sinh to lớn rất chí tình của Trung Quốc dành cho họ, họ biết tri ân, nên dù có vất vả mấy tôi cũng cảm thấy rất vui.” Sau khi các y bác sĩ Bắc Kinh đến Quế Lâm, nhiệm vụ quan trọng đầu tiên của họ là học tiếng Việt. Ba tháng đầu, các phiên dịch sáng nào cũng cùng họ đến nhà ăn ẩm ướt, bàn ăn trở thành bàn học, ngày nào họ cũng học thuộc lòng những câu đơn giản như “Chào đồng chí”, “Đồng chí tên là gì?” Ngày 26 tháng 3 năm 1969, bệnh viện Nam Khê Sơn đón thương bệnh binh Việt Nam đợt đầu, thế là các y bác sĩ TQ đã có thể triển khai công tác cứu chữa, họ biết nghe, đọc, viết tiếng Việt đơn giản. Bác sĩ Vu Thục Tuệ đến nay vẫn nhớ như in cái đêm cách đây 49 năm. Hôm đó bà trực ca đêm từ 2 giờ đêm đến 8 giờ sáng, trước hết phải đi kiểm tra bệnh tình của 48 thương bệnh binh trong phòng bệnh, khi đến bên giường số 2 phòng bệnh số 2, anh thương binh bỗng ngồi bật dậy nói một tràng, ban đầu bác sĩ Tuệ chỉ nghe hiểu lõm bõm, càng nghe càng không hiểu, bà rất lo lắng, không hiểu bệnh nhân này sao rồi? Bác sĩ Thục Tuệ kể lại rằng: Lúc đó tôi lo lắng cho bệnh tình của người bệnh, liền gọi điện thoại mời phiên dịch đến giúp, chị phiên dịch nghe anh bệnh nhân nói lại một tràng vừa rồi, chị cho tôi biết là, bệnh nhân nói: Ban ngày bác sĩ đã cùng chúng tôi chơi bóng, đọc sách, chữa bệnh, kê thuốc cho chúng tôi. Ban đêm không nghỉ ngơi, lại đi kiểm tra các giường bệnh, vất vả quá. Các y bác sĩ Trung Quốc chăm sóc chúng tôi chu đáo quá, rất cảm ơn bác sĩ. Nghe phiên dịch chuyển ngữ xong, mặt tôi bỗng nóng ran, tim đập mạnh, thật không biết trả lời thế nào. Trong quá trình giao tiếp với các thương bệnh binh Việt Nam, còn một việc nhỏ nữa khiến bác sĩ Vu Thục Tuệ quyết tâm học cho tốt tiếng Việt. Đó là khi làm ở khoa ngoại của bệnh viện, có một bệnh nhân phải làm phẫu thuật tai, nên phải húi trọc mới được. Bác sĩ Tuệ liền thông báo cho bệnh nhân: “Mời đồng chí đi cắt đầu”. Vừa dứt lời bà thấy bệnh nhân liền trùm cả chăn lên người lăn trên giường, kêu to: “Ối ối, tôi không đi, không đi đâu.” Bác sĩ Tuệ cảm thấy lạ liền mời phiên dịch đến. “Nghe tôi nói xong, chị phiên dịch liền mở to mắt rồi nói nghiêm nghị rằng ‘Sao chị lại bảo bệnh nhân đi cắt đầu’, nên nói là húi tóc chứ. Tôi ngớ cả người rồi rất ân hận vì mình nói sai. Về sau, anh bệnh nhân này kể lại cho chị phiên dịch rằng: Thực ra tôi muốn bác sĩ Thục Tuệ học tốt tiếng Việt, không mắc sai nữa nên mới cố tình trùm chăn lăn trên giường la lên vậy thôi. Qua việc này tôi thấm thía rằng, chúng tôi đang gánh trọng trách do Nhà nước và nhân dân phó thác, cần học cho tốt tiếng Việt, không nên mắc sai trong quá trình điều trị cho các thương bệnh binh Việt Nam.” So với bác sĩ Vu Thục Tuệ trẻ nhất lúc đó thì bác sĩ chủ nhiệm các khoa đến từ các bệnh viện ở Bắc Kinh lớn tuổi hơn nhiều, học tiếng Việt dễ quên hơn. Ví dụ như bác sĩ Miêu Phong Nguyên chủ nhiệm khoa Tai Mũi Họng mỗi lần kiểm tra cho bệnh nhân đều hỏi với giọng ngọng níu ngọng nô rằng: Tồng Chí chố nào không chịu? Bệnh nhân vừa nghe vừa đoán, hiểu rồi liền mỉm cười trả lời bác sĩ. Lại còn bác sĩ Phan Thụy Cần, Chủ nhiệm khoa Ngoại, làm rất nhiều ca phẫu thuật phức tạp và cứu sống rất nhiều thương bệnh binh Việt Nam. Mỗi lần làm xong ca phẫu thuật, để tránh ruột bệnh nhân bị dính vào nhau, bác sĩ Thụy Cần đều hỏi câu: “Đồng chí đánh rắm chưa?” Nhiều khi quên tiếng Việt câu này, ông vừa làm động tác vừa hỏi: “Đồng chí pụt pụt chưa?” thế là bệnh nhân vừa nhịn đau chỗ vết mổ vừa cười ra tiếng trả lời: “Có có rồi bác sĩ ạ.” Năm 2006, có một chị người Việt Nam đến Quảng Tây để tìm bác sĩ bệnh viện Nam Khê Sơn. Đó là vào năm 1969, bác sĩ mà chị muốn tìm từng làm ca phẫu thuật cứu sống chị. Bác sĩ mà chị tha thiết muốn tìm đó chính là bác sĩ, Giáo sư Phan Thụy Cần, sau khi về Bắc Kinh trở thành Phó giám đốc Thường trực bệnh viện hữu nghị Trung-Nhật chuyên gia Khoa ngoại nổi tiếng Trung Quốc, năm nay đã 91 tuổi. Bác sĩ Cần kể lại rằng: Chúng tôi dùng máu đào của nhân dân Trung Quốc dâng hiến cho nhân dân Việt Nam. Sau khi được chúng tôi điều trị, các thương bệnh binh Việt Nam xuất viện, về nước trở lại cương vị chiến đấu và công tác của họ. Chính phủ Việt Nam và các thương bệnh binh đã hết lời khen ngợi công tác của chúng tôi. Chúng tôi đã chi viện cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Việt Nam bằng tuổi trẻ của mình, viết nên một trang sáng ngời. Nhân đây, Ngọc Ánh xin gửi tin nhắn như sau: Các bạn thương bệnh binh Việt Nam xưa thân mến, các y bác sĩ Trung Quốc bệnh viện Nam Khê Sơn Quế Lâm năm xưa rất nhớ các bạn, muốn liên hệ với các bạn. Nếu bạn là thính giả của Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc, nếu bạn đón nghe Hộp thư Ngọc Ánh kỳ này, mong bạn gửi E_mail cho Ngọc Ánh theo địa chỉ hộp thư điện tử vie@cri.com.cn, hoặc mời bạn viết tin nhắn cho Hộp thư Ngọc Ánh trên trang facebook, nếu bạn không thông thạo sử dụng công cụ thông tin điện tử, mời bạn nhờ con cháu trong nhà trợ giúp.
Tue, 04 Jul 2023 - 10min - 370 - Chuyện kể về bệnh viện Nam Khê Sơn năm xưa
Mồng 2 tháng 9 năm nay là kỷ niệm 73 năm Quốc Khánh Việt Nam, xin chúc đất nước Việt Nam ngày càng phồn vinh thịnh vượng, nhân dân ngày càng ấm no hạnh phúc. trong ngày vui này, nhân dân hai nước Trung-Việt không khỏi nhớ về tình hữu nghị được xây đắp trong thời kỳ Việt Nam kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ gian khổ. Nhân dịp kỷ niệm Quốc Khánh Việt Nam và tình hữu nghị Trung –Việt, hôm nay, Ngọc Ánh xin mời các bạn gặp gỡ một số gương mặt các y bác sĩ Trung Quốc năm xưa. Qua bài phóng sự của phóng viên Vinh Dung nhan đề: “Chuyện kể về bệnh viện Nam Khê Sơn năm xưa”. Đó là vào một buổi sáng tháng 8 trời đẹp vừa qua, lễ đường bệnh viện Trung Y Bắc Kinh đông vui náo nhiệt, hàng trăm các ông các bà đã da mồi tóc bạc tề tựu tại đây, tay bắt mặt mừng, hoặc vừa gọi tên nhau vừa ôm nhau, nước mắt rưng rưng. Thì ra đây là buổi lễ kỷ niệm chào mừng 50 năm ngày thành lập bệnh viện Nam Khê Sơn. Sau nửa thế kỷ mới được gặp lại, họ không khỏi vui mừng cả cảm khái bởi thời gian thấm thoắt, cùng ôn lại những tháng năm từng sát cánh bên nhau trong khói lửa chiến tranh. Họ là những Thiên sứ áo trắng của bệnh viện Nam Khê Sơn Trung Quốc từng cứu chữa điều trị cho các chiến sĩ Việt Nam đổ máu bị thương trên chiến trường trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước năm 1968, tình chiến hữu của họ đã trải qua thử thách của khói lửa chiến tranh. Đối với các bạn thính giả lâu năm mà nói, có lẽ không xa lạ đối với bệnh viện Nam Khê Sơn Quế Lâm Quảng Tây, nay là Bệnh viện Nam Khê sơn Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây. Trong những năm 60 thế kỷ trước, Việt Nam tiến hành công cuộc kháng chiến chống Mỹ hết sức gian khổ, theo yêu cầu của Chính phủ Việt Nam lúc bấy giờ, dưới sự quan tâm của Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai, các đơn vị như Uỷ ban Kinh tế đối ngoại Nhà nước, Bộ Y tế, Bộ Tài chính Trung Quốc đã cùng trù bị xây dựng bệnh viện Nam Khê Sơn Quế Lâm Trung Quốc, bệnh viện hậu phương của Việt Nam, chuyên tiếp nhận các thương bệnh binh việt Nam. Từ tháng 9 năm 1968 đến tháng 2 năm 1969, 278 các y bác sĩ cốt cán được tuyển chọn từ các bệnh viện và 4 trường đào tạo hộ lý ở Bắc Kinh, nhận trọng trách do nhà nước phó thác, đã tạm biệt Bắc Kinh, chia tay với người thân, dứt khoát lên đường đến bệnh viện Nam Khê Sơn, bắt đầu thi hành nhiệm vụ chi viện Việt Nam kháng chiến chống Mỹ trong suốt 8 năm. Ngược dòng thời gian 50 năm, xuân qua thu lại 50 lần. Lúc bấy giờ, người ít tuổi nhất trong số họ mới tuổi đời 19, lớn nhất cũng mới chỉ ngoài 40. Ngày nay, các cô gái xinh tươi các chàng trai tuấn tú năm xưa đều đã vào độ tuổi tóc bạc da mồi. Cụ bà Vu Thục Huệ năm này 71 tuổi là thành viên đợt đầu của đội y tế rời khỏi Bắc Kinh đến bênh viện Nam Khê Sơn, bà vẫn nhớ như in cảnh xưa chuyện cũ, bà đã kể lại bằng giọng xúc động: Mồng 2 tháng 9 năm 1968, tôi và 41 bạn học cùng 4 trường đào tạo hộ lý đã đáp đoàn tàu thứ 5, sau hành trình 40 tiếng đồng hồ thì đến bệnh viện Nam Khê Sơn Quế Lâm, lúc bấy giờ gọi là Bệnh viện Việt Nam, chuyên tiếp nhận các thương bệnh binh Việt Nam. Ngoài 278 các bác sĩ và y tá được điều từ Bắc Kinh đến, còn có khoảng năm sáu trăm các nhân viên hậu cần và các y bác sĩ được điều đến từ ngay tại địa phương. Khi chúng tôi đến nơi, ngôi lầu bệnh viện đã được xây xong, nhưng những bố trí ở bên trong vẫn chưa hoàn tất, cho nên buổi sáng chúng tôi học tiếng Việt, buổi chiều làm phu khuân vác. Các chị em trẻ chúng tôi lúc bấy giờ chưa từng rời khỏi Bắc Kinh, nhưng sau khi đến đó, chúng tôi đi chân đất như những người dân địa phương miền Nam, cùng khuân vác đồ đạc, tất cả các giường bệnh, tủ đầu giường của các thương bệnh binh Việt Nam đều do chúng tôi khuôn vác đến, cho nên chúng tôi có tình cảm đặc biệt với bệnh viện này. Rất nhiều các gương mặt trẻ như bà Vu Thục Huệ năm xưa đã tham gia các công việc xây dựng bệnh viện, phát triển bệnh viện dưới chân núi Nam Khê Sơn do Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai đích thân lựa chọn địa chỉ, họ đã hoàn thành nhiệm vụ cứu chữa điều trị cho các thương bệnh binh Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ trên tinh thần yêu nước và quốc tế. Mặc dù họ không phải là bác sĩ quân y, nhưng họ xưng hô với nhau bằng hai chữ “chiến hữu”, họ đều có tinh thần “phấn đấu gian khổ, cần cù chịu khó, dũng cảm hiến dâng”; trên cơ thể họ là kho máu sống lưu động, họ có thể vén cánh tay áo lên hiến máu cho các thương bệnh binh Việt nam vào bất cứ lúc nào khi cần; họ học tiếng Việt từ ABC, rồi có thể nói chuyện với bệnh nhân bằng tiếng Việt. Từ năm 1968 đến năm 1976, họ đã chiến đấu trên chiến trường không khói lửa trong suốt hơn 2000 ngày và đêm. Ngày nay, các y bác sĩ trẻ trung năm xưa đã mái tóc đầy sương, số dịp để họ tề tựu vui họp mặt cũng ngày càng ít đi. Bác sĩ khoa ngoại Trương Ngọc Hải và thầy thuốc gây mê Lý Minh Viễn năm xưa từng làm việc bên nhau, lần này chiến hữu gặp lại hết sức xúc động, họ bắt chặt tay nhau, trong tâm trí họ hiện lên những hình ảnh trẻ trung của nhau cách đây 50 năm. Ông Trương Ngọc Hải nói: Lúc bấy giờ, hằng ngày đến khi làm phẫu thuật là hai chúng tôi lại hợp tác với nhau, quan hệ giữa chúng tôi tại bệnh viện Nam Khê Sơn phải nói, rất là đặc biệt. Thầy thuốc Lý Minh Viễn nói: “Chúng tôi là cộng tác tốt của nhau, đều đến từ một thành phố, tới tỉnh lẻ rồi, cùng làm việc với nhau trong suốt 8 năm, tình bạn đặc biệt sâu nặng. Ông Trương Ngọc Hải: “Lúc bấy giờ chúng tôi cùng ở Quảng Tây, tuy đều đã xây dựng gia đình, nhưng hễ đi làm là chúng tôi lại luôn bên nhau, tan việc rồi cũng sát cánh nhau, cùng đi nhà ăn dùng cơm, cuối tuần lại cùng đi xem phim, mỗi khi có hoạt động giải trí đều có mặt bên nhau.” Lý Minh Viễn: “Vâng, cái thời đó chúng tôi đều đang rất trẻ.” Nhắc đến ấn tượng của mình đối với các bệnh nhân Việt Nam, ông Trương Ngọc Hải nói “Chúng tôi hết sức khâm phục tinh thần chịu thương chịu khó của các đồng chí Việt Nam.” Ông Lý Minh Viễn nói: “Điều kiện lúc bấy giờ rất gian khổ, đặc biệt là các đội viên du kích đến từ miền Nam Việt Nam, nhiều người bị bom đạn gây thương tật, ai không bị thương thì lại mắc bệnh sốt rét, sơ gan, bị sưng phù, sức khỏe rất yếu, với bổn phận của người thầy thuốc lương y chúng tôi đều toàn tâm toàn lực cứu chữa cho họ. Chúng tôi đã làm những việc giúp đỡ nhân dân Việt Nam, góp phần cho tình hữu nghị Trung-Việt vào lứa tuổi trẻ trung nhất của đời mình, chúng tôi lấy làm phấn khởi và cảm thấy an ủi.” Là bác sĩ, họ không hề sợ khổ sợ mệt, họ có sự đòi hỏi tỉ mỷ kỹ càng đối với kỹ thuật chữa bệnh, có tinh thần trách nhiệm nghiêm chỉnh đối với các bệnh nhân, họ chính là các nhà ngoại giao nhưng không phải là cán bộ làm việc trong Bộ Ngoại giao, họ đã góp phần đáng kể của mình vào việc vun đắp và củng cố tình hữu nghị của nhân dân hai nước Trung-Việt. Do họ có công trạng xuất sắc, Năm 1974, chính phủ Việt Nam đã trao tặng Huân chương Kháng chiến hạng nhất cho bệnh viện Nam Khê Sơn, ông Nguyễn Văn Tín Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam lúc bấy giờ từng hết sức cảm khái rằng: Bệnh viện Nam Khê Sơn xứng đáng là đóa hoa tươi tắn nhất trong rừng hoa hữu nghị Việt-Trung. Năm 1976, sau khi hoàn thành nhiệm vụ chi viện Việt Nam kháng chiến chống Mỹ, tất cả các y bác sĩ Trung Quốc lần lượt rời khỏi Quế Lâm, trở về Bắc Kinh, những gốc cây hoa Quế mà họ từng trồng năm xưa, nay đã thành rừng hoa quế sum suê, tượng trưng của tình hữu nghị Trung-Việt; hằng năm mỗi độ trước và sau Trung thu, ngày tết cổ truyền của hai nước, rừng hoa quế đưa hương thơm ngát, khiến lòng người ngất ngây, hương hoa như muốn bày tỏ niềm thương nỗi nhớ đối với các y bác sĩ bệnh viện Nam Khê Sơn Quế Lâm Quảng Tây năm xưa. Vậy thì sau khi trở về Bắc Kinh, các y bác sĩ bệnh viện Nam Khê Sơn có những từng trải gì? Họ còn làm tiếp những việc góp phần cho tình hữu nghị Trung-Việt nữa không? Vào giờ này tuần tới Ngọc Ánh xin kể tiếp với các bạn phần hai bài phóng sự của phóng viên Vinh Dung nhan đề: “Chuyện kể về bệnh viện Nam Khê Sơn năm xưa”. Nhân đây, Ngọc Ánh xin gửi tin nhắn như sau: Các bạn thương bệnh binh Việt Nam xưa thân mến, các y bác sĩ Trung Quốc bệnh viện Nam Khê Sơn Quế Lâm năm xưa rất nhớ các bạn, muốn liên hệ với các bạn. Nếu bạn là thính giả của Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc, nếu bạn đón nghe Hộp thư Ngọc Ánh kỳ này, mong bạn gửi E_mail cho Ngọc Ánh theo địa chỉ hộp thư điện tử vie@cri.com.cn, hoặc mời bạn viết tin nhắn cho Hộp thư Ngọc Ánh trên trang facebook, nếu bạn không thông thạo sử dụng công cụ thông tin điện tử, mời bạn nhờ con cháu trong nhà trợ giúp. Xin cảm ơn.
Tue, 04 Jul 2023 - 10min - 369 - Lập thu đọc thơ Đăng Cao của nhà thơ Đỗ Phủ
Chào mừng quý vị và các bạn đến với bến hẹn tình bạn mảnh vườn kiến thức Hộp Thư Ngọc Ánh trên sóng và trên mạng CRI. Đây là nơi dốc bầu tâm sự, là cẩm nang trả lời các câu hỏi, là chỗ dừng chân ngắm cảnh nhìn đời, là con thuyền chở đầy ắp tình cảm của các bạn dành cho Hộp Thư Ngọc Ánh đã nhiều năm, đến nay vẫn nhận được sự quan tâm và ưu ái của các bạn. Vậy là đã lập thu rồi, chúc các bạn luôn gặt hái niềm vui. Thưa các bạn, đã lập thu rồi, đây là tiết khí thứ 13 của 24 tiết khí trong một năm nông lịch và là tiết khí đầu tiên mở màn cho cả mùa thu. Trong chữ Hán, xét từ mặt chữ Thu (秋), gồm chữ 禾và chữ 火 hợp thành, có nghĩa là mùa màng đang chín, mùa thu đến rồi, trời nóng chuyển sang mát dần, rồi quá độ sang mùa đông lạnh. Sau mỗi trận mưa thu thì sẽ mỗi lần nhiệt độ giảm và mát lạnh dần. Do vậy, miền bắc Trung Quốc có câu: 一场秋雨一场寒, có nghĩa là mỗi trận mưa thu, mỗi trận hàn. Mùa thu sang, cũng là mùa lá cây bắt đầu vàng, úa rụng theo chiều gió, cho nên người miền bắc Trung Quốc còn có câu: 一叶落,而知天下秋. Một chiếc lá rụng, là biết cả mùa thu thiên hạ. Trong ngày lập thu, một số nơi miền bắc Trung Quốc các gia đình có tục Vỗ Béo (贴膘), bởi vì họ quan niệm rằng suốt cả mùa hè nóng nực, chán miệng, không có hứng ăn uống, ai nấy cũng gầy đi. Lập thu rồi, trời mát rồi, cần phải ăn bổ ăn ngon. Do vậy mà nhiều gia định chuẩn bị nhiều món ăn chế biến bằng thịt cá và tất nhiên cũng có cả món sủi cảo nữa. Còn riêng Ngọc Ánh thì xin chịu, không thích ăn những món nhiều dầu, không ưa ăn những thịt cá ngấy và vẫn khoái khẩu những món ăn thanh đạm và thích ăn rau xanh trái quả. Mời các bạn tiếp tục theo dõi Hộp Thư Ngọc Ánh, bạn Trần Bích Thu ở TP. HCM viết thư cho Ngọc Ánh tâm sự rằng: Chị Ngọc Ánh ơi, em rất thích học tiếng Trung Quốc, kho tàng thơ ca của Trung Quốc rất phong phú. Em hết sức ngưỡng mộ các nhà thơ đời Đường Trung Quốc như Lý Bạch, Đỗ Phủ và Bạch Cư Dịch. Mặc dù đã đọc thơ của các cụ đó, nhưng em vẫn muốn nghe chị giải đáp vần đề của em qua Hộp Thư Ngọc Ánh. Vì nghe chị giải đáp rất lý thú. Em được biết ba nhà thơ đời đường đó là nhà thơ Lý Bạch được mệnh danh là Thi Tiên, Đỗ phủ được mạnh danh là Thi Thánh, Bạch Cư Dịch được mệnh danh là Thi Ma. Vậy thì tại sao Đỗ phủ lại được mệnh danh là Thi Thánh, mong chị Ngọc Ánh giải đáp. Sau đây Ngọc Ánh xin giải đáp câu hỏi của bạn Bích Thu và hoan nghênh các bạn khác quan tâm vấn đề này cùng nghe. Thưa các bạn, Đỗ Phủ là nhà thơ đời Đường nổi tiếng Trung Quốc, Ngọc Ánh cũng yêu thích những bài thơ bất hủ của ông. Sau đây Ngọc Ánh xin giới thiệu đôi nét về nhà thơ Đỗ Phủ. Trong lịch sử văn học Trung Quốc, mọi người thường nói, Lý Đỗ là đại diện cao nhất của thành tựu thơ ca của đời Đường Trung Quốc. Trong đó Lý là chỉ thi tiên Lý Bạch nổi tiếng khắp thế giới, Đỗ là chỉ thi thánh Đỗ Phủ. Riêng Đỗ Phủ sinh vào năm 712 công nguyên, là cháu của nhà thơ nổi tiếng Đỗ Thẩm Ngôn. Từ nhỏ, Đỗ Phủ đã rất thông minh và chịu khó học tập. Hơn nữa, gia đình có bầu không khí văn hóa nồng nàn. Lúc lên bẩy tuổi, ông đã biết làm thơ. Sau khi thưởng thành, ông thông thạo thư pháp, hội họa, âm nhạc, cưỡi ngựa và chơi gươm. Vào thời thanh niên, Đỗ Phủ cho rằng mình có tài ba lỗi lạc và chí hướng to lớn. Năm 19 tuổi, ông bắt đầu vân du thiên hạ, sống cuộc sống lãng mạn, ăn chơi lông bông. Quãng thời gian đó, chính là thời kỳ phồn vịnh nhất của thời Đường. Đỗ Phủ ngoạn du danh lam thắng cảnh, kiến thức ngày càng rộng, viết ra câu thơ nổi tiếng hàng nghìn năm là Hội đương lăng tuyệt đỉnh, nhất lãm chúng sơn tiểu. Giống như nhiều nhà văn khác, Đỗ Phủ cũng muốn đi lên con đường làm quan. Ông không ngừng làm thơ để tham gia hoạt động xã giao với quyền quý, tham gia thi khoa cử, nhưng đều bị thất bại. Vào thời trung niên, Đỗ Phủ sống trong cảnh nghèo khó ở Trường An—đô thành đời nhà Đường. Ông tận mắt chứng kiến cảnh kẻ quyền quý ăn chơi xa xỉ và cảnh thê thảm của người nghèo chịu rét chết đói trên đường phố. Ông viết ra lời răn rằng: Chu môn tửu nhục xú, lộ hữu đống tử cốt. có nghĩa là cửa son rượu thịt ôi, ngoài đường đầy xác chết. Trải qua sự ngã lòng trầm luân trên con đường làm quan và cuộc sống đói rét khổ cực, Đỗ Phủ nhận thức được sự mục nát của kẻ thống trị và nỗi đau khổ của nhân dân, khiến ông dần đần trở thành một nhà thơ lo việc nước lo việc dân. Năm 755 công nguyên, Đỗ Phủ 43 tuổi được nhậm một chức quan. Nhưng một tháng sau, nhà Đường xảy ra phiến loạn chiến tranh. Sau đó, phiến loạn chiến tranh lại xảy ra liên miên. Trong thời kỳ này, Đỗ Phủ trôi giạt đến đây, trải qua nhiều gian nan, nhận thức tỉnh táo hơn đối với hiện thực. Ông viết ra những bài thơ nổi tiếng như: Đăng Cao, Thạch Hào Lại, Đồng Quan Lại, Tân An Lại, Tân Hôn Biệt, Thủ Lão Biệt và Vô Gia Biệt. Bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đối với nhân dân và phẫn nộ đối với chiến tranh của nhà thơ. Năm 759 công nguyên, Đỗ Phủ Thất Vọng triệt để đối với chính trị rồi ông từ quan về vườn. Lúc bấy giờ, Trường An đang bị hạn hán, Đỗ Phủ nghèo đến nỗi không thể sống nổi. Bèn dẫn người nhà lưu vong đến Thành Đô miền tây nam Trung Quốc. Được sự cứu tế của bạn bè, Đỗ Phủ sống cuộc sống ở ẩn bốn năm. Trong tình hình nghèo khó, Đỗ Phủ đã viết ra bài thơ: Lều tranh bị cơn gió mùa thu phá hoại, miêu tả hoàn cảnh khốn khổ của cả gia định, rồi từ từng trải thiết thân của mình, nghĩ đến cảnh ngộ của người khác. Ông khát khao có được hàng chục triệu căn nhà để giúp đỡ mọi người nghèo chịu rét chịu đói trong thiên hạ được thoát khỏi nỗi đau khổ. Thậm chí, ông cũng hy sinh cả cá nhân mình để đổi lấy nụ cười của mọi người nghèo trong thiên hạ. Bài thơ có tình cảm sâu sắc thể hiện tinh thần cao cả của nhà thơ. Năm 770 công nguyên, Đỗ Phủ 59 tuổi, mất trên đường lưu vong bởi bệnh tật. Đỗ Phủ đã để lại hơn 1400 bài thơ, phản ánh sâu sắc toàn diện diện mạo xã hội nhà Đường trong hơn 20 năm phiến loạn chiến tranh. Từ thời kỳ phồn vinh đến thời kỳ suy lụi, hoành tráng như sử thi. Thơ của Đỗ Phủ có kết cấu đa dạng, ông học tập ưu điểm của người khác, dung hợp hình thức kể chuyện, ký sự, trữ tình và bình luận. Thơ có nội dung sâu rộng, tình cảm chân thành nồng nàn. Về mặt nghệ thuật, ông không những thu gom lại cái hay của thơ ca cổ điển mà còn sáng tạo và phát triển, đã mở rộng lĩnh vực thơ ca về mặt nội dung và hình thức, ảnh hưởng sâu rộng tới đời sau. Do vậy mà Đỗ Phủ đã được những người yêu thơ mệnh danh là Thi Thánh. Sau đây, Ngọc Ánh xin đọc bài thơ Đăng Cao của nhà thơ nổi tiếng đời Đường Trung Quốc Đỗ Phủ. Phong cấp thiên cao viên khiếu ai, Chử thanh sa bạch điểu phi hồi. Vô biên lạc mộc tiêu tiêu há, Bất tận trường giang cổn cổn lai. Vạn lý bi thu thường tách khách, Bách niên đa bệnh độc đăng đài. Gian nan khổ hận phồn sướng mấn, Đạo đảo tân đình trọc tửu bôi. Thơ đại dịch như sau: Lên cao Trời cao gió mạnh vượn kêu. Bãi Quan cát trắng chim chiều bay quanh, Miên man lá rụng điêu linh, Nước sông cuồn cuộn mênh mông chạy rào. Khách xa, thu tới, thêm sầu, Tuổi già lắm bệnh lên cao một người. Gian nan, tóc bạc, khôn đành. Nỗi mình vất vả hãy đình chén vui. Các bạn thân mến, trên đây Ngọc Ánh vừa giới thiệu đõi nét về Thi Thành Đỗ Phủ, nhà thơ nổi tiếng đời Đường Trung Quốc, theo yêu cầu của bạn Trần Bích Thu ở TP. HCM. Hộp Thư Ngọc Ánh kỳ này xin tạm khép lại ở đây, hẹn gặp lại các bạn vào giờ này tuần tới.
Wed, 28 Jun 2023 - 10min - 368 - Tiếp chuyện bạn nghe Đài và giới thiệu về Núi Thái Sơn
Tôn chỉ Hộp thư Ngọc Ánh là luôn luôn kết giao bè bạn, đậm đà tình người, chia sẻ kiến thức, trải rộng năng lương tích cực, để mọi người càng thêm tin yêu cuộc sống. Chúng ta thường nói, tình yêu là đề tài muôn thủa, nhưng theo Ngọc Ánh thì bạn bè lâu năm, cho dù nắng mưa gió tuyết, cho dù vắng mặt lâu ngày, nhưng trong lòng vẫn nhớ, rồi đến một dịp tình cờ nào đó gặp lại, vẫn cảm thấy gần gũi thân quen. Trường hợp này thường xuyên xuất hiện giữa Ngọc Ánh với các bạn thính giả. Nhiều bạn cho Ngọc Ánh biết rằng, mình vốn là Fan của Hộp thư Ngọc Ánh trên sóng, nhưng vài năm trở lại đây, vì phải đi học xa nhà, đã ra trường hoặc phải bon chen với cuộc sống, lại thêm thông tin trên mạng bùng nổ, cho nên hiện nay chủ yếu là lượt mạng để tìm hiểu các nguồn thông tin trong ngoài nước. Sau đây Ngọc Ánh tiếp chuyện bạn nghe Đài và giải đáp về núi Thái Sơn và văn hóa Thái Sơn TQ, hoan nghênh các bạn đón nghe, viết bình luận và chia sẻ.
Wed, 28 Jun 2023 - 10min - 367 - Cùng múa với xe
Bài văn xuất sắc của một thí sinh tỉnh Chiết Giang TQ Năm 2017: Cùng múa với xe与车共舞 Đọc sách, học tập, tu dưỡng và rèn luyện khiến nhận thức về cuộc sống cũng như là hiện tượng trong xã hội sẽ có tầm cao hơn, sáng suốt hơn. Phải chăng bạn cũng phát hiện rằng, phương tiện giao thông hiện đại mà tiêu biểu là ô tô đã và đang khiến nhịp sống xã hội trở nên gấp gáp, tăng tốc, đã vô tình khiến nhiều người đành phải bỏ qua những phong cảnh đẹp những chi tiết hiện tượng bổ ích của cuộc sống? Cuộc sống đã không thể tách khỏi phương tiện ô tô, vậy chúng ta nên có nhìn nhận với ô tô, một phương tiện giao thông rất phổ biến đang khiến mọi người vừa yêu vừa ghét? Sau đây, Ngọc Ánh xin giới thiệu với các bạn Đề bài: Theo tài liệu cho sẵn, lựa chọn góc độ, tự đặt tiêu đề, làm bài trên 800 chữ, ngoài thơ ca ra không giới hạn về thể loại. Trong cuộc sống không thể tách rời với phương tiện xe cộ. Xe, có rất nhiều chủng loại, hình dáng bên ngoài khác nhau. Xe qua xe lại, đã chứng kiến sự phát triển của thời đại, đã chuyên chở tình nghĩa chân thành của thiên hạ; xe qua xe lại, đã phản chiếu sự biến thiên trong quan niệm, chứa đựng triết lý của nhân sinh. Đầu thế kỷ 20, công trình sư người Đức Karl Friedrich Benz đã phát minh ra ô tô. Từ ô tô ba bánh thành ô tô bốn bánh, từ ô tô không mui đến có mui, rồi lại thành ô tô mui trần, công suất của ô tô cũng không ngừng được nâng cao, mọi người có thể "lái cỗ xe" "đến tận nơi xa ngàn dặm", thế giới trở nên nhỏ bé dưới chân của con người. Mọi người tới tấp trầm trồ khen ngợi đây là một phát minh vĩ đại. Lời bình: Bài văn hay ở chỗ trong khi khẳng định ý nghĩa tiến bộ và giá trị to lớn của ô tô, có thể nhìn nhận một cách đúng đắn với nhịp sống gấp hiện đại, cường độ mạnh, qua đó đưa ra luận điểm cùng tồn tại hài hòa với ô tô. Thí sinh không đẩy trách nhiệm cho ô tô một cách vô cảm, mà đòi hỏi chính bản thân mình, nghĩ lại hiện tượng tâm trạng nôn nóng của mọi người, cuối cùng đã tìm ra biện pháp tốt, đó là: Cõi lòng mà xa với tham vọng thì tâm sẽ yên tĩnh, cái tâm yên tĩnh thì xe chạy cũng trở nên thư thả. Cả bài văn có tình cảm, trình bày lý lẽ, mạch văn rõ ràng, mạnh lạc ồn tồn, điềm đạm ung dung, như làn gió mát thổi tới. Ngôn từ của bài văn tươi đẹp thanh nhã và chín chắn. Nhưng có điều, trước hiện trạng nhịp sống gấp ngày nay làm thế nào để trong lòng có thể bình tâm lại? Thì thí sinh chỉ dẫn có hai câu thơ, diễn đạt một chút cảm khái rồi có một chút viễn tưởng. Tính thuyết phục chưa cao lắm.
Mon, 12 Jun 2023 - 10min - 366 - Sành đọc cuốn sách của tâm hồn
Bài văn xuất sắc của thí sinh đại học tỉnh Chiết Giang Trung Quốc trong kỳ thi tuyển đại học năm 2017:Sành đọc cuốn sách của tâm hồn 善读心灵之书 Theo đà thông tin phát triển, thế giới mạng đã trở thành phương tiện giao tiếp mới giữa con người với con người, giữa con người với thế giới. Nhịp sống xã hội cũng trở nên gấp gáp hơn. Vậy hằng ngày bạn có dành ra chút thời gian để đọc vài trang sách ngoài giờ không? Bạn có bao giờ nghĩ rằng ngoài cuốn sách in giấy trắng cầm trên tay ra, hoặc sách điện tử ra, còn có loại sách nào khác nữa không nhỉ? Để giải đáp vấn đề này, mời các bạn nghe Đề bài: Đọc đoạn văn sau đây, làm bài theo yêu cầu : Có một nhà văn nói, con người phải đọc ba cuốn sách: Một cuốn là "sách có chữ", một cuốn là "sách không có chữ", một cuốn là "sách của tâm hồn". Bạn có suy nghĩ gì đối với đoạn văn trên đây? Làm bài văn, nêu nhận xét rồi bình luận đối với đoạn văn này. Chú ý: 1, Tự đặt mệnh đề; 2- làm bài trên tám trăm chữ. 3- không được sao chép, không được rập khuôn. Bài văn xuất sắc của thí sinh đại học tỉnh Chiết Giang Trung Quốc trong kỳ thi tuyển đại học năm 2017:Sành đọc cuốn sách của tâm hồn 善读心灵之书 Bài làm: Sành đọc cuốn sách của tâm hồn 善读心灵之书 Cuộc đời con người có ba cuốn sách, đó là "cuốn sách có chữ", có nghĩa là cuốn sách in bình thường; "Cuốn sách không có chữ", đó là những kinh nghiệm trong cuộc sống; "Cuốn sách tâm hồn", đó là những theo đuổi và suy nghĩ bản chất nhất đối với sự sống và thế giới. Như tôi đã nói vậy, ba cuốn sách này đều có bên nặng nhẹ khác nhau, song trước hết phải đọc cho tốt cuốn sách về tâm hồn.
Mon, 12 Jun 2023 - 08min - 365 - Bài văn xuất sắc của thí sinh thi đại học Thượng Hải trong kỳ thi đại học toàn Trung Quốc năm 2017 :Dự đoán và lập mệnh
Bài văn xuất sắc của thí sinh thi đại học Thượng Hải trong kỳ thi đại học toàn Trung Quốc năm 2017 :Dự đoán và lập mệnh Bài làm: Dự đoán và lập mệnh 预测与立命 Nẻo đường còn lại phải đi bao lâu Em nắm chặt lấy bàn tay anh Điều làm anh cảm thấy khó xử Đó chính là tự do trong vận lộn Năm 2016, bài hátcủa ca sĩ Triệu Lôi đã khiến biết bao người từng bị vận mệnh làm đau lòng đã phải âm thầm rơi lệ: Sự bất lực trong cuộc sống mặc dù bạn đã ước đoán được đoạn đường còn lại, nhưng vẫn phải tiếp tục vận lộn đi tiếp. Trước sự dự đoán, rất dễ chứng kiến hình thức sống của phần lớn mọi người đó là: Trong những năm trẻ của trung cuộc đời, tráng chí trong lòng từng thét lên rằng: "Sự thay đổi của thiên mệnh không đáng sợ, khuôn phép của tổ tiên không đáng để làm theo, dư luận xã hội và công kích của mọi người không đáng phải bận tâm", hòng để những dự đoán về mình tự va mặt; đến những năm còn lại trong cuối đời, họ đành phải buông cái thứ kiêu ngạo của mình xuống, rồi cảm khái rằng "đã sống chân thành nhất mực rồi, trong lòng cảm thấy bi thương, tất thảy đều do số phận định đoạt, không thể cứu vãn được nữa", rồi cảm khái cớ sao mình không yên phận với những với những dự đoán của mình nhỉ? Cứ như vậy, chúng ta hết ngày này sang ngày khác, từ "không tin tưởng vào dự đoán, không chấp nhận vận mệnh", rồi đến "về sau tin vào dự đoán, rồi chấp nhận vận mệnh", cái thứ logic kỳ quặc như vậy xem như vừa khít không chút chênh lệch gì cả.
Tue, 06 Jun 2023 - 08min - 364 - Bài văn đạt điểm tối đa của thí sinh thi đại học Quảng Tây TQ trong mùa tuyển sinh năm 2017:Tôi nhìn nhận về Cao khảo
Gần đây Hộp thư Ngọc Ánh nhận được tin nhắn của bạn Kiếm Linh như sau: Em chào chị Ngọc Ánh, đã rất lâu rồi em không nhớ rõ năm 2008 hay 2011, từ bài thi đạt điểm tối đa về đề tài khoảng cách. Bất chợt nhận ra khoảng cách thật đáng sợ, nhớ đến bài văn khoảng cách em muốn tìm lại động lực. Chị có thể cho em đường link nghe lại bài thi đạt điểm tối đa về chủ đề khoảng cách không ạ Năm 2011 nhóm em thi đại học nhờ đam mê nghe các bài thi học đc cách làm bài. Nhóm em đậu hết ạ. Các bạn em cũng rất thích nghe. Thường xuyên theo dõi Hộp thư ngọc ánh. Em nhớ năm 2008 tụi em toàn chờ nghe trên đài lắp pin thôi chứ lúc đó chưa có điện thoại, chỉ chờ đến giờ là nghe, 20h tối, 12h trưa nghe đọc truyện. Năm 2014 chị cho xuất bản sách "Những bài đi đạt điểm tối đa" của các bạn Trung Quốc em có mua 2 cuốn, nhưng cũng không tìm thấy bài "Khoảng cách", bí quá em gửi mail cho chị. Ánh: Kiếm Linh thân mến, Ngọc Ánh đã tra lại thấy có bài văn "Khoảng cách khiến tôi và bạn càng tốt đẹp" từng phát qua sóng CRI vào ngày 11 tháng 5 năm 2015. Để Ngọc Ánh chế tác lại và đăng trên FB. Cảm ơn Kiếm Linh và nhóm bạn thích nghe mục Hộp thư Ngọc Ánh, đặc biệt bạn cho biết nhờ nghe những bài văn đạt điểm tối đa của các thí sinh thi đại học Trung Quốc mà cả nhóm bạn đều thi đỗ đại học. Xin chân thành chúc mừng nhóm bạn của Kiếm Linh nhé, thực ra thành tích tốt mà các bạn đạt được là qua sự nỗ lực của bản thân và phương pháp dạy học của các giáo viên. Những bài văn hay có lẽ đã gợi ý phần nào cho các bạn khi làm văn chăng? Chúc Kiếm Linh và các bạn công tác thuận lợi, gia đình hạnh phúc. Trả lời bạn Kiếm Linh, và Bài văn đạt điểm tối đa của thí sinh thi đại học Quảng Tây TQ trong mùa tuyển sinh năm 2017:Tôi nhìn nhận về Cao khảo Kỳ thi Tuyển sinh Đại học Toàn Quốc hay (高考, phiên âm: gāo kǎo), các trang mạng Việt Nam cũng thường dùng phiên âm na ná chữ Hán "Cao Khảo" và trở nên phổ biến, để chỉ kỳ thi tuyển sinh đại học ở Trung Quốc. Đề bài: Năm 2017 là kỷ niệm Trung Quốc khôi phục chế độ "cao khảo "tròn 40 năm, "cao khảo" đã lựa chọn đề tài cho Trung Quốc, đã thúc đẩy cải cách giáo dục và xã hội tiến bộ, đã giành được thành tựu khiến cả thế giới phải chú ý, 40 năm qua, Cao khảo đã khơi dậy ước mơ, đã ngưng tụ ký ức tập thể và tình cảm cá nhân của mấy thế hệ tuổi trẻ, đã chứa đựng mồ hôi nước mắt và cả niềm vui tiếng cười của biết bao gia đình, nhớ lại năm đó, cao khảo năm 1977 là tiêu chí bước ngoặt của một thời đại. Nhìn lại hôm nay, bạn đang cùng hàng triệu thí sinh trong cả nước chiến đấu dũng cảm trong trường thi Cao khảo của năm 2017... Yêu cầu: Mời bạn lấy "Tôi nhìn nhận về Cao khảo", hoặc "Cao khảo của tôi" mà làm bài. Lựa chọn cho tốt góc độ, xác định lập ý, thể loại rõ ràng, tự đặt tiêu đề. Bài làm trên 800 chữ. Trả lời bạn Kiếm Linh, và Bài văn đạt điểm tối đa của thí sinh thi đại học Quảng Tây TQ trong mùa tuyển sinh năm 2017:Tôi nhìn nhận về Cao khảo Quang cảnh Cao Khảo của thi sinh Trung Quốc Bài làm: Tôi nhìn nhận về Cao khảo Hoa nở bờ bên kia, cao khảo là con thuyền Khi bạn dảo bước bên bờ của dòng đời, hướng về tương lai sáng sủa, trong lòng đầy nỗi tâm tư, khi hoa bờ bên kia nở rộ đưa hương thơm hy vọng khiến lòng người ngất ngây, nhưng chỉ hiềm một nỗi nước sông chảy xiết quá không có gì để qua được... Lúc này, có một con thuyền trôi đến trước mặt bạn, bạn bước lên thuyền, rồi đổ hết mồ hôi, dùng hết sức bình sinh để chèo con thuyền sang bờ bên kia, ôm lấy những đóa hoa đang nở của mình.
Tue, 06 Jun 2023 - 10min - 363 - Bài văn xuất sắc của thí sinh tỉnh Quảng Đông: Tôi hiểu biết về Trung Quốc
Bài văn xuất sắc của thí sinh thi đại họctỉnh Quảng Đông trong kỳ thi đại học năm 2017 : Tôi hiểu biết về Trung Quốc Bài văn xuất sắc của thí sinh thi đại họctỉnh Quảng Đông trong kỳ thi đại học năm 2017 : Tôi hiểu biết về Trung Quốc Hộp thư Ngọc Ánh cũng xin cố gắng từ nay cho đến đầu tháng 6, tiếp tục chọn lọc và biên dịch một số bài văn xuất sắc đạt điểm tối đa của các thí sinh thi đại Trung Quốc trong mùa thi tuyển sinh năm 2017 để các bạn học sinh cuối cấp trung học phổ thông Việt Nam tham khảo. Ngọc Ánh nhận được thông báo từ Hà Nội gửi về cho biết rằng, cuốn sách "Những bài văn đạt điểm tối đa của các thí sinh thi đại học Trung Quốc" do Ngọc Ánh biên dịch và do Nhà xuất bản Văn học Việt Nam xuất bản đã bán hết, còn hai cuốn tản văn "Những câu chuyện đi cùng năm tháng", "Ánh nắng và màu trăng" cũng chẳng còn mấy quyển. Theo thư phản hồi của các bạn độc giả Việt Nam, những bài văn hay của thí sinh Trung Quốc không những khiến các bạn có thể tìm hiểu lịch sử, văn hóa và xã hội trung Quốc, mà còn khiến mình trở nên có hứng thú đối với môn văn, đặc biệt là nắm được và áp dụng phương pháp làm văn, nâng cao trình độ môn làm văn của mình. Trong kỳ Hộp thư đêm nay, Ngọc Ánh xin giới thiệu với các bạn Bài văn đạt điểm tối đa của thí sinh thi đại học tỉnh Quảng Đông trong mùa thi tuyển sinh năm 2017 Bài văn xuất sắc của thí sinh thi đại họctỉnh Quảng Đông trong kỳ thi đại học năm 2017 : Tôi hiểu biết về Trung Quốc Đề bài: Trong cuộc điều tra gần đây đối với các du học sinh đến Trung Quốc học tập, "Cụm từ quan trọng về Trung Quốc " mà họ tương đối quan tâm đó là: Một vành đai, một con đường, gấc trúc, múa tập thể trên quảng trường, Vạn lý Trường thành, xe đạp chia xẻ, Kinh kịch, ô nhiễm không khí, an ninh thực phẩm, đường sắt cao tốc, thanh toán qua mạng. Mời bạn chọn hai ba cụm từ để nói lên bạn hiểu biết về Trung Quốc, làm bài văn giúp các bạn trẻ nước ngoài có thể hiểu về Trung Quốc. Yêu cầu: lựa chọn cho tốt cụm từ then chốt, để chúng có thể nối kết một cách hữu cơ; lựa chọn tốt góc độ, thể loại văn phải rõ ràng, tự đặt tiêu đề, không được rập khuôn, không được sao chép. Bài làm trên 800 chữ Bài làm: Tôi hiểu biết về Trung Quốc (Mời bạn nghe trực tuyến nội dung văn xuất sắc này, xin cảm ơn) Bài văn xuất sắc của thí sinh thi đại họctỉnh Quảng Đông trong kỳ thi đại học năm 2017 : Tôi hiểu biết về Trung Quốc ------------------ Lời bình: Đây là bài văn xuất sắc. Thí sinh đã xác định rõ ràng độc giả bài văn là người nước ngoài. Nội dung bài văn nhằm vào độc giả nước ngoài. Thí sinh đã chọn ba cụm tự then chốt là "một vành đai một con đường", "ẩm thực Trung Hoa", "an ninh thực phẩm" một cách có liên quan với nhau. Thí sinh giới thiệu Con đường tơ lụa thời cổ từ "Một vành đai một con đường", rồi một số vật liệu ẩm thực truyền vào Trung Quốc qua con đường tơ lụa, rồi hình thành ẩm thực Trung Hoa; rồi từ ẩm thực Trung Hoa liên tưởng đến an ninh thực phẩm một các rất tự nhiên. Khi thí sinh giới thiệu ẩm thực Trung Hoa có khá nhiều điểm sáng. Không những nhắc đến "Ngoài sủi cảo đêm Giao Thừa ra, còn có bánh chưng Tết Đoan Ngọ, bánh nướng Trung Thu", đề cập ẩm thực Trung Hoa có bề dày văn hóa, ví dụ như cỗ Giao thừa không nên ăn hết cả con cá, tượng trưng cho năm nào cũng dư thừa; người Quảng Đông thích ăn tảo sa mạc, phiên âm trong tiếng Trung lơ lớ với từ Phát tài, bánh trôi thang viên tượng trưng cho đoàn viên. Đề cập vấn đề an ninh thực phẩm, khách quan lý tính, và chỉ rõ vấn đề an ninh thực phẩm đang trong quá trình có chuyển biến tốt. Đây là bài văn hay. Chữ viết chân phương ngay ngắn. Cả bài văn chia làm sáu đoạn, câu cú trôi chảy, có nhiều điểm sáng, ví dụ như câu "Con đường cổ sa mạc mênh mông, tiếng chuông lạc đà vang từng hồi, con đường này đã đặt nền tảng xây dựng 'Một vành đai một con đường'", ngoài ra còn nhiều chỗ dẫn chứng rất vừa phải.
Mon, 22 May 2023 - 10min - 362 - Bài văn xuất sắc của thí sinh thi Bắc Kinh: MỐI DÂY
Bài văn xuất sắc của thí sinh thi đại học thành phố Bắc Kinh trong kỳ đi đại học năm 2017 : MỐI DÂY Đề bài: Mối dây có tác dụng kết nối con người với con người, sự việc với sự việc. Con người gần có mối dây để nối lại và hội tụ với nhau. Trong thời đại ngày nay, sự phát triển kinh tế toàn cầu hóa, việc giao lưu văn hóa, kế thừa lịch sử, an ninh xã hội, hài hòa trong học đường cũng đều cần có mối dây kết nối. Mời anh/chị làm bài văn nghị luận lấy "Nói về mối dây" làm tiêu đề. Yêu cầu: Quan điểm rõ ràng, luận cứ đầy đủ, luận chứng hợp lý. Bài làm trên 700 chữ. Điểm tối đa bài văn là 50 điểm. Bài làm: NÓI VỀ MỐI DÂY (Mời bạn nghe trực tuyến nội dung văn xuất sắc này, xin cảm ơn) Bài văn xuất sắc của thí sinh thi đại học thành phố Bắc Kinh trong kỳ đi đại học năm 2017 : MỐI DÂY Lời bình: Bài văn này đã đi vào nội dung bằng mối dây văn hóa. Đoạn hai đã dẫn câu nói của nhà văn Đài Loan nổi tiếng Long Ứng Đài, để minh chứng cho tầm quan trọng của mối dây trong việc kế thừa văn hóa. Tiếp theo bài văn đã lần lượt dẫn chứng bằng các nhân vật như thợ sửa chữa đồng hồ Vương Tân trong Cố Cung, thợ công nghệ gỗ Lý Thọ Thăng và các nhân vật cổ đại kế thừa văn hóa như Khuất Nguyên và Tư Mã Tương Như, để chứng minh cho quan điểm của mình. Thí sinh đã đưa ra các dẫn chứng rồi lại chứng minh một cách rất phong phú, qua đó có thể thấy thí sinh đã có sự tích lũy kiến thức phong phú trong ngày thường. Chỉ có thế, khi làm văn tại trường thi mới được suôn sẻ như vậy, và nội dung bài văn mới có thể phong phú như vậy. Bài văn trên đây của thí sinh đạt 49 trên 50 điểm Bài văn xuất sắc của thí sinh thi đại học thành phố Bắc Kinh trong kỳ đi đại học năm 2017 : MỐI DÂY
Mon, 22 May 2023 - 10min - 361 - 5 lý do để Bắc Kinh trở thành Thiên đường Du học
Mong nội dung Hộp thư đêm nay có thể giúp một số bạn trẻ đang có chí hướng sang Trung Quốc du học tham khảo. Vậy là chuỗi ngày Tết Nguyên Đán Mậu thân cổ truyền của nhân dân hai nước Trung Việt đã trôi qua trong bầu không khí hân hoan đón xuân của nhân hai nước, sau rồi mọi người lại trở về với cương vị công tác và học tập, bươn trải vỡi sinh hoạt hàng ngày. trong đó có một số bạn trẻ đang có ý tưởng đi du học nước ngoài, và rồi không biết nên đi du ở đâu? nên chọn chuyên ngành gì? Và còn nhiều vấn đề muốn tìm hiểu. Ví dụ như bạn Thùy Quyên hỏi: Không biết biết muốn đến Bắc Kinh du học về các khối ngành liên quan đến lĩnh vực kinh tế thì nên chọn những trường đại học nào ạ? Bạn Bình Trung hỏi: Bắc Kinh có nhiều trường đại học, nhưng học phí đắt hơn các trường đại học thành phố khác, em đang băn khoăn, và cũng đang cố để có được xuất học bổng toàn phần chính phủ Trung Quốc. Các bạn thân mến, nếu bạn tranh thủ được xuất học bổng toàn phần Chính phủ Trung Quốc hoặc quỹ học bổng TQ-ASEAN thì rất đáng nhiệt liệt chúc, còn nếu bạn muốn tìm hiểu tình hình cụ thể của điều kiện du học, hoặc các chi tiết liên quan khác, mời bạn viết tin nhắn cho Ngọc Hộp thư Ngọc Ánh trên FB để Ngọc Ánh chuyển cho bên có thông tin liên quan giải đáp bạn trực tiếp. Riêng Bắc Kinh, có lẽ vì sống và làm việc lâu năm tại Bắc Kinh thủ đô Trung Quốc, cho nên Ngọc Ánh có tình cảm đặc biệt và dành sự ưu ái hơn cả với cố đô có bề dày lịch sử nhưng lại trẻ trung đang phát triển thay da đổi thịt từng ngày này. Nếu bạn tranh thủ được suất học bổng hoặc tự túc tại Bắc Kinh thì Ngọc Ánh xin chân thành chúc mừng bạn. Nhân đây, Ngọc Ánh xin báo với các bạn rằng,Tạp chị Cầu Vồng Hữu nghị số quý 2 năm 2017 đã in ấn hoàn tất và đã ra mắt bạn đọc. Trong số này có bài viết của bạn Chử Thị Thuỷ du học sinh Việt Nam nghiên cứu sinh năm thứ hai Đại học Truyền Thông Trung Quốc đăng trong trang 36 của số này nhan đề "5 lý do để Bắc Kinh trở thành Thiên đường Du học"đã để lại cho Ngọc Ánh ấn tượng sâu sắc. Sau đây Ngọc Ánh xin đọc bài viết này để các bạn tham khảo. Tác giả: Chử Thị Thuỷ Du học sinh Việt Nam nghiên cứu sinh năm thứ hai Đại học Truyền Thông Trung Quốc Ấn tượng về Bắc Kinh trong bạn là gì? Là kinh đô cuối cùng trong tứ đại cố đô Trung Quốc? Là trung tâm chính trị của quốc tế? Là thành phố nổi tiếng với các cung điện nguy nga, chùa miếu, hoa viên, lăng mộ? Hay là nơi có các kho tàng nghệ thuật và các trường Đại học nổi tiếng của Trung Quốc? Với tôi, Bắc Kinh là một "Thiên đường du học" cho những ai muốn một lần trải nghiệm và khám phá cuộc sống du học xa nhà. Cùng tìm hiểu 5 điều lý giải cho suy nghĩ này của tôi nhé! Nếu đang băn khoăn vì không biết phải du học ở thành phố nào của Trung Quốc để có thể nói được tiếng Trung hay như "chim hót", thì Bắc Kinh chắc chắn là sự lựa chọn không tồi cho bạn. Với đặc điểm phát âm chuẩn xác và dễ hiểu, tiếng phổ thông của người Bắc Kinh đã trở thành hệ thống ngôn ngữ tiêu chuẩn cho những ai bắt đầu học tiếng Trung. Vì vậy khi được sống trong một môi trường mà "người người đều phát âm chuẩn" như vậy, tin chắc rằng việc học tiếng của bạn cũng sẽ ngày một được cải thiện hơn, chuẩn và hay hơn nhiều. Theo học tại Bắc Kinh bạn sẽ dễ dàng được tham gia những chuyến du lịch miễn phí do các trường Đại học nơi đây tổ chức. Thường sẽ là những chuyến tham quan tại các thắng cảnh nổi tiếng trong thành phố như Trường Thành, Thuỷ Trấn Cổ Bắc… Đây được xem là một trong những chương trình giới thiệu văn hoá bản địa của chính phủ Trung Quốc. Nếu may mắn, bạn sẽ còn được tham gia những chuyến du lịch xa hơn do học viện Khổng Tử hay các tổ chức giáo dục thành phố tổ chức. Những chuyến du lịch này sẽ đem lại cho bạn nhiều trải nghiệm thú vị về mảnh đất này cũng như về văn hoá và con người nơi đây. Điều quan trọng hơn cả, đa phần những chuyến đi này đều được miễn phí và được tổ chức một cách quy mô, chu đáo. 3. Nơi bạn có thể trải nghiệm nhiều cuộc thi giao lưu với bạn bè năm châu Được biết đến là một trong những thành phố có lượng lưu học sinh du học đông đảo nhất nhì Trung Quốc, hàng năm chính phủ và bộ giáo dục nơi đây thường xuyên tổ chức các cuộc thi cho những bạn lưu học sinh đến từ khắp năm châu đang theo học tại đây. Những cuộc thi quy mô và tầm cỡ, đem đến cho bạn cơ hội được trải nghiệm, thể hiện bản lĩnh cá nhân và có dịp được giao lưu cùng bạn bè năm châu đến từ nhiều vùng miền văn hoá khác nhau. Những cuộc thi lớn ở Bắc Kinh có thể kể đến như: Ngôi sao Hán ngữ, Cuộc thi Tranh luận, Nhịp cầu Hán Ngữ… Và nếu may mắn, bạn còn có thể đem về cho mình những giải thưởng lớn, có giá trị cả về mặt vật chất và tinh thần. 4. Vùng đất có thiên nhiên và khí hậu lý tưởng Bắc Kinh có khí hậu lục địa ẩm chịu ảnh hưởng của gió mùa, khá khô hạn (phân loại khí hậu Koppen Dwa), có đặc trưng là mùa hè nóng và ẩm do ảnh hưởng của gió mùa Đông Á; và mùa đông thường lạnh, lộng gió và khô do ảnh hưởng của áp cao Siberi. Vào mùa xuân, Bắc Kinh có thể phải chịu các cơn gió cát thổi đến từ thảo nguyên Mông Cổ, kèm theo đó là nhiệt độ ấm lên nhanh chóng, song thường khô. Mùa thu cũng giống mùa xuân, Bắc Kinh được nhận một lượng mưa nhỏ, song mùa này có không khí khô, lạnh và kéo dài ngắn. Được thiên nhiên ưu đãi với khí hậu bốn mùa rõ rệt, mảnh đất này mỗi mùa đều có những vẻ đẹp riêng và hấp dẫn đối với dân du học. Nếu ngày bạn đặt chân đến Bắc Kinh là những ngày đầu tháng 9, khi cái nắng gay gắt của mùa hè đã trở nên dịu mát hơn, thì không lâu sau đó, khi mùa thu vừa ghé thăm thành phố này, bạn sẽ cảm nhận được rõ rệt không khí của mùa lá rụng qua những cành cây chuyển màu vàng úa, hay cái se se lạnh luồn qua kẽ tóc, bàn tay. Chưa hết bàng hoàng với vẻ đẹp thiên nhiên và con người vào thu nơi đây, bạn sẽ lại được cảm nhận những cơn mưa tuyết đẹp tuyệt vời không khác gì những cảnh quay trong các bộ phim ngôn tình lãng mạn kinh điển. Rồi khi xuân đến, cả thành phố lại rực rỡ giữa muôn ngàn sắc hoa nở rộ, những cành cây đâm chồi nảy lộc. Sự khác biệt một cách rõ rệt của bốn mùa nơi đây cùng nét độc đáo và cái đẹp đến nao lòng của mỗi mùa chính là điều níu chân không biết bao nhiêu lưu học sinh từng có thời gian sinh sống và học tập trên mảnh đất này. 5. Nơi nổi tiếng với nhiều món ăn ngon và con người cực kỳ thân thiện Bắc Kinh trong lịch sử từng được xem là một trong những kinh đô sầm uất và phát triển trên thế giới, có lẽ vì thế mà nơi đây hội tụ rất nhiều những "tinh hoa ẩm thực" nổi tiếng của cả nước. Khi tới Bắc Kinh du học, bạn có thể được thưởng thức rất nhiều các món ăn được xem là nổi tiếng, món đầu tiên phải kể đến là: Vịt quay Bắc Kinh, đây là một món ăn nổi tiếng khắp nơi trên thế giới, với một miếng thịt quay mềm, vỏ giòn, màu sắc bắt mắt sẽ làm cho món ăn này thêm hấp dẫn; Mì Zha Jiang Mian, loại mì trộn với nước sốt làm từ thịt lợn, ăn khô nhưng rất ngon miệng; Lẩu Mông Cổ, loại lẩu được làm với nguyên liệu chính là thịt dê, nước dùng ngọt từ xương, hấp dẫn; hay như món Lu Zhu Huo Shao, món ăn vặt nổi tiếng tại Bắc Kinh; Gà Gong Bao… dân du học ở đây vào mùa đông thì chắc chắn không thể bỏ lỡ những món này. Ngoài ra còn có rất nhiều những món ăn hấp dẫn khác như: jian bing, mỳ lạnh nướng… ngon nức lòng những đêm ôn thi cuối kỳ của dân du học nơi đây. Và đặc biệt hơn cả, con người Bắc Kinh cực kỳ thân thiện và mến khách nhé. Nếu lỡ đi lạc hay gặp bất cứ trở ngại nào trên đường, những người dân của thành phố này sẽ sẵn sàng giúp đỡ bạn. Hay như khi mới đến học tập tại đây, các bạn sẽ được tiếp đón như một thành viên trong gia đình - ngôi trường lớn mà bạn đến học.
Thu, 11 May 2023 - 10min - 360 - Đôi nét về Liên hoan Tiếng Hát Hữu nghị TQ-ASEAN 2017 và Chim Sơn Ca Việt Nam Đỗ Tố Hoa
Rất nhiều khán giả truyền hình Trung Quốc đã không xa lạ đối với giọng hát như chim sơn ca và gương mặt xinh đẹp Tố Hoa từng đoạt giải nhất trong tháng của Chương trình "Đại Lộ Ngôi Sao" Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc vào tháng 11 năm 2016. Ngoài ra, tiếng hát Tố Hoa thường xuất hiện trên đài truyền hình Quảng Tây. Đêm ngày 8 tháng 10 vừa qua, Liên hoan Tiếng hát Hữu nghị Trung Quốc-ASEAN năm 2017. Cả thảy có 13 ca sĩ của Trung Quốc và 10 nước ASEAN sẽ cùng tham gia trình diễn trên sân khấu Trung tâm Hội chợ Quốc tế Trịnh Châu. Các ca sĩ các nước ASEAN tham gia Liên hoan Tiếng hát Hữu nghị Trung Quốc-ASEAN lần này gồm có: Ca sĩ Bru-nây Alilah, ca sĩ Cam-pu-chia Chhorn Sovannareach, ca sĩ In-đô-nê-xi-a Petra Sihombing, ca sĩ Lào Athisak Ratanavong, ca sĩ Ma-lai-xi-a Shila Amzah, ca sĩ Mi-an-ma PoPo, ca sĩ Phi-li-pin Chritian Bautista, ca sĩ Xin-ga-po Tan Tze Kia, ca sĩ Thái Lan Kornpassorn Duaysianklao, ca sĩ Việt Nam Đỗ Thị Thanh Hoa. Các ca sĩ này đều có nhiều người hâm mộ ở nước mình. Ca sĩ Trung Quốc gồm có Liên Tục, Trần Hi, Trương Kiến Huân. Các ca sĩ Trung Quốc và các nước ASEAN đã trình bày các bài hát xuất sắc mang tính đại diện của mỗi nước. Như bài hát Bru-nây "Quay lưng" (Turn Away), bài hát Cam-pu-chia "Happy Khmer", bài hát In-đô-nê-xi-a "Around the World" (Du lịch khắp thế giới), bài hát Ma-lai-xi-a "Trái tim vụn nát nghìn miếng", bài hát Lào "Một vành đai, một con đường", bài hát Mi-an-ma "With Me" (Với tôi), bài hát Phi-li-pin "Hold Me Tight" (Giữ chặt tôi), bài hát Xin-ga-po "Do no install" (không cài đặt), bài hát Thái Lan "Heaven Temple", (Thiên cung dưới trần gian), bài hát Việt Nam "Tiếng sáo". Các ca sĩ này còn sẽ trình diễn các bài hát Trung Quốc được nhân dân Trung Quốc và các nước ASEAN ưa thích. Điều đáng nhắc là, ca sĩ Lào Athisak Ratanavong là người đầu tiên hát bài "Một vành đai, một con đường", bài hát rok Lào nổi tiếng được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khen ngợi. Nhà tổ chức Liên hoan Tiếng hát Hữu nghị Trung Quốc-ASEAN năm nay là Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc và Đài Phát thanh-Truyền hình Nhân dân Trịnh Châu; các đơn vị hợp tác tổ chức là trang web Trung Hoa, Đài Phát thanh-Truyền hình Bru-nây, Đài Truyền hình Quốc gia Cam-pu-chia, Đài Truyền hình Metro In-đô-nê-xi-a, Đài Truyền hình Stasr Lào, Đài Truyền hình Sky Net Mi-an-ma, Ủy ban Văn hóa và Nghệ thuật Nhà nước Phi-li-pin, Đài Truyền hình Quốc gia Phi-li-pin, Đài Phát thanh-Truyền hình Quốc gia Thái Lan và Đài Truyền hình Việt Nam. Liên hoan Tiếng hát Hữu nghị Trung Quốc-ASEAN lần này sẽ được phát sóng qua các kênh đa phương tiện đa ngôn ngữ của Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc cũng như các kênh truyền thông của 10 nước ASEAN. Liên hoan Tiếng hát Hữu nghị Trung Quốc-ASEAN lần thứ nhất và lần thứ hai lần lượt diễn ra tại Bắc Kinh và Hải Khẩu năm 2015 và năm 2016. Phóng viên Hải Vân và Kiều Quân đã có mặt tại thành phố Trịnh Châu ngay từ giây phút ra sân bay đón ca sĩ Tố Hoa, rồi đưa tin về các hoạt động của Tố Hoa và các ca sĩ khác trong trong thời gian họ tập dượt trước khi biểu diễn và cả những buổi thăm quan của đoàn. Vào giờ này thứ Hai tuần tới, tức Hộp thư Ngọc Ánh đêm 17 tháng 12 sắp tới, Ngọc Ánh xin mời Hải Vân đến với Hộp thư và giới thiệu những điều thú vị bên lề Đêm Liên hoan tiếng hát Hữu nghị TQ-ASEAN, ngoài ra chương trình Văn nghệ cuối tuần phát vào đêm chủ nhật 16 tháng 12 sẽ giới thiệu các tiết mục của buổi biểu, các bạn sẽ cùng thưởng thức một số bài hát do các ca sĩ ASEAN trình bày. Sau đây Ngọc Ánh xin giới thiệu đôi nét về ca sĩ Việt Nam Đỗ Tố Hoa tên thật là Đỗ Thanh Hoa quê ở tỉnh Tuyên Quang, Ca sĩ trẻ đang nổi trong làng ca nhạc Việt Nam Tố Hoa sinh năm 1992 tại thành phố Tuyên Quang. Từ nhỏ, cô yêu ca hát từ nhỏ, luôn là hạt nhân văn nghệ của trường, của thành phố Tuyên Quang. Năm 2016: Tốt nghiệp đại học, khoa thanh nhạc tại Học viện nghệ thuật Quảng Tây - TP Nam Ninh - Trung Quốc, đã có phần trình diễn nổi bật và vừa đoạt quán quân dòng nhạc thính phòng Sao Mai 2017 Việt Nam vào tháng 10 vừa qua; Năm 2009, khi vẫn còn là một cô gái bé xíu, Tố Hoa đã được nhà trường đưa về Hà Nội tham dự kỳ thi hát tiếng Pháp toàn quốc. Tại cuộc thi, cô đã xuất sắc vượt lên các thí sinh yêu tiếng Pháp tại Hà Nội giành giải nhì. Tại đây, cô đã lọt vào mắt xanh của lãnh đạo Trường Đại học Văn hóa nghệ thuật quân đội. Ba năm sau khi tốt nghiệp THPT tại Trường THPT Tân Trào, Tố Hoa được xét tuyển đặc cách trở thành sinh viên của Trường Đại học Văn hóa nghệ thuật quân đội. Năm 2013 Tô Hoa được trường cử đi du họcchuyên ngành Thanh nhạc tại Học viện nghệ thuật Quảng Tây - Trung Quốc. Em đã giành giải nhất Tiếng hát hữu nghị Việt - Trung năm 2014 do Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc, đài Phát thanh nhân dân Quảng Tây, Đài Truyền hình nhân dân Quảng Tây Trung Quốc, Đài PTTH Quảng Ninh, Đài TH KTS VTC phối hợp tổ chức tại Nam Ninh, Quảng Tây Trung Quốc tổ chức; Đoạt Quán quân tháng cuộc thi " Tinh Quang Đại Đạo - Đại Lộ Ngôi Sao" do Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc CCTV tổ chức tại Thủ đô Bắc Kinh Trung Quốc vào tháng 11 năm 2016;. Huy chương vàng hội diễn nghệ thuật chuyên nghiệp toàn quân Việt Nam năm 2015 do Tổng cục chính quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh. Được sự động viên, khích lệ của người thân, Tố Hoa đã tham dự và đoạt quán quân cuộc thi Sao Mai 2017. Em dự thi với bài hát "Bản biến tấu Mayila", nhạc cải biên theo dân ca Tân Cương Trung Quốc được nhạc sỹ An Hiếu viết lời Việt. Chất giọng soprano (nữ cao), âm sắc đẹp, phong thái trình diễn cuốn hút đã hoàn toàn chinh phục ban giám khảo và người nghe. "Bản biến tấu Mayila" với yêu cầu kỹ thuật thanh nhạc cao, đặc biệt là những đoạn chạy nốt nhanh.
Tue, 18 Apr 2023 - 10min - 359 - Đại gia đình tiếng Việt -Một Tập Thể Đầm Ấm
Đại gia đình tiếng Việt -Một Tập Thể Đầm Ấm Trước Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11, "Hộp thư Ngọc Ánh" đã mời Thiên Vân sinh viên năm thứ 3 chuyên ngành tiếng Việt Nam Đại Học Bắc Kinh đến đây để bày tỏ tri ân với các nhà giáo Trung -Việt qua làn sóng điện. Trong kỳ Hộp thư kỳ này xin mời các bạn làm quen với một nữ sinh đang học năm thứ ba chuyên ngành tiếng Việt tại Đại học Bắc Kinh, là bạn học cùng lớp Thiên Vân. Trước hết mời em giới thiệu để các bạn thính giả và các độc giả mạng đang truy cập Hộp thư Ngọc Ánh trên facebook làm quen nào; Băng: Chào các bạn, mình là Mạch Băng đang là sinh viên năm thứ 3 chuyên ngành tiếng Việt Đại học Bắc Kinh. Ánh: Thế thôi à? Mạch Băng khiêm tốn quá. Chắc các bạn còn nhớ cuộc thi Diễn thuyết tiếng Việt lần thứ 8 của sinh viên Trung Quốc diễn ra tại Đại học Bắc Kinh nổi tiếng vào hai ngày 28 và 29 tháng 9 mà Ngọc Ánh đã đưa tin trên trang Facebook. Cuộc thi đó do Hội Nghiên cứu Giáo dục Ngôn ngữ Phi Thông dụng TQ tổ chức. Học viên Ngoại ngữ Đại học Bắc Kinh và một số đơn vị liên quan thực hiện. 68 thí sinh chuyên ngành tiếng Việt thuộc các trường đại học điểm từ khắp các tỉnh thành Trung Quốc đến tề tựu tại trường thi. Mạch Băng đã đoạt giải nhất của top thí sinh năm thứ hai chuyên ngành tiếng Việt. Băng: Dạ thưa cô, em không ngờ mình lại đoạt thành tích như vậy, đây chẳng qua là sự may mắn cho em thôi, chứ thực ra em vốn tiếng Việt của em còn hạn hẹp lắm, lại thêm cái tính ham chơi cô ạ. Ánh: Ham chơi, Băng mới học có hai năm tiếng Việt, ham chơi mà lại đoạt giải nhất à? Rất không bình thường đâu nhé, vậy Mạch Băng giới thiệu quá trình chuẩn bị của mình cho cuộc thi này nào. Băng: Vâng, em vừa nhập học năm đầu, cô giáo Hàm Mạn Tuyết, Chủ nghiệm khoa tiếng Việt Đại học Bắc Kinh hồ hởi thông báo với cả lớp rằng, tháng 9 năm 2017 này, Cuộc thi diễn thuyết tiếng Việt toàn quốc của Trung Quốc sẽ được tổ chức ngay tại Đại học Bắc Kinh, nhưng lúc đó em lại chẳng thấy xúc động chút nào cả. Em nghĩ, còn những hai năm nữa cơ mà, vội gì. Hai năm trôi qua chóng vánh, còn chưa hoàn hồn thì cuộc thi đã đến ngay trước mặt rồi. Ánh: thông thường ai được chọn vào trong danh sách dự thi, thì phải là học sinh xuất sắc, trình độ nói phải trội hơn các bạn khác chứ. Bằng: Vâng, em cũng không ngờ mình lại được thay mặt các bạn cùng lớp tham gia cuộc thi diễn thuyết này. thế nhưng sau đợt thi cuối học kỳ, kỳ nghỉ hè rồi, thì em quên hẳn việc dự thi diễn thuyết, đầu óc em chỉ có ba chữ: chơi và ngủ. Đầu tháng 7 năm nay, em còn đi du lịch đảo Bali in-đô-nê-xi-a. Nhưng sau 9 ngày du lịch bay nhảy thoải mái đang lúc ngồi đợi chuyến bay về nước thì Wechat của em chợt hiện lên dòng tin nhắn của cô Mạn Tuyết: "Băng ơi, cô nhớ hôm nay là ngày cuối chuyến du lịch của em rồi, cô gửi e-mail, đừng quên việc chuẩn bị bài diễn thuyết nhé!" Ôi, thế là từ giây phút đó, mặc dù vẫn chưa khai giảng năm học mới, nhưng kỳ nghỉ hè quý báu của em đành phải kết thúc trước rồi, thay vào đó là cả một chuỗi ngày chuẩn bị cam go cho cuộc thi này. Ánh: Bất kỳ cuộc thi diễn thuyết nào, chủ đề nội dung cho bài của diễn giả hết sức quan trọng. Băng: Vâng, trong cả quá trình chuẩn bị, em đắn đo rất lâu cho tiêu đề của bài diễn thuyết. Cuối cùng em chọn tiêu đề "Trung Quốc Trong Con Mắt Giới Trẻ Việt Nam Qua Lăng Kính Văn Hóa", rồi em bắt tay vào viết, viết xong lại chỉnh sửa, chỉnh sửa rồi lại bổ xung, cứ như vậy rất nhiều lần, em chỉ mong bài viết của em được trôi chảy, có thể thu hút và gây cảm hứng cho Ban giám khảo và khán giả hiện trường. Ánh: Thế Mạch Băng từng sang du học hoặc du lịch Việt Nam chưa? Băng: Dạ thưa cô có ạ. ..... Ánh: Khi tiếp xúc với các bạn trẻ Việt Nam, Băng có cảm nhận gì nào? Băng: Dạ, cảm nhận của em sau khi sang Việt Nam du lịch và giao lưu với một số bạn trẻ Việt Nam, em nhận thấy nhiều sản phẩm văn hóa giải trí Trung Quốc, ví dụ như truyện ngôn tình và phim truyền hình đều được nhiều khán giả và nhất là giới trẻ Việt Nam yêu thích. Em thường lướt những trang web Việt Nam giới thiệu về truyện Trung Quốc, em không ngờ những tác phẩm văn học em rất tâm đắc khi còn ở trung học cũng được nhiều độc giả Việt yêu thích và thảo luận sôi nổi trên mạng. Ánh: Đúng rồi, tác phẩm văn học hay thì bao giờ cũng dễ đi vào lòng độc giả mà. Băng: Vâng, còn điều thú vị nữa cô ạ. Trong chuyến đi du lịch Hà Nội, em phát hiện nhiều bạn Việt Nam rất giỏi tiếng Trung. Có bạn cho em biết chính những truyện ngôn tình và phim truyền hình Trung Quốc đã gây hứng thú cho nhiều người học tiếng Trung. Thế là chuyến trải nghiệm Việt Nam lần đó đã gợi ý cho em viết bài diễn thuyết mang nội dung như vậy. Viết xong rồi lại nhờ cô Mạn Tuyết chỉnh sửa và trau chuốt cho bài diễn cảm. Ánh: Nội dung bài viết rất quan trọng, nhưng đã là thi diễn thuyết thì phát âm và diễn cảm sẽ quan trọng hơn vì phải trình bày trước Ban giám khảo và nhiều khán giả hiện trường. Dạ vâng. Điều may mắn nữa đến với em, đó là giữa tháng 7, em và một số bạn cùng lớp có dịp đến thực tập tại Ban tiếng Việt Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc. Em đã tranh thủ từng phút từng giây để cảm nhận môi trường ngôn ngữ tiếng Việt, rồi tập và nâng cao phát âm tiếng Việt. Vì mới học có hai năm tiếng Việt, em biết, khả năng nói tiếng Việt của mình còn kém, chỉ còn chưa đầy một tháng để tập, mà lịch thi đang vào giai đoạn nước rút, em phải bỏ hết thời gian ngoài giờ học để tập nói tập diễn đạt sao cho bài diễn thuyết hợp lô gic và hoàn chỉnh trong vòng 5 phút quy định. Nhiều khi em phải tập nói đến rát cả cổ khàn cả tiếng, nhưng em vẫn cứ tập và tập tiếp nữa. Ánh: Hôm đó cô cũng có mặt tại hiện trường cuộc thi diễn thuyết, cô thấy Băng diễn cảm rất bình tĩnh, phát âm rất khá, đã nhận được tiếng vỗ tay sôi nổi mà. Băng: Ôi cô ơi, thú thật với cô, bài diễn cảm hôm ấy tuy chỉ trong vòng năm phút, nhưng em đã phải chuẩn bị trong suốt 3 tháng, vậy mà khi đến ngày thi, em rất hồi hộp, rất run cô ạ, nhưng đến lúc bước lên sân khấu thì em chợt cảm thấy như có luồng hơi ấm truyền khắp người, ngay tức khắc liền bình tĩnh và tự tin ngay, rồi dồn hết tâm trí cho năm phút diễn cảm của mình. Ánh: Theo quy định cuộc thi, mỗi bài diễn cảm chỉ hạn hẹp trong vòng 5 phút, tin rằng sẽ để lại cho Mạch Băng nói riêng và các bạn thí sinh khác nói chung, 5 phút trải nghiệm quý hiếm và sẽ ghi nhớ mãi. Băng: Thú thật, em không ngờ mình lại đoạt giải nhất của tốp thí sinh năm thứ 2 chuyên ngành tiếng Việt, thực ra nhiều thí sinh từ các trường khác đến cũng rất xuất sắc. Sau khi diễn thuyết xong, nghe những tràng vỗ tay sôi nổi, em như sực tỉnh mơ vậy. Cô Mạn Tuyết xúc động ôm chặt lấy em. Các thầy cô khác và các bạn cùng lớp xúm lại vây quanh em, nào mỉm cười, nào khen em nói hay. Đây là những giây phút em không bao giờ quên. Ánh: Thu hoạch lớn nhất của Băng trong quá trình trải nghiệm cuộc thi diễn thuyết tiếng Việt lần này là gì? Băng: Dạ thưa cô, Ý nghĩa lớn nhất của cuộc thi lần này không phải chỉ để nâng cao trình độ tiếng Việt thôi, em cảm thấy rằng, chúng em, sinh viên Trung Quốc học tiếng Việt không cô đơn. Sinh viên Đại học Bắc Kinh nói riêng, và các trường đại học có chuyên ngành tiếng Việt ở Trung Quốc nói chung, chúng em luôn được sống trong một đại gia đình tiếng Việt ấm áp, các thầy giáo cô giáo yêu thương chúng em như cha mẹ mình vậy, các bạn sinh viên chuyên ngành tiếng Việt như anh chị em cùng một nhà. Chúng em luôn động viên và ủng hộ lẫn nhau để giúp nhau cùng tiến bộ. Chúng em đã có cơ duyên với tiếng Việt rồi thì cần học cho tốt, và tất nhiên là cần bỏ ra tâm huyết để tìm hiểu, để rồi mến yêu đất nước và con người của thứ ngôn ngữ mà mình theo học. Em nhớ tiêu đề một bài học trong sách giáo khoa đại học năm thứ nhất là :Đại gia đình tiếng Việt -Một Tập Thể Đầm Ấm. Ánh: Xin chúc Mạch Băng sẽ ngày một thông thạo tiếng Việt Nam trong hai năm đại học còn lại. Cô nhớ sau khi cuộc thi diễn thuyết hạ màn, Mạc Băng và Thiên Vân song ca bài hát Việt Nam "Nơi này có anh", vậy trước khi Hộp thư Ngọc Ánh kỳ này khép lại dần, mời Mạch Băng hát một đoạn bài hát này nào.
Fri, 07 Apr 2023 - 10min - 358 - Chào mừng Ngày Nhà Giáo Việt Nam: TRI ÂN GIỮA DẠY VÀ HỌC
Hộp thư Ngọc Ánh kỳ này gặp gỡ các bạn đúng vào Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11, đây là ngày lễ ngày vui chung của các nhà giáo Việt Nam. Từ Bắc Kinh xa xôi, xin chúc các Nhà giáo Việt Nam vui vẻ hạnh phúc, nhận được nhiều bó hoa tươi cũng như thành tích tiến bộ của các học sinh. Bài bài dân ca Việt Nam "Bèo dạt mây trôi" rất đỗi quen thuộc do một sinh viên người Trung Quốc. Mời em tự giới thiệu với các bạn đang có mặt bên máy thu thanh nào. Vân: Xin chào các bạn, chào cô Ngọc Ánh. Em là Thiên Vân đang là sinh viên năm thứ 3 Khoa Đông phương chuyên ngành tiếng Việt Nam Đại học Bắc Kinh. Ánh: Vâng, hiện nay Thiên Vân là một trong những sinh viên đang thực tập tại Ban Việt ngữ CRI. thật là tình cờ, hôm nay Ngọc Ánh mời thanh Vân đến với chương trình đúng vào ngày Nhà Giáo Việt Nam 20 tháng 11, cho nên nội dung Hộp thư đêm nay sẽ xoay quanh chủ đề Ngày Nhà giáo Việt Nam tri ân giữa dạy và học. Chào mừng Ngày Nhà Giáo Việt Nam: TRI ÂN GIỮA DẠY VÀ HỌC Vân: Ôi, em cảm thấy rất may mắn và rất vui ạ. Ánh: Từ xưa, nhân dân hai nước Trung Việt đã sẵn có truyền thống Tôn sư trọng đạo, sau khi học chuyên ngành tiếng Việt Nam tin rằng Thiên Vân không những biết Ngày Nhà giáo Việt Nam, mà có tình cảm rất đặc biệt dành cho các thầy cô Việt Nam chứ nhỉ? Vân: Dạ vâng, sau khi học chuyên ngành tiếng Việt, em thường hay tìm hiểu đất nước và con người Việt Nam, và em biết, Ngày Nhà giáo Việt Nam là 20 tháng 11 hằng năm, cũng như Trung Quốc, đây là ngày để các học sinh tri ân tới các thầy giáo cô giáo của mình. Ánh: Qua đó có thể thấy, văn hóa truyền thống của hai nước Trung-Việt có nhiều nét tương đồng. Vân: Vâng, Trung Quốc có câu 一日为师终身为父 nhất nhật vi sư, chung thân vi phụ, có nghĩa là "một ngày làm thầy, thì cũng như suốt đời làm cha" vậy. Ánh: Thế em biết Việt Nam cũng có câu tương tự không? Vân: Dạ, có ạ. Đó là Nhất tự vi sư, bán tự vi sư. Em cảm nhận sâu sắc là, tuy Ngày nhà giáo của hai nước Trung Việt không chung một ngày, nhưng tình cảm cũng như lòng tri ân của các học sinh hai nước dành cho các Nhà giáo cũng như nhau, em còn biết Việt Nam có câu, "Không thầy đố mày làm nên", do vậy tình thầy trò là một trong những thứ tình cảm chân thành nhất trong cuộc đời mỗi ai từng là học sinh từng ngồi trên ghế nhà trường, em cảm thấy, mỗi học sinh phải luôn luôn ghi nhớ và cảm ơn các thầy giáo cô giáo đã từng dạy bảo và truyền bá kiến thức cho mình từ nhỏ đến lớn bất kể là trong giai đoàn trường cấp nào. Ánh: Ngày Nhà giáo TQ là mồng 10-9, hằng năm vào ngày này, trường Đại Học Bắc Kinh tổ chức các hoạt động để chào mừng chứ nhỉ? Chào mừng Ngày Nhà Giáo Việt Nam: TRI ÂN GIỮA DẠY VÀ HỌC Vân: Vâng, hồi trung học, cứ vào Ngày Nhà giáo Trung Quốc mồng 10-9 là nhà trường thường tổ chức liên hoan ca múa nhạc để chúc mừng, em tưởng rằng chỉ các trường trung học mới coi trọng như vậy, nhưng sau khi đỗ vào Đại học Bắc Kinh, trải qua ba năm nay đại học, em đã chứng kiến liền trong ba mùa Ngày Nhà TQ, các sinh viên và nhà giáo của trường cũng có nhiều nội dung hình thức để kỷ niệm ngày vui này để bày tỏ niềm vui dạy và học trong Ngày nhà giáo. Ánh: Thanh Vân đang họ năm thứ ba chuyên ngành tiếng Việt, thể nào cũng có quen biết bạn bè hoặc thầy giáo cô giáo Việt Nam chứ nhỉ? Vân: Có cô ạ. Khi vừa nhập học năm thứ nhất Đại học Bắc Kinh em và các bạn cùng lớp đã quen biết cô Trâm, cô là giáo viên người Việt Nam đến dạy tại trường này. Lúc ban đầu, em cảm thấy phát âm tiếng Việt rất khó, càng không biết nói câu tiếng Việt nào cả, nhưng cô Trâm rất kiên nhẫn chỉnh âm cho chúng em, day cho chúng em từng câu một, cô luôn động viên em và các bạn phải bạo miệng nói tiếng, đừng xấu hổ mới tiến bộ nhanh, cô dạy em những câu khẩu ngữ thường dụng của người Việt. Thời gian trôi qua, em dần dần quen với tiếng Việt, hơn thế nữa giờ em ngày càng thích nói tiếng Việt nữa. Ánh: Do vậy mà hôm nay Thiên Vân đã có thể chuyện trò với cô Ngọc Ánh bằng tiếng Việt rồi. Sau khi biết tiếng Việt rồi, Thiên Vân và các bạn có những trải nghiệm thú vị liên quan đến văn hóa Việt gì nào? Chào mừng Ngày Nhà Giáo Việt Nam: TRI ÂN GIỮA DẠY VÀ HỌC Vân: Dạ, có nhiều trải nghiệm cô ạ. Nhưng đến nay em vẫn rất ấn tượng với một hôm vào cuối học kỳ của năm thứ hai, cả lớp chúng em được cô Trâm mời đến nhà chơi. Chúng em và cô Trâm cùng bắt tay vào làm bún chả, cô trò cười nói với nhau rất rôm rả. Cô Trâm còn mời hai bạn lưu học sinh người Mỹ và người Iran đến cùng vui nữa. Thế là hôm đó em liền bạo miệng dịch thử những câu khẩu ngữtừ tiếng Việt sang tiếng Anh cho hai bạn, đây là một trải nghiệm đầy thú vị em không bao giờ quên. Tình cảm chân thành của cô Trâm, nhà giáo Việt Nam dành cho sinh viên Trung Quốc như chúng em, là thứ tình cảm cô trò không biên giới. Ánh: Đây là một trải nghiệm rất đơn giản nhưng đầy ý nghĩa đối với một sinh viên Trung Quốc chuyên ngành tiếng Việt như Thiên Vân, năm nay là năm thứ tư đại học rồi, rất nhiều kiến thức mà Thiên Vân có được ngày nay đều đến từ các nhà giáo Trung Quốc và cả nhà giáo Việt Nam, vậy Thiên Vân có sự nhìn nhận riêng của mình như thế nào đối với Ngày Nhà giáo? Vân: Dạ, vâng. Em cho rằng, Ngày Nhà giáo bất kể của Trung Quốc, Việt Nam hay là cả Ngày nhà giáo của các nước trên thế giới, đây không chỉ đơn thuần là ngày Lễ của các học sinh, sinh viên đang trên ghế nhà trường dành cho các Nhà giáo, mà đã trở thành một ngày lễ của toàn dân toàn xã hội. Bất kể ai hướng dẫn hoặc truyền bá kiến thức cho ta, thì đó cũng chính là nhà giáo theo ý rộng. Và tất nhiên, chúng ta đều nên ghi nhớ và tri ân. Ánh: Các bạn thính giả thân mến, rất mong các Nhà giáo Việt Nam lúc này đang có mặt bên máy thu thanh để nghe tiếng lòng Thanh Vân, một sinh viên Trung Quốc nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam. Chào mừng Ngày Nhà Giáo Việt Nam: TRI ÂN GIỮA DẠY VÀ HỌC Vân: Cảm ơn cô Ngọc Ánh đã dành cho em có bày tỏ những lời tri ân các nhà giáo bằng tiếng Việt. Nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, từ Bắc Kinh xa xôi, em xin gửi lời chúc mừng tới các nhà giáo Việt Nam, chúc các thầy giáo cô giáo Việt Nam nhận được nhiều bó hoa tươi, những nụ cười, và đặc biệt là thành tích tốt, có tiến bộ đến từ các học sinh của mình. Ngoài ra cũng nhân dịp ngày nhà giáo Việt Nam, em muốn tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đối với tất cả những người đã từng dạy dỗ em trên con đường trưởng thành của em. Em không bao giờ quên những lời dặn dò ân cần của các thầy giáo cô giáo. Họ chính là những ánh đèn soi sáng trên con đường tương lai phía trước của em. Ánh: Hiện nay Thiên Vân và các bạn đang thực tập tại Ban Việt Ngữ CRI, Thiên Vân cảm thấy có thu hoạch gì trong quá trình thực tập? Vân: Em cảm thấy rất may mắn có dịp đến thực tập tại Ban Việt Ngữ CRI, em đã chứng kiến quang cảnh bận rộn với công việc truyền thông của các anh các chị phóng viên, biên tập viên, phát thanh viên trong Ban Việt ngữ. Em đã tranh thủ học cách phiên dịch những bản tin, hoặc viết những bản tin, thỉnh thoảng giúp các anh chị trong ban sưu tầm tranh ảnh và tư liệu. Ánh: Thế sau khi tốt nghiệp đại học , Thanh Vân có quy hoạch như thế nào cho tương lai nào? Chào mừng Ngày Nhà Giáo Việt Nam: TRI ÂN GIỮA DẠY VÀ HỌC Vân: Bởi năm nay em đang học năm thứ ba đại học, em vẫn chưa có nguyện vọng cụ thể đối với tương lai, bởi vì hiện thực trong tương lai luôn có sự thay đổi khó nắm bắt. Nhưng em rất mong sau này có thể làm công việc gì đó liên quan đến giao lưu văn hóa bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh.
Fri, 07 Apr 2023 - 10min - 357 - Nhớ món ăn quê hương Nội Mông, thích món ăn thanh đạm Việt Nam
Tin rằng nhiều bạn thính giả đứng tuổi, nhất là những bạn đã và đang học tiếng Trung Quốc đều rất quen thuộc và yêu thích bài dân ca Nội Mông cổ Trung Quốc "Đồng cỏ tươi đẹp là quê hương ta đó", giai điệu trữ tình rộng thoáng như hiện lên bức tranh trời xanh mây trắng, đồng cỏ mượt mà, cừu bò gặm cỏ rất tươi đẹp. Cũng như mọi năm, một số bạn trẻ đang học tiếng Việt Nam tại các trường đại học ở Bắc Kinh thường đến Ban Việt ngữ CRI thực tập. Hôm nay, Ngọc Ánh mời bạn Vương Thuỵ Kỳ đang thực tập tại Ban Việt Ngữ CRI đến Bến hẹn tình bạn để gặp gỡ và chuyện trò với các bạn. Sau đây xin mời Thụy Kỳ tự giới thiệu với các bạn đang bên máy thu thanh nào.
Mon, 20 Mar 2023 - 10min - 356 - Nhờ vầng trăng Trung Thu gửi niềm thương nỗi nhớ
Thuỷ điệu ca đầu - Trung Thu (Người dịch: Nguyễn Chí Viễn) Dịch nghĩa: Trăng sáng bao giờ có? Nâng chén hỏi trời cao Chẳng hay trên đây cung khuyết Đêm đó nhằm năm nao? Rắp định cưỡi mây lên đến Chỉ sợ lầu quỳnh điện ngọc Cao ngất lạnh lùng sao? Đứng múa với thanh ảnh Trần thế khác chi đâu. Xoay gác đỏ Luồn song lụa Rọi tìm nhau Chẳng nên cừu hận Sao lại nhằm tỏ lúc xa nhau Người có buồn, vui, ly, hợp Trăng có tỏ, mờ, tròn, khuyết Tự cổ vẹn toàn đâu Chỉ nguyện người trường cửu Ngàn dặm dưới trăng thâu. Trăng sáng có từ bao giờ, Cầm chén rượu hỏi trời xanh. Không biết là cung điện trên trời, Đêm nay là năm nào? Ta muốn cưỡi gió đi, Lại sợ trên lầu quỳnh điện ngọc, Nơi cao rét không chịu nổi. Đứng lên múa, bóng trăng theo người, Gì vui hơn ở dưới cõi đời. Soi khắp gác tía, Ta tà xuống cửa che màn gấm, Soi cả đến người có bầu tâm sự không ngủ. Trăng giận gì người, Tại sao cứ tròn trong những giờ ly biệt. Người có lúc buồn, vui, tan, hợp, Trăng có đêm tối, sáng, tròn, khuyết, Việc này xưa nay khó bề trọn vẹn. Những mong người lâu dài, Ngàn dặm cùng chung vẻ đẹp của trăng.
Mon, 20 Mar 2023 - 10min - 355 - Giải đáp về hiện tượng DỐC MA ở Trung Quốc
Bạn Tấn Hùng ở huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam đặt câu hỏi: Trung Quốc có một nơi g̣ọi là dốc Ma, nghe nói khi người ta đạp xe nơi cuối dốc, mộc lúc sau xe lại chuyển dịch đến đầu dốc, không biết hiện tượng này được giải thích bằng khoa học như thế nào? Tấn Hùng nói đúng, ở Trung Quốc quả là có dốc Ma, dốc này không những chỉ có ở một nơi, theo thống kê, các nơi như: Thành phố Thẩm Dương tỉnh Liêu Ninh, Tế Nam tỉnh Sơn Đông, Trung Sơn tỉnh Quảng Đông, Tây An tỉnh Thiểm Tây, Hạ Môn tỉnh Phúc Kiến, Thiên Sơn Tân Cương, Hàng Châu tỉnh Chiết Giang đều có dốc Ma, mà người Trung Quốc gọi là dốc Quái. Được biết các nước Mỹ, Hàn Quốc và U-ru-guay cũng đã phát hiện có dốc Ma. Trong số dốc ma tại Trung Quốc, thì dốc ma ở thành phố Thẩm dương là nổi tiếng nhất. Tại ngoại ô cách thành phố Thẩm Dương tỉnh Liêu Ninh 30 km có một dốc Ma, điều kỳ lạ là ở chỗ, khi xe lên dốc bon bon dễ dàng, thậm chí xe có thể trượt từ dưới dốc lên đỉnh dốc, nhưng khi xuống dốc lại rất khó khăn, phải khắc phục ma lực mạnh mới có thể xuống dốc được. Dốc này dài 80 mét, rộng 15 mét, tây cao đông thấp, thực ra "Dốc ma" này đã được phát hiện vào tháng 4 năm 1990. Lúc ấy có hai cảnh sát giao thông lái xe díp xuống dốc, khi hãm phanh liền cảm thấy xe như chạy ngược lên dốc, hai cảnh sát này cảm thấy rất lạ liền cho xe chạy thử mấy lần đều ra kết quả như vậy, họ rất kinh ngạc và mang theo nỗi thắc mắc nghi ngờ lái xe về.
Mon, 13 Mar 2023 - 10min - 354 - Ngày lễ Vu Lan báo hiếu
Kể từ ngày lập thu, tiết trời Bắc Kinh tuy vẫn còn nóng, vẫn phải mặc áo ngắn tay, nhưng đã không còn cái oi nhiệt nóng bức như những ngày hè ngột ngạt. Rằm tháng 7 vừa qua, tiết trời đầu thu Bắc Kinh mát mẻ, vầng trăng tròn sáng treo lơ lửng trên nền trời đầy sao của thành phố. Khi qua một số ngõ hẻm, Ngọc Ánh trông thấy một số người thắp nhang đốt vàng mã để cúng cho những vong hồn đã mất. Thì ra hôm qua là rằm tháng Bảy, một ngày có nhiều tên gọi cho những ngày lễ trong dân gian. Nhân dịp này, trong chương trình hôm nay, Ngọc Ánh xin giới thiệu đôi nét về rằm tháng 7 theo yêu cầu của một số bạn gửi thư riêng cho Ngọc trên FB: Trong dân gian Trung Quốc, rằm tháng 7 âm lịch là ngày "Lễ Trung nguyên" truyền thống, tại các khu vực miền nam Trung Quốc gọi là đây là "Lễ ma quỷ", mọi người đem đồ cúng đến phần mộ người thân để dâng hương hoặc đốt vàng mã tưởng nhớ người thân quá cố. Trong Phật giáo, rằm tháng 7 gọi là Lễ Vu Lan, Trung Quốc gọi là 盂兰盆, theo phiên âm từ tiếng Phạn gọi là Ullam-bana. Ullam có nghĩa là treo ngược, được hình dung là tình hình rất nguy khốn, bana có nghĩa là chiếc chậu đựng đồ cúng. Phật giáo cho rằng, dâng đồ cúng như vậy có thể giải cứu cho cha mẹ và người thân bị treo ngược bị lâm nguy. Cho nên tóm lại 盂兰盆 có nghĩa là "giải cứu bị treo ngược". Ngoài ra, làm như vậy được mọi người cho rằng có thể báo hiếu báo ơn cha mẹ, để cha mẹ đắc thọ hoặc để cha mẹ thoát khỏi biển khổ đau, để cha mẹ được vui vẻ. Cho nên còn gọi đây là Ngày Vu Lan báo hiếu.
Mon, 13 Mar 2023 - 10min - 353 - Câu chuyện về "CHIẾC ĐÀI LÃO NÔNG"
Chiếc đài nhỏ đang còn ở Bắc Kinh chưa lên đường "Chuyển phát nhanh" Hùng Anh: Xin chào quý vị và các bạn, rất vui lại có dịp gặp các bạn qua Hộp thư Ngọc Ánh, chúc các bạn tuần mới có thu hoạch mới và niềm vui mới. Ngọc Ánh, Ngọc Ánh, sao từ nãy đến giờ Ngọc Ánh cứ tủm tỉm cười, có chuyện vui gì thế? Ngọc Ánh: Trước khi trả lời Hùng Anh, Ngọc Ánh xin hỏi Hùng Anh câu này nhé: Hùng Anh có ấn tượng về một thính giả tên là Đặng Phu Tử không nào? Hùng Anh: Phu Tử à? À... nhớ chứ, cách đây ít lâu, cũng trong Hộp thư Ngọc Ánh, Hùng Anh đã đọc bài viết "Bố" của Phu Tử đăng trên báo Dân Trí Việt Nam mà. Qua bài viết Hùng Anh cảm thấy đây là cậu thanh niên xuất sắc, không những học giỏi mà đáng quý hơn cậu còn là người con trai cả rất có hiếu với cha mẹ còn đang sống ở miền đồng quê Hà Tĩnh. Ánh: Đúng. Trong thời đại hội nhập ngày nay, rất nhiều thanh niên rời khỏi quê hương ra thành phố học tập và công tác, có nhiều người sau khi hòa mình vào cuộc sống đô thị rồi, rất dễ lãng quên vùng thôn quê nơi mình từng lớn lên. Cho nên khi theo dõi trang cá nhân của Phu Tử, Ngọc Ánh đã phát hiện đây là một thanh niên Việt Nam có trí tiến thủ, giàu tình cảm đối với đất nước quê hương, giàu lòng hiếu thảo đối với ông bà cha mẹ, đáng chia sẻ với nhiều bạn trẻ cùng lứa. Hùng Anh: Được biết mẹ Phu Tử gần đây không được khỏe lắm, bây giờ đã khá hơn chưa? Ánh: Qua trang cá nhân của Phu Tử được biết, mẹ Phu Tử đã khỏi ốm rồi, nhưng Ngọc Ánh vẫn rất cảm động trước những dòng tâm sự sau đây của Phu Tử: "Cháu chẳng biết nói gì để bày tỏ lòng cảm ơn của mình đối với cô và tập thể gia đình CRI. Hôm qua, cháu gọi cô vì thấy hơi buồn và mệt mỏi. Mẹ của cháu ở quê bị ốm rồi, mẹ giấu không cho cháu biết, nhưng lúc cháu gọi điện thoại về, nghe giọng của mẹ ồm ồm và sụt sịt là cháu đoán ra ngay. Ban ngày mẹ làm đủ thứ việc trên đời, ban đêm mẹ còn thức muộn để bơm tưới tránh hạn cho vườn chè, sáng sớm mẹ cũng dậy tưới chè, thành ra mẹ bị thiếu ngủ, ngày lại không được ngủ bù, cơ thể lâu ngày suy nhược, sức đề kháng yếu, dẫn đến ốm bệnh. Mẹ cảm cúm bình thường thì sẽ tự khỏi được nhưng cháu vặn hỏi thì mẹ bảo là bị thêm hoa mắt, chóng mặt. Cháu lo lắng quá, đêm qua cứ trằn trọc thao thức, giờ cháu vào nhà máy rồi! Cháu nhắc mẹ uống nhiều nước sôi nguội như cô dặn cháu, lại súc miệng nước muối và ăn thêm hoa quả, nhưng cháu không tin là mẹ sẽ nghe, vì mẹ cháu có lúc nào quan tâm, chăm lo cho bản thân mình đâu. Mẹ lo lắng cho gia đình, cho con cái đến bạc cả tóc, dù mới chưa đầy 50 tuổi! Mẹ bảo là mẹ sẽ ăn thêm nhiều cơm để mau khỏi, mẹ bảo cháu không phải lo, bao nhiêu việc nhà vẫn trên tay mẹ đều đặn, đầy đủ. Nghĩ tới cảnh mẹ bưng tô cơm ngồi nhai trệu trạo mà cháu muốn ứa nước mắt, thương mẹ vô cùng mà hiện tại thì cháu vẫn chưa thể giúp gì nhiều cho mẹ được. Cháu ngồi đây làm việc mà rất nóng lòng hướng về mẹ, về nhà. Cháu phải quyết tâm, phấn đấu hơn nữa đây. Cháu cảm ơn cô Ngọc Ánh đã luôn sát cánh và động viên, khích lệ cháu rất nhiều. Chúc cô có một ngày làm việc hiệu quả, giữ gìn sức khỏe cô nhé! Cháu cầu mong mẹ của cháu ở quê nhà sẽ sớm bình phục". Hùng Anh: Thật là một người con có hiếu, đây chính là liều thuốc bổ tinh thần dành cho cha mẹ. À mà Ngọc Ánh vừa rồi tủm tỉm cười bảo là sẽ báo tin vui gì mà? Ánh: Đó là Phu Tử báo cho Ngọc Ánh đã nhận được chiếc đài bán dẫn hiển thị bằng số do Ngọc Ánh gửi tặng rồi. Hùng Anh: Xin chia vui với Phu Tử nhé. Đây đúng là tin vui, vì quà tặng gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh chỉ một tuần là đến, an toàn không bị hỏng rách. À mà vì sao Ngọc Ánh lại gửi đài bán dẫn cho Phu Tử? Ánh: Chuyện là thế này, cách đây ít hôm Phu Tử thuật lại việc nghe đài với Ngọc Ánh rằng: "Cô Ngọc Ánh ơi, không biết ở Bắc Kinh, cô chú CRI đang làm gì, chứ cháu đang ghé qua bên nhà hàng xóm nghe tạm cái đài, nghe giọng cô đang kể chuyện về một ông người Cao Mật ngửi thấy mùi gì rất thơm dưới giếng ... bọn Đức kề súng vào đầu ông bóp cò ..." Haha, vừa xong, chú Hùng Anh lại giới thiệu là cô Ngọc Ánh vừa đọc tiểu thuyết "Báu vật của đời" của nhà văn Mạc Ngôn - người đoạt Giải Nobel Văn học. Hùng Anh: Ôi, Phu Tử quả là thính giả rất dễ thương của CRI. Vậy mà không có đài để nghe, phải nghe nhờ hàng xóm. Quý hóa quá. Ngọc Ánh tặng Phu Tử chiếc đài bán dẫn như vậy là đúng rồi. Ánh: Vâng, thực ra món quà nho nhỏ này là vật tượng trưng cho Ngọc Ánh bày tỏ lòng mến mộ một sinh viên vừa ra trường có tinh thần phấn đấu và hiếu thảo với cha mẹ. Hùng Anh: Tin rằng khi nhận được món quà gửi từ Bắc Kinh, Phu Tử sẽ cảm thấy bất ngờ và vui lắm đây. Ánh: Đúng vậy. Phu Tử đã bày tỏ niềm vui khi nhận được chiếc đài bán dẫn như sau: " Đi làm về. Vẫn cái nắng nóng như thiêu như đốt của thành phố TP. Vinh, Nghệ An, nhưng vui hơn cả là món quà đến từ Bắc Kinh vừa bay đến cổng nhà. Cầm gói bưu phẩm trên tay, thấy vui và hạnh phúc vô vàn. Cảm ơn đại gia đình Vietnamese CRI, cảm ơn Hộp thư Ngọc Ánh và chú Hùng Anh cùng tập thể biên tập viên, phát thanh viên Ban tiếng Việt Nam rất nhiều vì những tình cảm nồng hậu như vậy! Cô NA ơi, cháu đã nhận được đài rồi. Bố mẹ và em gái cháu vui lắm. Hihi, cả nhà gửi lời cảm ơn và chúc sức khỏe tới cô, chú Hùng Anh và toàn thể đại gia đình CRI nhé! Hùng Anh ơi, sau khi nhận được món quà nhỏ, Đặng Phu Tử đã viết Câu chuyện của "Chiếc đài bán dẫn nho nhỏ", bây giờ mời Hùng Anh đọc để chia sẻ với các bạn đang có mặt bên máy thu thanh hoặc lướt mạng nhé: Cha mẹ và em gái Phu Tử đang nghe đài sau khi vừa nhận được Tôi là một chiếc đài màn hình hiển thị bằng số, được ra đời nhờ hãng Tecsun, của Thâm Quyến. Tôi đã vượt cả ngàn cây số dọc theo đường chim bay để đến với mái nhà nhỏ bé nơi vùng quê thị trấn nghèo này - Thị trấn Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh. Gia đình nhỏ nơi tôi đáp chân là một gia đình nông dân. Anh con trai đi trọ học đại học xa nhà, nên bố mẹ và người em gái cũng không mấy khi quan tâm xem đầu đĩa, xem ti - vi như thời anh con trai còn học phổ thông ở quê nhà. Thế nên, đầu đĩa bị bám đầy mạng nhện rồi hỏng, ti-vi hoen gỉ, dây rợ cũng hỏng nốt. Mâm cơm gia đình mỗi tối âm thầm, lặng lẽ trong tiếng thở dài nhớ con của bố mẹ. Tôi đến với gia đình khi cũng vừa có tin vui gõ cửa: Một chú bê con chào đời một ngày trước. Anh con trai rất phấn chấn, cả gia đình đều hồ hởi, nói cười vui vẻ. Tôi nằm gọn trong bàn tay của bố, tôi được kéo dài cái ăng - ten, chọn kênh, tôi phát ra những âm thanh vui tai, tôi thấy mọi người thích thú quây quần xung quanh tôi ... Vậy là, từ nay trở đi, tôi sẽ gắn bó đời mình với cái tổ ấm gia đình nông dân này. Tôi sẽ tha hồ hát những giai điệu dân ca mỗi trưa, chia sẻ tri thức, sẽ kể chuyện đêm khuya, sẽ được nhìn thấy ánh mắt lấp lánh niềm vui của bố mẹ. Tôi mang niềm vui đến cho bố mẹ. Tôi sẽ được xếp gọn nằm ở đầu giường, để mỗi đêm ngắm bố đeo cái đèn thợ mỏ lên đầu và đọc sách cho mẹ nghe, thấy tiếng bố mẹ cười. Tôi sẽ mang niềm vui con trẻ của anh con trai về cùng bố mẹ, vui sống cùng bố mẹ ... Tôi đã bắt đầu một chặng đường đời mới và tự gọi tên cho mình là "chiếc đài lão nông"! … Ánh: Vâng, mong chiếc đài bán dẫn từ nay sẽ chung sống với gia đình bố mẹ Phu Tử và mang lại niềm vui cho mọi người trong gia đình.
Mon, 27 Feb 2023 - 10min - 352 - Lại nói về mùa thi đại học "Cao khảo" ở Trung Quốc
Tuy mùa thi tuyển sinh đại học ở TQ năm nay đã khép lại hồi đầu tháng 6 rồi, nhưng mấy hôm nay đề tài về mùa thi lại được nhen lên bởi ngày 25 tháng 6, khắp các tỉnh thành Trung Quốc vừa công bố thang điểm chuẩn đỗ đại học của địa phương mình. Trong số thư của các bạn thính giả gửi đến thì có rất nhiều thư của các bạn thính giả trung học phổ thông cuối cấp. Do vậy mà nhân dịp này, Hộp thư Ngọc Ánh hôm nay sẽ có nội dung liên quan đến thi tuyển. Khác với Việt Nam, lịch thi tuyển đại học tại khắp các nơi trong cả nước Trung Quốc diễn ra thống nhất trong ba ngày 7, 8 và 9 tháng 6 hằng năm, cho đến ngày 25 tháng 6 công bố thang điểm chuẩn đỗ vào các trường đại học. Ở Việt Nam thi đại học chia làm nhiều khối, còn ở Trung Quốc thì chỉ chia hai khối chính đó là khối Khoa học tự nhiên, gọi tắt là Khoa Lý, gồm các môn Toán, Anh văn, Ngữ văn cộng thêm gói tổng hợp bao gồm các môn Vật lý, Hóa học và Sinh vật; khối Khoa học xã hội, gọi tắt là Khoa Văn, bao gồm các môn: Ngữ văn, Toán, Anh văn, cộng thêm gói tổng hợp bao gồm các môn: Chính trị, Địa lý và Lịch sử. Điểm tối đa của mỗi khoa đều 750 điểm. Ngoài ra còn có khối năng khiếu về nghệ thuật và thể thao. Khối này đòi hỏi tổng số điểm thi các môn văn hóa không cao bằng thi Khoa Lý và Khoa Văn, nhưng đòi hỏi số điểm năng khiếu phải cao, cạnh tranh cũng rất gay gắt. Do Trung Quốc là nước đông dân, cho nên số thí sinh tham gia thi tuyển cũng đông. Mùa thi tuyển năm 2014, Trung Quốc gọi là "Cao khảo" có 9 triệu 390 nghìn thí sinh trong cả nước tham gia, tăng 270 nghìn thí sinh so với mùa thi năm ngoái. Trong Hộp thư Ngọc Ánh phát vào ngày 9 tháng 6 vừa qua, chúng tôi đã giới thiệu khái quát tình hình thi tuyển ở Trung Quốc. Vừa qua lướt mạng, trên trang VnExpress thấy có bài "Cách ra đề thi đại học thú vị ở Trung Quốc", bài viết đã giới thiệu khái quát và phân tích tình hình thi tuyển của Trung Quốc năm 2014. Đúng như bài báo viết rằng: Mùa thi tuyển ở Trung Quốc là mùa thi cam go và khắc nghiệt. Bài báo viết: Có ý nghĩa vô cùng quan trọng với quá trình học tập, áp lực phải vượt qua kỳ thi luôn đè lên học sinh và các bậc phụ huynh. Việc ôn luyện, chuẩn bị cho hai ngày thi Cao khảo có thể kéo dài cả năm. Tính chất cam go và khắc nghiệt của kỳ thi năm nay không đổi. Điều này được thể hiện ở độ khó của đề thi cũng như sự gắt gao, cẩn thận trong công tác bảo vệ, chống gian lận. Đề thi ở nhiều nơi được đánh giá là hay bởi tính cập nhật và thời sự, cũng như khả năng phân loại thí sinh. Đề tiêu chuẩn quốc gia là một trong số đó. Từ một câu chuyện đơn giản, người ra đề đã xây dựng tình huống và đặt thí sinh vào một hoàn cảnh phải lựa chọn giữa phá luật, trở nên khác biệt để phát triển hay sống trong luật lệ, giống với đa số và giậm chân tại chỗ. Đề thi đòi hỏi thí sinh phải có cái nhìn tinh tế và sắc sảo, bởi rõ ràng việc phá luật là sai trái nhưng phá luật để tốt đẹp hơn lại là một câu chuyện khác. Không có đúng sai tuyệt đối trong hoàn cảnh này. "Nơi ngưng đọng thời gian" "Hãy viết một bài văn bàn về phong cách ứng xử của người Bắc Kinh. Ví dụ: nên hành xử ra sao khi đến thăm nhà một người bạn". Đề thi này của thủ đô Bắc Kinh thoạt nhìn thì đơn giản nhưng có rất nhiều khía cạnh khai thác. Thí sinh trước hết phải bàn được về phong cách ứng xử của người Bắc Kinh, quan trọng hơn là mở rộng vấn đề sang việc ứng xử giữa con người với con người. Đề thi có tính chất thời sự và giáo dục cao bởi thói vô tâm, cư xử vô tình, lạnh lùng đang là vấn nạn làm đau đầu các nhà quản lý xã hội ở Trung Quốc. Bàn về ứng xử của một nhóm người để cảnh tỉnh cách ứng xử của xã hội dường như là dụng ý của đề thi này. Đề thi của thành phố Thiên Tân lại vẽ ra một viễn cảnh khá tuyệt. "Tưởng tượng một ngày bộ óc con người được cấy một siêu chip thông minh, giúp cho ngay cả một bà lão cũng có thể am tường mọi vấn đề, lĩnh vực trong cuộc sống. Không ai còn cần phải học tập. Hãy bày tỏ suy nghĩ của bạn". "Am hiểu tường tận mọi vấn đề" mà không cần phải học là điều rất nhiều người ao ước. Không còn những kỳ thi Cao khảo vất vả, không còn những đêm dài phải thức trắng học bài. Công nghệ thật sự đã mang đến cuộc sống trong mơ cho con người. Nếu chỉ dừng lại nhìn nhận vấn đề ở đây, nhiều thí sinh đã mắc bẫy của người ra đề. Mọi vấn đề trong cuộc sống luôn có hai mặt. Bàn về hai mặt tốt xấu này chính là yêu cầu thật sự của đề thi. Một xã hội ai cũng có siêu "chip" trong mình, ai cũng như ai, không cần đổ mồ hôi, nỗ lực để có được hiểu biết thật sự là một cuộc sống quá nhàm chán và không động lực. Tỉnh Liêu Ninh lại đặt thí sinh vào giải quyết một câu hỏi lớn từ muôn đời nhưng cấp bách nhất trong giai đoạn hiện nay khi mà khoa học công nghệ phát triển với tốc độ vượt bậc đã kéo các thế hệ ngày càng xa nhau. "Một buổi tối, ông và cháu cùng nhìn ra ngoài cửa sổ. Ánh sáng điện lung linh soi rọi khắp nơi trông như bảy sắc cầu vồng. Người cháu trầm trồ: "Thật là đẹp, nếu không có điện, công nghệ hiện đại, những tòa nhà cao tầng sẽ không bao giờ có được khung cảnh tuyệt vời này". Người ông thì lắc đầu và nói: "Thật đáng tiếc, bầu trời đêm đầy sao lấp lánh sẽ không bao giờ được nhìn thấy nữa. Những người cổ đại sử dụng lửa để thắp sáng, sống trong các hang động, hằng đêm ngắm nhìn trăng sao, cảnh sắc đó còn tuyệt vời gấp nhiều lần". Hãy bày tỏ quan điểm của bạn". Đề thi chạm vào một vấn đề không mới, đó là khoảng cách thế hệ, nhưng lúc nào cũng nóng. Không chỉ trong Cao khảo, câu hỏi này được đặt ra nhiều lần ở nhiều kỳ thi tại các quốc gia trên thế giới. Đề thi cho thấy mức độ suy nghĩ sâu sắc cũng như kỹ năng nghị luận của thí sinh. Vấn đề này không có một câu trả lời chung. Đào sâu đến đâu, khai thác ở những khía cạnh nào phụ thuộc hoàn toàn vào góc nhìn và khả năng của người thi. Đề thi cung cấp rất nhiều đất để ngòi bút của học sinh được tự do bay nhảy. Đây là bốn trong rất nhiều đề thi Văn có tính chất sàng lọc và phân loại trong kỳ thi Cao khảo của Trung Quốc. Để vượt qua những bài thi cam go này, thí sinh phải thật sự nghiêm túc, đầu tư thời gian, học tập và nỗ lực hết mình. Chính vì vậy, Cao khảo luôn được đánh giá là kỳ thi uy tín bậc nhất, như một nhà báo từng nhận định đây là "nơi thời gian ngưng đọng". Các bạn cư dân mạng cũng có nhận xét đối với đề thi văn của Trung Quốc, có khen mà cũng có chê, đây là hiện tượng bình thường và tất yếu. Đề thật hay, với cách ra đề như thế này buộc học sinh phải bộc lộ cách nhìn nhận của chính mình từ đó sẽ tỏ rõ khả năng. Người ra đề thật đáng khâm phục. Những bài thi tự luận về chủ đề xã hội rất hay. Nếu mà mình thi tuyển công chức mà có đề hay như vậy thì quá tốt. Nói đến thi văn thì kể từ năm 2006 cho đến nay, cứ đến tháng ba hàng năm là Ngọc Ánh lại chọn lọc một số bài văn đạt điểm tối đa biên dịch sang tiếng Việt để chia sẻ với các bạn cuối cấp trung học phổ thông Việt Nam. Năm nay cũng vậy, kể từ tháng 3 đến nay, Hộp thư Ngọc Ánh đã giới thiệu một số bài thi văn đạt điểm tối đa của các thí sinh trong mùa thi đại học năm 2013. Sau khi giới thiệu trên sóng, Hộp thư Ngọc Ánh nhận được rất nhiều thư của các sĩ tử Việt Nam bày tỏ hoan nghênh và yêu cầu Ngọc Ánh không nên gián đoạn việc giới thiệu những bài văn xuất sắc của thí sinh Trung Quốc. Năng nhặt chặt bị, sau mấy năm kiên trì, Ngọc Ánh đã biên dịch giới thiệu qua Hộp thư Ngọc Ánh trên sóng CRI gần trăm bài văn đạt điểm tối đa của thí sinh Trung Quốc, rất được các thí sinh Việt Nam hoan nghênh. Chính vì vậy mà Ngọc Ánh đã tập trung gần trăm bài văn đã phiên dịch đó lại rồi biên tập thành cuốn sách mang tên "Những bài văn đạt điểm tối đa của thí sinh thi đại học Trung Quốc (2006--2012)" do Nhà xuất bản Văn học Việt Nam xuất bản và ra mắt bạn đọc Việt Nam vào quý một năm nay. Ngoài ra, còn cho xuất bản hai cuốn tản văn của các nhà văn nổi tiếng Trung Quốc và do Nghệ sĩ nổi tiếng Trung Quốc Lục Tiểu Linh Đồng viết lời mở đầu và hậu ký, đó là "Những câu chuyện đi cùng năm tháng" và "Ánh nắng và màu trăng" cũng do Ngọc Ánh dịch sang tiếng Việt Nam, gọi tắt là Ba cuốn sách cũng do Nhà xuất bản Văn học Việt Nam xuất bản. Được biết, có bạn độc giả đã không quản đường xa từ các tỉnh lẻ ra Hà Nội tìm mua, có bạn đội mưa đi hiệu sách hai lần mới mua được, có bạn viết thư hỏi ở đâu mới mua được ba quyển nói trên. Vào phần cuối của chương trình, chúng tôi xin giới thiệu nơi mua ba cuốn sách nói trên: Ba cuốn sách Những câu chuyện đi cùng năm tháng, Ánh nắng và màu trăng, Những bài văn đạt điểm tối đa của các thí sinh thi đại học Trung Quốc do Ngọc Ánh biên dịch đã được phát hành bán tại Nhà sách Thăng Long, địa chỉ 2 Bis, Nguyễn Thị Minh khai, phường Đa Cao, Quận I Thành phố Hồ Chí Minh, và từ đây sẽ được giao đi hầu hết các cửa hàng sách ở các địa phương phía Nam. Ở phía Bắc thì ba cuốn sách trên đây đã có mặt trên giá sách của Trung tâm Sách Hà Nội 44 tràng Tiền, Công TTHH Đầu tư & Phát triển văn hóa Việt, 808 Đường Láng và 158 nguyễn Văn Cừ; Nhà sách của Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Nhà sách Tân Việt 478 Minh Khai Hà Nội và nhiều nhà sách khác.
Mon, 27 Feb 2023 - 10min - 351 - Tiếng lòng của người con trai dành cho cha trong Ngày của Cha
Ngọc Ánh: Tuy văn hóa phương Đông và phương Tây có khác nhau, thế nhưng trong thời đại hội nhập ngày nay, một số ngày lễ ngày hội phương Tây thắm đượm tình người rất được các nước phương Đông châu Á đón nhận. Hùng Anh: Đúng vậy, ví dụ như ngày Va-len-tin, Ngày của Mẹ, Ngày của Cha ... Ánh: Nói đến Ngày của Cha, thì hôm qua là Chủ nhật thứ 3 trong tháng 6 chính là Ngày của Cha, mà HA cũng có phần đấy nhé. HA: Vâng, HA còn nhớ lòng rạo rực và xúc động vào cái ngày lần đầu tiên được làm cha cứ như hôm qua ấy, vậy mà thấm thoát mái tóc đã điểm sương, thậm chí tóc cũng rụng đi rất nhiều. Ôi chà, chẳng biết thời gian đi đâu hết rồi nhỉ? Ánh: Câu hỏi này của HA thật như tên bài hát "Thời gian đi đâu hết rồi" rất "hot" và đang lưu hành trong đông đảo công chúng hâm mộ ca nhạc TQ do giọng ca nổi tiếng Vương Tranh Lượng trình bày. Mỗi khi nghe bài hát này là NA không khỏi thổn thức, không những vì giai điệu trữ trình êm du của bài hát, mà càng vì lời bài hát này đơn giản nhưng ngụ ý sâu xa, rất hiện thực nhưng lại chứa đựng tình cảm cha con mẹ con nồng nàn, làm rung động trái tim của hầu như những người làm cha làm mẹ và làm con cái.
Mon, 27 Feb 2023 - 10min - 350 - Bài văn đạt điểm tối đa của thí sinh Thiên Tân: Lùi để mà biết
Bài văn đạt điểm tối đa của thí sinh Thiên Tân trong kỳ thi Đại học năm 2013: Lùi để mà biết Đề bài Đọc tài liệu cho sẵn sau đây mà làm bài: Từ xưa Trung Quốc đã có câu "Học để mà biết", "học" ở đây, thông thường được hiểu là học tập theo nhà giáo. Nhà văn, nhà triết học đời Đường Trung Quốc Hàn Dũ từng nói: "Con người sinh ra không phải điều gì cũng biết, ai mà không có những điều nghi vấn? Có vấn đề mà không đi học hỏi người khác, thì sẽ không bao giờ có được đáp án". Theo đà phát triển của thời đại, các kênh để chúng ta lượm lặt kiến thức, nắm bắt kỹ năng hoặc biết được nghĩa lý ngày càng nhiều. Kết hợp với cảm nhận và trải nghiệm của mình, mời anh/chị điền một chữ lên gạch ngang trong câu "----để mà biết" thành một tiêu đề rồi làm bài. Yêu cầu: Không được rập khuôn đề bài bằng câu "Học để mà biết", ngoài thơ ca ra không giới hạn về thể loại, bài làm phải trên 800 chữ, không được sao chép, không được rập khuôn. Bài làm : Lùi để mà biết Bài văn đạt điểm tối đa của thí sinh Thiên Tân: Lùi để mà biết Nắng xuân rạng rỡ chiếu xuống mảnh đất bao la, mặt nước trên những vuông ruộng lúa trong suốt như những tấm gương. Những cây mạ trong ruộng được cấy ngay ngắn trước mặt người nông dân, trông chúng như đang thưởng thức quy hoạch của nông dân sắp đặt cho mình vậy, từng hàng một, từng luống một, không nghiêng không chéo, mạ được cấy đều như dệt vải vậy. Vài người nông dân đang cấy mạ, cúi khom mình xuống, rải rác thưa thớt di động trên những thửa ruộng, mỗi bước chân một khom lưng, mỗi bước chân một lùi lại, tay trái cầm bó mạ, tay phải cấy từng cây, động tác của họ quen tay và rất có nhịp điệu; bóng hình họ, như những áng mây trắng trên nền trời cùng in xuống mặt ruộng, trong những gợn nước lăn tăn, tạo nên một bức tranh thuỷ mặc thiên nhiên. Quang cảnh này khiến tôi chợt nhớ tới một bài thơ: Bài văn đạt điểm tối đa của thí sinh Thiên Tân: Lùi để mà biết Cấy đầy cây mạ trên thửa ruộng Cúi đầu thấy trời trên mặt nước Mắt tai mũi lưỡi thân và ý (Trong Phật giáo) Lùi bước chính là để tiến lên Mấy dòng ngắn ngủi, nhưng đã ngấm sâu mấy lớp của ý Thiền. Trên đời này, ai mà chẳng đưa tầm mắt của mình ra phía trước? Bất cứ việc gì mà chẳng sải bước hướng tới tương lai? Có lẽ, chỉ có nhà nông khi cấy mạ mới từng bước từng bước lùi về phía sau, lùi một bước, thì đến gần mùa thu hoạch của vụ thu hơn một bước. Thử nghĩ mà xem: Giả như người nông dân cấy mạ mà cứ tiến lên phía trước, thì những hàng mạ được cấy rồi sẽ như thế nào nhỉ? Có lẽ, cây mạ vừa được cấy xuống xong, vì người nông dân tiến vội lên phía trên, mà mạ bị giẫm vào nước bùn. Thì ra, cũng như cấy mạ vậy, trông động tác có vẻ đơn giản, nhưng đằng sau lại tiềm ẩn triết lý nhân sinh sâu sắc làm sao. Các Thiện nam Tín nữ Phật giáo đều nên hiểu rằng, trong các chùa chiền đều có một phép tắc, khi các hương khách rời khỏi chùa, đều không được phép sải bước đi về phía trước, mà phải lùi từng bước ra khỏi cửa chùa, hai bàn tay chắp lại mà lùi xuống các bậc thang đá, khấn tụng thành tâm, tịnh thân trở lại với đời thường. Phép tắc này, thật như cảnh nhà nông lùi bước khi cấy mạ vậy. Những người cầu nguyện lùi dần từng bước ra khỏi viện chùa, nhưng càng lùi thì lại càng đến gần với Phật, cách Đạo ngày càng gần hơn, cách nội tâm của mình càng gần hơn, nhìn lại cảnh các nhà nông cấy mạ, nói nhà nông là những hương khách thành kính, chi bằng nói những cây mạ được cấy dưới ruộng chính là hóa thân của Phật, người nông dân mỗi lần cúi mình xuống, thì lại mỗi lần lùi bước. Họ cấy lên thửa ruộng xanh biếc một màu, cấy thành niềm hy vọng tràn trề trong lòng. Có thể thiết nghĩ rằng, khi mà các nhà nông ngắm nhìn từng thửa ruộng xanh biếc trước mặt, cõi lòng họ sẽ cảm thấy thoải mái biết nhường nào. Trước mắt là thời đại ồn ào náo nhiệt, mọi người bôn ba mệt mỏi cho công thành danh toại, bận rộn xoay sở cho lợi ích này nọ, ai nấy đều bồi hồi trong cảnh lên xuống chìm nổi, xem ra, mọi người hầu như sải bước lớn đi nhanh về phía trước, thế nhưng đến khi quay đầu nhìn lại, họ không khỏi âm thầm phát hiện rằng, tuy mình đã bỏ ra rất nhiều công sức rồi, nhưng lại vẫn đứng ở nguyên vị trí cũ. Những thứ muốn có được, hoặc như đã có được rồi, nhưng bỗng dưng phát hiện, tất thảy đều như bèo dạt mây trôi, mảnh vườn trong cõi lòng mình, lúc này sao mà như bị cầy cấy một cách bừa bãi chẳng ra gì cả. Ánh nắng rọi chiếu cánh đồng, cõi lòng cũng đồng thời được soi sáng. Ngắm nhìn các nhà nông đang cấy mạ trên ruộng, tôi hiểu ra rồi, tất thảy những tham vọng theo đuổi đều là ma tâm, những việc từng được coi là rất quan trọng quá đáng, thì đều tan biến như mây khói theo dòng thời gian trôi đi, chỉ có một mảng yên tĩnh duy nhất trong nội tâm mới là thứ không bao giờ thay đổi. "Hỏi người sao lại được như vậy, rời xa ồn ào lòng phẳng lặng". Khi chúng ta bị hồng trần quấy đảo, thì phải chăng hãy trở lại ngắm cảnh các nhà nông cấy mạ trên ruộng, nhìn những bước chân lùi lại dần của họ, mà thưởng thức không gian trời cao biển rộng trong cõi lòng. Trong những phút trầm ngâm suy nghĩ, thì lại có thêm mấy hàng mạ non vươn dài theo những bước chân lùi lại của người nông dân...
Mon, 06 Feb 2023 - 10min - 349 - Lễ khai mạc tuần "Triển lãm tranh-Giao lưu Văn hoá Việt Nam" tại bắc Kinh
Hoan nghênh các bạn đến bên Bến hẹn tình bạn mảnh vườn kiến thức Hộp thư Ngọc Ánh lần phát thanh đầu tiên trên sóng CRI vào mỗi đêm thứ hai hằng tuần, chúc các bạn có thu hoạch mới và niềm vui mới, mong tình bạn giữa chúng ta ngày một gắn bó. Các bạn đang nghe nhạc hoà tấu của Dàn nhạc tre Việt Nam "Sức sống mới" tại lễ khai mạc tuần "Triển lãm tranh-Giao lưu Văn hoá Việt Nam" diễn ra tại Nhà bảo tàng phong tục dân gian Bắc Kinh vào chiều ngày 8 tháng 9, tại phía đông Bắc kinh. Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Đặng Minh Khôi, đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc, đại diện Trung tâm Trung Quốc - ASEAN, các đoàn ngoại giao, cùng đông đảo cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam đến tham dự. Ngọc Ánh cùng hai phóng viên trẻ của Ban Việt Ngữ là Hải Vân và Lý Phong đã đến hiện trường phỏng vấn đưa tin. Sau đây Ngọc Ánh xin giới thiệu với các bạn quang cảnh Hoạt động giao lưu văn hoá Việt Nam do ĐSQ Việt Nam tại Trung Quốc tổ chức đã diễn ra trong bầu không khí hài hoà, thân thiện và thắm tình hữu nghị Trung-Việt.
Mon, 06 Feb 2023 - 10min - 348 - Thơ tình của một số cư dân mạng nhân ngày Valentin
Tết Nguyên tiêu Rằm tháng Giêng còn gọi là Tết Hoa đăng và cũng là Ngày tình yêu Trung Quốc vừa trôi qua thì ngày mai 14 tháng 2 ngày Tình yêu Valentin phương Tây lại đến. Rằm tháng Giêng cũng Ngày Thơ Việt Nam, nhân dịp này Ngọc Ánh xin dành thời lượng của Hộp thư đêm nay xoay quanh những bài thơ tình của cư dân mạng. Có bạn tâm sự với Ngọc Ánh rằng, vì bận công việc cho nên không có thời gian để đến với tình yêu. Tuy đã đến tuổi yêu màvẫn chưa vướng phải chữ Tình, không biết nên vui hay buồn đây Ngọc Ánh cho rằng, tình yêu lứa đôi bao giờ cũng gắn với chữ Duyên. Trong lúc bạn đang cờ đợi hoặc đang tìm kiếm, thì có một mối duyên tình thuộc về bạn đang lặng lẽ ngóng trông bạn ở một nơi nào đó mà bạn chưa phát hiện mà thôi. Ngọc Ánh rất ấn tượng bài Thơ Tình của nhà văn nổi tiếng Trung Quốc Thẩm Tòng Văn vào đầu thế kỷ 20 tặng người yêu của mình lúc bấy giờ là nàng Trương Triệu Hòa vừa phát trong Chương trình Văn nghệ vào đêm chủ nhật vừa qua với bốn câu cuối như sau: Anh đã đi qua nhịp cầu nơi nơi Vô số lần từng ngắm áng mây trôi Từng uống vô số các loại rượu Mà chỉ yêu một người ở tuổi đẹp nhất.
Mon, 06 Feb 2023 - 10min - 347 - Giới trẻ hai nước là nguồn thúc đẩy tình hữu nghị Trung-Việt
Các bạn thính giả thân mến, hoan nghênh các bạn đến với bến hẹn tình bạn, mảnh vườn kiến thức Hộp thư Ngọc Ánh trên sóng và trên mạng CRI chúc các bạn tuần mới có thu hoạch mới và niềm vui mới. Trong số đông đảo các bạn đang đón nghe bên máy thu thanh, có nhiều bạn trẻ trong giai đoạn rùi mài kinh sử, cố gắng học tập, để thực hiện nguyện vọng thi đỗ đại học, sau này ra trường dấn thân vào sự nghiệp nghiên cứu học vấn và tìm tòi chân lý. Nhiều bạn nuôi hoài bão thi đỗ vào chuyên ngành ngoại ngữ, để tương lai có thể trở thành nhà Ngoại giao, làm sứ giả của tình bạn bè, tình hữu nghị giữa các quốc gia với nhau. Vậy những người làm công tác ngoại giao là một cộng đồng luôn có nguyện vọng như thế nào? Họ dốc sức vào sự nghiệp Ngoại giao ra sao? Chiều 24 vừa qua, Sảnh Hoa phóng viên trẻ và là người dẫn chương trình "Trung Quốc ngày nay" của CRI đã có dịp đi lấy tin và phỏng vấn buổi "Diễn thuyết của Đại sứ ASEAN-Trung Quốc" diễn ra tại Học viện Ngoại Giao Trung Quốc. Sau đây Ngọc Ánh xin nhường micro cho Sảnh Hoa.
Mon, 06 Feb 2023 - 10min - 346 - Ô GIẤY DẦU BẮT NGUỒN TỪ TRUNG QUỐC
Ô giấy dầu là văn hóa phi vật thể của Trung Quốc, truyền rằng do phu nhân của Lỗ Ban phát minh. Vào thời Xuân Thu cách đây hơn ha ngàn năm, lúc đó Lỗ Ban là tổ sư của nghề thợ mộc Trung Quốc, hằng ngày làm việc ở ngoài trời, thường bị mưa ướt sũng, hoặc bị phơi nắng chói chang, bà thương chồng nên sáng chế ra ô để che nắng, che mưa cho chồng, bà dùng da thú buộc vào các que tre, trông như ngôi đình con con, nên mọi người ví đó là ngôi đình di động, có thể mở ra khi dùng, có thể khép lại cất đi, đấy là loại ô xuất hiện sớm nhất ở Trung Quốc cổ đại. Sau đó, người Trung Quốc đã làm ô bằng vải tơ lụa, loại ô này giá thành đắt, rất hy hiếm, chỉ có các nhà giàu thượng đẳng mới có điều kiện sắm loại ô này.Về sau Thái Luân phát minh thuật làm giấy, mọi người liền cải tiến công đoạn làm ô, họ sơn một lớp dầu ngô đồng lên ô giấy để tránh nước mưa, lại có thể viết chữ lên đó. Đấy là ô giấy dầu phù hợp với cách gọi của nó. Các văn nhân mặc khách lúc bấy giờ rất thích thú viết thơ viết văn lên ô giấy dầu. Đến thời nhà Đường cách đây hơn 1400 năm, nghề làm giấy của thời nhà Đường phát triển hơn bao giờ hết, ô giấy dầu bắt đầu được sử dụng rộng rãi trong dân gian, lúc bấy giờ các lĩnh vực giao lưu giữa Trung Quốc và Nhật Bản nhiều lên, nhiều người Nhật Bản được cử sang Trung Quốc học tập giao lưu văn hóa và các ngành nghề, trong đó có thuật làm ô giấy dầu. Sau khi ô giấy dầu truyền sang Nhật Bản, người Nhật gọi đó là “唐伞- Đường Tản”, sau đó ô giấy dầu được truyền sang một số nước châu Á như Việt Nam, Thái Lan và Triều Tiên, các nước đó kết hợp với văn hóa nước mình, hình thành phong cách và tên gọi ô giấy dầu theo tập quán nước họ . Ô giấy dầu đã trở thành dụng cụ che mưa phổ biến trong dân gian Trung Quốc, rồi không ngừng cải tiến hình thành loại ô che mưa che nắng làm bằng các loại vải ni lông, hình mẫu đẹp mắt, gia công đơn giản, giá thành thấp, mang tùy thân rất gọn nhẹ. Nhưng ô giấy dầu vẫn luôn mang nét văn hóa Trung Hoa, trở thành văn hóa phi vật thể của Trung Quốc được người dân dành ưu ái.
Tue, 02 Aug 2022 - 08min - 345 - Hoa Hoè Kinh thành rộ nở trong mùa nắng nóng
Tiết Đại thử trong giai đoạn Tam phục, Bắc Kinh đang ở vào những ngày nóng nhiệt nhất trong một năm. Đại Thử là tiết khí cuối cùng của mùa hè, cũng là thời điểm oi nóng nhất trong khung thời gian Tam Phục.Tam Phục Đại Thử, nắng nóng oi nhiệt, gió thổi không mát, trời không đổ mưa, thời giờ thấm thoắt, năm đã quá bán, không còn bao lâu gió thu mát mẻ sẽ đến. Mong các bạn trong những ngày nắng nóng trong lòng giữ thư thái, tĩnh tâm sinh hòa khí, tĩnh thần khắc mát mẻ. Không cáu kỉnh bực bội, nên ở lâu trong nhà, tránh không ra ngoài trời phơi nắng. Đọc sách nghe nhạc, thả hồn nhớ nhung, trầm ngâm suy nghĩ, nhớ vui quên buồn. Cõi lòng phẳng lặng, tâm hồn nhẹ nhõm. Mong chúng ta đều khỏe mạnh bình an trải qua mùa hạ khó chịu, mùa dịch bệnh mau bị dập tắt.
Wed, 27 Jul 2022 - 08min - 344 - NHỚ BẮC KINH (Phần II)
Bắc Kinh vốn được biết đến là kinh đô của nhiều triều đại phong kiến Trung Quốc với các công trình kiến trúc cổ kính, tráng lệ, in hằn dấu vết của thời gian như Cố Cung, quảng trường Thiên An Môn, Vạn Lý Trường Thành, Viên Minh Viên, Di Hoa Viên…Nơi đây ngày nay còn nổi tiếng là thành phố hiện đại, an toàn bậc nhất thế giới, với những tòa nhà cao chọc trời, những đại lộ thênh thang, và cuộc sống gần như không sử dụng tiền mặt, bước chân ra ngoài chỉ cần mang theo chiếc điện thoại được tích hợp đầy đủ thẻ ngân hàng, thẻ giao thông... Ẩm thực Bắc Kinh trong ấn tượng của sinh viên ngoại quốc chúng tôi cũng vô cùng phong phú và đa dạng, từ những món ăn cầu kỳ, tinh tế trong các nhà hàng hàng đậm chất Trung Hoa mà đầu tiên phải kể tới là món vịt quay trứ danh, kế đến còn có lẩu cừu Bắc Kinh, và cả những món ăn vỉa hè chuẩn tiêu chí “ngon, bổ, rẻ” như kẹo hồ lô, thịt xiên nướng, mì trộn sốt tương đậu…
Tue, 19 Jul 2022 - 08min - 343 - NHỚ BẮC KINH
Nhiều bạn trẻ tâm sự hoặc viết tin nhắn cho mục Hộp thư Ngọc Ánh trên Facebook bày tỏ nguyện vọng muốn sang Trung Quốc du học, hoặc muốn tìm hiểu tình hình học tập và sinh hoạt của các sinh viên Trung Quốc. Trên trang Đài Phát thanh Trung Quốc, cũng như các mục Hộp thư Ngọc Ánh, Câu Lạc bộ tuổi trẻ của nhà đài, chúng tôi đã giới thiệu khá nhiều nội dung liên quan từ các góc độ khác nhau. Vậy trong kỳ Hộp thư thính giả kỳ này, Sảnh hoa xin giới thiệu các bạn làm quenm với bạn T-T-A-T, cựu lưu học sinh Việt Nam từng học tập bảy năm tại trường đại học Khoa Học Công nghệ Bắc Kinh. Bắc Kinh đã để lại rất nhiều kỷ niệm cho T-T-A-T, mỗi khi nhớ lại trong lòng luôn lâng lâng. Tâm trạng của T-T-A-T cũng như tâm trạng của rất nhiều cựu học sinh Việt Nam sau khi học xong, xa rời Trung Quốc về nước. Thứ tâm trạng nao nao đó rất khớp với hai câu thơ nổi tiếng Việt Nam Chế Lan Viên:
Tue, 19 Jul 2022 - 08min - 342 - TIẾP CHUYỆN CÁC BẠN VÀI ĐIỀU NHẮC NHỞ CÁC SĨ TỬ VIỆT NAM
Ở Trung Quốc mùa thi các cấp thường tập trung vào tháng 6 hằng năm, mùa Cao khảo cam go đã được khép lại, các sĩ tử đều đã biết thành tích thi của mình, rồi căn cứ vào đó mà đăng ký vào trường đại học và chuyên nghiệp theo tiêu chuẩn điểm thi đã được công bố. Mục Hộp thư Ngọc Ánh trên tường facebook đã đăng khá nhiều bài, clip và ảnh liên quan đến nội dung mùa cao khảo ở Trung Quốc vừa qua, hoan nghênh các bạn truy cập và đón xem.Sau đây Sảnh Hoa xin giải đáp một số bạn.Bạn N-M-T hỏi: Thi cao khảo ở Trung Quốc được tầm bao nhiêu điểm thì sẽ có cơ hội vào Đại học Thanh hoa hoặc Bắc Đại ạ?
Tue, 19 Jul 2022 - 08min - 341 - NGÀY CỦA CHA và XIN TIẾP MỘT SỐ BẠN
Địa vị người cha trong gia đình bao giờ cũng đóng vai trò quyết định những việc hệ trọng, và cũng là người đặt ra các quy tắc trong gia đình, là chỗ dựa tinh thần và thậm chí còn là người thầy có sự ảnh hưởng quan trọng đối với tư tưởng và hành động của con cái. Trung Quốc có câu cổ ngữ: “Dưỡng bất giáo, Phụ chi qua”, có nghĩa là: nuôi con cái mà không dạy dỗ, thì là lỗi của cha. Tình thương tốt nhất của người cha, có thể dạy dỗ con cái bằng lời ăn tiếng nói, cử chỉ hành động đúng đắn và chính trực của mình.Trên đời này, người gánh chịu áp lực nặng nhất, bươn trải vất vả nhất ở ngoài xã hội chính là cha, cho đến một ngày nào đó, con cái đã lớn khôn thành người rồi mới chợt thấy, thời gian đã nhuộm trắng mái tóc cha, tháng năm đã đè còng sống lưng cha, và rồi mới lại vỡ lẽ ra rằng, thì ra cha không phải là Siêu nhân, cha cũng là người đàn ông biết mệt mỏi, cha là người đàn ông luôn vất vả cho gia đình.Mặc dù, Ngày của cha vừa trôi qua, nhưng tình thương của cha dành cho con cái luôn đong đầy trên suốt dòng thời gian cho mãi đến khi cha đã tóc bạc da mồi, thậm chí đến hơi thở cuối. Vậy nên, Sảnh Hoa xin nhờ làn sóng điện và trang web của Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc gửi lời chúc phúc tốt đẹp, lời chúc sức khỏe và bình an đến các cha đang theo dõi chương trình, mong các bậc làm cha luôn nhận được lòng kính hiếu của con cái cũng như tình thương yêu của vợ hiền.
Tue, 19 Jul 2022 - 08min - 340 - Mạn đàm về “Ngày của Mẹ”
“Ngày của Mẹ” là Chủ nhật tuần thứ hai của tháng 5, năm nay rơi đúng chủ nhật ngày 8/5. Mặc dù cội nguồn “Ngày của Mẹ” đến từ phương tây, nhưng theo đà thời đại hội nhập, không biết từ bao giờ “Ngày của Mẹ” đã trở thành ngày lễ ấm áp để bày tỏ lòng tri ân dành cho mẹ sớm hôm vất vả, hiến dâng rất nhiều cho chồng con và gia đình mà không bao giờ kể công.“Ngày của Mẹ” là ngày để tất cả những người làm con có dịp cảm tạ công ơn của mẹ. Về cội nguồn của “Ngày của Mẹ” xuất hiện sớm nhất vào ngày 8 tháng 1 hằng năm thời Hy Lạp cổ đại, nhưng ở các nước Mỹ, Ca-na-da, Trung Quốc và một số nước khác, thì “Ngày của Mẹ” thường vào tuần chủ nhật thứ hai tháng 5 hằng năm. Trong “Ngày của Mẹ”, con cái thường tặng cho mẹ bó hoa Cẩm chướng, để chúc mừng và cảm ơn mẹ. Hoa Cẩm Chướng luôn được ví là hoa Người mẹ. Nhiều nước trên thế giới, con cái tặng mẹ bó hoa Cẩm Chướng nhân “Ngày của Mẹ”, nhưng ở Trung Quốc thì trong “Ngày của Mẹ”, các con thường tặng mẹ bó hoa Cỏ Tuyên, còn gọi là hoa Vong ưu, có nghĩa là hoa quên nỗi buồn, hơi khác với các nước phương Tây, bởi nó liên quan đến lịch sử lâu đời của Trung Quốc.
Tue, 19 Jul 2022 - 08min - 339 - Bàn về đề thi làm văn Cao khảo Trung Quốc 2022
Các bạn thân mến, vậy là ba ngày “cao khảo” cam go 7,8 và 9 tháng 6 trong mùa thi đại học trên khắp các tỉnh thành Trung Quốc đã hạ màn trong sự mong đợi của 11 triệu 930 nghìn gia đình của thí sinh trên khắp mọi miền đất nước Trung Quốc. Trong suốt 12 năm rùi mài kinh sử, đặc biệt là trong ba năm cuối cấp trung học phổ thông luyện thi căng thẳng đầy áp lực, hết đợt kiểm tra này đến đợt kiểm tra khác, lại thêm tình hình dịch COVID-19 vẫn chưa hoàn toàn dập tắt triệt để, nhiều sĩ tử Trung Quốc đã phải luyện thi qua mạng, khắc phục nhiều khó khăn trong tình trạng không có giáo viên giảng giải trực diện. Nhưng rồi thì việc gì qua rồi cũng đã qua, các sĩ tử đã trải qua và hoàn thành cuộc cao khảo gam go của đời học sinh phổ thông, đã phát huy hết khả năng kiến thức của mình tích lũy trong suốt 12 năm dòng, như vậy là được, còn kết quả ra sao thì chờ ngày công bố.
Tue, 19 Jul 2022 - 08min - 338 - Trung Quốc phóng thành công tàu Thần Châu 14 + Lại bàn về mùa “Cao khảo”Trung Quốc
Chuyến bay của tàu vũ trụ có người lái Thần Châu 14 là chuyến bay thứ hai trong giai đoạn xây dựng trạm vũ trụ, phi hành đoàn sẽ làm việc và sinh sống 6 tháng trên quỹ đạo ngoại tầng không gian với các nhiệm vụ chủ yếu gồm: Phối hợp thực hiện kết nối và chuyển đổi vị trí của mô-đun thí nghiệm Vấn Thiên, mô-đun thí nghiệm Mộng Thiên và mô-đun lõi, hoàn thành xây dựng và lắp rắp trạm vũ trụ Trung Quốc trên quỹ đạo; hoàn thành lắp rắp và hiệu chỉnh thiết bị trong và ngoài trạm vũ trụ cũng như cơ sở thiết bị liên quan của các nhiệm vụ ứng dụng trên vũ trụ; triển khai các cuộc thí nghiệm khoa học và công nghệ vũ trụ; tiến hành các công việc bảo trì và tu sửa hàng ngày liên quan.Nhiều bạn cư dân mạng bình luận sôi nổi và chúc mừng sự kiện Trung Quốc đã phóng thành công tàu vũ trụ có người lái Thần Châu 14, mọi người chúc ba phi hành gia giành được nhiều đột phá nghiên cứu trên trạm không gian và mang theo nhiều thành quả nghiên cứu trở về trái đất sau nửa năm. Chúng tôi rất trân trọng lời chúc mừng rất tích cực của các bạn. Mời quý vị và các bạn thường xuyên truy cập trang Đài Phát thanh quốc tế Trung Quốc và mục Hộp thư Ngọc Ánh trên tường facebook để cập nhật các thông tin liên quan đến sự kiện quan trọng và vui nức lòng này. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm các nội dung liên quan, hoan nghênh gửi tin nhắn hoặc viết vào khung bình luận, chúng tôi sẽ cố gắng đáp ứng yêu cầu của bạn.
Tue, 19 Jul 2022 - 08min - 337 - Mạn đàm về những kỷ niệm tuổi thơ của người lớn
Nhiều bạn viết thư cho mục Hộp thư tâm sự rằng, nghe Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc từ lúc tuổi thơ, thời giờ thấm thoắt, nay đã là người lớn, hằng ngày phải bươn trải cho cơm áo gạo tiền, lại thêm ngày nay internet phát triển, đã rất ít nghe đài, nhưng tuổi thơ nghe đài đã trở thành kỷ niệm trên suốt dòng đời.Ban Việt Ngữ Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc thành lập vào ngày 10 tháng 4 năm1950, từ đó đến nay, bất kể thời cuộc thay đổi ra sao, tre già măng mọc, 72 năm truyền thông chưa bao giờ gián đoạn. Tuổi thơ của rất nhiều thính giả gắn bó với Đài chúng tôi. Vậy nhân dịp ngày Quốc tế mồng 1 tháng 6 đang đến bên thềm, Hải Vân xin mạn đàm với các bạn về đề tài thời tuổi thơ của người đã lớn.
Tue, 19 Jul 2022 - 08min - 336 - Hoa tươi tháng 5 Bắc Kinh đang nở rộ
Truyền rằng, đến đời Đường Cao Tông, bà Võ Tắc Thiên tước ngôi vua, rồi tự xưng là Thánh Thần Hoàng Đế. Vào một ngày mùa đông, bà bỗng hứng lên, dẫn theo các tần phi, cung nữ ra ngoài vườn hoa cung đình cùng uống rượu ngắm tuyết. Lúc này tuyết đã ngừng rơi, chỉ thấy khung cảnh trước mắt một màu trắng xóa rất đẹp. Bỗng bà phát hiện dưới lớp tuyết trắng có mấy bông mai đỏ, bà liền cao hứng làm thơ. Có một tần phi nói: “Muôn tâu Thiên hậu, mai đỏ tuy đẹp, nhưng quá đơn điệu, nếu như Thiên Hậu ra lệnh cho trăm hoa đua nở, chẳng phải càng đẹp hay sao?”Bà Võ Tắc Thiên nghe vậy liền cười hả hê: “Xuân về hoa nở không lấy gì làm lạ, nhưng trăm hoa khoe sắc trong vườn tuyết trắng phau thì ta mới hài lòng.” Thế là bà liền viết bài thơ rằng:Sáng mai du Thượng UyểnHỏa tốc báo xuân biếtTrăm hoa nở vào đêmChớ đợi gió mai thổi.
Tue, 19 Jul 2022 - 08min - 335 - MẠN ĐÀM VỀ KINH KỊCH, QUỐC TÚY TRUNG QUỐC
Thân chào quý vị và các bạn đang theo dõi chuyên mục Hộp thư thính giả trên sóng và trên mạng Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc. Mẫn Linh rất phấn khởi điều khiển thời lượng Hộp thư kỳ này, chúc quý vị và các bạn luôn an khang, cũng mong nội dung Hộp thư đêm nay có thể giúp quý vị và các bạn tìm hiểu phần nào văn hóa nghệ thuật truyền thống của Trung Quốc. Thưa các bạn, kể từ khi “Hộp thư Ngọc Ánh” đài chúng tôi đặt tài khoản trên trang facebook đến nay, đã nhận được hàng triệu lượt truy cập của cư dân mạng Việt Nam và các nước. Nhiều bạn muốn tìm hiểu nhiều hơn về đất nước và con người Trung Quốc, trong đó có nghệ thuật truyền thống của Trung Quốc.Bạn TC viết: Em rất thích phim cổ trang Trung Quốc, được biết nghệ thuật sân khấu của Trung Quốc rất phong phú đa đang, mong chương trình giới thiệu đôi chút về các loại hình nghệ thuật sân khấu phổ biến tại các vùng miền Trung Quốc.
Tue, 19 Jul 2022 - 08min - 334 - NGÀY LAO ĐỘNG QUỐC TẾ VÀ NGÀY THANH NIÊN TQ
Các bạn trẻ đang có mặt bên máy thu thanh hoặc đang truy cập trang wed Đài phát thanh Quốc Trung Quốc thân mến, Ngày Thanh niên Trung Quốc là mồmg 4 tháng 5 hằng năm, để kỷ niệm phong trào “Ngũ Tứ” vào năm 1919. Tháng 1 năm 1919, những nước chiến thắng trong Đại chiến thế giới lần thứ nhất đã triệu tập hội nghị hoà bình tại Versailles Pháp. Là nước chiến thắng , Trung Quốc đã cử đại diện tham dự, đại diện Trung Quốc đưa ra yêu cầu phế bỏ đặc quyền nước ngoài tại Trung Quốc, xóa bỏ điều thứ 21, nhưng Hội nghị đều từ chối, ngược lại hội nghị quyết định cho Nhật tiếp quản mọi đặc quyền của Đức tại Trung Quốc. Đại diện Trung Quốc hồi bấy giờ vẫn ký tên lên điều ước táng quyền nhục nước như vậy. Tin này sau khi truyền về nước, cả nước Trung Quốc đều phẫn nộ, các sinh viên học sinh khắp các nơi trong cả nước đã dấy lên làn sóng phản kháng mãnh liệt. Chiều mồng 4 tháng 5 năm 1919, hơn 300 sinh viên trường đại học Bắc Kinh đã tập trung tại quảng trường Thiên An Môn, hô vang các khẩu hiệu yêu nước chống ngoại xâm, kêu gọi nhân sĩ các giới cùng hành động, chống hành vi xâm lược của bọn đế quốc, bảo vệ lãnh thổ và chủ quyền đất nước. Phong trào yêu nước này đã được đông đảo công nhân và nhân sĩ các giới trong cả nước ủng hộ rộng khắp, đông đảo công nhân nhiều nơi như Bắc Kinh, Thượng Hải, Nam Kinh lần lượt nổ ra phong trào bãi công, trước sức ép của nhân dân trong cả nước, Chính phủ Trung Quốc hồi bấy giờ gọi là Chính phủ Bắc Dương buộc phải trả lại tự do cho các sinh viên bị bắt, bãi miễn chức vụ của một số quan chức, đồng thời ra lệnh cho đại diện dự hội nghị từ chối ký lên hiệp ước hòa bình.
Tue, 19 Jul 2022 - 08min - 333 - XIN TIẾP CHUYỆN MỘT SỐ BẠN
Đây là hiện tượng đổi thay rất tự nhiên và tất nhiên của mọi người theo đà xã hội và phương tiện thông tin phát triển. trước đây Ban Việt ngữ Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc nhận được rất nhiều thư giấy của các bạn thính giả Việt Nam, ngày nay, các bạn thính giả đã trở thành cư dân mạng, nhiều người vẫn hoài niệm những năm tháng chờ đón nghe chương trình phát thanh của Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc vào mỗi buổi tối, có bạn nhà không có ra-đi-ô thì đi nghe nhờ hàng xóm, bám nghe mỗi kỳ tiểu thuyết phát đều đặn hằng ngày. Ngày 10 tháng 4 năm 2022 vừa qua là kỷ niệm 72 năm thành lập Ban Việt ngữ Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc, chuyên mục Hộp thư thính giả đã xây dựng nội dung xoay quanh ngày kỷ niệm đáng ghi nhớ này, mục Hộp thư Ngọc Ánh trên tường Facbook cũng dành trang tiếp chuyện các bạn cư dân mạng. Sau đây Sảnh Hoa xin chia sẻ tin nhắn và bình luận của một số bạn kể về những kỷ niệm của mình khi nghe chương trình phát thanh của Đài chúng tôi trong những tháng năm chưa sử dụng phương tiện nghe nhìn điện tử, những dòng chữ của các bạn tuy ngắn ngủi nhưng rất đáng trân trọng:
Tue, 19 Jul 2022 - 08min - 332 - TIẾT KHÍ CỐC VŨ MẠN ĐÀM VỀ TÀU VŨ TRỤ CÓ NGƯỜI LÁI THẦN CHÂU 13 HẠ CÁNH THÀNH CÔNG
Thứ tư ngày 20 tháng tư sắp tới là tiết khí Cốc Vũ. Đây là tiết khí thứ 6 trong một năm, và là tiết khí cuối cùng của mùa xuân. Trong hai chữ “Cốc Vũ”,“có nghĩa là ngũ cốc và mưa”, trong giai đoạn này lượng mưa nhiều lên rõ rệt, là mùa cắm mạ, trồng cây mới, cũng như các tiết khí khác, “Cốc Vũ”là sự phản ánh tiết khí trong văn hóa nông canh cổ đại Trung Quốc.
Tue, 19 Jul 2022 - 08min
Podcasts ähnlich wie HỘP THƯ NGỌC ÁNH
- El Partidazo de COPE COPE
- Herrera en COPE COPE
- The Dan Bongino Show Cumulus Podcast Network | Dan Bongino
- Es la Mañana de Federico esRadio
- La Noche de Dieter esRadio
- Affaires sensibles France Inter
- La rosa de los vientos OndaCero
- Más de uno OndaCero
- La Zanzara Radio 24
- Espacio en blanco Radio Nacional
- Les Grosses Têtes RTL
- L'Heure Du Crime RTL
- El Larguero SER Podcast
- Nadie Sabe Nada SER Podcast
- SER Historia SER Podcast
- Todo Concostrina SER Podcast
- 安住紳一郎の日曜天国 TBS RADIO
- The Tucker Carlson Show Tucker Carlson Network
- 辛坊治郎 ズーム そこまで言うか! ニッポン放送
- 飯田浩司のOK! Cozy up! Podcast ニッポン放送
- 武田鉄矢・今朝の三枚おろし 文化放送PodcastQR
Andere Gesellschaft und Kultur Podcasts
- Conversations ABC listen
- 講東講西 RTHK.HK
- James O'Brien's Mystery Hour Global
- 香港電台:中華五千年 RTHK.HK
- Hondelatte Raconte - Christophe Hondelatte Europe 1
- 香港電台:古今風雲人物 RTHK.HK
- 大城小事 RTHK.HK
- C dans l'air France Télévisions
- TED Talks Daily TED
- 夜听 中国广播Radio.cn
- Au Cœur de l'Histoire Europe 1
- LOVE 972 早安!玉建煌崇 Mediacorp
- بودكاست ألف ليلة وليلة Nizar Al-Hmoud
- Global News Podcast BBC World Service
- 静听书屋 静听书屋
- Erotic Audio Fantasy Studio
- 半熟人生 KC
- 故事会【睡前故事】 那月有声
- 智慧人生 文平
- Outspoken with White & Jordan talkSPORT