Podcasts by Category

VĂN NGHỆ CUỐI TUẦN

VĂN NGHỆ CUỐI TUẦN

CRI

Thưởng thức tản văn mượt mà, vui nghe ca khúc hấp dẫn

265 - Tản văn: Thành phố Tây An này
0:00 / 0:00
1x
  • 265 - Tản văn: Thành phố Tây An này

    Lâm Tâm Như: Những ngày sống nóng vội Thành Trung có thích xem phim Trung Quốc không nhỉ? Trung: Có chứ chị, trước kia khi còn ở trong nước, Thành Trung là khán giả trung thành của các bộ phim truyền hình và cả phim điện ảnh TQ, rồi dần dà thích học tiếng Trung Quốc, và rồi sau nữa thực hiện ước mơ có dịp đến Bắc Kinh du học đó chị. Ánh : Tin rằng Thành Trung và các bạn và nhất là những bạn hâm mộ phim nhạc TQ không xa lạ đối với nghệ sĩ nổi tiếng Đài Loan TQ Lâm Tâm Như, năm 1998, cô sắm vai "Hạ Tử Vi" trong bộ phim truyền hình Hoàn Châu Cách Cách liền nổi tiếng và hót đến cháy bỏng, năm 2010, cô lại sắm vai nữ chính trong bộ phim truyền hình "Mỹ nhân tâm kế", bộ phim này lại đẩy sự nghiệp diễn xuất của cô lên đến đỉnh cao. Trung:Năm 2011, Lâm Tâm Như được bình chọn là Nữ diễn viên Đài Loan được yêu thích nhất, ngoài ra cũng năm 2011, bộ phim "Mỹ nhân tâm kế" do cô thủ vai được bình chọn là bộ phim được hoan nghênh nhất khu vực TQ. Ánh:Trong chương trình Văn nghệ cuối tuần đêm nay, chúng tôi xin giới thiệu bài viết đăng trong tạp chí Phụ nữ hiện đại TQ số 7 năm 2013 nhan đề: Lâm Tâm Như: Những ngày sống nóng vội. Trước khi nghe bài viết này, mời các bạn thưởng thức ca khúc Anh Là Gió Em Là Cát trong bộ phim truyền hình Hoàn Châu Cách Cách do Lâm Tâm Như và Chu Kiệt song ca. Trung: Lâm Tâm Như sinh tháng 1 năm 1976 tại Đài Bắc Đài Loan TQ, năm 1993,Tâm Như 17 tuổi đã bắt đầu dấn thân lên con đường nghệ thuật làm người mẫu trên sàn Catwalk biểu diễn thời trang, năm 1994 Lâm Tâm Như cùng với nghệ sĩ nổi tiếng Hồng Công Trung Quốc Quách Phú Thành tương tác cùng quay phim quảng cáo, từ đó cô chính thức dấn thân vào làng biểu diễn phim ảnh; Năm 2003 cô thủ vai nữ chính trong bộ phim "Trai tài gái sắc" mang đề tài thời trang đô thị, động viên tinh thần phấn đấu cho các bạn trẻ, bộ phim này chiếm tỷ lệ khán giả rất cao. Sau đó, Lâm Tâm Như lại lần lượt sắm các vai nữ trong các bộ phim truyền hình và phim nhựa kinh điển như "Bán sinh duyên", phim "Tam Quốc diễn nghĩa mới", "Mỹ nhân tâm kế" v v..v Ánh:Năm 2009, Lâm Tâm Như thành lập Văn phòng Chế tác Lâm Tâm Như, tháng 9 năm 2011, bộ phim truyền hình"Khuynh thế Hoàng phi" do cô xây dựng và thủ vai chính đã xếp đầu bảng về tỷ lệ số khán giả đón xem so với các bộ phim khác công chiếu trong cùng thời gian, đồng thời còn phá kỷ lục số khán giả xem trực tuyến trên trang mạng Youku, nhờ đó Lâm Tâm Như đã ba lần đoạt giải "Người chế tác xuất sắc nhất" trong năm 2011. Trung :Ngoài chế tác các bộ phim điện ảnh và truyền hình ra, Lâm Tâm Như còn cho xuất bản ambum ca khúc của mình, cô còn làm người hướng dẫn chương trình truyền hình, trở thành nghệ sĩ đa tài toàn năng. Sau đây mời các bạn nghe Ngọc Ánh đọc bài viết "Những ngày sống nóng vội" của Lâm Tâm Như đăng trên kỳ thứ 7 năm 2013 của tạp chí Phụ nữ Hiện đại của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Cam túc. Lâm Tâm Như đã 36 tuổi, ngoài làm diễn viên ra, cô còn thành lập văn phòng chế tác, đảm đương cả công việc chế tác phim, thiết kế đồ trang sức. Cô từng có một giai đoạn cảm thấy rất đắc trí bởi nổi tiếng sau khi sắm vai trong bộ phim "Hoàn Châu Cách Cách", cô từng cho rằng mình rất thành công, rất nổi tiếng, có nhiều Fans hâm mộ mình biết bao. Thế là cô liền làm khách mời các chương trình của nhiều Đài truyền hình khác nhau, lúc thì làm khách mời của Chương trình Ẩm thực, lúc thì lại làm khách mời Quảng cáo nước hoa, lúc thì lại Quảng bá cho Chương trình Thời trang, rồi lại giới thiệu về phương pháp hóa trang vv, trong thời gian đó cô cảm thấy rất đắc ý, rất hưng phấn. Thế rồi một lần đi Anh, Lâm Tâm Như mua một cuốn sách đang bán rất chạy, vừa giở đọc vài trang đầu, cô liền bị cuốn hút bởi nội dung của cuốn sách này, nhưng rồi cũng chỉ có đọc được một phần ba cuốn sách. Sau khi về nước do bận nhiều công việc, cô đành phải bỏ dở. Cuốn sách bị gác lại khoảng nửa năm, cho đến khi nhớ ra rồi cô lại cầm cuốn sách này lên đọc, vừa giở trang sách, cô chợt ngớ người ra: Tất cả các hàng chữ in trong trang sách không cánh mà bay, không sót còn lại một chữ nào, câu chuyện tình yêu hấp dẫn từng làm cô say mê này, ngoài hàng chữ in trên bìa sách ra, bên trong các trang đều trắng xoá một màu như quyển sổ tay chưa viết. Lâm Tâm Như kể lại hiện tượng kỳ lạ này cho các bạn nghe, các bạn nghe cô kể như nghe chuyện ma quỷ vậy. Về sau, cô gặp một người bạn giàu kiến thức, người bạn này cho cô biết rằng: Đây là loại sách có thời hạn đọc. Thế là Lâm Tâm Như mới biết rằng, ở nước ngoài xuất bản loại sách như vậy, họ sử dụng loại mực in đặc biệt, đóng gói trong chân không rồi mới đem ra bán, một khi xé bỏ lớp giấy đóng gói, mực in trong sách bắt đầu có phản ứng hóa chất với không khí, nếu nội trong ba tháng mà không đọc xong, thì tất cả chữ in trong sách sẽ hoàn toàn tan biến hết. Loại sách này có tên gọi là sách—Nóng vội. Lâm Tâm Như phát hiện có dòng chữ in trên trang bìa cuối của cuốn sách rằng: Nếu bạn còn không đọc xong, thì đây không phải lỗi của sách, bởi vì cuốn sách này đã chờ đợi bạn suốt ba tháng rồi. Lâm Tâm Như vỡ lẽ rằng: Một cuốn sách 200 nghìn chữ, mỗi ngày đọc 2000 chữ, thì chỉ cần có 3 tháng là đọc xong, nếu đọc với tốc độ bình thường chẳng qua chỉ mất có 10 ngày là xong. Thế nhưng, cớ sao mà mình chỉ cần tranh thủ bỏ ra 10 phút mỗi ngày thôi mà cũng không có ư, chẳng lẽ mình bận đến nông nỗi này ư? Thế là cô liền bình tĩnh lại, cô bắt đầu xa lánh dần với các trường hợp sôi nổi ồn ào, cô nhìn nhận lại mối quan hệ giữa tiếng tăm và sự nghiệp, giữa người yêu và tình yêu, giữa nam và nữ. Thế là lại trong một chuyến đi Anh, Lâm Tâm Như liền một lúc mua về 20 cuốn sách Nóng vội nói trên, cứ 5 cuốn buộc lại thành một tệp, mỗi lần dỡ bỏ đóng gói, cô bắt buộc mình nội trong ba tháng phải đọc xong 5 sách một tệp. Kết quả là, cô đặt ra cho mình nửa tháng đọc hết một cuốn, thì chỉ một tuần là đọc đến phần cuối; vốn quy định cho mình trong một năm đọc xong số sách này nhưng cô chỉ bỏ ra 5 tháng là đọc xong. Cô cảm thấy khoảng ba bốn cuốn trong số sách này đáng để đọc đi đọc lại, nếu thấy hay thì sẽ đi mua cuốn sách đó in bằng loại mực bình thường, rồi xếp nó vào tủ sách cất giữ cẩn thận, thế rồi tủ sách của cô cứ như vậy mà nhiều dần lên. Đọc sách nhiều rồi, dần dần Lâm Tâm Như hình thành thói quen hễ có được cuốn sách nào cô đều đọc rất nhanh cho xong. Ở trong nước, tuy mua được sách mới in bằng mực bình thường, nhưng cô vẫn cứ tranh thủ thời gian đọc nhanh cho xong. Một năm sau, khi kiểm kê lại số sách mà mình đã đọc xong trong một năm qua, cô không dám tin rằng mình đã đọc nhiều sách như vậy, đó là: 6 loại tạp chí của cả một năm, 4 cuốn sách nội dung về Tài chính, 1 cuốn Triết học, 11 cuốn Tiểu thuyết bán chạy và 3 cuốn Truyện Ký nhân vật, trung bình mỗi ngày cô đọc khoảng mấy chục ngàn chữ các cuốn sách các loại. Một người bạn Mỹ nói với Lâm Tâm Như rằng, đọc sách cũng tựa như ăn bữa combo toàn phần KFC (Ken túc ky) vậy, lượng com bo ăn ở nhà hàng, hay ăn ở nhà, ăn ở dã ngoại cũng nhiều như nhau. Ở đâu cũng có thể ăn được, các thức trong combo cũng như nhau cả thôi, đâu cần phải vừa ăn vừa ngồi cho ngay ngắn làm gì?Điều quan trọng hơn nữa là, cứ để dành sách hay sách tốt đến sau này mới đem ra đọc, thì đây không phải là sự theo đuổi lối sống có chất lượng cao hơn, mà là sự mạo hiểm rất lớn. Hôm nay có một cuốn sách nhưng lại nghĩ để ngày mai mới đọc, tháng này lại nghĩ thôi để tháng sau mới đọc, cứ như vậy vạn nhất gặp phải chuyện gì bất trắc, thế là thôi không bao giờ lại đọc nó nữa. Việc đọc sách không những có thời hạn, mà biết bao công chuyện trong sinh hoạt hằng ngày việc gì mà chẳng phải là quá trình thời gian đếm ngược? Hết thảy những thứ như tình cảm ruột thịt, tình bạn, những bộ trang phục đẹp, rồi những ước mơ ôm ấp trong lòng thực ra đều có thời hạn cả. Về sau, Lâm Tâm Như liền làm thiết kế đồ trang sức, đây là việc cô ấp ủ đã lâu nhưng vẫn chưa bắt tay vào thực hiện. Trước hết cô đi Trường đại học Địa chất đăng ký ghi tên học lớp GIC, nhận được chứng chỉ sau khóa học rồi, cô lại học tiếp lớp FGA và DGA, hai giáo trình này đều được Quốc tế công nhận. Cô đã học rất nhiều bài giảng liên quan đến các kiến thức về kim cương, giáo trình chia làm 9 giai đoạn, cô đã bỏ ra gần ba năm để học hết khóa đào tạo. Sau khi đã lấy được bằng GIA , Lâm Tâm Như lại trở thành Nhà thiết kế đá quý của công ty đá quý CC. Đồ trang sức đầu tiên do cô thiết kế được đặt tên là Cá Heo, bán rất chạy trên thị trường. Cô bạo dạn nhất là thành lập văn phòng chế tác của mình, rồi lại thành lập trang web, cô tất tưởi bận rộn với hàng loạt các công việc trù bị để thành lập văn phòng chế tác như đi xin giấp phép của Cục Thuế, mời Luật sư, mua Nhãn hiệu, in car, thảo luận kịch bản, rồi tuyển chọn diễn viên, rồi lại mang các chứng từ đi tìm kiếm và mời nhà đầu tư vv và vv. Hai năm sau bộ phim truyền hình "Khuynh thế Hoàng phi " do cô thủ vai chính sau khi ra mắt khán giả truyền hình, đã mang lại thành công lớn, bất kể là tỷ lệ khán giả truyền hình hay là tổng thu nhập về quảng cáo đều vượt lên sự tưởng tượng ban đầu của cô. Một năm sau đó, bộ phim truyền hình "Chị gái đứng nghiêm rồi tiến bước" do Văn phòng Chế tác của Lâm Tâm Như thực hiện đã công chiếu, và lại rất được hoan nghênh. Khi giới thiệu tình hình sinh hoạt của mình, Lâm Tâm Như nói, tất cả những thành công và thu hoạch của cô trong mấy năm qua phải kể đến công lao của quyển sách nóng vội mà cô mua tại Anh năm nào, quyển sách này đã khiến cô vỡ lẽ rằng: Tất cả mọi việc xảy ra trong cuộc đời, đều có thời hạn cả. Việc gì cũng không nên chờ đến sau này, mà cần phải bắt tay vào thực hiện ngay, bất kể là cuốn sách mà bạn muốn đọc, công việc mà bạn muốn làm, người mà bạn yêu hoặc cuộc sống mới mà bạn muốn trải nghiệm, bạn nên phải có tính nôn nóng thực hiện và giải quyết ngay trong ngày hôm nay, chứ đừng để lại cho sau này, rồi không biết sẽ ra sao. Thành Trung: Chị Ngọc Ánh ơi, lần đầu tiên Thành Trung nghe nói có loại sách "nóng vội" như vậy chị ạ, nếu nội trong 3 tháng mà không đọc xong một cuốn sách thì những dòng chữ in trong sách sẽ mờ dần rồi biến mất. Ngày thường, em cũng hơi có tính lề mề, trong sinh hoạt hằng ngày, chúng ta cứ cho rằng còn ối thời gian, còn ối cơ hội, bất kể đọc sách gì, hay muốn làm việc gì, chúng ta thường cứ bất giác mượn cớ này hay tìm lý do nọ để mà trốn tránh việc đọc sách hoặc bắt tay vào một việc nào đó. Ánh:Đâu mà chỉ riêng Bạn, mà ngay cả Ngọc Ánh đôi khi cũng mắc cái tật chần chừ chậm chạp, rồi lại ân hận và tự trách mình. Trung:Thực ra, Thành Trung cũng có đặt kế hoạch đọc sách cho mình đấy chứ, thế nhưng năm ngoái chỉ hoàn thành có một nửa kế hoạch mà thôi, do vậy mà năm nay đành phải giảm bớt một số sách mà mình đang muốn đọc vì không đủ thời gian. Ánh:Ngọc Ánh từng đọc một bài viết giới thiệu số liệu đọc sách trong một năm tại các nước như sau, người Mỹ một năm đọc 45 cuốn sách, người Do Thái 65 cuốn, mà người Trung Quốc trung bình chỉ đọc có 5 cuốn, không hiểu tình hình đọc sách của độc giả Việt Nam như thế nào nhỉ? Trung:Còn Thành Trung thì một cuốn sách lẽ ra một tuần đọc xong, nhưng thường cứ mượn lý do bận rộn này nọ mà phải đến nửa tháng thậm chí còn lâu hơn mới đọc xong. Ánh:Chúng ta bất kể là đang học, hay đã ra công tác, hoặc đang yêu, thực ra cũng đều trong quá trình đợi chờ kết quả, thường cảm thấy thời gian còn rất dài lâu, thế nhưng, cuộc đời con người liệu có dài lâu thật hay không nhỉ? Ngọc Ánh cho rằng, chúng ta không nên gác lại những việc trước mắt để chờ sau này mới bắt tay vào thực hiện, mà cần phải sống tốt mỗi ngày trước mặt. Nếu bạn muốn đọc cuốn sách gì, muốn là việc gì, đang phải lòng yêu một ai hoặc muốn sống theo ý tưởng của mình, thì nên tranh thủ thực hiện ngay theo điều kiện cho phép, chứ đừng chờ đợi đến sau này mới thực hiện, bởi vì bất cứ ngày nào trong tương lai đều là những ngày khó mà có thể xác định được hoặc lường trước được. Bạn bảo có phải vậy không? Trung:Tiếp theo, mời các bạn thưởng thức ca khúc "Gieo vào lòng đất" do Lâm Tâm Như trình bày. Đây là bài hát mở đầu của bộ phim truyền hình "Mỹ nhân tâm kế" do Lâm Tâm Như thủ vai nữ chính vào năm 2010. Trong bộ phim này, Lâm Tâm Như sắm vai Hoàng Hậu Đậu Y Phòng bằng trí thông minh và thủ đoạn nghiệt ngã của mình, đã từ một Cung nữ trở thành Lữ Hậu, rồi lại bằng nhiều thủ đoạn gian xảo cay độc cuối cùng trở thành Hoàng Hậu triều đình nhà Hán. Ánh:Vậy thì hai năm trở lại đây, Lâm Tâm Như bận rộn với những công việc gì nhỉ? Được biết, trong Bộ phim Tinh Trung Báo Quốc công chiếu vào tháng 7 năm 2013, Lâm Tâm Như thủ vai phu nhân của Nhạc Phi, vị anh hùng dân tộc TQ, cũng năm 2013, Lâm Tâm Như lại bận sắm các vai diễn quan trong các bộ phim Không Phải Hoa Chẳng Phải Sương, Rất may mắn .vv .. Trung: Bộ phim truyền hình "Số 81 Kinh Thành " do Lâm Tâm Như thủ vai nữ và Ngô Trấn Vũ vai nam chính được công chiếu vào tháng 7 Năm 2014, đã đột phá thu nhập hơn bốn triệu nhân dân tệ vé phòng, và đã phá mười kỷ lục trong các bộ phim nhựa do Trung Quốc sản xuất cùng năm. Ngày 19 tháng 7, bộ phim Mùa hè thứ 16 do Lâm Tâm Như đóng vai chính đã công chiếu tại Đài Loan Trung Quốc. Ánh: Tiếp theo, mời các bạn thưởng thức ca khúc Khuynh Thế Hoàng Phi, đây là bài hát chủ đề của bộ phim cùng tên do Lâm Tâm Như trình bày.

    Tue, 19 Nov 2024 - 25min
  • 264 - GỐC ĐA TRÊN QUÊ HƯƠNG

    Tản văn:GỐC ĐA TRÊN QUÊ HƯƠNG Nỗi niềm nhớ nhung của tôi bắt nguồn từ dòng suối trong vắt chảy từ sau ngọn núi, chảy qua gốc cây đa trên quê hương, từ những hòn đá cuội đủ màu, cho đến các chị em giặt giũ và gánh nước ven suối, lại còn những chú vịt đuổi nhau nô đùa cười cạc cạc cạc trên mặt nước; Tôi nhớ chiếc cầu đá trắng tinh dưới gốc cây đa, trên đầu cầu có dựng tấm bia khắc chữ, những con sư tử đá trên lan can cầu đã bị mọi người sờ đi mó lại đến nhẵn bóng. Dòng suối trong vắt lững lờ chảy đã làm trôi đi năm tháng tuổi thơ của tôi, chiếc cầu đá cổ đã khắc sâu vào trong tâm trí của tôi, những mẩu chuyện trong ký ức nhiều như những chiếc lá trên cây đa vậy... Hai gốc đa đứng ở đầu cầu, một gốc ngay thẳng, còn một gốc lại mọc theo hình chữ S trông rất quái dị, những cành cây mọc ra tua tủa cứ vươn nghiêng ra phía dòng suối, đám trẻ chúng tôi gọi nó là gốc đa "lưng gù". Điều càng đặc biệt nữa là, giữa lòng thân cây gù của nó từng bị đốt cháy thành trống rỗng, tạo nên chiếc máng hình chữ nhật dài khoảng hơn mét, thế nhưng nó vẫn sống dai dẳng, vươn ra phía dòng suối, nó ngẩng cao đầu, những cành lá rậm rạp đâm thẳng lên bầu trời. Thứ khiến tôi luôn nhớ quê nữa còn có chiếc ghế đá dài dưới gốc đa, đó là chiếc "Bảo tọa" và là chiếc "Giường mát " vào mùa hè của các nhà nông. Cứ vào lúc trưa hè, ánh nắng nóng bỏng của miền á nhiệt đới làm trong nhà nóng như bốc lửa, mặt đất như bốc khói, chỉ mỗi hai gốc đa cao to kia trông như chiếc ô khổng lồ xoè ra che cả vòm trời, nó toả xuống mặt đất một mảng bóng râm mát, chống lại cái nóng đến ghê người, đây là nơi để các nhà nông bị phơi nắng đen xạm đi trên nền đường làng lát đá phiến nóng bỏng đến đây thở phào nhẹ nhõm. Vào lúc hoàng hôn, sau một ngày làm lụng vất vả, mọi người lại đến đây ngả lưng lên những phiến đá đã được cọ sạch bằng nước suối, thưởng thức làn gió mát mẻ đêm hè, rồi lại kể cho nhau nghe những câu chuyện trong "Tam Quốc", trong "Thủy Hử", rồi từ những câu chuyện lạ đó đây lái sang chuyện đồng áng, gặt mùa ... khi hứng lên, còn có người đem cả Nhị đến kéo, có người phấn khởi liền cất cao những ca khúc đậm đà giai điệu hương đồng gió nội bằng chất giọng phóng khoáng, mọi người tìm kiếm niềm vui niềm an ủi để khuây khỏa những tháng ngày sống vất vả và khó nhọc. Tôi nhớ da diết những đêm hè vui vẻ dưới gốc đa. Có người mang cả vỏ chăn đến trải xuống nền đá phiến dài rồi nằm lên đó; có người khênh cả tấm phản đến, một đầu phản gác lên ghế đá, đầu kia gối lên thành lan can cầu đá, rồi trải chiếu lên phản mà nằm. Tôi thích nằm chen với người lớn trên phản, rồi ngửa mặt nhìn lên bóng hình vòm lá cây đa, trong bầu không khí êm ả và có chút huyền bí này, mỉm cười chuyện trò với các chòm sao trên màn trời đêm bằng tâm hồn mình. Quãng ngày xưa đó đã không bao giờ có thể trở lại được nữa. Tôi tỉnh dậy như vừa qua một giấc mộng, trên mình còn lưu lại một thoáng mát mẻ từ trên những chiếc lá đa chảy xuống; thế nhưng tôi quả thực đã biết rằng, thế là giấc chiêm bao đã thiếp đi mất hơn 30 năm rồi, mà tôi cũng đã xa rời quê hương những hơn ngàn vạn dặm rồi. Ôi, gốc đa già bên đầu cầu trên quê hương, mi đã trải qua biết bao mùa sương gió rồi nhỉ? Nghe nói gốc đa "lưng gù" đã bị sét đánh trúng trong một đợt bão mạnh, nó quằn quại rồi ngã gục xuống suối trong dòng nước lũ chảy xiết từ trên núi đổ xuống, nó đã ngã xuống mảnh đất quê hương thân yêu, nó đi hết dòng đời của mình. may mà gốc đa đứng thẳng kia bình an không đổ, nó vẫn đứng đó che chở cho bà con chòm xóm bằng vòm lá xanh xum xuê của mình. "Bố ơi, bố ơi, bố làm thêm cho con mấy chiếc sáo lá đa nào". Không biết từ lúc nào, thằng con trai tôi ngắt ở đâu được một nắm lá đa, nó chìa ra trước mặt tôi, thế là tôi liền cuộn những chiếc lá đa lại thành ống nhỏ rồi thổi cho nó nghe. Tiếng sáo lá đa lúc trầm lúc bổng, lúc xa lúc gần, hoà quyện thành dòng hương sầu nồng nàn, lan tỏa ra vây xung quanh lấy tôi. Ôi, gốc đa trên quê hương thân yêu, ta đã lớn lên dưới vòm bóng râm che chở của mi, nếu như đa có cảm giác, đa có biết nỗi lòng nhớ mi của ta tại nơi đất khách quê người xa xôi hay không nhỉ? Nếu như mi có tư tưởng, mi cũng sẽ như người mẹ hiền vậy, liệu có nhớ đến tôi, một người con đang phiêu bạt phương trời xa xôi không nhỉ?

    Fri, 15 Nov 2024 - 25min
  • 263 - Một số ca khúc hát về quê hương của dân tộc thiểu số Trung Quốc

    Trong thời đại hội nhập ngày nay, muôn vật đổi thay, mỗi chúng ta cũng có nhiều thay đổi, thế nhưng có một thứ luôn được cất giữ trong lòng không bao giờ đổi thay đó là nỗi niềm xa nhớ quê hương. Thành Trung:Đúng vậy chị ạ. Việt Nam có một ca khúc nổi tiếng mà hầu như ai cũng biết hát, đó là bài "Quê hương", đã bày tỏ nỗi nhớ chùm khế quê hương ngọt ngào, tình làng nghĩa xóm gắn bó nhất và thân thiết nhất. Ánh:Nỗi niềm xa nhớ quê hương là thứ tình cảm chung của loài người, trong cõi lòng của mỗi người, nơi có gốc cây cổ thụ đình làng, có mái nhà xưa, có ông bà cô bác chính là nơi khiến ta nhớ nhung nhất. Trung Quốc có câu: 近乡情更怯 có nghĩa là càng về gần đến quê thì trong lòng càng hồi hộp. Tất thảy những đổi thay của quê hương thường khiến ta vừa vui mừng nhưng đồng thời lại cảm thấy lâng lâng khó tả. Có bạn bày tỏ rằng, quê hương cũng như tuổi thanh xuân vậy, thường khiến lòng người vấn vương, thế nhưng bất cứ ai cũng đều không thể trở về ngày xưa được nữa. Trung:Thành Trung cũng có cảm nhận như vậy. Sau khi du học tại Trung Quốc nhiều năm, mỗi khi trở về Việt Nam, về thăm quê, trong lòng Thành Trung lại trào dâng rất nhiều kỷ niệm ngây thơ trong trắng của đời học trò, thế nhưng tất cả bạn cùng lứa với Thành Trung đều đã lớn lên thành người, theo đuổi sự nghiệp và con đường sống khác nhau, mỗi khi gặp lại các bạn, ai cũng đều kể hoặc nhắc lại chuyện trường xưa bạn cũ ở quê hương. Ánh:Vâng, Thành Trung học tập và sinh hoạt lâu năm tại Trung Quốc chắc đã phát hiện, tiến trình đô thị hóa của TQ đang phát triển rất nhanh, ngày càng nhiều người dân các vùng miền khác nhau ở Trung Quốc xa rời quê hương và người thân, toả đến khắp các nơi, đặc biệt là các thành phố khác để nhập cư làm ăn sinh sống, hình ảnh non nước của quê hương xa dần, rồi dần trở thành những hình ảnh gần gũi thân quen hiện lên trong ký ức. Trung:Ở VN cũng vậy, cũng đang ngày càng nhiều bạn trẻ xa rời quê hương và cha mẹ, ra thành phố học tập hoặc mưu sinh, nỗi niềm xa nhớ quê hương của họ cũng da diết, cũng lắng sâu. Ánh:Các bạn thân mến, trong Chương trình Văn nghệ cuối tuần thời gian tới, chúng tôi sẽ không định kỳ giới thiệu với các bạn một số bài tản văn mang đề tài "Hương sầu", hay còn gọi là "Nỗi niềm nhớ quê", những bài tản văn này thông qua ký ức và miêu tả của các tác giả về hương đồng gió nội, phong tục tập quán trên quê hương thời niên thiếu, để kêu gọi mọi người trong xã hội coi trọng việc bảo vệ môi trường thiên nhiên tại các vùng nông thôn, gợi lên cho mọi người kỳ vọng xây dựng quê hương và hướng tới cuộc sống tươi đẹp. Trung:Trong chương trình đêm nay, chúng tôi xin giới thiệu với các bạn tản văn nhan đề "Gốc đa trên quê hương" của nhà văn Hoàng Hà Lãng, ngoài ra còn mời các bạn thưởng thức một số ca khúc ca ngợi quê hương vùng dân tộc thiểu số Trung Quốc. Trước hết mời các bạn thưởng thức bài "Thảo nguyên tươi đẹp là quê nhà ta đó", do giọng ca nổi tiếng Trung Quốc Tơ-tơ-ma trình bày. Nghệ sĩ nổi tiếng Tơ-tơ-ma Ánh: Nghệ sĩ nổi tiếng Tơ-tơ-ma sinh năm 1947, bài dân ca Nội Mông "Thảo nguyên tươi đẹp là quê nhà ta đó" do chị trình bày vào năm 1979 liền được công chúng hoan nghênh và lan toả đi khắp đất nước Trung Quốc, chị được mọi người mệnh danh là "Chim Sơn ca trên thảo nguyên". Ca khúc "Thảo nguyên tươi đẹp là quê nhà ta đó" có đoạn: Thảo nguyên tươi đẹp là quê nhà ta đó Gió thổi cỏ xanh hoa nở khắp mọi nơi Những chú tuấn mã như mây bay trên trời Những cừu những bò như những hạt ngọc châu Cô gái chăn nuôi cất tiếng ca vang xa Tiếng hát vui vẻ tỏa vang tận chân trời Một số ca khúc hát về quê hương của dân tộc thiểu số Trung Quốc Trung:Các bạn thân mến, trên đây các bạn vừa nghe tản văn "Gốc đa trên quê hương" của nhà văn đương đại TQ Hoàng Hà Lãng. Phải chăng các bạn cũng từng hoặc đang đặt câu hỏi cho mình rằng: Vì sao con người ta lại hay nhớ đến quê nhà mình nhỉ? Có một cư dân mạng Trung Quốc viết rằng: Quê hương là nơi cất giữ tuổi thơ, cất giữ cả tuổi thanh xuân, tuổi trung niên của mỗi chúng ta, quê hương đã trở thành một phần không thể tách rời trên dòng đời chúng ta, và trở thành chính bản thân ta nữa. Quê hương không phải là thứ hàng hóa, không phải là nơi thắng cảnh để đi du lịch, không phải là tấm vé khứ hồi bán cho bất cứ hành khách nào theo giá quy định, và cũng không phải là nơi để đến nghỉ ngơi vào dịp cuối tuần của mọi người. Quê hương là nơi chứa đựng mồ hôi và nước mắt mà các nơi thắng cảnh du lịch khác không có được, do vậy mà trong ký ức của những người xa quê luôn nhớ về những người thân, bến nước, con đò, nhịp cầu hoặc cả dãy phố đoạn đường trên quê hương. Ca sĩ trẻ Chi-khơ-jun-yi dân tộc Di Trung Quốc Ánh: Tiếp theo chương trình, mời các bạn thưởng thức bài hát "Đưa con lên đỉnh núi" do giọng ca trẻ Chi-khơ-jun-yi dân tộc Di Trung Quốc thể hiện. Chi-khơ-jun-yi sinh năm 1988 tại huyện Cam Lạc, Lương Sơn, tỉnh Tứ Xuyên, cô là thí sinh đoạt giải ba trong cuộc thi "Giọng hát hay Trung Quốc" năm 2012 do Đài Truyền hình tỉnh Chiết giang Trung Quốc xây dựng. Bài hát "Đưa con lên đỉnh núi" có đoạn: Bản làng tươi đẹp Là thiên đường trong mơ Tiếng khèn mẹ thổi trong đêm Gọi người con đang phiêu bạt phương trời Nghe tiếng khèn trên đỉnh núi cao Là tiếng gọi đến từ thiên đường. Trung:Tình yêu quê hương là tiếng sáo vang vọng, du dương từ xa xôi truyền đến, tình yêu quê hương là câu chuyện huyền thoại cổ xưa, tươi đẹp và rung động lòng người; quê hương là hũ rượu nồng lâu năm, thơm ngon say đắm lòng người... Ánh:Vào phần cuối của chương trình hôm nay, mời quý vị và các bạn thưởng thức bài dân ca "Bông hồng đáng yêu", bài dân ca này của dân tộc Ca-dắc-xtan, do anh Ta-sken dân tộc Ca-dắc-xtan trình bày. Quê hương của Ta-sken ở U-rum-xu, Thủ phủ Khu tự trị Uây-ua Tân Cương, anh tốt nghiệp chuyên ngành Toán học tại trường Đại học Tân Cương, nhưng lại đam mê ca nhạc. Tháng 7 năm 2013, anh đã tham gia mùa thứ hai cuộc thi "Giọng hát hay Trung Quốc", trở thành thí sinh xuất sắc đoạt giải nhì trong cả mùa thi của huấn luyện viên Trương Huệ Muội, nghệ sĩ nổi tiếng Đài Loan Trung Quốc, giọng ca nam ngọt ngào ấm áp du dương đi vào lòng người của anh rất được đông đảo công chúng yêu ca nhạc Trung Quốc hâm mộ. Trung: Ca từ bài "Bồng hồng đáng yêu" có đoạn: Bông Hồng Sai-di-ma-ri-a đáng yêu Hôm đó anh cưỡi ngựa đi săn trên núi Vừa lúc em hát điệu như mây vờn dưới núi Giọng ca em làm anh ngây ngất Anh từ trên núi ngã lăn xuống Ôi chà chà Giọng hát em như mây vờn dưới núi.

    Mon, 04 Nov 2024 - 25min
  • 262 - Nghệ sĩ gạo cội Nhật bản Ken Takakura và tản văn Mẹ già ở quê hương

    Takakura đã để lại ấn tượng khó quên cho muôn vàn các thế hệ khán giả Trung Quốc, qua các vai diễn của ông trong nhiều bộ phim từng công chiếu tại Trung Quốc trong nhiều năm trước đây. Ngày 10 tháng 11 vừa qua, Nghệ sĩ nổi tiếng Nhận Bản Ken Takakura đã qua đời do bị bệnh ung thư, hưởng thọ 83 tuổi, tin buồn vừa truyền đến Trung Quốc, các phương tiện truyền thông Trung Quốc đưa tin cập nhật rộng rãi, đông đảo cư dân mạng trong khắp cả nước Trung Quốc hết sức tiếc thương và liền dấy lên làn sóng tưởng niệm người nghệ sĩ hết sức tài ba này. Năm 1976, ông Ken Takakura thủ vai nam chính trong bộ phim Đuổi bắt. Hai năm sau, bộ phim này được công chiếu tại Trung Quốc, đây là bộ phim nước ngoài đầu tiên du nhập vào Trung Quốc Đại lục kể từ sau ngày kết thúc cuộc đại cách mạng văn hóa, cho nên đã gây cơn sốt mạnh và có sự ảnh hưởng rất lớn trong đông đảo khán giả Trung Quốc lúc bấy giờ. Hình ảnh người cảnh sát trong phim do ông Ken Takakura thủ vai đã đi sâu vào lòng người, từ đó trở thành thần tượng hàng đầu của hàng tỷ khán giả Trung Quốc. Rất nhiều người thuộc lứa tuổi trung niên hoặc cao niên Trung Quốc cho đến nay vẫn quen thuộc giai điệu bài hát chủ đề trong bộ phim "Đuổi bắt" này. Sau đó, các bộ phim như "Tiếng gọi từ núi xa", "Nhà ga" do ông Ken Takakura sắm vai nam chính cũng đều hot đến bốc lửa tại Trung Quốc. Hình ảnh trầm ngâm có vẻ lạnh lùng của ông đã trở thành người tình trong mộng của phái đẹp Trung Quốc lúc bấy giờ. Năm 2005, đạo diễn nổi tiếng Trung Trương Nghệ Mưu đã mời ông Ken Takakura đóng vai nam chính trong bộ phim Một mình cưỡi ngựa đi trăm dặm Tính đến năm 2014, ông Ken Takakura đã sắm các vai trong 204 bộ phim. Ngoài đóng phim ra, ông còn đam mê sáng tác văn học, tập tản văn "Chim cánh cụt ở Nam cực" từng được xuất bản tại Trung Quốc. Trong cuốn sách này, bạn đọc có thể thấy dấu chân ông in trên khắp các nơi trên thế giới, những nhân vật dưới ngòi bút của ông mang nhiều màu sắc huyền bí. Câu văn trong sách gọn gàng, nông vơi và rõ ràng, rất linh hoạt. Tiếp theo, mời các bạn nghe bài tản văn ngắn nhan đề: Mẹ già ở quê hương của ông Ken Takakura, hồi tưởng người mẹ đã mất. Cái dạo mẹ già mất, đúng vào lúc tôi đang trong quá trình bận quay bộ phim "Tướng Hanh tướng Cáp". Không kịp về dự lễ tang của mẹ. Mãi một tuần sau tôi mới về đến quê. Sau khi đã chắp tay dâng hương theo nghi lễ, tôi muốn nhân lúc chưa chôn cất, lặng nhìn hài cốt của mẹ. Mở nắp hộp đựng tro cốt của mẹ đặt trên Phật khám, tôi đã nhìn thấy hài cốt của mẹ. Bỗng dưng, một thứ tình cảm không muốn chia tay với mẹ dội lên mãnh liệt trong lòng tôi. Thế là tôi liền hé miệng cắn răng rắc xương cốt của mẹ. Mấy cô em gái tôi đứng gần đó thấy liền kêu lên: "Không được làm vậy, dừng lại ngay". Các em gái tưởng tôi đầu óc thất thường. Không, không phải đâu. Đây là sự xốc nổi khó mà có thể giải thích được. Lúc bấy giờ, niềm khát vọng dù thế nào đi nữa cũng không thể vĩnh biệt mẹ cứ dồn lên và chi phối tôi mạnh mẽ. Thời niên thiếu, sức khoẻ tôi yếu ớt. Hễ mắc bệnh, là mẹ lại túc trực bên tôi, mãi không chịu rời. Mẹ nhúng ướt chiếc khăn mặt đắp lên trán tôi đang bị sốt cao. Ban đêm nhiều lần thay khăn ướt, lại còn không ngừng mát xoa sống lưng cho tôi. Sau khi tôi lớn lên, mẹ ở quê vẫn cứ thường xuyên lo lắng sức khỏe cho tôi. "Thôi, đừng làm công việc vất vả như vậy nữa, sớm mà về nhà đi thôi con ơi". Mẹ nhiều lần viết thư cứ nhắc nhở tôi như vậy. Tôi không hề cho mẹ biết chuyện tôi từng đặt chân đến núi tuyết trời đông đất lạnh và Nam cực giá rét. Thế nhưng bộ phim nào do tôi sắm vai, thể nào mẹ cũng phải xem. Nói mẹ chỉ xem tình tiết cốt truyện của phim thôi thì không đúng, chi bằng nói rằng mẹ xem phim chỉ là để tìm hiểu liệu tôi có gặp nguy hiểm hay không. "Trên đùi lại mọc nhọt lạnh rồi. Thôi đừng đến những nơi giá lạnh quay phim nữa. Đi xin phép công ty thử xem con". Tôi nhận được bức thư như vậy của mẹ. Mẹ nói, đã thấy tranh áp phích phim có tôi rồi, phát hiện đùi tôi mọc nhọt lạnh. Khi chụp tấm ảnh áp phích nói trên, xung quanh tôi rất đông người: Thợ hóa trang, nhà thiết kế trang phục, thợ chụp ảnh,..., để che chỗ mọc nhọt lạnh, tôi đã bôi một lớp thuốc cao có màu da rồi. Không một ai để ý đến những nốt nhọt lạnh của tôi. Vậy mà, mẹ chỉ xem tranh áp phích, liền phát hiện ra ngay. Đọc xong bức thư này của mẹ, tôi bất giác cảm thấy một luồng hơi ấm áp đến từ tay mẹ. Mẹ thường đặt lòng bàn tay lên trán tôi, để xem tôi có bị sốt hay không. Lúc đó tôi cảm thấy luồng hơi ấm toát ra từ bàn tay mẹ. Có một bận, tôi bỗng dưng rất nhớ mẹ, thế là liền về quê thăm mẹ. Mẹ con vừa gặp nhau, mà tôi đã cãi với mẹ. Mẹ thường coi tôi là con trẻ, lúc nào cũng làu bàu, không chịu bỏ qua cho tôi một việc nhỏ nhặt nào. Tôi không thể nhịn nổi, thế là liền cãi lại mẹ. Kỳ thực thì, lẽ ra tôi phải nói câu: "Cảm ơn". Nhưng từ đó, hễ mẹ con gặp nhau là lại đấu khẩu với nhau. Lúc này đây, người nói với tôi những lời lẽ như vậy đã không bao giờ tồn tại trên đời này nữa. Cuộc đời thường có những niềm vui khắc ghi trong lòng. Không hẹn mà gặp người mình mến yêu ngưỡng mộ. Đó là niềm vui cho dù đã hóa thành tro cốt trắng rồi mà vẫn không muốn chia tay. Cuộc đời cũng có nỗi đau sâu sắc khắc ghi trong lòng. Đó là ắt đến một ngày, định mệnh đau xót bởi bắt buộc phải chia tay với người mà mình yêu mến vô cùng. Thế nhưng, mẹ già sẽ sống mãi trong lòng tôi.

    Fri, 25 Oct 2024 - 25min
  • 261 - Nghệ sĩ gạo cội TQ Vương Côn: Để lại tiếng hát cho thế hệ mai sau

    Cách đây nửa tháng, đó là ngày 21 tháng 11, nghệ sĩ ưu tú, danh ca giọng nữ cao Trung Quốc Vương Côn đã qua đời do mắc bệnh tai biến mạch máu não, sau chín ngày đấu tranh với căn bệnh hiểm nghèo, vẫn không thể nạn qua bệnh khỏi, cuối cùng bà đã giã từ cõi đời, giã từ sự nghiệp âm nhạc dân tộc đã theo đuổi và cống hiến suốt đời. Các bạn đang nghe bài dân ca Nam Ni Loan do Nghệ sĩ ưu tú Vương Côn trình bày lúc sinh thời ... Nhắc đến nghệ sĩ nổi tiếng Trung Quốc Vương Côn, có lẽ nhiều bạn trẻ Việt Nam cảm thấy xa lạ, thế nhưng nhiều bài hát do nghệ sĩ thể hiện năm xưa, thì rất nhiều bạn đam mê âm nhạc đứng tuổi Việt Nam lại cảm thấy rất đỗi quen thuộc. Bà Vương Côn là giọng hát thế hệ đầu tiên của Nước Trung Hoa mới. Bà là người sắm vai Hỷ Nhi đầu tiên trong vở ca kịch "Bạch Mao Nữ" đi cùng năm tháng; Bà là người thể hiện bài "Nông Hữu Ca" trong vở ca múa nhạc kịch sử thi năm 1964 và những ca khúc nổi tiếng đi cùng năm tháng của Trung Quốc như "Nam Ni Loan", "Thu Thu", "Đạo tình trở mình",..., được mệnh danh là một trong những nghệ sĩ gạo cội trong việc khai thác và đặt nền móng cho lối hát dân ca Trung Quốc. Năm 1982, bà Vương Côn đảm nhiệm chức Giám đốc Đoàn ca múa nhạc Đông Phương Trung Quốc. Trong Chương trình Văn nghệ cuối tuần đêm nay, Ngọc Ánh xin giới thiệu để các bạn cũ gặp lại và các bạn mới làm quen với nghệ sĩ nổi tiếng Trung Quốc Vương Côn và một số ca khúc do bà thể hiện lúc sinh thời. Tin rằng nhiều bạn thính giả và cư dân mạng đứng tuổi rất đỗi quen thuộc giai điệu bài hát này, đây là bài hát "Gió Bắc thổi" trích đoạn trong vở ca kịch "Bạch Mao Nữ" sáng tác vào năm 1945. Cốt truyện vở ca kịch "Bạch Mao Nữ" kể về tên địa chủ ác bá Hoàng Thế Nhân đã bức hại một điền nông tên là Dương Bạch Lao cho đến chết, hắn muốn ô nhục Hỷ Nhi cô con gái diệu xinh đẹp của ông Dương Bạch Lao, Hỷ Nhi buộc phải chốn vào rừng sâu núi thẳm lâu ngày biến thành "Bạch Mao Nữ". Về sau, Bát Lộ Quân đã tiến đến quê hương Hỷ Nhi, từ đó Hỷ Nhi mới lại có thể hướng về mặt trời. Chủ đề của vở ca kịch này là "Xã hội cũ có thể biến con người thành ma quỷ, xã hội mới biến ma quỷ trở lại thành người". Khi sắm vai Hỷ Nhi trong vở ca kịch "Bạch Mao Nữ", diễn xuất tuyệt vời của nghệ sĩ Vương Côn đã làm cho Chủ tịch Mao Trạch Đông cũng phải cảm động, có khán giả đã trông thấy Người lấy khăn chấm nước mắt. Vở ca múa nhạc kịch sử thi "Đông Phương Hồng " lần đầu tiên ra mắt trên sân khấu vào năm 1964, khi xem đến đoạn nghệ sĩ Vương Côn hát bài "Nông Hữu Ca", Chủ tịch Mao Trạch Đông đã khen rằng: "Rất có khí phách của người phụ nữ Cách mạng Hồ Nam đó". Sau khi hạ màn, Thủ tướng Chu Ân Lai đã bước đến bên nghệ sĩ Vương Côn khen rằng: "Chà, Vương Côn, 20 năm trước cô hát Bạch Mao Nữ, 20 năm sau cô hát Nông Hữu Ca, giỏi quá". Sau đây, mời các bạn nghe bài Nông Hữu Ca, trích đoạn trong vở ca kịch cùng tên. Là một trong những người khai thác và đặt nền móng cho phong cách hát dân ca trong làng ca nhạc Trung Quốc, trên cơ sở hát dân ca, nghệ sĩ Vương Côn đã hấp thu sở trường phát âm của lối hát phương Tây, phát triển thành phong cách ca hát âm nhạc trong sáng, tình cảm đậm đà và xử lý chi tiết âm vận. Năm 1925, nghệ sĩ Vương Côn sinh ra tại một thôn làng nhỏ bé hẻo lánh ở huyện Đường, tỉnh Hà Bắc, TQ. Năm 1937, Vương Côn 12 tuổi đã tham gia các hoạt động biểu diễn văn nghệ, cổ cũ tinh thần chống Nhật cho quân và dân Trung Quốc lúc bấy giờ bằng giọng hát trong sáng sục xôi của mình. 14 tuổi, Vương Côn được nhận vào Đoàn phục vụ Chiến địa Tây Bắc, trở thành giọng ca nhỏ tuổi nhất trong đoàn. Mùa xuân năm 1944, Vương Côn đã cùng với Đoàn phục vụ Chiến địa Tây Bắc đến khu căn cứ Cách mạng Diên An, rồi lại gia nhập Đoàn Công tác Lỗ Nghệ, vừa học văn hóa, vừa biểu diễn văn nghệ phục vụ quân đội. Thực ra, con đường ca hát của Vương Côn không mấy thuận buồm xuôi gió. Năm 1954, Vương Côn đến với Học viện Âm nhạc Trung Ương, tập hát với các giọng ca nổi tiếng Liên Xô cũ. Chuyên gia Liên Xô từng muốn thay đổi phong cách "dân dã thôn quê nguyên sơ" của Vương Côn, khiến Vương Côn không khỏi băn khoăn giữa lối hát "nguyên sơ" và lối hát "phương Tây". Có một bận, Vương Côn hát thử cho Thủ tướng Chu Ân Lai nghe bài hát mình vừa tập bằng phương pháp mới, không ngờ Thủ tướng Chu Ân Lai đánh giá rằng: "Chẳng Tây mà cũng chẳng ra Trung gì cả". Sau đó, Vương Côn suy ngẫm việc mình nên làm như thế nào để có thể với tiền đề vẫn giữ phong cách hát độc đáo của mình, lại vừa có thể hấp thụ ưu thế thanh nhạc Opera của phương Tây, lấy hơn bù kém, nâng cao trình độ biểu diễn ca hát của mình. Qua một thời gian khổ luyện, Vương Côn lại trình bày những ca khúc sở trường của mình, hai vợ chồng Thủ tướng Chu Ân Lai sau khi thưởng thức xong rất phấn khởi, liền cảm ơn tiếng hát Vương Côn như đưa họ trở lại với Diên An năm xưa. Sau đây, mời các bạn nghe ca khúc "Thu Thu" do nghệ sĩ nổi tiếng Vương Côn trình bày. Nghệ sĩ Vương Côn không những là danh ca thế hệ đầu tiên của Trung Quốc, mà còn là Nhà giáo, Nhà quản lý rất tài năng. Năm 1982, bà Vương Côn đảm nhiệm chức Giám đốc Đoàn Ca múa nhạc Phương Đông Trung Quốc. Dưới sự dẫn dắt của bà, Đoàn Ca múa nhạc Phương Đông đã khôi phục rất nhiều các tiết mục hay nổi tiếng, đồng thời còn tuyển chọn nhiều diễn trẻ xuất sắc. Lúc bấy giờ, âm nhạc thịnh hành còn vấp phải nhiều phê bình gay gắt, nhưng bà Vương Côn đã mở rộng cõi lòng của một nghệ sĩ gạo cội, bà đã ý thức được rằng thời đại mới đang mở ra trước mắt, đã ý thức văn hóa nghệ thuật phải là trăm hoa đua nở. Bà Vương Côn đã mạnh dạn đưa ra lý luận về "ý thức khán giả", "ý thức thị trường" và "ý thức ngôi sao", bà còn nêu ra quan điểm, trong tình hình mới, không nên coi phong cách dân ca, phong cách hát giọng Bel canto và hát đại chúng đối lập với nhau, mà phải xem xét những ưu điểm của mỗi lối hát, kết hợp hài hòa giữa truyền thống với hiện đại. Mỗi khi tuyển chọn học sinh chỉ xét đến tài năng của họ, chứ không câu nệ xuất thân và tuổi tác của học. Ngô Tĩnh, người đầu tiên hát bài "Tình Nữ Nhi" trong bộ phim "Tây Du Ký" bản năm 1986 là công nhân xếp chữ của một nhà máy in. Các nghệ sĩ nổi tiếng như Thành Phương Viên, Phí Tường,... từng làm rạng rỡ sân khấu Gala mừng Xuân Trung Quốc năm xưa chính là do bà Vương Côn đề cử với Nhóm đạo diễn chương trình. Nghệ sĩ Thành Phương Viên nói: "Cô giáo Vương Côn như một gốc cây cao lớn xum xuê, che mưa chở nắng cho các học viên". Lúc bấy giờ rất nhiều giáo viên của trường phái học viện cũng như các nghệ sĩ lão thành còn chưa chấp nhận lối hát của, thì bà Vương Côn lại luôn động viên cô phải kiên trì đừng bỏ dở, phải hình thành phong cách của riêng mình. Sau đây, mời các bạn nghe ca khúc "Biển cả, quê hương" do Thành Phương Viên thể hiện: Bà Vương Côn đào tạo nhân tài không câu nệ một phong cách cố định, mà bà thường căn cứ theo điều kiện và sở trường của các học viên, rồi tìm kiếm con đường phát triển phù hợp với đặc điểm của họ. Bà thường chăm chú nghiên cứu từng nốt nhạc, từng câu từng chữ của ca khúc, không bỏ qua bất cứ âm vận và âm thanh nào. Bà Quách Dung, nghệ sĩ nổi tiếng, Giám đốc Đoàn Ca múa nhạc Phương Đông hiện nay đã nhớ về bà Vương Côn như sau: Năm đó tôi mới 13 tuổi, cô Vương Côn sau khi chăm chú nghe tôi hát xong, liên quyết định nhận ngay tôi làm học sinh của cô, thậm chí còn cho tôi tham gia biểu diễn vào ngay tối hôm đó, rồi còn giới thiệu tôi một cách rất long trọng. Đối với một thiếu niên lúc bấy giờ, tôi cảm thấy được động viên mạnh mẽ biết nhường nào. Thông qua sự tìm kiếm, đào tạo bồi dưỡng, đặc biệt qua sự khơi gợi và hướng dẫn về mặt kỹ thuật âm nhạc của bà Vương Côn, mới xuất hiện các danh ca như Chai-tan-chô-ma, Viễn Chinh, Chu Minh Anh, Thành Phương Viên, Lý Linh Ngọc, Trịnh Tự Lam, Mậu Huyền Phổ, Quách Dung, Trình Lâm,.. lần lượt bước lên sân khấu của Đoàn Ca múa nhạc Phương Đông Trung Quốc. Phần lớn trong số họ đã trở thành những danh ca đi đầu trong làng âm nhạc thịnh hành được hoan nghênh tại Trung Quốc. Dưới sự ủng hộ đắc lực của bà Vương Côn, năm 1985, Đoàn Ca múa nhạc Phương Đông đã xây dựng và cho ra mắt bản hợp xướng "Hãy để cho thế giới tràn ngập tình thương". Và cũng trong lần ra mắt này, Thôi Kiện, nghệ sĩ hát nhạc rock đầu tiên của Trung Quốc đã trình bày bài "Không có gì". Lúc bấy giờ, rất nhiều người có cái nhìn phiến diện đối với nhạc rock, nhưng bà Vương Công cho rằng: "Tôi nghe Thôi Kiện hát bài 'Không có gì' tựa như nghe tình ca vậy. Lời ca có câu 'Em vẫn yêu anh, anh không có gì mà em vẫn yêu anh', lời ca như vậy rất hay chứ sao". Bà Vương Côn nói: "Giai điệu bài hát này rất hay, rung động lòng người. Cho nên tôi đã cho Thôi Kiện trình bày bài hát này". Anh từng hỏi mãi rằng Bao giờ em đi theo anh Nhưng em cứ cười anh không có gì Bài hát "Không có gì" do Thôi Kiện trình bày đã mở ra con đường của nhạc rock Trung Quốc, chào đón mười năm rực rỡ nhất của nhạc rock Trung Quốc. Sau đây, mời các bạn nghe bài hát "Không có gì" do Thôi Kiện trình bày. Tháng 11, bà Vương Côn đã gần chín mươi tuổi còn dự định tổ chức chương trình ca nhạc mang tên "Để lại tiếng hát cho thế hệ mai sau" tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh vào tháng 12 này, đây là chương trình ca nhạc chủ đề giữa bà Vương Côn và các bạn của bà, đáng tiếc làm sao bà bị tai biến mạch máu não và đột ngột qua đời, do vậy mà chương trình ca nhạc này đã trở thành một lời hứa không bao giờ có thể thực hiện được nữa rồi. Nghệ sĩ gạo cội nổi tiếng Trung Quốc Vương Côn đã ra đi mãi mãi, chúng tôi thành tâm cầu nguyện mong bà ra đi bình an siêu thoát.

    Thu, 10 Oct 2024 - 25min
Show More Episodes