Filtrar por género

VĂN NGHỆ CUỐI TUẦN

VĂN NGHỆ CUỐI TUẦN

CRI

Thưởng thức tản văn mượt mà, vui nghe ca khúc hấp dẫn

263 - Một số ca khúc hát về quê hương của dân tộc thiểu số Trung Quốc
0:00 / 0:00
1x
  • 263 - Một số ca khúc hát về quê hương của dân tộc thiểu số Trung Quốc

    Trong thời đại hội nhập ngày nay, muôn vật đổi thay, mỗi chúng ta cũng có nhiều thay đổi, thế nhưng có một thứ luôn được cất giữ trong lòng không bao giờ đổi thay đó là nỗi niềm xa nhớ quê hương. Thành Trung:Đúng vậy chị ạ. Việt Nam có một ca khúc nổi tiếng mà hầu như ai cũng biết hát, đó là bài "Quê hương", đã bày tỏ nỗi nhớ chùm khế quê hương ngọt ngào, tình làng nghĩa xóm gắn bó nhất và thân thiết nhất. Ánh:Nỗi niềm xa nhớ quê hương là thứ tình cảm chung của loài người, trong cõi lòng của mỗi người, nơi có gốc cây cổ thụ đình làng, có mái nhà xưa, có ông bà cô bác chính là nơi khiến ta nhớ nhung nhất. Trung Quốc có câu: 近乡情更怯 có nghĩa là càng về gần đến quê thì trong lòng càng hồi hộp. Tất thảy những đổi thay của quê hương thường khiến ta vừa vui mừng nhưng đồng thời lại cảm thấy lâng lâng khó tả. Có bạn bày tỏ rằng, quê hương cũng như tuổi thanh xuân vậy, thường khiến lòng người vấn vương, thế nhưng bất cứ ai cũng đều không thể trở về ngày xưa được nữa. Trung:Thành Trung cũng có cảm nhận như vậy. Sau khi du học tại Trung Quốc nhiều năm, mỗi khi trở về Việt Nam, về thăm quê, trong lòng Thành Trung lại trào dâng rất nhiều kỷ niệm ngây thơ trong trắng của đời học trò, thế nhưng tất cả bạn cùng lứa với Thành Trung đều đã lớn lên thành người, theo đuổi sự nghiệp và con đường sống khác nhau, mỗi khi gặp lại các bạn, ai cũng đều kể hoặc nhắc lại chuyện trường xưa bạn cũ ở quê hương. Ánh:Vâng, Thành Trung học tập và sinh hoạt lâu năm tại Trung Quốc chắc đã phát hiện, tiến trình đô thị hóa của TQ đang phát triển rất nhanh, ngày càng nhiều người dân các vùng miền khác nhau ở Trung Quốc xa rời quê hương và người thân, toả đến khắp các nơi, đặc biệt là các thành phố khác để nhập cư làm ăn sinh sống, hình ảnh non nước của quê hương xa dần, rồi dần trở thành những hình ảnh gần gũi thân quen hiện lên trong ký ức. Trung:Ở VN cũng vậy, cũng đang ngày càng nhiều bạn trẻ xa rời quê hương và cha mẹ, ra thành phố học tập hoặc mưu sinh, nỗi niềm xa nhớ quê hương của họ cũng da diết, cũng lắng sâu. Ánh:Các bạn thân mến, trong Chương trình Văn nghệ cuối tuần thời gian tới, chúng tôi sẽ không định kỳ giới thiệu với các bạn một số bài tản văn mang đề tài "Hương sầu", hay còn gọi là "Nỗi niềm nhớ quê", những bài tản văn này thông qua ký ức và miêu tả của các tác giả về hương đồng gió nội, phong tục tập quán trên quê hương thời niên thiếu, để kêu gọi mọi người trong xã hội coi trọng việc bảo vệ môi trường thiên nhiên tại các vùng nông thôn, gợi lên cho mọi người kỳ vọng xây dựng quê hương và hướng tới cuộc sống tươi đẹp. Trung:Trong chương trình đêm nay, chúng tôi xin giới thiệu với các bạn tản văn nhan đề "Gốc đa trên quê hương" của nhà văn Hoàng Hà Lãng, ngoài ra còn mời các bạn thưởng thức một số ca khúc ca ngợi quê hương vùng dân tộc thiểu số Trung Quốc. Trước hết mời các bạn thưởng thức bài "Thảo nguyên tươi đẹp là quê nhà ta đó", do giọng ca nổi tiếng Trung Quốc Tơ-tơ-ma trình bày. Nghệ sĩ nổi tiếng Tơ-tơ-ma Ánh: Nghệ sĩ nổi tiếng Tơ-tơ-ma sinh năm 1947, bài dân ca Nội Mông "Thảo nguyên tươi đẹp là quê nhà ta đó" do chị trình bày vào năm 1979 liền được công chúng hoan nghênh và lan toả đi khắp đất nước Trung Quốc, chị được mọi người mệnh danh là "Chim Sơn ca trên thảo nguyên". Ca khúc "Thảo nguyên tươi đẹp là quê nhà ta đó" có đoạn: Thảo nguyên tươi đẹp là quê nhà ta đó Gió thổi cỏ xanh hoa nở khắp mọi nơi Những chú tuấn mã như mây bay trên trời Những cừu những bò như những hạt ngọc châu Cô gái chăn nuôi cất tiếng ca vang xa Tiếng hát vui vẻ tỏa vang tận chân trời Một số ca khúc hát về quê hương của dân tộc thiểu số Trung Quốc Trung:Các bạn thân mến, trên đây các bạn vừa nghe tản văn "Gốc đa trên quê hương" của nhà văn đương đại TQ Hoàng Hà Lãng. Phải chăng các bạn cũng từng hoặc đang đặt câu hỏi cho mình rằng: Vì sao con người ta lại hay nhớ đến quê nhà mình nhỉ? Có một cư dân mạng Trung Quốc viết rằng: Quê hương là nơi cất giữ tuổi thơ, cất giữ cả tuổi thanh xuân, tuổi trung niên của mỗi chúng ta, quê hương đã trở thành một phần không thể tách rời trên dòng đời chúng ta, và trở thành chính bản thân ta nữa. Quê hương không phải là thứ hàng hóa, không phải là nơi thắng cảnh để đi du lịch, không phải là tấm vé khứ hồi bán cho bất cứ hành khách nào theo giá quy định, và cũng không phải là nơi để đến nghỉ ngơi vào dịp cuối tuần của mọi người. Quê hương là nơi chứa đựng mồ hôi và nước mắt mà các nơi thắng cảnh du lịch khác không có được, do vậy mà trong ký ức của những người xa quê luôn nhớ về những người thân, bến nước, con đò, nhịp cầu hoặc cả dãy phố đoạn đường trên quê hương. Ca sĩ trẻ Chi-khơ-jun-yi dân tộc Di Trung Quốc Ánh: Tiếp theo chương trình, mời các bạn thưởng thức bài hát "Đưa con lên đỉnh núi" do giọng ca trẻ Chi-khơ-jun-yi dân tộc Di Trung Quốc thể hiện. Chi-khơ-jun-yi sinh năm 1988 tại huyện Cam Lạc, Lương Sơn, tỉnh Tứ Xuyên, cô là thí sinh đoạt giải ba trong cuộc thi "Giọng hát hay Trung Quốc" năm 2012 do Đài Truyền hình tỉnh Chiết giang Trung Quốc xây dựng. Bài hát "Đưa con lên đỉnh núi" có đoạn: Bản làng tươi đẹp Là thiên đường trong mơ Tiếng khèn mẹ thổi trong đêm Gọi người con đang phiêu bạt phương trời Nghe tiếng khèn trên đỉnh núi cao Là tiếng gọi đến từ thiên đường. Trung:Tình yêu quê hương là tiếng sáo vang vọng, du dương từ xa xôi truyền đến, tình yêu quê hương là câu chuyện huyền thoại cổ xưa, tươi đẹp và rung động lòng người; quê hương là hũ rượu nồng lâu năm, thơm ngon say đắm lòng người... Ánh:Vào phần cuối của chương trình hôm nay, mời quý vị và các bạn thưởng thức bài dân ca "Bông hồng đáng yêu", bài dân ca này của dân tộc Ca-dắc-xtan, do anh Ta-sken dân tộc Ca-dắc-xtan trình bày. Quê hương của Ta-sken ở U-rum-xu, Thủ phủ Khu tự trị Uây-ua Tân Cương, anh tốt nghiệp chuyên ngành Toán học tại trường Đại học Tân Cương, nhưng lại đam mê ca nhạc. Tháng 7 năm 2013, anh đã tham gia mùa thứ hai cuộc thi "Giọng hát hay Trung Quốc", trở thành thí sinh xuất sắc đoạt giải nhì trong cả mùa thi của huấn luyện viên Trương Huệ Muội, nghệ sĩ nổi tiếng Đài Loan Trung Quốc, giọng ca nam ngọt ngào ấm áp du dương đi vào lòng người của anh rất được đông đảo công chúng yêu ca nhạc Trung Quốc hâm mộ. Trung: Ca từ bài "Bồng hồng đáng yêu" có đoạn: Bông Hồng Sai-di-ma-ri-a đáng yêu Hôm đó anh cưỡi ngựa đi săn trên núi Vừa lúc em hát điệu như mây vờn dưới núi Giọng ca em làm anh ngây ngất Anh từ trên núi ngã lăn xuống Ôi chà chà Giọng hát em như mây vờn dưới núi.

    Mon, 04 Nov 2024 - 25min
  • 262 - Nghệ sĩ gạo cội Nhật bản Ken Takakura và tản văn Mẹ già ở quê hương

    Takakura đã để lại ấn tượng khó quên cho muôn vàn các thế hệ khán giả Trung Quốc, qua các vai diễn của ông trong nhiều bộ phim từng công chiếu tại Trung Quốc trong nhiều năm trước đây. Ngày 10 tháng 11 vừa qua, Nghệ sĩ nổi tiếng Nhận Bản Ken Takakura đã qua đời do bị bệnh ung thư, hưởng thọ 83 tuổi, tin buồn vừa truyền đến Trung Quốc, các phương tiện truyền thông Trung Quốc đưa tin cập nhật rộng rãi, đông đảo cư dân mạng trong khắp cả nước Trung Quốc hết sức tiếc thương và liền dấy lên làn sóng tưởng niệm người nghệ sĩ hết sức tài ba này. Năm 1976, ông Ken Takakura thủ vai nam chính trong bộ phim Đuổi bắt. Hai năm sau, bộ phim này được công chiếu tại Trung Quốc, đây là bộ phim nước ngoài đầu tiên du nhập vào Trung Quốc Đại lục kể từ sau ngày kết thúc cuộc đại cách mạng văn hóa, cho nên đã gây cơn sốt mạnh và có sự ảnh hưởng rất lớn trong đông đảo khán giả Trung Quốc lúc bấy giờ. Hình ảnh người cảnh sát trong phim do ông Ken Takakura thủ vai đã đi sâu vào lòng người, từ đó trở thành thần tượng hàng đầu của hàng tỷ khán giả Trung Quốc. Rất nhiều người thuộc lứa tuổi trung niên hoặc cao niên Trung Quốc cho đến nay vẫn quen thuộc giai điệu bài hát chủ đề trong bộ phim "Đuổi bắt" này. Sau đó, các bộ phim như "Tiếng gọi từ núi xa", "Nhà ga" do ông Ken Takakura sắm vai nam chính cũng đều hot đến bốc lửa tại Trung Quốc. Hình ảnh trầm ngâm có vẻ lạnh lùng của ông đã trở thành người tình trong mộng của phái đẹp Trung Quốc lúc bấy giờ. Năm 2005, đạo diễn nổi tiếng Trung Trương Nghệ Mưu đã mời ông Ken Takakura đóng vai nam chính trong bộ phim Một mình cưỡi ngựa đi trăm dặm Tính đến năm 2014, ông Ken Takakura đã sắm các vai trong 204 bộ phim. Ngoài đóng phim ra, ông còn đam mê sáng tác văn học, tập tản văn "Chim cánh cụt ở Nam cực" từng được xuất bản tại Trung Quốc. Trong cuốn sách này, bạn đọc có thể thấy dấu chân ông in trên khắp các nơi trên thế giới, những nhân vật dưới ngòi bút của ông mang nhiều màu sắc huyền bí. Câu văn trong sách gọn gàng, nông vơi và rõ ràng, rất linh hoạt. Tiếp theo, mời các bạn nghe bài tản văn ngắn nhan đề: Mẹ già ở quê hương của ông Ken Takakura, hồi tưởng người mẹ đã mất. Cái dạo mẹ già mất, đúng vào lúc tôi đang trong quá trình bận quay bộ phim "Tướng Hanh tướng Cáp". Không kịp về dự lễ tang của mẹ. Mãi một tuần sau tôi mới về đến quê. Sau khi đã chắp tay dâng hương theo nghi lễ, tôi muốn nhân lúc chưa chôn cất, lặng nhìn hài cốt của mẹ. Mở nắp hộp đựng tro cốt của mẹ đặt trên Phật khám, tôi đã nhìn thấy hài cốt của mẹ. Bỗng dưng, một thứ tình cảm không muốn chia tay với mẹ dội lên mãnh liệt trong lòng tôi. Thế là tôi liền hé miệng cắn răng rắc xương cốt của mẹ. Mấy cô em gái tôi đứng gần đó thấy liền kêu lên: "Không được làm vậy, dừng lại ngay". Các em gái tưởng tôi đầu óc thất thường. Không, không phải đâu. Đây là sự xốc nổi khó mà có thể giải thích được. Lúc bấy giờ, niềm khát vọng dù thế nào đi nữa cũng không thể vĩnh biệt mẹ cứ dồn lên và chi phối tôi mạnh mẽ. Thời niên thiếu, sức khoẻ tôi yếu ớt. Hễ mắc bệnh, là mẹ lại túc trực bên tôi, mãi không chịu rời. Mẹ nhúng ướt chiếc khăn mặt đắp lên trán tôi đang bị sốt cao. Ban đêm nhiều lần thay khăn ướt, lại còn không ngừng mát xoa sống lưng cho tôi. Sau khi tôi lớn lên, mẹ ở quê vẫn cứ thường xuyên lo lắng sức khỏe cho tôi. "Thôi, đừng làm công việc vất vả như vậy nữa, sớm mà về nhà đi thôi con ơi". Mẹ nhiều lần viết thư cứ nhắc nhở tôi như vậy. Tôi không hề cho mẹ biết chuyện tôi từng đặt chân đến núi tuyết trời đông đất lạnh và Nam cực giá rét. Thế nhưng bộ phim nào do tôi sắm vai, thể nào mẹ cũng phải xem. Nói mẹ chỉ xem tình tiết cốt truyện của phim thôi thì không đúng, chi bằng nói rằng mẹ xem phim chỉ là để tìm hiểu liệu tôi có gặp nguy hiểm hay không. "Trên đùi lại mọc nhọt lạnh rồi. Thôi đừng đến những nơi giá lạnh quay phim nữa. Đi xin phép công ty thử xem con". Tôi nhận được bức thư như vậy của mẹ. Mẹ nói, đã thấy tranh áp phích phim có tôi rồi, phát hiện đùi tôi mọc nhọt lạnh. Khi chụp tấm ảnh áp phích nói trên, xung quanh tôi rất đông người: Thợ hóa trang, nhà thiết kế trang phục, thợ chụp ảnh,..., để che chỗ mọc nhọt lạnh, tôi đã bôi một lớp thuốc cao có màu da rồi. Không một ai để ý đến những nốt nhọt lạnh của tôi. Vậy mà, mẹ chỉ xem tranh áp phích, liền phát hiện ra ngay. Đọc xong bức thư này của mẹ, tôi bất giác cảm thấy một luồng hơi ấm áp đến từ tay mẹ. Mẹ thường đặt lòng bàn tay lên trán tôi, để xem tôi có bị sốt hay không. Lúc đó tôi cảm thấy luồng hơi ấm toát ra từ bàn tay mẹ. Có một bận, tôi bỗng dưng rất nhớ mẹ, thế là liền về quê thăm mẹ. Mẹ con vừa gặp nhau, mà tôi đã cãi với mẹ. Mẹ thường coi tôi là con trẻ, lúc nào cũng làu bàu, không chịu bỏ qua cho tôi một việc nhỏ nhặt nào. Tôi không thể nhịn nổi, thế là liền cãi lại mẹ. Kỳ thực thì, lẽ ra tôi phải nói câu: "Cảm ơn". Nhưng từ đó, hễ mẹ con gặp nhau là lại đấu khẩu với nhau. Lúc này đây, người nói với tôi những lời lẽ như vậy đã không bao giờ tồn tại trên đời này nữa. Cuộc đời thường có những niềm vui khắc ghi trong lòng. Không hẹn mà gặp người mình mến yêu ngưỡng mộ. Đó là niềm vui cho dù đã hóa thành tro cốt trắng rồi mà vẫn không muốn chia tay. Cuộc đời cũng có nỗi đau sâu sắc khắc ghi trong lòng. Đó là ắt đến một ngày, định mệnh đau xót bởi bắt buộc phải chia tay với người mà mình yêu mến vô cùng. Thế nhưng, mẹ già sẽ sống mãi trong lòng tôi.

    Fri, 25 Oct 2024 - 25min
  • 261 - Nghệ sĩ gạo cội TQ Vương Côn: Để lại tiếng hát cho thế hệ mai sau

    Cách đây nửa tháng, đó là ngày 21 tháng 11, nghệ sĩ ưu tú, danh ca giọng nữ cao Trung Quốc Vương Côn đã qua đời do mắc bệnh tai biến mạch máu não, sau chín ngày đấu tranh với căn bệnh hiểm nghèo, vẫn không thể nạn qua bệnh khỏi, cuối cùng bà đã giã từ cõi đời, giã từ sự nghiệp âm nhạc dân tộc đã theo đuổi và cống hiến suốt đời. Các bạn đang nghe bài dân ca Nam Ni Loan do Nghệ sĩ ưu tú Vương Côn trình bày lúc sinh thời ... Nhắc đến nghệ sĩ nổi tiếng Trung Quốc Vương Côn, có lẽ nhiều bạn trẻ Việt Nam cảm thấy xa lạ, thế nhưng nhiều bài hát do nghệ sĩ thể hiện năm xưa, thì rất nhiều bạn đam mê âm nhạc đứng tuổi Việt Nam lại cảm thấy rất đỗi quen thuộc. Bà Vương Côn là giọng hát thế hệ đầu tiên của Nước Trung Hoa mới. Bà là người sắm vai Hỷ Nhi đầu tiên trong vở ca kịch "Bạch Mao Nữ" đi cùng năm tháng; Bà là người thể hiện bài "Nông Hữu Ca" trong vở ca múa nhạc kịch sử thi năm 1964 và những ca khúc nổi tiếng đi cùng năm tháng của Trung Quốc như "Nam Ni Loan", "Thu Thu", "Đạo tình trở mình",..., được mệnh danh là một trong những nghệ sĩ gạo cội trong việc khai thác và đặt nền móng cho lối hát dân ca Trung Quốc. Năm 1982, bà Vương Côn đảm nhiệm chức Giám đốc Đoàn ca múa nhạc Đông Phương Trung Quốc. Trong Chương trình Văn nghệ cuối tuần đêm nay, Ngọc Ánh xin giới thiệu để các bạn cũ gặp lại và các bạn mới làm quen với nghệ sĩ nổi tiếng Trung Quốc Vương Côn và một số ca khúc do bà thể hiện lúc sinh thời. Tin rằng nhiều bạn thính giả và cư dân mạng đứng tuổi rất đỗi quen thuộc giai điệu bài hát này, đây là bài hát "Gió Bắc thổi" trích đoạn trong vở ca kịch "Bạch Mao Nữ" sáng tác vào năm 1945. Cốt truyện vở ca kịch "Bạch Mao Nữ" kể về tên địa chủ ác bá Hoàng Thế Nhân đã bức hại một điền nông tên là Dương Bạch Lao cho đến chết, hắn muốn ô nhục Hỷ Nhi cô con gái diệu xinh đẹp của ông Dương Bạch Lao, Hỷ Nhi buộc phải chốn vào rừng sâu núi thẳm lâu ngày biến thành "Bạch Mao Nữ". Về sau, Bát Lộ Quân đã tiến đến quê hương Hỷ Nhi, từ đó Hỷ Nhi mới lại có thể hướng về mặt trời. Chủ đề của vở ca kịch này là "Xã hội cũ có thể biến con người thành ma quỷ, xã hội mới biến ma quỷ trở lại thành người". Khi sắm vai Hỷ Nhi trong vở ca kịch "Bạch Mao Nữ", diễn xuất tuyệt vời của nghệ sĩ Vương Côn đã làm cho Chủ tịch Mao Trạch Đông cũng phải cảm động, có khán giả đã trông thấy Người lấy khăn chấm nước mắt. Vở ca múa nhạc kịch sử thi "Đông Phương Hồng " lần đầu tiên ra mắt trên sân khấu vào năm 1964, khi xem đến đoạn nghệ sĩ Vương Côn hát bài "Nông Hữu Ca", Chủ tịch Mao Trạch Đông đã khen rằng: "Rất có khí phách của người phụ nữ Cách mạng Hồ Nam đó". Sau khi hạ màn, Thủ tướng Chu Ân Lai đã bước đến bên nghệ sĩ Vương Côn khen rằng: "Chà, Vương Côn, 20 năm trước cô hát Bạch Mao Nữ, 20 năm sau cô hát Nông Hữu Ca, giỏi quá". Sau đây, mời các bạn nghe bài Nông Hữu Ca, trích đoạn trong vở ca kịch cùng tên. Là một trong những người khai thác và đặt nền móng cho phong cách hát dân ca trong làng ca nhạc Trung Quốc, trên cơ sở hát dân ca, nghệ sĩ Vương Côn đã hấp thu sở trường phát âm của lối hát phương Tây, phát triển thành phong cách ca hát âm nhạc trong sáng, tình cảm đậm đà và xử lý chi tiết âm vận. Năm 1925, nghệ sĩ Vương Côn sinh ra tại một thôn làng nhỏ bé hẻo lánh ở huyện Đường, tỉnh Hà Bắc, TQ. Năm 1937, Vương Côn 12 tuổi đã tham gia các hoạt động biểu diễn văn nghệ, cổ cũ tinh thần chống Nhật cho quân và dân Trung Quốc lúc bấy giờ bằng giọng hát trong sáng sục xôi của mình. 14 tuổi, Vương Côn được nhận vào Đoàn phục vụ Chiến địa Tây Bắc, trở thành giọng ca nhỏ tuổi nhất trong đoàn. Mùa xuân năm 1944, Vương Côn đã cùng với Đoàn phục vụ Chiến địa Tây Bắc đến khu căn cứ Cách mạng Diên An, rồi lại gia nhập Đoàn Công tác Lỗ Nghệ, vừa học văn hóa, vừa biểu diễn văn nghệ phục vụ quân đội. Thực ra, con đường ca hát của Vương Côn không mấy thuận buồm xuôi gió. Năm 1954, Vương Côn đến với Học viện Âm nhạc Trung Ương, tập hát với các giọng ca nổi tiếng Liên Xô cũ. Chuyên gia Liên Xô từng muốn thay đổi phong cách "dân dã thôn quê nguyên sơ" của Vương Côn, khiến Vương Côn không khỏi băn khoăn giữa lối hát "nguyên sơ" và lối hát "phương Tây". Có một bận, Vương Côn hát thử cho Thủ tướng Chu Ân Lai nghe bài hát mình vừa tập bằng phương pháp mới, không ngờ Thủ tướng Chu Ân Lai đánh giá rằng: "Chẳng Tây mà cũng chẳng ra Trung gì cả". Sau đó, Vương Côn suy ngẫm việc mình nên làm như thế nào để có thể với tiền đề vẫn giữ phong cách hát độc đáo của mình, lại vừa có thể hấp thụ ưu thế thanh nhạc Opera của phương Tây, lấy hơn bù kém, nâng cao trình độ biểu diễn ca hát của mình. Qua một thời gian khổ luyện, Vương Côn lại trình bày những ca khúc sở trường của mình, hai vợ chồng Thủ tướng Chu Ân Lai sau khi thưởng thức xong rất phấn khởi, liền cảm ơn tiếng hát Vương Côn như đưa họ trở lại với Diên An năm xưa. Sau đây, mời các bạn nghe ca khúc "Thu Thu" do nghệ sĩ nổi tiếng Vương Côn trình bày. Nghệ sĩ Vương Côn không những là danh ca thế hệ đầu tiên của Trung Quốc, mà còn là Nhà giáo, Nhà quản lý rất tài năng. Năm 1982, bà Vương Côn đảm nhiệm chức Giám đốc Đoàn Ca múa nhạc Phương Đông Trung Quốc. Dưới sự dẫn dắt của bà, Đoàn Ca múa nhạc Phương Đông đã khôi phục rất nhiều các tiết mục hay nổi tiếng, đồng thời còn tuyển chọn nhiều diễn trẻ xuất sắc. Lúc bấy giờ, âm nhạc thịnh hành còn vấp phải nhiều phê bình gay gắt, nhưng bà Vương Côn đã mở rộng cõi lòng của một nghệ sĩ gạo cội, bà đã ý thức được rằng thời đại mới đang mở ra trước mắt, đã ý thức văn hóa nghệ thuật phải là trăm hoa đua nở. Bà Vương Côn đã mạnh dạn đưa ra lý luận về "ý thức khán giả", "ý thức thị trường" và "ý thức ngôi sao", bà còn nêu ra quan điểm, trong tình hình mới, không nên coi phong cách dân ca, phong cách hát giọng Bel canto và hát đại chúng đối lập với nhau, mà phải xem xét những ưu điểm của mỗi lối hát, kết hợp hài hòa giữa truyền thống với hiện đại. Mỗi khi tuyển chọn học sinh chỉ xét đến tài năng của họ, chứ không câu nệ xuất thân và tuổi tác của học. Ngô Tĩnh, người đầu tiên hát bài "Tình Nữ Nhi" trong bộ phim "Tây Du Ký" bản năm 1986 là công nhân xếp chữ của một nhà máy in. Các nghệ sĩ nổi tiếng như Thành Phương Viên, Phí Tường,... từng làm rạng rỡ sân khấu Gala mừng Xuân Trung Quốc năm xưa chính là do bà Vương Côn đề cử với Nhóm đạo diễn chương trình. Nghệ sĩ Thành Phương Viên nói: "Cô giáo Vương Côn như một gốc cây cao lớn xum xuê, che mưa chở nắng cho các học viên". Lúc bấy giờ rất nhiều giáo viên của trường phái học viện cũng như các nghệ sĩ lão thành còn chưa chấp nhận lối hát của, thì bà Vương Côn lại luôn động viên cô phải kiên trì đừng bỏ dở, phải hình thành phong cách của riêng mình. Sau đây, mời các bạn nghe ca khúc "Biển cả, quê hương" do Thành Phương Viên thể hiện: Bà Vương Côn đào tạo nhân tài không câu nệ một phong cách cố định, mà bà thường căn cứ theo điều kiện và sở trường của các học viên, rồi tìm kiếm con đường phát triển phù hợp với đặc điểm của họ. Bà thường chăm chú nghiên cứu từng nốt nhạc, từng câu từng chữ của ca khúc, không bỏ qua bất cứ âm vận và âm thanh nào. Bà Quách Dung, nghệ sĩ nổi tiếng, Giám đốc Đoàn Ca múa nhạc Phương Đông hiện nay đã nhớ về bà Vương Côn như sau: Năm đó tôi mới 13 tuổi, cô Vương Côn sau khi chăm chú nghe tôi hát xong, liên quyết định nhận ngay tôi làm học sinh của cô, thậm chí còn cho tôi tham gia biểu diễn vào ngay tối hôm đó, rồi còn giới thiệu tôi một cách rất long trọng. Đối với một thiếu niên lúc bấy giờ, tôi cảm thấy được động viên mạnh mẽ biết nhường nào. Thông qua sự tìm kiếm, đào tạo bồi dưỡng, đặc biệt qua sự khơi gợi và hướng dẫn về mặt kỹ thuật âm nhạc của bà Vương Côn, mới xuất hiện các danh ca như Chai-tan-chô-ma, Viễn Chinh, Chu Minh Anh, Thành Phương Viên, Lý Linh Ngọc, Trịnh Tự Lam, Mậu Huyền Phổ, Quách Dung, Trình Lâm,.. lần lượt bước lên sân khấu của Đoàn Ca múa nhạc Phương Đông Trung Quốc. Phần lớn trong số họ đã trở thành những danh ca đi đầu trong làng âm nhạc thịnh hành được hoan nghênh tại Trung Quốc. Dưới sự ủng hộ đắc lực của bà Vương Côn, năm 1985, Đoàn Ca múa nhạc Phương Đông đã xây dựng và cho ra mắt bản hợp xướng "Hãy để cho thế giới tràn ngập tình thương". Và cũng trong lần ra mắt này, Thôi Kiện, nghệ sĩ hát nhạc rock đầu tiên của Trung Quốc đã trình bày bài "Không có gì". Lúc bấy giờ, rất nhiều người có cái nhìn phiến diện đối với nhạc rock, nhưng bà Vương Công cho rằng: "Tôi nghe Thôi Kiện hát bài 'Không có gì' tựa như nghe tình ca vậy. Lời ca có câu 'Em vẫn yêu anh, anh không có gì mà em vẫn yêu anh', lời ca như vậy rất hay chứ sao". Bà Vương Côn nói: "Giai điệu bài hát này rất hay, rung động lòng người. Cho nên tôi đã cho Thôi Kiện trình bày bài hát này". Anh từng hỏi mãi rằng Bao giờ em đi theo anh Nhưng em cứ cười anh không có gì Bài hát "Không có gì" do Thôi Kiện trình bày đã mở ra con đường của nhạc rock Trung Quốc, chào đón mười năm rực rỡ nhất của nhạc rock Trung Quốc. Sau đây, mời các bạn nghe bài hát "Không có gì" do Thôi Kiện trình bày. Tháng 11, bà Vương Côn đã gần chín mươi tuổi còn dự định tổ chức chương trình ca nhạc mang tên "Để lại tiếng hát cho thế hệ mai sau" tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh vào tháng 12 này, đây là chương trình ca nhạc chủ đề giữa bà Vương Côn và các bạn của bà, đáng tiếc làm sao bà bị tai biến mạch máu não và đột ngột qua đời, do vậy mà chương trình ca nhạc này đã trở thành một lời hứa không bao giờ có thể thực hiện được nữa rồi. Nghệ sĩ gạo cội nổi tiếng Trung Quốc Vương Côn đã ra đi mãi mãi, chúng tôi thành tâm cầu nguyện mong bà ra đi bình an siêu thoát.

    Thu, 10 Oct 2024 - 25min
  • 260 - Tản văn: Hương sầu

    Tản văn: Hương sầu (Tác giả: Tam Mao) Tam Mao là một người phụ nữ truyền kỳ, sinh năm 1943 tại thành phố Trùng Khánh, 15 tuổi Tam Mao theo cha mẹ đến định cư tại Đài Loan, 24 tuổi đi Tây Ban Nha du học, sau lại đi học tại Đức và Mỹ. Năm 1973, Tam Mao gả cho ông Jose người Tây Ban Nha ít hơn mình tám tuổi, rồi hai người đi định cư tại vùng sa mạc Sahara. Mối tình lãng mạn giữa Tam Mao và Jose, cuộc sống truyền kỳ tại sa mạc, đã khơi gợi và phát huy tài năng sáng tác văn học của Tam Mao, năm thứ ba sau khi cưới, Tam Mao cho xuất bản tác phẩm đầu tay của mình có tên là "Câu chuyện Sahara", từ đó các tác phẩm khác của Tam Mao không ngừng ra mắt bạn đọc. Thế nhưng điều bất hạnh là, hai vợ chồng ăn ở với nhau đến năm thứ 6, thì Jose, người chồng Tây Ban Nha của Tam Mao qua đời do vụ bất trắc khi thao thác công trình dưới nước, Tam Mao đau khổ đến tuyệt vọng. Không bao lâu, Tam Mao trở về Đài Loan, sống bằng nghề dạy học. Năm 1991, tức là 12 năm sau khi Jose qua đời, Tam Mao tự vẫn xa lìa cõi đời, lên thiên đường tìm Jose, người chồng rất đỗi ân ái của mình. Cái hồi tôi chuẩn bị đi nước ngoài, một đứa bạn gái nhét vào tay tôi ba chiếc chuông bò nhỏ bằng đồng buộc lại thành một túm. Vào thời buổi đó, chẳng mấy ai coi trọng những thứ quê mùa. Còn nhớ rằng, năm đó ở Đài Bắc cũng không bán có trang phục may sẵn. Muốn mặc áo mới thì chỉ có thể đi các hiệu may Tây. Cầm tấm vải, ngồi lên chiếc ghế con giở từng trang tạp chí Mỹ, ngắm ưng ý kiểu nào rồi, thì mời thợ theo đó mà may, ngay cả khuy áo, cũng phải tự ra phố mà mua về. Đó là thời buổi rất sính ngoại, cũng bởi vì, lúc bấy giờ vật chất của Đài Loan còn chưa phong phú. Khi tôi cầm chiếc ảnh chụp xiên chuông bò ở góc trên bên trái, liền hỏi đứa bạn gái rằng từ đâu mà có được xiên chuông bò này, thì nó nói rằng lấy từ dưới quê lên, nó bảo tôi mang theo xiên chuông bò ra nước ngoài. Tôi lắc lắc xiên chuông này, tiếng chuông không giòn vang cho lắm, như có cái gì hóc trong cổ họng vậy, hễ chạm vào, là chúng chỉ vang lên khục khịch vài tiếng là hết. Coi xiên chuông bò này là nắm đất của quê hương, thì nó lại không có mùi thơm của đất, và cũng chẳng có chất đất màu mỡ gì cả, thế nhưng có thứ này còn hơn là không. Thế là tôi mang theo xiên chuông bò cất trong va ly rất nhiều năm, mà cũng chẳng đoái hoài gì đến nó cho lắm. Mãi cho đến khi tôi tới sa mạc, ông xã phát hiện xiên chuông này, anh ấy liền cầm lên chơi rất lâu, tôi thấy anh ấy hình như rất thích tạo hình của chùm chuông này, liền xiên nó vào chùm chìa khóa của anh ấy, từ đó ba chiếc chuông bò nho nhỏ này luôn theo bên mình anh ấy. Về sau, nhà tôi từng có chuông gió, chuông thanh tre, cũng đều chỉ treo một thời gian sau là lại lấy xuống. Nơi chúng tôi ở luôn có gió mạnh, những chiếc chông gió cứ kêu leng keng không ngừng, nghe mà cảm thấy ồn ào. Không bằng những nơi không có gió, thỉnh thoảng mà có gió thổi tới, tiếng chông vang lên những âm điệu rời rạc, đó là niềm vui thỉnh thoảng xuất hiện, đấy mới là cảm giác khác thường. Về sau chúng tôi lại mua về từng xiên từng xiên chuông gió Tây Ban Nha, thế nhưng chúng phát ra âm thanh lại càng không hay, còn khó nghe hơn cả tiếng ho nữa, thế là chỉ có thể treo lên làm đồ trang trí, chứ không nghe âm thanh của chúng. Có một dạo chúng tôi đến sống tại Nigeria Tây Phi, những ngày sống trong điều kiện vật chất hết sức thiếu thốn, mà tinh thần cũng cực kỳ đau khổ, có thể nói là không tìm kiếm được bất cứ sức mạnh nào có thể khiến con người vui lên. Lúc bấy giờ, ông xã làm cả ngày lẫn đêm, vậy mà công ty vẫn cứ khất nợ không chịu trả lương, trông anh mà khiến tôi hết sức đau lòng, thương cho anh, ấy vậy mà ngược lại tôi lại cứ kiếm chuyện to tiếng cãi cọ với anh. Hồi đó, hai vợ chồng chúng tôi cãi nhau rồi lại làm hòa, hòa rồi lại cãi, cuối cùng thường cứ là cả hai ôm đầu mà khóc, không biết tiền đồ ở nơi nao, mà điều kiện kinh tế gia đình thì lại ngày một sa sút đi, cái công ty chết tiệt đáng xuống địa ngục kia thì cứ là đã ngốn tiền lương nhân viên thì thôi lại còn tịch thu luôn cả hộ chiếu nữa. Câu chuyện này, tôi đã viết vào trong truyện vừa "Hoa tháng Năm", hình như tập trung vào trong cuốn sách "Cái đêm dịu dàng", thôi thì không lặp lại ở đây nữa. Trong tâm trạng chán chường như vậy, một hôm, ông xã về nhà, đưa cho tôi hai chiếc chuông trông như móng vuốt vậy. Tôi đang ngồi trong màn, giơ tay đỡ lấy hai chiếc chuông này, mà cũng chẳng nghĩ lắc lắc chúng, chỉ đờ người ra mà thôi. Anh ấy nói với tôi rằng: "Em nghe tiếng chuông đi, vui tai lắm, em nghe này..." nói rồi, anh lắc nhẹ đôi chuông. Tiếng chuông vang lên thứ âm thanh nhè nhẹ, như một làn mưa phùn gió nhẹ thổi qua mảnh đất khô cằn nứt nẻ, dư âm nhỏ nhẹ từng âm một, cứ vờn quanh cõi lòng. Tiếng chuông nhỏ vừa dứt, anh lại lắc nhè nhẹ, đó là thứ âm thanh thần kỳ giòn vang mà tôi chưa từng nghe trong đời, nghe vậy, nghe vậy, rồi nỗi niềm uất ức đè nén trong lòng bấy lâu nay lúc này mới biến thành mặt hồ nước phẳng lặng, đã hòa tan bức tường chặn ngang chốn lồng ngực. Chồng tôi đã đổi hai chiếc chuông nhỏ này bằng con dao chuôi xương bò từ tay một công nhân người Nigeria. Anh ấy chẳng có gì cả, ngoài con dao luôn ở bên mình. Con dao đó là vật quý giá duy nhất của anh, vậy mà để mua vui cho vợ, anh đã đem đổi lấy đôi chuông nhỏ này. Đó là con dao rất tốt, đó là đôi chuông nhỏ huyền bí nhất trên đời. Có một năm, tôi trở về Đài Loan dạy học, một em học sinh mang một đống chuông đồng để tôi chọn. Tôi vừa mỉm cười, vừa lắc thử hết chiếc này đến chiếc khác, cuối cùng chọn một chiếc chuông trông rất khá. Về sau, tôi xiên đôi chuông đồng Nigeria với chiếc chuông đồng Trung Quốc lại với nhau bằng sợi dây màu đỏ. Mỗi khi về nhà vào ban đêm, vừa mở hé cửa là chạm nhẹ vào chúng. Căn nhà của tôi, tuy lúc về nhà không ai bật đèn đóm ra chào đón, thế nhưng lại có âm thanh, mà thứ âm thanh này hát câu: "Anh vẫn đang yêu em". Còn xiên chuông đồng được đứa bạn gái tặng tôi coi là vật để nhớ về quê hương, thì ngày nay có hàng lô hàng đống bán trong các cửa hàng thổ sản, cửa hàng quà tặng. Mà nỗi "hương sầu" của tôi, sau khi đã đi qua muôn núi ngàn sông, nhưng vẫn cảm thấy "hương sầu" như đến từ bốn phương tám hướng, cuộc bể dâu đó, phải chăng có thể hàn gắn bằng dải đất nằm ngay dưới chân, đây quả là một câu hỏi rất lớn.

    Wed, 25 Sep 2024 - 25min
  • 259 - 10 nhạc phẩm nổi tiếng TQ từ vũ trụ trở về trái đất năm 2014

    Trước hết, xin chúc các bạn trong những ngày cuối năm bận rộn mà vẫn vui vẻ, đồng thời mời các bạn ngẩng đầu nhìn lên không trung bao la, gửi gắm kỳ vọng mới tốt đẹp cho một năm mới trong tiếng nhạc Violon sau đây: Lương Sơn Bá và Chúc Anh Đài Các bạn vừa thưởng thức bản Concerto Lương Sơn Bá và Chúc Anh Đài nổi tiếng, do nghệ sĩ gạo cội Trung Quốc Lữ Tư Thanh trình bày. Trong Chương trình văn nghệ cuối tuần đêm nay, Ngọc Ánh xin mời các bạn thưởng thức mười bản nhạc nổi tiếng Trung Quốc vừa được đưa lên vũ trụ vào ngày 24 tháng 10 năm 2014, mong những bản nhạc trên vũ trụ này sẽ mang lại cho chúng ta nhiều may mắn tốt đẹp trong năm mới. Nghệ sĩ Lữ Tư Thanh là nhà violon nổi tiếng Trung Quốc, bản Concerto "Lương Sơn Bá và Chúc Anh Đài" đã trở thành nhạc phẩm tiêu trí của ông. sinh năm 1969, ông là nhà violon phương Đông đầu tiên đoạt giải vàng Violon Paganini Italia đầu tiên, đây là giải thưởng kỹ thuật chơi violon quốc tế cao nhất, ông được tạp chí《The Strad》có thẩm quyền về âm nhạc quốc tế đánh giá là nhà violon Trung Quốc xuất sắc, một "Thiên tài hiếm thấy". Bản Concerto violon "Lương Chúc" do ông Lữ Tư Thanh diễn tấu là nhạc phẩm violon nổi tiếng nhất Trung Quốc từ trước đến nay, do hai nhạc sĩ nổi tiếng Trung Quốc Hà Chiếm Hào và Trần Cương sáng tác vào năm 1959. Bản Concerto violon "Lương Chúc" do ông Lữ Tư Thanh diễn tấu là một trong mười nhạc phẩm Trung Quốc được đưa lên vũ trụ vào ngày 24 tháng 10 vừa qua. Nguyên do gì mà đưa mười bản nhạc này lên vũ trụ, vậy thì phải kể từ công trình khoa học thám hiểm Mặt trăng của Trung Quốc. Ngày 24 tháng 10 năm 2014, Trung Quốc đã phóng thành công tàu thí nghiệm thám hiểm Mặt trăng giai đoạn 3 trở về Trái đất sau khi hoàn thành nhiệm vụ, tàu thí nghiệm được phóng bằng tên lửa đẩy Trường Chinh 3C. Rạng sáng ngày 1 tháng 11 năm 2014, tàu thí nghiệm đã trở về Trái đất theo mục tiêu dự định một cách thành công, tất cả những thứ được đưa lên vũ trụ cũng đã được mang về đầy đủ sau khi đã bay liên tục trên vũ trụ suốt 8 ngày, trong đó có một thẻ nhớ ghi nhạc "Giấc mơ Trung Quốc". Trong thẻ nhớ này đã ghi mười bản nhạc của các nghệ sĩ xuất sắc nhất Trung Quốc. Công trình thám hiểm Mặt trăng Trung Quốc Chuyến du hành lần này không đơn giản chút nào, thì ra đây là tấm vé trở về đầu tiên của công trình thám hiểm Mặt trăng Trung Quốc, đánh dấu việc kết thúc thời đại công trình thám hiểm Mặt trăng của Trung Quốc chỉ có "khứ" mà không có "hồi" trước đây, lần đầu tiên thực hiện chuyến "khứ hồi" giữa Trái đất và Mặt trăng. Bản nhạc "Nước chảy" do nghệ sĩ Lý Tường Đình diễn tấu bằng đàn cổ, đã cùng với bản Concerto violon "Lương Chúc" do ông Lữ Tư Thanh trình bày và tám nhạc phẩm khác được đưa lên vũ trụ, đó là ca khúc " Trên cánh đồng hy vọng" do nghệ sĩ nổi tiếng Bành Lệ Viên trình bày, ca khúc "Tôi như hoa tuyết từ trên trời" do ba giọng ca nam nổi tiếng Trung Quốc Đới Ngọc Cường,Ngụy Tùng và Mạc Hoa Luân thể hiện, bản nhạc "Thiên địa nhân" của nhạc sĩ Đàm Thuẫn, bản"Nhạc dạo mùa xuân" do nghệ sĩ piano Lang Lang trình bày, "E Đại Điệu Tiền tấu khúc số một bản nhạc của Bach" do nghệ sĩ Violon Sen Vương Kiện diễn tấu, bản nhạc "Thập diện mai phục" do nghệ sĩ đàn Tỳ bà nổi tiếng Lưu Đức Hải trình bày, bản nhạc "Sen ngoài nước" do nghệ sĩ đàn Tranh cổ nổi tiếng Viêm Sa diễn tấu, bản nhạc "Nhị tuyền Ánh nguyệt" do nghệ sĩ đàn Nhị nổi tiếng Tống Phi trình bày. Trong suốt 8 ngày thám hiểm trên Mặt trăng, tình cảm mãnh liệt và mộng tưởng của các nghệ sĩ âm nhạc Trung Quốc đã vang vọng suốt cuộc hành trình trên vũ trụ. Sau đây, mời quý vị và các bạn thưởng thức ca khúc "Trên cánh đồng hy vọng" do nghệ sĩ nổi tiếng Trung Quốc Bành Lệ Viên trình bày. Nghệ sĩ Bành Lệ Viên là giọng nữ cao nổi tiếng, là thạc sĩ chuyên ngành dân ca đầu tiên của Trung Quốc. Năm 1982, cô nữ sinh Bành Lệ Viên mới 20 tuổi được mời tham gia chương trình văn nghệ mừng xuân đầu tiên của CCTV, đã trình bày các ca khúc "Trên cánh đồng hy vọng", "Tôi yêu người tuyết sái bắc" liền hot ngay trong khắp cả nước. Năm 1987, bà Bành Lệ Viên đã quen biết ông Tập Cận Bình qua giới thiệu của người bạn, một năm sau hai người nên vợ nên chồng. Tiếp theo, mời quý vị và các bạn thưởng thức ca khúc "Tôi như hoa tuyết từ trên trời" do ba giọng ca nam nổi tiếng Trung Quốc Đới Ngọc Cường, Ngụy Tùng và Mạc Hoa Luân thể hiện, bài hát này chính là một trong mười tác phẩm âm nhạc nổi tiếng Trung Quốc được đưa lên vũ trụ. Nghệ sĩ Đới Ngọc Cường sinh năm 1963, nay là diễn viên chủ chốt của Đoàn Ca múa nhạc kịch Tổng cục Chính trị Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Giọng hát của ông đã thu hút Người quản lý của "Tam đại Vương ca" là Tibor Rudas, ông tuyên bố rằng đã tìm được "Giọng nam cao thứ tư của thế giới" ở Trung Quốc rồi. Các ca khúc mang tính đại diện của nghệ sĩ Đới Ngọc Cường bao gồm Turandot, Trà hoa nữ, Carmen, La Bohème, Trái tim tôi bay bổng và Tôi như hoa tuyết từ trên trời. Cuối cùng, mời quý vị và các bạn thưởng thức bản nhạc "Khúc dạo đầu tiết xuân" do nghệ sĩ piano trẻ nổi tiếng Trung Quốc Lang Lang trình bày. Lang Lang sinh năm 1982, là nghệ sĩ piano Trung Quốc đầu tiên được mời biểu diễn hợp đồng với Đoàn nhạc giao hưởng Berlin và Đoàn nhạc giao hưởng số 5 Mỹ, đây là hai giàn nhạc có trình độ bậc nhất thế giới, anh đã giành được nhiều giải thưởng có thẩm quyền về âm nhạc cổ điển, từng biểu diễn piano trên nhiều sân khấu hoành tráng của các hoạt động quan trọng ở trong nước và quốc tế, kể cả lễ khai mạc Olympic Bắc Kinh, hoặc các hoạt động của Nhà trắng Mỹ, lễ chào mừng Ngày Độc lập Mỹ, lễ kỷ niệm 60 năm ngày cưới của Nữ hoàng Anh, liên hoan chào mừng quốc khánh Pháp,... Nhạc dạo mùa xuân là một phần nhạc dạo của Liên khúc mùa xuân, mô tả quang cảnh nhộn nhịp đón Tết Nguyên đán của người Trung Quốc. Đây là tác phẩm âm nhạc nổi tiếng được nhiều người yêu thích của ông Lý Hoán Chi, nhạc sỹ, nhà lý luận âm nhạc nổi tiếng Trung Quốc. Cuối cùng, mời các bạn thưởng thức bản nhạc Nhạc sạo mùa xuân, vừa "du hành" từ vũ trụ trở về Trái đất.

    Tue, 10 Sep 2024 - 25min
Mostrar más episodios