Filtrer par genre

HỘP THƯ NGỌC ÁNH

HỘP THƯ NGỌC ÁNH

CRI

Bến hẹn tình bạn, mảnh vườn kiến thức. Là người bạn tri kỷ của đông đảo thính giả và cư dân mạng.

431 - CHA ĐẺ LÚA LAI
0:00 / 0:00
1x
  • 431 - CHA ĐẺ LÚA LAI

    TIẾC THƯƠNG “CHA ĐẺ LÚA LAI” THẾ GIỚI VIÊN LONG BÌNH Lúc này, Sảnh Hoa liên tưởng bát cơm đầy trong tay chúng ta được đổi bằng muôn vàn giọt mồ của những người dân làm ruộng. Tin rằng hầu như các bạn đều thuộc lòng bài thơ lục bát, đã trở thành ca dao trên miệng mọi người: Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày” Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần” Nhưng có lẽ ít mấy ai biết rằng, bài thơ này được chuyển ngữ từ bài thơ “Mẫn Nông”, thể Ngũ ngôn tuyệt cú của Lý Thân, nhà thơ nổi tiếng đời Đường Trung Quốc. 《悯农》 唐·李绅 锄禾日当午, 汗滴禾下土。 谁知盘中餐, 粒粒皆辛苦。 Nói đến “Bát cơm đầy”, hầu như người dân Trung Quốc nào cũng đều biết ơn cha đẻ lúa lai Viên Long Bình, Viện sĩ Viện Công nghệ Trung Quốc, người được trao tặng “Huân chương nước Cộng hòa”. Mọi người vô cùng tiếc thương viện sĩ Viên Long Bình vừa từ trần tại thành phố Trường Sa, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc vào lúc 13 giờ 07 phút ngày 22/5 giờ Bắc Kinh, thọ 91 tuổi. Sau đây với tâm trạng trĩu nặng, Sảnh Hoa xin giới thiệu với các bạn đôi nét về “Cha đẻ lúa lai” Viên Long Bình. Viện sĩ Viên Long Bình là người triển khai công việc nghiên cứu và phát triển lúa lai của Trung Quốc, ông là nhà khoa học đầu tiên trên thế giới ứng dụng thành công ưu thế của lúa lai, ông lừng danh thế giới bởi thành tựu phát triển dòng lúa lai đầu tiên giúp nhân loại thoát khỏi nạn đói, ông được tôn vinh là “cha đẻ lúa lai” thế giới, người dân Trung Quốc tôn ông là vị anh hùng dân tộc. Ông đã cốc cung tận tụy cho “bát cơm đầy” của loài người. Lúc sinh thời, Viện sĩ Viên Long Bình từng chia sẻ hai ước mơ của mình là: được "Tận hưởng sự mát mẻ dưới những đồng lúa cao quá đầu người và lúa lai sẽ có thể được trồng trên khắp thế giới giúp giải quyết tình trạng khan hiếm lương thực toàn cầu”. Trải qua hơn 5 thập kỷ nghiên cứu về lúa lai, ông đã giúp Trung Quốc, đất nước đông dân nhất thế giới tạo nên một kỳ tích vĩ đại, đó là nuôi sống gần 1/5 dân số thế giới với chưa đầy 9% tổng diện tích đất canh tác trên thế giới. Mặc dù đã giải quyết được tình trạng thiếu lương thực và chống lại nạn đói của Trung Quốc trong quá khứ, nhưng viện sĩ Viên Long Bình còn có hoài bão cao hơn là giải cứu thế giới thoát khỏi nạn đói. Ngay từ những năm 80 thế kỷ trước, nhóm nghiên cứu của ông đã tổ chức các khóa đào tạo ở nhiều quốc gia từ khắp châu Á châu Phi và châu Mỹ, nhằm giải quyết nâng cao sản lượng và cung cấp nguồn lương thực cho người dân những khu vực có nguy cơ đói kém cao. Tháng 1 năm 2018, Viện sĩ Viên Long Bình và các nhà khoa học cộng sự đã tiếp tục có những bước đột phá mới khi sản xuất thử nghiệm giống lúa chịu mặn và kiềm trên nhiều cánh đồng ở Dubai và đạt được thành công lớn. Kỹ thuật này được coi là giải pháp để chống lại tình trạng mất an ninh lương thực trên toàn thế giới. Viện sĩ Viên Long Bình từ trần là sự mất mát to lớn của nhân dân Trung Quốc nói riêng, và cả thế giới loài người nói chung. Liên Hợp Quốc đăng bài trên tài khoản mạng xã hội chính thức viết: “Viện sĩ Viên Long Bình đã có sự đóng góp kiệt xuất cho việc thúc đẩy an ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo, mang lại hạnh phúc cho nhân dân! Ông là nhân tài nông nghiệp độc nhất vô nhị của Trung Quốc. Cầu mong ông được yên nghỉ”! Tổng giám đốc tổ chức Nông lương Liên Hợp quốc Khuất Đông Ngọc viết trong tài khoản của mình rằng: "Vô cùng đau buồn trước sự ra đi của Giáo sư Viên Long Bình. Ông đã dành cả cuộc đời mình cho sự nghiệp nghiên cứu lúa lai, giúp hàng tỷ người có được an ninh lương thực. Cầu mong ông được yên nghỉ". Một vốc gạo thơm Một làn sóng lúa Một mảnh ruộng đồng Sao sáng sa xuống Cả nước lệ trào Sáng 23/5, hơn 50 ngàn người dân thành phố Trường Sa tỉnh Hồ Nam đã đội ô tràn ra đường xe chở thi thể viện sĩ Viên Long Bình tới nhà tang lễ dưới trời mưa rả rích, nhân dân khắp các tỉnh thành Trung Quốc đều bày tỏ lòng tiếc thương và kính trọng ông bằng nhiều hình thức. Hầu hết các tài khoản trang mạng Trung Quốc đều đăng bài ảnh và phim về cuộc đời và sự nghiệp vẻ vang của Viện sĩ Viên Long Bình. Rất nhiều rất nhiều dân mạng Trung Quốc đã viết những dòng trên các tài khoản wed để bày tỏ lòng tiếc thương ông. Sau đây Sảnh Hoa xin chia sẻ bình luận của một số cư dân mạng Trung Quốc: -Bạn Vân Phong viết: Sơn hà đau đớn, đất trời tiếc thương. Viên Long Bình tiên sinh là Thần Nông đương đại. -Bạn Thành Thành viết: Ngày cơm ba bữa không quên ân tình, Thiên thu vạn đại mãi mãi ghi công -Bạn Nhược Thủy viết: Ông Viên Long Bình đã biến thành ngôi sao sáng nhất, soi sáng cho người đời sau tiếp tục giao hạt giống và cày bừa trên cánh đồng hy vọng. -Bạn Niên viết: Ông Bình vẫn còn đó, ông chỉ là đi xa để tìm kiếm bông lúa to hạt nhất mang về lai giống rồi trồng đại trà thôi mà. Các bạn thân mến, Việt Nam là nước nông nghiệp, lúa gạo được xem là nguồn lương thực chính. Nhiều người Việt Nam cũng biết tên tuổi, cuộc đời và sự nghiệp của “cha đẻ lúa lai” thế giới Viêm Long Bình. Một số bạn đã có những dòng cảm xúc trước sự ra đi của viện sĩ Viên Long Bình như sau: -Bạn H viết: Ông là người có cống hiến xuất sắc cho nhân loại trong vấn đề lương thực. Một đời người đầy thành tựu. -Bạn C viết: Vĩnh biệt ông, con người giúp nhiều người không còn bị đói! -Bạn K viết: Ông Viên Long Bình đúng là 1 nhà khoa học nông nghiệp phi thường của TQ và thế giới, thật thương tiếc ông ! Bạn V viết: Cảm ơn ông vì những đóng góp cho an ninh lương thực thế giới. Mong ông an giấc ngàn thu. -Bạn T viết: Cám ơn ông . Thế giới hòa bình phát triển từ no bụng trước tiên. -Bạn D viết: Cảm ơn ông. Nhờ có những người như ông mà an ninh lương thực thế giới được đảm bảo.

    Tue, 19 Nov 2024 - 08min
  • 430 - Bác Hồ và cuốn “Nhật ký trong tù”

    Tin rằng bạn rất quen thuộc bài hát “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người” đã đi cùng năm tháng, và đi vào cõi lòng của hàng gần trăm triệu người dân Việt Nam. 19 tháng 5 năm nay là kỷ niệm 131 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của nhân Việt Nam, người bạn thân thiết của nhân dân Trung Quốc. Nhân dịp này, Hộp thư thính giả xây dựng Chương trình đặc biệt” để tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh, mà nhân dân Việt Nam thân thiết gọi Người là Bác Hồ. Trong cuộc đời Cách mạng của Người có chuỗi thời gian dài gắn bó sâu sắc với các vị Lãnh đạo tiền bối của Trung Quốc, đó là những tháng năm không thể nào quên. Lúc sinh thời, từ những năm 50 cho đến trước năm 1969 Bác từ trần, hầu như sinh nhật nào Bác cũng đến Trung Quốc nghỉ dưỡng, Bác thích đến khu suối nước nóng huyện Tòng Hoá tỉnh Quảng Đông(广东从化温泉). Nay khu nghỉ Tòng Hoá này vẫn trưng bày rất nhiều hình ảnh và các văn vật kỷ niệm Bác. Bác nói với các cán bộ Trung Quốc rằng: “ 我到中国, 就像在自己家一样”( “Tôi đến Trung Quốc, như ở nhà mình vậy!”) Các thế hệ 7 X Trung Quốc trở về trước, hầu như ai cũng biết đến胡志明主席-Chủ tịch Hồ Chí Minh,胡伯伯- Bác Hồ. Mong các thế sau cũng biết về 胡伯伯-Bác Hồ, vậy nên chúng tôi có trách nhiệm giới thiệu nhiều về Chủ tịch Hồ Chí Minh cho thế hệ trẻ Trung Quốc. Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890, từ trần vào ngày 2 tháng 9 năm 1969, hưởng thọ 79 tuổi, trong suốt cuộc đời tham gia cách mạng 60 năm của Người, có hơn một nửa quãng thời gian là bôn ba ở nước ngoài để tìm kiếm con đường cứu nước. Trong đó, Trung Quốc là nơi Người sống và làm việc lâu nhất, Trung Quốc cũng là nơi Người đưa ra những quyết sách quan trọng ảnh hưởng tới vận mệnh của dân tộc Việt Nam. Trong suốt thời gian hoạt động Cách mạng tại Trung Quốc, Người đã kề vai chiến đấu, cùng chung hoạn nạn với Đảng Cộng sản và nhân dân Trung Quốc, đã xây đắp nên mối tình sâu sắc với Đảng và nhân dân Trung Quốc. Cố Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai đã có sự đánh giá cao đối với cả cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thủ tướng từng nói: “Phẩm chất cộng sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh, sự quan tâm nhân dân lao động của Người, ý chí Cách mạng đấu tranh đến cùng chống kẻ thù của Người, tác phong công tác gian khổ giản dị mấy chục năm như một ngày của Người, đáng để mỗi một người Đảng viên Cộng sản noi gương.” Trong cuộc chiến tranh Mỹ xâm lược Việt Nam, khắp cả nước Trung Quốc đã dấy lên phong trào giúp Việt Nam chống Mỹ rầm rộ. Lúc bấy giờ, Chủ tịch Mao Trạch Đông có câu danh ngôn: “700 triệu nhân dân Trung Quốc là hậu thuẫn vững trắc của nhân dân Việt Nam, Trung Quốc rộng lớn là hậu phương vững trắc của nhân dân Việt Nam.” Tin rằng tất cả những ai kinh qua thời kỳ này đều biết đến câu nói bất hủ này của Bác Mao. Các bạn thân mến, tin rằng rất nhiều bạn đều từng đọc tập “Nhật ký trong tù” bằng chữ Hán của Bác Hồ. Năm 1942, Bác Hồ từ Việt Nam sang Trung Quốc tiến hành hoạt động Cách Mạng, trong quãng thời gian này, Người bị quân Quốc Dân Đảng Trung Quốc bắt giam. Từ tháng 8 năm 1942 cuối tháng 9 năm 1943, Bác Hồ lần lượt bị bắt giam tại các nhà lao Tịnh Tây, Thiên Bảo, Quả Đức, Nam Ninh, Vũ Minh, Liễu Châu, Quế Lâm Quảng Tây Trung Quốc. Trong những ngày bị giam trong tù và trên đường bị áp giải đến các nhà lao, Người đã sáng tác 133 bài thơ chữ Hán, sau khi biện tập lấy tên là tập thơ “Nhật ký trong tù”, Sau đây Sảnh Hoa(或请男声代朗诵中文) xin đọc hai bài thơ “Thế lộ nan” từ tập thơ “Nhật ký trong tù ” của Bác Hồ bằng tiếng Phổ thông Trung Quốc. Kỷ niệm ngày sinh của Bác Hồ và cuốn “Nhật ký trong tù”_fororder_nhat_ky_trong_tu-15_20_44_264 Bài một: 世路难 (一) 走遍高山与峻岩 那知平路更难堪 高山遇虎终无恙 平路逢人却被监 Bài một: Thế lộ nan Tẩu biến cao sơn dữ tuấn nham Na tri bình lộ cánh nan kham Cao sơn lộ hổ chung vô dạng Bình lộ phùng nhân khước bị giam. Dịch nghĩa bài thơ như sau: Bài một: Đường đời hiểm trở Đi khắp đèo cao, khắp núi cao, Ngờ đâu đường phẳng lại lao đao! Núi cao gặp hổ mà vô sự, Đường phẳng gặp người bị tống lao?! 世路难(二) 余原代表越南民 拟到中华见要人 无奈风波平地起 送余入狱作嘉宾 Bài thơ thứ hai “Thế Lộ Nan” Dư nguyên đại biểu Việt Nam dân Nghĩ đáo Trung Hoa kiến yếu nhân Vô nại phong ba bình địa khởi Tống dư nhập ngụ tác gia tân Dịch nghĩa bài thơ như sau: Ta là đại biểu dân Việt Nam, Tìm đến Trung Hoa để hội đàm; Ai ngỡ đất bằng gây sóng gió, Phải làm “khách quý” ở nhà giam! Trong những bài thơ chữ Hán của Bác Hồ, Người đã mô tả những từng trải của mình bằng tâm trạng bình thản, thậm chí còn có chút dí dỏm, đã thể hiện tinh thần tích cựclạc quan và bất khuất của nhà lãnh đạo Cách mạng. Hai nước Trung –Việt, núi sông liền một dải, văn hóa tương thông tình hình tương đồng, lại cùng chung ý thức hệ, nhân dân hai nước có mối tình hữu nghị sâu sắc truyền thống. Hôm nay, 131 năm ngày sinh của Người, chúng tôi một lần nữa chúc tình hữu nghị của nhân dân hai nước Trung –Việt mãi mãi xinh tươi, đời đời bền vững. Dòng chính hữu nghị của hai nước Trung-Việt luôn luôn vượt qua mọi thử thách trong các giai đoạn lịch sử khác nhau. Tình hữu nghị truyền thống Trung-Việt đã được kế thừa và phát huy qua các thế lãnh đạo của hai nước. Đây cũng chính là nguyện vọng chung của các vị lãnh đạo tiền bối hai nước Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh và nhân dân hai nước Trung-Việt. Bác Hồ đã mãi mãi đi xa, nhưng hình ảnh của Người luôn sống mãi trong lòng nhân dân Việt Nam và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới, trong đó có nhân dân Trung Quốc. Hộp thư Thính giả trên sóng Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc xin tạm khép lại tại đây, Sảnh Hoa xin chào tạm biệt các bạn.

    Fri, 15 Nov 2024 - 08min
  • 429 - LẠI ĐẾN MÙA THI

    Tin rằng nhiều bạn đều rất quen thuộc bài bát Mùa Hoa Phượng Nở, vậy cùng với giai điệu vui tai này, Sảnh hoa xin giải đáp câu hỏi của thầy DP. Sau tiết khí Mang Chủng, nhiệt độ lên cao, tiết trời nắng nóng, tiếng ve kêu râm ran, hoa phượng nở đỏ đón mùa thi về. Ở Việt Nam, hoa phượng đỏ tượng trưng cho mùa thi cũng là mùa bế giảng năm học mới. Trung Quốc đất đai rộng lớn, có nhiều miền khí hậu khác nhau, đặc tính của các loại cây cối cũng khác nhau. Khí hậu các tỉnh và khu tự trị như Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam, Phúc kiến, Vân Nam thuộc miền khí hậu nhiệt đới gió mùa, rất hợp với cây phượng sinh trưởng, hoa phượng tại những địa danh này một năm nở hai lần, lần một nở từ tháng 5 đến tháng 7, lần hai nở vào tháng 9, vậy nên hoa phượng nở lần một là mùa thi, mùa bế giảng năm học, hoa nở lần hai vào tháng 9 lại là mùa khai giảng năm học mới. Hoa phượng đỏ rực, nồng nàn, tượng trưng cho tuổi trẻ như xung sức. Nhưng mỗi khi hoa phượng nở cũng là mùa khiến nhiều người không khỏi bịn rịn và thương cảm. Vì hoa phượng gắn bó với học đường, với học sinh và sách vở, hoa nở cũng là lúc bước vào mùa thi căng thẳng, mùa bịn rịn chia tay với thầy cô giáo với các bạn học, với mái trường thân yêu. Nhiều thành phố các tỉnh miền nam Trung Quốc mà Sảnh Hoa đã nhắc trên đây lấy hoa phượng đỏ làm thị hoa, tức hoa biểu tượng của thành phố, nhiều trường đại học cũng lấy hoa phượng làm tiêu chí của trường mình. Hoa phượng đỏ, mùa tốt nghiệp chia tay, rồi hoa phương lại đỏ vào tháng chín nghênh đón năm học mới, bạn mới bạn cũ gặp nhau, cùng rùi mài kinh sử, đêm hôm đèn sách, phấn đấu cho mùa hoa nở sang năm, rồi dấn thân vào mùa thi căng thẳng, phấn đấu xây dựng cho tương lai tươi sáng của mình. Trên đây Sảnh Hoa vừa giải đáp câu hỏi của thầy DP về mùa hoa phượng đỏ cũng tượng trưng cho mùa tốt nghiệp ở một số tỉnh miền nam Trung Quốc. Mời các bạn theo dõi tiếp Hộp thư đầu tuần phát trên sóng Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc do Sảnh Hoa thực hiện. Lịch Cao khảo hằng năm của Trung Quốc diễn ra trong hai ngày từ ngày 7 đến ngày 8 tháng 6 hằng, đang là mùa hoa phượng nở rộ đỏ rực tại một số tỉnh thành miền nam Trung Quốc, Hộp thư đầu tuần kỳ này gặp các bạn đúng vào ngày đầu tiên mở màn của kỳ “cao khảo”, tức thi tuyển sinh đại học năm 2021, hôm nay ngày 7 các sĩ tử vừa hoàn thành hai môn thi Ngữ văn và Toán, ngày 8, các sỉ tử trong cả nước Trung Quốc sẽ hoàn thành thi ngoại ngữ và thi tổng hợp hai của hai môn khoa học xã hội hoặc khoa học tự nhiên. Một số thí sinh thi môn năng khiếu, hoặc môn đặc biệt nào đó thì sẽ thi tiếp vào ngày 9. Chế độ thi đại học của Trung Quốc có giống và khác chế độ thi đại học của Việt Nam ở chỗ nào nhỉ? Hoan nghênh các bạn chia sẻ lên mục Hộp thư Ngọc Ánh trên tường facebook nhé. Sau đây Sảnh Hoa xin chia sẻ với các bạn một số thông tin liên quan đến mùa “cao khảo” năm nay ở Trung Quốc. Được biết, mùa cao khảo năm nay có hơn 10 triệu 780 ngàn thí sinh trên khắp các tỉnh thành Trung Quốc tốt nghiệp trung học phổ thông, tỏa đi hơn 466 nghìn trường thi của 7200 nghìn địa điểm thi, có hơn 1 triệu 400 ngàn nhân viên tham gia vào công việc tổ chức các khâu công việc liên quan đến mùa cao khảo năm nay. Trọng điểm công tác tổ chức Cao Khảo của Trung Quốc năm nay vẫn là chặn dịch. Mặc dù năm qua Trung Quốc đã thực hiện rất tốt các khâu trong chuỗi công tác chặn dịch và đã giành được thành tích đáng kể trong cả quá trình chống dịch COVID-19, nhưng dù sao vì vẫn chịu ảnh hưởng tình hình dịch bệnh trên thế giới vẫn hoành hành tại một số nước, trong đó biến chủng của vi-rút nCoV, Ấn Độ lây lan nhanh nhất. Để đảm bảo an toàn cho việc chống dịch COVID-19, kể từ ngày 24 tháng 5, hơn 10 triệu 780 ngàn thí sinh trên khắp các tỉnh thành Trung Quốc phải kiểm tra sức khỏe 14 ngày trước ngày thi đại học. Tỉnh Quảng đông có 636 nghìn thí sinh tham gia thi tuyển sinh đại học, là tỉnh có số thí sinh đông nhất so với các tỉnh thành khác trong nước. Tin rằng qua các phương tiện truyền thông các bạn cũng biết, gần đây thành phố Quảng châu tỉnh lỵ tỉnh Quảng Đông lại xuất hiện một số ca nhiễm mới phần lớn từ hải ngoại truyền vào. Thành phố Quảng Châu có 54900 thí sinh đăng ký tham gia thi tuyển sinh đại học. Căn cứ yêu cầu kiểm soát mạnh mẽ của cộng tác phòng chống dịch bệnh, mỗi một địa điểm thi đều bố trí trường thi cách ly đồng bộ theo tỉ lệ 10∶1. Cả thành phố đã khởi động 11 địa điểm thi cách ly, ngoài ra còn có 9 điểm thi dự bị. Được biết, tính đến 00:00 ngày 5 tháng 6, 100% thí sinh, giáo viên coi thi và nhân viên phục vụ cho kỳ thi tuyển sinh đại học năm 2021 ở Quảng Châu đều đã hoàn thành việc xét nghiệm axit nucleic, 100% giáo viên coi thi và nhân viên phục vụ kỳ thi đều đã được tiêm chủng vắc xin, 100% địa điểm thi đã hoàn thành việc xét nghiệm lấy mẫu axit nucleic. Ở Quảng Châu có một thí sinh bị nhiễm vi rút chủng mới không triệu chứng, liền được trở ngay đến bệnh viện cách ly và điều trị, để không ảnh hưởng đến việc thi cử của em, bệnh viện liền đặt phòng cách ly của em làm trường thi đặc biệt. Hoa phượng đang đỏ rực, tiếng ve kê râm ran. Vào phần cuối chương trình, Sảnh Hoa xin chúc hơn 10 triệu 780 ngàn thí sinh trên khắp các tỉnh thành Trung Quốc tốt nghiệp trung học phổ thông an toàn sức khỏe, phát huy tốt, thi tốt bài thi, giành được thành tích tốt để mà thi đỗ vào trường đại học và chuyên ngành lý tưởng của mình sau 12 năm rùi mài kinh sử.

    Mon, 04 Nov 2024 - 08min
  • 428 - NHÀ VĂN ĐỀ TÀI THIẾU NHI TÀO VĂN HIÊN VÀ TIỂU THUYẾT NGÔI NHÀ TRANH CỦA ÔNG

    Từ Bắc Kinh xa xôi, Sảnh Hoa xin gửi đến các bạn đang có mặt bên máy thu thanh lời chào thân ái, đồng thời nhân Ngày Thiếu nhi Quốc tế mồng 1 tháng 6, Sảnh Hoa xin thay mặt chương trình Hộp thư đầu tuần Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc, thơm lên má đôi má đang yêu của các nhí qua làn sóng điện. Các bạn đang nghe đoạn mở đầu của tiểu thuyết đề tài thiếu nhi Ngôi nhà Tranh của nhà văn nổi tiếng Trung Quốc Tào Văn Hiên do Ngọc Ánh diễn đọc, cuốn tiểu thuyết này tổng cộng chia làm 85 kỳ, phát trên sóng từ cuối tháng 7 năm 2020 qua tiết mục Đọc Truyện, hoan nghênh các bạn truy cập trang web Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc https://vietnamese.cri.cn rồi nhấp vào mục “Đọc Truyện” để đón nghe trên mạng cuốn tiểu thuyết Ngôi nhà Tranh thú vị này vào bất cứ lúc nào. Nhân dịp ngày Thiếu nhi Quốc tế mồng 1 tháng 6, ngày lễ chung của tuổi thơ toàn cầu, Sảnh Hoa xin giới thiệu đôi nét về nhà văn đề tài thiếu nhi nổi tiếng Trung Quốc Tào Văn Hiên và cuốn tiểu thuyết Ngôi nhà Tranh của ông. Trung Quốc có nhiều Nhà văn sáng tác đề tài thiếu nhi nổi tiếng được các bạn đọc nhí Trung Quốc yêu mến, trong đó cây bút đạt được nhiều thành tựu sáng tác đề tài thiếu nhi nổi tiếng nhất hiện nay phải kể đến nhà văn Tào Văn Hiên, nhiều tác phẩm văn học của ông đã gặp gỡ các độc giả Việt Nam. Ngày 4/4/2016, tại Triển lãm sách nhi đồng quốc tế Bologna I-ta-li-a, nhà văn thiếu nhi Trung Quốc Tào Văn Hiên được trao giải Andersen quốc tế 2016, đây là "Giải Nobel văn học của giới văn học thiếu nhi", mà lần đầu tiên nhà văn Trung Quốc được trao giải này. Giải Andersen quốc tế là giải nhà văn, cả đời chỉ được trao một lần, Nhà văn Tào Văn Hiến sáng tác rất nhiều quyển tiểu thuyết đề tài thiếu nhi, nổi tiếng nhất là những cuốn mang tên như Ngôi nhà Tranh, Hoa hướng dương đồng đen, Hoả ấn vv... ông được nhiều độc giả đánh giá là cây bút đề tài thiếu nhi đầy ý thơ. Nhà văn Tào Văn Hiên sinh năm 1954 tại thôn Long Cảnh tỉnh Giang Tô, ngay từ nhỏ đã có khiếu sáng tác văn học. Hiện nay, Nhà văn Tào Văn Hiên là Ủy viên Hội Nhà Văn Trung Quốc, Giáo sư chuyên ngành Trung văn và Thầy hướng dẫn Tiến sĩ trường Đại học Bắc Kinh. Phó chủ tịch Hội nhà văn Bắc Kinh, Chánh văn phòng nghiên cứu giáo dục văn học đương đại Bắc Kinh, Ủy viên hội Văn học Thiếu nhi v.v.. Ông bắt tay vào việc sáng tác văn học từ năm 1979, truyện ngắn Cung và Chú bò câm đã đoạt giải tác phẩm xuất sắc của Tạp chí Văn Học nhi đồng và Tạp chí Văn nghệ Thiếu niên Trung Quốc vào năm 1982, từ đó nhiều tác phẩm văn học đề tài thiếu nhi của ông đã đoạt nhiều giải thưởng Văn học nổi tiếng trong nước, nhiều tiểu thuyết của ông đã được cải biên thành kịch bản phim điện ảnh hoặc phim truyền hình đề tài thiếu nhi và được đông đảo độc giả nhí và cả người lớn Trung Quốc yêu thích. Tháng 6 năm 1999, tiểu thuyết Ngôi nhà Tranh của ông sau khi cải biên thành kịch bản cùng tên đã đoạt giải kịch bản xuất sắc của Liên hoan phim điện ảnh Đồng Ngưu Trung Quốc lần thứ 8, tháng 10 cùng năm kịch bản Ngôi nhà Tranh này của ông lại đoạt giải Kịch bản xuất sắc tại Liên hoan phim điện ảnh Kim Kê Trung Quốc lần thứ 19. Năm 2000, bộ phim điện ảnh Ngôi nhà Tranh của ông đoạt giải đặc biệt Bướm vàng tại Liên hoan phim Quốc tế Tehrān Iran lần thứ 14. Năm 2005, cuốn tiểu thuyết Hoa hướng dương đồng đen của ông đã đoạt giải xuất sắc tại hội chợ “Sách hay mọi người cùng đọc”. Ông đoạt vô số các giải thưởng văn học hoặc phim trong nước và quốc tế. Nhiều tác phẩm xuất sắc của ông đã được tái xuất bản nhiều lần, mang lại con số doanh thu khả quan, năm 2013, nhà văn Tào Văn Hiên đã được xếp vào top Nhà văn Phú hào Trung Quốc lần thứ 8. Là nhà văn chuyên viết cho thiếu nhi ở Trung Quốc, ngòi bút của ông “thường dành sự quan tâm nhân văn với nỗi lòng sầu ưu và thương cảm... tác phẩm của ông đã vượt qua đề tài đời sống thiếu nhi, đi sâu vào phạm vi đời sống bản chất của con người, chiếu sáng nhân cách của sự sống.” Ví dụ Ngôi nhà Tranh là tiểu thuyết kinh điển của nhà văn Tào Văn Hiên, vừa cho ra mắt bạn đọc vào năm 1997 đã được đông đảo bạn đọc hoan nghênh, đến nay đã cho tái xuất bản hơn 300 lần, Ngôi nhà Tranh, đã được chuyển ngữ sang các thứ tiếng Việt Nam, Anh, Pháp, Nhật bản, Hàn Quốc vv... Trong quá trình sáng tác tiểu thuyết đề tài thiếu nhi, nhà văn Tào Văn Hiên thường bày tỏ sự quan tâm đối với điều kiện sinh hoạt cũng như thế giới tâm hồn của tuổi thơ Trung Quốc ngày nay, ông kêu gọi các nhà văn nên mang theo tinh thần quan tâm nhân văn trong quá trình sáng tác văn học thiếu nhi. Các độc giả đánh giá Tiểu thuyết của ông Tào Văn Hiên là đã để lại cho người đọc có cảm giác thuần khiết và tươi đẹp, những dòng văn miêu tả cảnh vật đẹp như trong giấc mơ, hễ nhắm mắt tựa như mình lạc vào cõi tiên. Dòng văn vừa mượt mà vừa dí dỏm, miêu tả tâm hồn trẻ thơ trong trắng thơ ngây nhưng lại gan góc kiên cường, chịu thương chịu khó, có lẽ đây chính là những chi tiết thu hút các độc giả của nhà văn Tào Văn Hiên. Vào phần cuối chương trình, Sảnh Hoa xin mời quý vị và các bạn cùng các thính giả nhí truy cập trang web Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc https://vietnamese.cri.cn rồi nhấp vào mục “Đọc Truyện” để đón nghe trên mạng cuốn tiểu thuyết Ngôi nhà Tranh đề tài thiếu nhi của nhà văn nổi tiếng Trung Quốc Tào Văn Hiên vào bất cứ lúc nào.

    Fri, 25 Oct 2024 - 08min
  • 427 - “CHA ĐẺ LÚA LAI” THẾ GIỚI VIÊN LONG BÌNH

    Lúc này, Sảnh Hoa liên tưởng bát cơm đầy trong tay chúng ta được đổi bằng muôn vàn giọt mồ của những người dân làm ruộng. Tin rằng hầu như các bạn đều thuộc lòng bài thơ lục bát, đã trở thành ca dao trên miệng mọi người: Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày” Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần” Nhưng có lẽ ít mấy ai biết rằng, bài thơ này được chuyển ngữ từ bài thơ “Mẫn Nông”, thể Ngũ ngôn tuyệt cú của Lý Thân, nhà thơ nổi tiếng đời Đường Trung Quốc. 《悯农》 唐·李绅 锄禾日当午, 汗滴禾下土。 谁知盘中餐, 粒粒皆辛苦。 Nói đến “Bát cơm đầy”, hầu như người dân Trung Quốc nào cũng đều biết ơn cha đẻ lúa lai Viên Long Bình, Viện sĩ Viện Công nghệ Trung Quốc, người được trao tặng “Huân chương nước Cộng hòa”. Mọi người vô cùng tiếc thương viện sĩ Viên Long Bình vừa từ trần tại thành phố Trường Sa, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc vào lúc 13 giờ 07 phút ngày 22/5 giờ Bắc Kinh, thọ 91 tuổi. Sau đây với tâm trạng trĩu nặng, Sảnh Hoa xin giới thiệu với các bạn đôi nét về “Cha đẻ lúa lai” Viên Long Bình. Viện sĩ Viên Long Bình là người triển khai công việc nghiên cứu và phát triển lúa lai của Trung Quốc, ông là nhà khoa học đầu tiên trên thế giới ứng dụng thành công ưu thế của lúa lai, ông lừng danh thế giới bởi thành tựu phát triển dòng lúa lai đầu tiên giúp nhân loại thoát khỏi nạn đói, ông được tôn vinh là “cha đẻ lúa lai” thế giới, người dân Trung Quốc tôn ông là vị anh hùng dân tộc. Ông đã cốc cung tận tụy cho “bát cơm đầy” của loài người. Lúc sinh thời, Viện sĩ Viên Long Bình từng chia sẻ hai ước mơ của mình là: được "Tận hưởng sự mát mẻ dưới những đồng lúa cao quá đầu người và lúa lai sẽ có thể được trồng trên khắp thế giới giúp giải quyết tình trạng khan hiếm lương thực toàn cầu”. Trải qua hơn 5 thập kỷ nghiên cứu về lúa lai, ông đã giúp Trung Quốc, đất nước đông dân nhất thế giới tạo nên một kỳ tích vĩ đại, đó là nuôi sống gần 1/5 dân số thế giới với chưa đầy 9% tổng diện tích đất canh tác trên thế giới. Mặc dù đã giải quyết được tình trạng thiếu lương thực và chống lại nạn đói của Trung Quốc trong quá khứ, nhưng viện sĩ Viên Long Bình còn có hoài bão cao hơn là giải cứu thế giới thoát khỏi nạn đói. Ngay từ những năm 80 thế kỷ trước, nhóm nghiên cứu của ông đã tổ chức các khóa đào tạo ở nhiều quốc gia từ khắp châu Á châu Phi và châu Mỹ, nhằm giải quyết nâng cao sản lượng và cung cấp nguồn lương thực cho người dân những khu vực có nguy cơ đói kém cao. Tháng 1 năm 2018, Viện sĩ Viên Long Bình và các nhà khoa học cộng sự đã tiếp tục có những bước đột phá mới khi sản xuất thử nghiệm giống lúa chịu mặn và kiềm trên nhiều cánh đồng ở Dubai và đạt được thành công lớn. Kỹ thuật này được coi là giải pháp để chống lại tình trạng mất an ninh lương thực trên toàn thế giới. Viện sĩ Viên Long Bình từ trần là sự mất mát to lớn của nhân dân Trung Quốc nói riêng, và cả thế giới loài người nói chung. Liên Hợp Quốc đăng bài trên tài khoản mạng xã hội chính thức viết: “Viện sĩ Viên Long Bình đã có sự đóng góp kiệt xuất cho việc thúc đẩy an ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo, mang lại hạnh phúc cho nhân dân! Ông là nhân tài nông nghiệp độc nhất vô nhị của Trung Quốc. Cầu mong ông được yên nghỉ”! Tổng giám đốc tổ chức Nông lương Liên Hợp quốc Khuất Đông Ngọc viết trong tài khoản của mình rằng: "Vô cùng đau buồn trước sự ra đi của Giáo sư Viên Long Bình. Ông đã dành cả cuộc đời mình cho sự nghiệp nghiên cứu lúa lai, giúp hàng tỷ người có được an ninh lương thực. Cầu mong ông được yên nghỉ". Một vốc gạo thơm Một làn sóng lúa Một mảnh ruộng đồng Sao sáng sa xuống Cả nước lệ trào Sáng 23/5, hơn 50 ngàn người dân thành phố Trường Sa tỉnh Hồ Nam đã đội ô tràn ra đường xe chở thi thể viện sĩ Viên Long Bình tới nhà tang lễ dưới trời mưa rả rích, nhân dân khắp các tỉnh thành Trung Quốc đều bày tỏ lòng tiếc thương và kính trọng ông bằng nhiều hình thức. Hầu hết các tài khoản trang mạng Trung Quốc đều đăng bài ảnh và phim về cuộc đời và sự nghiệp vẻ vang của Viện sĩ Viên Long Bình. Rất nhiều rất nhiều dân mạng Trung Quốc đã viết những dòng trên các tài khoản wed để bày tỏ lòng tiếc thương ông. Sau đây Sảnh Hoa xin chia sẻ bình luận của một số cư dân mạng Trung Quốc: -Bạn Vân Phong viết: Sơn hà đau đớn, đất trời tiếc thương. Viên Long Bình tiên sinh là Thần Nông đương đại. -Bạn Thành Thành viết: Ngày cơm ba bữa không quên ân tình, Thiên thu vạn đại mãi mãi ghi công -Bạn Nhược Thủy viết: Ông Viên Long Bình đã biến thành ngôi sao sáng nhất, soi sáng cho người đời sau tiếp tục giao hạt giống và cày bừa trên cánh đồng hy vọng. -Bạn Niên viết: Ông Bình vẫn còn đó, ông chỉ là đi xa để tìm kiếm bông lúa to hạt nhất mang về lai giống rồi trồng đại trà thôi mà. Các bạn thân mến, Việt Nam là nước nông nghiệp, lúa gạo được xem là nguồn lương thực chính. Nhiều người Việt Nam cũng biết tên tuổi, cuộc đời và sự nghiệp của “cha đẻ lúa lai” thế giới Viêm Long Bình. Một số bạn đã có những dòng cảm xúc trước sự ra đi của viện sĩ Viên Long Bình như sau: -Bạn H viết: Ông là người có cống hiến xuất sắc cho nhân loại trong vấn đề lương thực. Một đời người đầy thành tựu. -Bạn C viết: Vĩnh biệt ông, con người giúp nhiều người không còn bị đói! -Bạn K viết: Ông Viên Long Bình đúng là 1 nhà khoa học nông nghiệp phi thường của TQ và thế giới, thật thương tiếc ông ! Bạn V viết: Cảm ơn ông vì những đóng góp cho an ninh lương thực thế giới. Mong ông an giấc ngàn thu. -Bạn T viết: Cám ơn ông . Thế giới hòa bình phát triển từ no bụng trước tiên. -Bạn D viết: Cảm ơn ông. Nhờ có những người như ông mà an ninh lương thực thế giới được đảm bảo.

    Thu, 10 Oct 2024 - 08min
Afficher plus d'épisodes